Nội dung chính Tràng giang (chuẩn nhất) | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

264

Với tổng hợp Nội dung chính các tác phẩm Ngữ văn lớp 11 chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được Nội dung chính văn bản từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

Nội dung chính Tràng giang (chuẩn nhất) | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 11 Tràng giang - Kết nối tri thức

Nội dung chính Tràng giang

Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

Bố cục Tràng giang

 Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.

- Phần 2 (Hai khổ thơ cuối): Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc.

Nội dung chính Tràng giang (chuẩn nhất) | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đọc tác phẩm Tràng giang

Bâng khuông trời rộng nhớ sông dài

                                                                               H.C

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa văn chợ chiều,

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

 

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

 

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dờn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Nội dung chính Tràng giang (chuẩn nhất) | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Tóm tắt Tràng giang

Bài thơ được gợi cảm xúc khi nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước, gợi cảm giác cô đơn, lẻ loi, lạc lõng. Mọi sự vật, đặc biệt là cảnh thiên nhiên đều buồn, cô quạnh. Đằng sau là nỗi nhớ quê nhà và nỗi sầu nhân thế trong cảnh nước mất nhà tan.

Ý nghĩa nhan đề Tràng giang

Tràng giang là cách đọc chệch âm của Trường giang nghĩa là sông dài. Tuy nhiên, nhà thơ Huy Cận đã không lựa chọn lối biểu đạt thông thường mà cách tân âm đọc thành Tràng giang để truyền tải nhiều hơn những ý nghĩa, tư tưởng cũng như cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

- Nhan đề Tràng giang được điệp âm ang, một âm mở nên bên cạnh gợi ý nghĩa về một con sông dài thì Tràng giang mở rộng chiều kích cảm nhận cho người đọc cả về chiều rộng, nhờ vậy mà con sông xuất hiện trong bài thơ trở lên dài, rộng, mênh mông hơn. Tràng giang còn gợi ra một nỗi buồn mênh mang của con người khi đứng trước dòng sông.

Giá trị nội dung Tràng giang

– Bức tranh Tràng Giang hiện lên với tất cả sự đối lập, tương phản giữa thiên nhiên, không gian vũ trụ mênh mông với sự sống nhỏ bé đơn chiếc, lạc lõng, mong manh…( không gian với 2 sắc thái rõ nét: mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh)

– Thể hiện nỗi cô đơn, nỗi sầu vô tận của kẻ lữ thứ- cái “Tôi” bơ vơ trước thiên nhiên vũ trụ rộng lớn, bao la, mênh mông rợn ngợp.

=> Thể hiện niềm khát khao hòa hợp giữa những con người và tình yêu quê hương đất nước kín đáo của nhà thơ. (Con người sống trên quê hương mà vẫn thấy thiếu quê hương, thấy bơ vơ ngay trên quê hương của mình. Cho nên ẩn trong nỗi bơ vơ của một cá thể trước trời đất vũ trụ là nỗi bơ vơ của một người dân mất nước và thiết tha với tạo vật ở đây cũng chính là thiết tha với chính giang sơn tổ quốc mình.…)

Giá trị nghệ thuật Tràng giang

- Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển, nhất là yếu tố Đường thi với yếu tố thơ mới.

- Nhiều yếu tố hiện đại thể hiện “tinh thần Thơ mới” và sự sáng tạo mới mẻ của Huy Cận.

- Vẻ đẹp cổ điển thể hiện trên nhiều phương diện: mỗi dòng 7 chữ ngắt nhịp đều đặn, mỗi khổi 4 dòng, tách ra như bài thơ tứ tuyệt; cách thức miêu tả thiên nhiên theo bút pháp hội họa cổ điển: một vài nét đơn sơ nhưng ghi được hồn tạo vật; tả cảnh ngụ tình; sự trang nhã, thanh thoát từ hình ảnh, ngôn từ.

- Chất hiện đại thể hiện trong cách cảm nhận sự việc, tâm trạng bơ vơ, buồn bã phổ biến của cái tôi lãng mạn đương thời.

Xem thêm các bài Soạn Nội dung chính Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Nội dung chính Cải ơi!

Nội dung chính Nhớ đồng

Nội dung chính Con đường mùa đông

Nội dung chính Thời gian

Nội dung chính Chiếu cầu hiền

Đánh giá

0

0 đánh giá