10 câu trắc nghiệm Sinh học 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn

346

Toptailieu.vn xin giới thiệu 10 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 11: Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

10 câu trắc nghiệm Sinh học 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn

Câu 1: Khi thực hành đo huyết áp, cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?

A. Máy kích thích điện.

B. Ampe kế điện tử.

C. Huyết áp kế điện tử.

D. Máy tạo nhịp tim.

Đáp án đúng là: C

Khi thực hành đo huyết áp, cần sử dụng dụng cụ là huyết áp kế điện tử hoặc máy đo huyết áp cơ, máy đo huyết áp thủy ngân.

Câu 2: Tại sao khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?

A. Vì những yếu tố này có thể làm giảm huyết áp, dẫn đến kết quả đo không chính xác.

B. Vì những yếu tố này có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến kết quả đo không chính xác.

C. Vì những yếu tố này có thể làm giảm tốc độ máu chảy, dẫn đến kết quả đo không chính xác.

D. Vì những yếu tố này có thể làm tĩnh mạch và mao mạch dãn, dẫn đến kết quả đo không chính xác.

Đáp án đúng là: B

Khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đếnvì các yếu tố này có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến kết quả không chính xác, huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái.

Câu 3: Tim hoạt động tự động là do

A. các mạch máu.

B. hệ hô hấp.

C. hệ dẫn truyền tim.

D. hệ tiêu hóa.

Đáp án đúng là: C

Tim hoạt động tự động là do hệ dẫn truyền tim.

Câu 4: Khi có kích thích (dòng điện) phù hợp gây hưng phấn, khi đó hệ thần kinh giao cảm – đối giao cảm xuất hiện xung thần kinh tới tim làm cho

A. tim ngừng hoạt động.

B. tim hoạt động chậm hơn lúc bình thường.

C. tim hoạt động nhanh hơn lúc bình thường.

D. tim không thay đổi hoạt động so với lúc bình thường.

Đáp án đúng là: C

Khi có kích thích (dòng điện) phù hợp gây hưng phấn, khi đó hệ thần kinh giao cảm – đối giao cảm xuất hiện xung thần kinh tới tim làm cho tim hoạt động nhanh hơn lúc bình thường.

Câu 5: Nhịp tim sau khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút thay đổi như thế nào so với lúc nghỉ ngơi?

A. Nhịp tim chậm hơn so với lúc nghỉ ngơi.

B. Nhịp tim nhanh hơn so với lúc nghỉ ngơi.

C. Nhịp tim không thay đổi so với lúc nghỉ ngơi.

D. Nhịp tim ngừng lúc chạy sau đó trở lại bình thường giống lúc nghỉ ngơi.

Đáp án đúng là: B

Nhịp tim sau khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút nhanh hơn so với lúc nghỉ ngơi.

Câu 6: Khi thực hành đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử, cần lưu ý điều gì dưới đây?

A. Tránh căng thẳng thần kinh hay hồi hộp, xúc động khi đo.

B. Giữ nguyên tư thế cơ thể và không nói chuyện lúc máy đang đo.

C. Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo nếu như vừa từ nơi khác đến.

D. Tất cả các lưu ý trên.

Đáp án đúng là: D

Một số điều cần lưu ý khi đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử:

- Giữ nguyên tư thế cơ thể và không nói chuyện lúc máy đang đo.

- Tránh căng thẳng thần kinh hay hồi hộp, xúc động khi đo.

- Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo nếu như vừa từ nơi khác đến.

- Khi biểu tượng Err xuất hiện, báo hiệu máy bị lỗi, phải tắt máy và tiến hành đo lại.

- Sai số khi đo khoảng 5%.

Câu 7: Vì sao nhịp tim sau khi hoạt động lại nhanh hơn so với khi nghỉ ngơi?

A. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và oxygen của cơ thể giảm, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.

B. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và oxygen của cơ thể tăng, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.

C. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và carbon dioxide của cơ thể tăng, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.

D. Vì khi hoạt động, cơ thể nóng dần lên, tăng nhịp tim giúp cơ thể tỏa nhiệt.

Đáp án đúng là: B

Vì khi cơ thể vận động, nhu cầu về năng lượng và oxy của cơ thể tăng lên so với khi nghỉ ngơi. Để đáp ứng nhu cầu đó, cơ thể sẽ tăng nhịp tim để đẩy nhiều máu lên phổi trao đổi khí → tần số nhịp thở tăng, bơm máu nhanh chóng đến các cơ quan.

Câu 8: Adrenalin tác động đến sự hoạt động của tim làm cho

A. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

B. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu dãn và huyết áp giảm.

C. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

D. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

Đáp án đúng là: D

Adrenalin tác động đến sự hoạt động của tim làm cho tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

Câu 9: Để thực hành đếm nhịp tim, cần thực hiện thao tác nào sau đây?

A. Tay để sấp, ấn ba ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) vào bắp tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập khuỷu tay.

B. Tay để ngửa, ấn ba ngón tay (trỏ, giữa và áp út) vào bắp tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở cổ tay.

C. Tay để sấp, ấn ba ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) vào rãnh quay cổ tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay.

D. Tay để ngửa, ấn ba ngón tay (trỏ, giữa và áp út) vào rãnh quay cổ tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay.

Đáp án đúng là: D

Khi thực hành đếm nhịp tim, tay để ngửa, ấn ba ngón tay (trỏ, giữa và áp út) vào rãnh quay cổ tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay.

Câu 10: Trị số bình thường của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của người trưởng thành lần lượt là

A. 110 – 120 mmHg và 70 – 80 mmHg.

B. 80 – 120 mmHg và 80 – 90 mmHg.

C. 70 – 80 mmHg và 110 – 120 mmHg.

D. 80 – 100 mmHg và 100 – 130 mmHg.

Đáp án đúng là: A

Trị số bình thường của huyết áp tâm thu của người trưởng thành là 110 – 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 70 – 80 mmHg.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Sinh học 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 9: Hô hấp ở động vật

Trắc nghiệm Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Trắc nghiệm Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

Trắc nghiệm Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Trắc nghiệm Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá