Top 20 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 20 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Ngữ Văn lớp 10 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 270k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Top 20 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 KẾT NỐI

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

0

2

0

2

0

1

0

 

60

2

Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Hs đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp:

CHỈNH SỬA GENE VẬT NUÔI, THỊT NÀY NUỐT CÓ XUÔI

(Lê My)

Mâm thịt của tương lại sẽ có gì? Trong những hướng nghiên cứu mà giới khoa học dày công theo đuổi bấy lâu nay, thịt lấy từ vật nuôi chỉnh sửa gene là giải pháp gây nhiều tranh cãi dù nó được trao cho một mục đích tốt đẹp: tăng phúc lợi động vật và tốt cho môi trường.

Mỗi năm, hàng triệu con gà bị tiêu hủy sống vì nhiễm virus cúm gia cầm. Vắc xin ngừa cúm gia cầm tuy đã có nhưng vẫn chưa thể bảo vệ hoàn toàn những đàn gà khỏe mạnh, chưa kể virus có thể đột biến và kháng vắc xin. Còn một nguy cơ đáng sợ hơn: virus cúm gia cầm có thể lây sang người và gây thêm ít nhất một đại dịch. Vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu một giải pháp lâu bền hơn: chỉnh sửa AND của gia cầm để ngăn virus bám vào tế bào và nhân bản, lợi gà mà cũng lợi người. […]

Thuận tự nhiên không?

Bộ 20 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 1)

Bộ 20 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 2)

“Chỉnh sửa gene” (gene editing) thường được gộp chung nhóm với “biến đổi gene” (gene modification, GM) – một công nghệ vốn đã gây ồn ào và chia rẽ từ những năm 1990. Ở Mỹ chẳng hạn, hầu hết đậu nành và ngô được canh tác là hàng GM để tối đa hóa sản lượng. Nhưng với liên minh châu Âu (EU), cây trồng lẫn vật nuôi GM hầu như không có “đất sống” vì những quy định nghiêm ngặt do lo ngại những ảnh hưởng ngoài ý muốn lên môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Giờ đây, một số nhóm vận động nói rằng chỉnh sửa gene cũng tiềm ẩn những rủi ro tương tự. Tổ chức Greenpeace đã lên tiếng cảnh báo hồi đầu năm 2021: Việc sử dụng các công nghệ chỉnh sửa gene “rất có thể sẽ biến cả thiên nhiên và bản thân chúng ta (thông qua thực phẩm chúng ta ăn) thành một màn thí nghiệm kỹ thuậ gene khổng lồ với những hệ quả chưa biết được và có khi chẳng thể nào đảo ngược”.

Trong kỹ thuật GM, gene từ sinh vật này sẽ được chuyển sang sinh vật khác theo ý đồ của người nghiên cứu. Ví dụ ở loại ngô “Bt” có khả năng tự kháng côn trùng nhờ được cấy vật chất di truyền của loài vi khuẩn Bacillus thuringiensis vào tế bào ở giai đoạn phôi.

Trong khi đó, chỉnh sửa gene hoạt động trong khuôn khổ gene của sinh vật, không vay mượn bên ngoài. Kỹ thuật mới này cho phép các nhà khoa học thêm, bớt hoặc thay đổi AND của sinh vật ở những vị trí họ mong muốn. “Ngôi sao” của chỉnh sửa gene là công cụ CRISPR được phát triển vào năm 2012 (hai “mẹ đẻ” của nó đã nhận giải Nobel hóa học năm 2020). Có thể xem CRISPR như một cây kéo ở cấp độ phân tử dùng để cắt tỉa AND.

