Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 11 từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.
Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.23 – 34) và trả lời các câu hỏi
Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.23 – 34) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
- Đoạn văn:
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bang khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miếng đắng, long mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rung mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…Chao ôi là buồn!
- Sự thay đổi điểm nhìn từ tác giả sang điểm nhìn là Chí Phèo khiến cho người đọc có cảm giác chân thực, thấy được cụ thể tâm trạng cái nhìn của nhân vật chính.
Trả lời:
- Một số câu văn:
+ Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện nhắc cho hắn nhớ…
+ Là vì lúc đêm, thị trằn trọc một lát, thị bỗng nhiên nghĩ rằng; cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình…
→ Người kể chuyện và lời nhân vật được đan xen, kết hợp với nhau nhằm bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật.
Trả lời:
- Qua câu nói, em hiểu được rằng khát khao sự uất hận đến cùng cực khi bị chối bỏ, bị bỏ rơi, không ai cho Chí quay lại quyền được sống làm một con người đúng nghĩa. Bi kịch của sự bị từ chối, bị khước từ quyền làm người.
Trả lời:
- Mối liên hệ giữa phần mở đầu và kết thúc của tác phẩm đó là hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Chí cũng bị vứt bỏ ở đó và khi Thị nhìn xuống cái bụng của mình và nghĩ đến hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Thể hiện tương lai không xa sẽ lại có một đứa bé Chí khác ra đời và lặp lại cuộc đời đó.
- Từ mối liên hệ đó, tác giả Nam Cao đã nhìn nhận không chỉ có một mình Chí Phèo mà ngoài kia hiện tại và tương lai sẽ còn rất nhiều con người như vậy nữa.
Trả lời:
- Cách sử dụng đại từ xưng hô trong tác phẩm rất linh hoạt tùy theo tình huống cụ thể sẽ có cách xưng hô khác nhau với mỗi nhân vật:
+ Gọi Chí Phèo: Ví dụ
* Làng Vũ Đại
+ Nó.
+ Hắn.
+ Thằng.
+ Cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: Chắc nó trừ mình ra. (tr11)
+ Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc. (tr46)
* Lý Cường
+ Mày.
+ Cái thằng không cha, không mẹ.
+ Mày muốn lôi thôi gì?
+ Cái thằng không cha, không mẹ này! (tr13)
* Bá Kiến
+ Anh Chí, anh.
+ Chí Phèo.
+ Nói trống.
+ Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
+ Chí Phèo đấy hở?
→ Nghệ thuật kể chuyện xuất sắc của Nam Cao, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tạo rõ các tình huống với các sắc thái vị thế khác nhau.
Trả lời:
* Giá trị nội dung
- Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy và tình trạng lưu manh hóa.
- Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
→ Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc.
* Giá trị nghệ thuật
- Tác phẩm thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán chặt chẽ; ngôn ngữ trần thuật đặc sắc.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.