Vì sao đối với Hăm-lét, cái chết không phải là sự giải thoát khỏi mọi đau khổ

221

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 11 từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

Vì sao đối với Hăm-lét, cái chết không phải là sự giải thoát khỏi mọi đau khổ

Câu 3 trang 24 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Vì sao đối với Hăm-lét, cái chết không phải là sự giải thoát khỏi mọi đau khổ?

Trả lời:

- Theo văn bản, “chết” đồng nghĩa với “không sống”, mà “không sống” thì lại đồng nghĩa với việc dám thể hiện lòng can đảm của mình trước cuộc đời và chấp nhận những đau đớn, mất mát, hi sinh. Vậy, phải chăng “chết” là một lựa chọn phù hợp, vừa giúp nhân vật bi kịch trung thành với lí tưởng của mình, lại vừa tự giải thoát được khỏi kiếp người đau khổ? Sự thực, nhân vật Hăm-lét đã không hoàn toàn nghĩ như vậy.”Chết, là ngủ. Không hơn”. Nhưng trong giấc ngủ của cõi chết, vẫn còn “một cái gì mênh mang”, vẫn còn “cả một thế giới huyền bí mà đã vượt biên cương thì không một du khách nào còn quay trở lại”. Chính sự ám ảnh của điều bất định sau khi chết ấy đã khiến cho cái chết trở nên đáng sợ và nó không thể được xem là phương thức giải thoát mọi đau khổ mà con người mong muốn.

=> Chính suy tư của nhân vật Hãm-lét trên vấn đề này khiến cho việc quyết định sống hay không sống, không hành động hay hành động của chàng trở nên đặc biệt phức tạp, khó khăn.

Đánh giá

0

0 đánh giá