[…] Tách bạch 2 công nghệ “chỉnh sửa” và “biến đổi” gene có vai trò quan trọng trong việc mở đường cho việc nghiên cứu chỉnh sửa gene vật nuôi. Quan điểm không xếp “vật nuôi chỉnh sửa gene” vào nhóm “sinh vật biến đổi gene” đồng nghĩa với việc gỡ bỏ các quy định vốn dành cho công nghệ GM khỏi các dự án về chỉnh sửa gene. Một số quốc gia như Mỹ, Úc và Nhật Bản đã chọn hướng tiếp cận tương đối “dễ chịu” này. Trong khi đó, theo luật của EU, các “sinh vật chỉnh sửa gene” được đối xử như các sinh vật GM truyền thống và phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt hơn.

Khi còn trong cảnh “đồng sàng dị mộng” tiền Brexit năm 2019, Thủ tướng Boris Johnson đã hứa sẽ “giải phóng lĩnh vực sinh học phi thường của Vương quốc Anh khỏi các điều luật chống biến đổi gene” của EU. Hậu Brexit, tháng 9-2021 Chính phủ Anh tuyên bố sẽ soạn ra các điều luật mở đường cho một số hoạt động chỉnh sửa gene trong chăn nuôi

Ý tốt của một loài ăn thịt

Bộ trưởng Môi trường Anh George Eustice cho rằng chỉnh sửa gene làm giảm “mối bận tâm về mặt đạo đức hoặc sinh học” nhiều hơn kỹ thuật GM, và tăng “sự tôn trọng các quy luật của thiên nhiên”. Phe ủng hộ còn tin rằng việc chỉnh sửa gene có thể giải quyết một số vấn đề lớn trong việc tiêu thụ thịt và chăn nuôi hiện nay: thực phẩm lành mạnh hơn, nhu cầu sử dụng kháng sinh thấp hơn và phúc lợi động vật tốt hơn. Lại lấy lũ gà làm ví dụ. Một khi thế giới “chỉnh sửa” thành công những giống gà khỏe mạnh, người chăn nuôi sẽ vứt bớt những nỗi lo dịch bệnh triền miên và sẽ không cần “tắm” cả trại gà trong thuốc kháng sinh như hiện nay. Khi đó, người tiêu dùng sẽ có những quầy thịt “sạch” và an toàn hơn, không còn bận tâm về dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt gà nữa. Ở một góc nhìn rộng hơn, chúng ta có thể hy vọng giải quyết được vấn đề kháng kháng sinh ở người và vật nuôi, và giảm các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. […]

(https://by.com.vn/5amQW)

Câu 1: Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về lĩnh vực nào sau đây?

A. Vận dụng công nghệ tạo ra vaccine

B. Công nghệ sinh học

C. Vận dụng công nghệ để cải tạo môi trường

D. Vận dụng hóa học, công nghệ để phát triển cây trồng

Câu 2: Nhan đề của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin nào?

A. Hiệu quả nghiên cứu

B. Thông tin chính của toàn văn bản

C. Nội dung chính sẽ đề cập trong văn bản, thái độ trước nội dung đó

D. Phạm vi nghiên cứu

Câu 3: Tác giả sử dụng hình thức, yếu tố nào để người đọc dễ nắm bắt thông tin?

A. Các đoạn văn đứng độc lập

B. Sapo, số liệu, hình ảnh, tiêu đề, đoạn in đậm

C. Nhiều số liệu, biểu bảng

D. Hình ảnh đi kèm thông số khoa học

Câu 4: Đoạn sapo cung cấp cho người đọc thông tin nào sau đây?

A. Nội dung tóm tắt của toàn văn bản

B. Quá trình nghiên cứu vật nuôi chỉnh sửa gene

C. Các góc nhìn về thịt lấy từ vật nuôi chỉnh sửa gene

D. Sự cần thiết của việc chỉnh sửa gene trong nông nghiệp

Câu 5: Dòng nào nói lên cách đặt nhan đề của văn bản Chỉnh sửa gene vật nuôi, thịt này nuốt có xuôi?

