SBT Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài Đọc mở rộng trang 26 Tập 1

308

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

SBT Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài Đọc mở rộng trang 26 Tập 1

Bài tập 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm đọc một số văn bản truyện lịch sử. Ghi vào nhật kí đọc sách nội dung, chủ đề, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, một số điểm đáng chú ý về ngôn ngữ của truyện; suy nghĩ của em về tác phẩm truyện lịch sử đã đọc.

Trả lời:

Khi đọc các truyện lịch sử, em cần nắm bắt nội dung, chủ đề, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật và một số điểm đáng chú ý về ngôn ngữ của truyện. Em có thể tự trả lời những câu hỏi sau để tìm hiểu các yếu tố của một truyện lịch sử: Chủ đề của truyện là gì? Thời kì hay giai đoạn lịch sử nào được nói đến trong truyện? Truyện cho biết những gì về tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc và khung cảnh sinh hoạt của con người vào thời kì, giai đoạn lịch sử ấy? Truyện có những sự kiện chính nào, diễn ra theo trình tự nào? Nhân vật trong truyện gồm những ai? Nhân vật nào có tính cách đáng chú ý? Tính cách của nhân vật đó thể hiện như thế nào qua suy nghĩ, hành động, lời thoại? Các nhân vật trong truyện có nguyên mẫu là nhân vật lịch sử nào không? Theo đánh giá của em, giữa các nhân vật trong truyện lịch sử mà em đọc với những nhân vật lịch sử mà em được biết có gì giống và khác nhau? Em có suy nghĩ gì sau khi đọc tác phẩm?

Hãy ghi lại đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Em cần ghi nhớ: Việc này không chỉ là cách hoàn thành bài tập mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng để trao đổi kết quả đọc với thầy cô và các bạn trong tiết Đọc mở rộng tại lớp. Nhật kí đọc sách nên có đầy đủ những thông tin như gợi ý dưới đây:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày đọc:

Tên truyện, tác giả:

Nội dung, chủ đề:

Bối cảnh:

Những sự kiện chính và trình tự diễn ra:

Các nhân vật:

Nhân vật đáng chú ý và tính cách của nhân vật:

Những điểm đáng chú ý về ngôn ngữ của truyện: Suy nghĩ sau khi đọc:

Bài tập 2 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1Tìm đọc một số bài thơ Đường luật (thất ngôn bát cú và tứ tuyệt) viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người trong quá khứ. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề, những đặc điểm nổi bật về thi luật của một bài thơ Đường luật (thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt) như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối; hình ảnh, biện pháp tu từ đáng chú ý trong bài thơ và cảm nghĩ của em về bài thơ.

Trả lời:

Khi đọc, em cần nắm được chủ đề của bài thơ; nhận biết được những đặc điểm nổi bật về thi luật của một bài thơ Đường luật (thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt) như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. Em có thể tự trả lời những câu hỏi như: Chủ đề của bài thơ là gì? Bài thơ có bố cục như thế nào (có mấy phần)? Đặc điểm về niêm, luật, vần, nhịp, đối của thơ Đường luật (thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt) được thể hiện như thế nào qua bài thơ em đọc? Hình ảnh nào trong bài thơ khiến em chú ý hay có ấn tượng đặc biệt? Biện pháp tu từ nào được dùng trong bài thơ? Biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Em có cảm nghĩ như thế nào về bài thơ?

Bằng cách đặt ra và trả lời những câu hỏi đó, em tiếp tục phát triển kĩ năng đọc một bài thơ Đường luật. Nhớ ghi đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Cần nhớ, việc ghi nhật kí đọc sách không chỉ để hoàn thành bài tập này mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đổi, thảo luận về một bài thơ Đường luật mà em yêu thích. Tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở bài tập 1 (tr.69).

Bài tập 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1Tìm đọc một số văn bản nghị luận viết về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam. Ghi vào nhật kí đọc sách luận đề, hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu; ý kiến đánh giá chủ quan của tác giả văn bản; ý kiến của em về vấn đề được bàn trong văn bản.

Trả lời:

Em nên tìm đọc những văn bản nghị luận bàn về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam. Tuy vậy, nếu không tìm được ngữ liệu có nội dung đó thì có thể linh hoạt chọn ngữ liệu có nội dung khác miễn là đáp ứng được yêu cầu về loại văn bản cần đọc. Nguồn ngữ liệu đọc chủ yếu là từ tủ sách của lớp, mượn của thư viện trường, tìm kiếm ở hiệu sách hoặc qua in-tơ-nét.

Khi đọc các văn bản nghị luận, trước hết, em cần lưu ý: Vấn đề được bàn luận trong văn bản là gì? Ý kiến của người viết về vấn đề đó như thế nào? Thông thường em có thể tìm thấy câu trả lời cho hai câu hỏi này ngay từ phần mở đầu của văn bản. Tiếp theo, em cần tự đặt câu hỏi để nhận biết được các yếu tố quan trọng khác của văn bản nghị luận: Để chứng minh cho luận đề, người viết triển khai những luận điểm nào? Các luận điểm ấy được sắp xếp theo trình tự nào? Người viết dùng những lí lẽ và bằng chứng gì để củng cố cho hệ thống luận điểm ấy? Văn bản có chỗ nào thể hiện sự khác biệt giữa lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến đánh giá chủ quan của người viết? Em có ý kiến gì về vấn đề được bàn trong văn bản?

Hãy ghi lại đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế.

Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Bài 3: Lời sông núi

Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài 5: Những câu chuyện hài

Đọc mở rộng trang 43 Tập 1

 

Đánh giá

0

0 đánh giá