Sinh học 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Một số thí nghiệm về hệ tuần hoàn

358

Với giải bài tập SGK Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Một số thí nghiệm về hệ tuần hoàn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học lớp 11. Mời các bạn đón xem:

 Sinh học 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Một số thí nghiệm về hệ tuần hoàn

Giải Sinh học 11 trang 71

Câu a trang 71 Sinh học 11Tại sao thông qua bắt mạch cổ tay có thể đếm được nhịp tim?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hệ tuần hoàn ở người.

Trả lời:

Có thể đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay vì nơi đó có động mạch chủ là động mạch chính và lớn nhất ở cơ thể người, có hình dạng giống như một cây gậy. Phần uốn cong kéo dài lên từ tim phân nhánh thành các nhánh mạch máu cung cấp máu cho đầu và cánh tay.

Câu b trang 71 Sinh học 11: Tại sao khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về huyết áp.

Trả lời:

- Căng thẳng thần kinhquá mức tác động lên hệ thần kinh, kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone gồm andrenaline và cortisol, những hormone này làm tăng nhịp tim => Tăng huyết áp.

- Không nói chuyện để kể quả đo được chính xác.

- Nghỉ ngơi để huyết áp được ổn định thì kết quả đo mới chính xác.

Câu c trang 71 Sinh học 11Tại sao khi nghiên cứu tính tự động của tim ếch và tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm đối với hoạt động của tim ếch phải phá tủy sống của ếch?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hệ thần kinh của động vật.

Trả lời:

Vì hệ thần kinh giao cảm và phó giam cảm do tủy sống điều khiển để điều khiển các hoạt động của cơ thể => Nếu phá tủy sống mà tim vẫn đập bình thường => Hoạt động của tim không phụ thuộc vào tủy sống => Tim có tính tự động.

Câu d trang 71 Sinh học 11Tại sao phải tách tim ra khỏi cơ thể ếch (làm tim rời) khi nghiên cứu tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hệ tuần hoàn ở người.

Trả lời:

Vì khi tim còn trong cơ thể, những chất kích thích hoạt động của tim sẽ tiết ra tác động lên tim gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Tách tim ra khỏi cơ thể thì sẽ kiểm tra được chính xác mức độ tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch (tốc độ 1 lần đập của tim). 

Xem thêm các bài giải bài tập SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 10 : Tuần hoàn ở động vật

Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Bài 15: Cảm ứng ở thực vật 

Đánh giá

0

0 đánh giá