A. Dạng câu hỏi, vừa chứa thông tin đề tài vừa thể hiện được dư luận về đề tài đó

B. Dạng câu hỏi thể hiện sự hoài nghi của dư luận về đề tài của văn bản

C. Câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của tác giả về đề tài

D. Câu hỏi để gợi sự đối thoại, tương tác với độc giả

Câu 6: Dòng nào nói lên mục đích của đoạn văn bản từ “Mỗi năm, hàng triệu” đến “lợi gà mà cũng lợi người”?

A. Phản ánh hiện thực đã cạn kiệt nguồn vaccine phòng chống cho gia cầm

B. Nguyên nhân khiến các nhà khoa học đang nghiên cứu một giải pháp lâu bền hơn: chỉnh sửa ADN của gia cầm

C. Khẳng định: Vaccine ngừa cúm gia cầm chưa thể bảo vệ được đàn gà khỏe mạnh

D. Khẳng định: virus cúm gia cầm lây sang người và gây thêm một đại dịch

Câu 7: Chỉnh sửa AND của gia cầm có lợi ích gì?

A. Để tạo ra những con gà công nghiệp tạm gọi là “thừa cân”

B. Để người nuôi những giống gà khỏe mạnh bớt những nỗi lo dịch bệnh triền miên

C. Để ngăn virus bám vào tế bào và nhân bản, lợi gà mà cũng lợi người

D. Để phát triển công nghệ “Chỉnh sửa gene” (gene editing) và “biến đổi gene”

Câu 8: Dòng nào không nói lên nỗi lo của con người về “chỉnh sửa gene” và “biến đổi gene”?

A. Thuận tự nhiên không?

B. Lo ngại những ảnh hưởng ngoài ý muốn lên môi trường và sức khỏe cộng đồng

C. “rất có thể sẽ biến cả thiên nhiên và bản thân chúng ta thành một màn thí nghiệm kỹ thuật gene khổng lồ với những hệ quả chưa biết được

D. Nhưng với Mỹ, cây trồng lẫn vật nuôi GM hầu như không có “đất sống”

Câu 9: Phân tích vai trò, tác dụng của hai ảnh minh họa trong bài viết (1đ)

Câu 10: Phân tích thái độ, quan điểm, cách thể hiện của tác giả trong đoạn cuối văn bản – Ý tốt của một loài ăn thịt (1đ)

II. VIẾT (4đ)

Câu 1: Em hãy trình bày thái độ và quan điểm của mình về công nghệ chỉnh sửa gene trên vật nuôi (đoạn văn dài 6-8 dòng) (1đ)

Câu 2: Chuyển thông tin ở văn bản đọc sang bản tin infographic trong khuôn khổ một trang giấy thi/ trang giấy A4 (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN GIẢI

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Bộ 20 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 3)

Câu 1:

Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về lĩnh vực Công nghệ sinh học (chỉnh sửa gene)

→ Đáp án B

Câu 2:

Nhan đề của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về Nội dung chính sẽ đề cập trong văn bản, thái độ trước nội dung đó

+Nội dung chính: Chỉnh sửa gene vật nuôi

+ Thái độ trước nội dung đó: Băn khoăn

→ Đáp án C

Câu 3:

Hình thức: Sapo, tiêu đề đoạn in đậm

Yếu tố: Số liệu, hình ảnh

→ Đáp án B

Câu 4:

Đoạn sapo cung cấp cho người đọc thông tin: Các góc nhìn về thịt lấy từ vật nuôi chỉnh sửa gene

→ Đáp án C

Câu 5: Dòng nào nói lên cách đặt nhan đề của văn bản Chỉnh sửa gene vật nuôi, thịt này nuốt có xuôi?

A. Dạng câu hỏi, vừa chứa thông tin đề tài vừa thể hiện được dư luận về đề tài đó

B. Dạng câu hỏi thể hiện sự hoài nghi của dư luận về đề tài của văn bản

C. Câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của tác giả về đề tài

D. Câu hỏi để gợi sự đối thoại, tương tác với độc giả

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề và đưa ra kết luận

 Lời giải chi tiết:

Cách đặt nhan đề của văn bản Chỉnh sửa gene vật nuôi, thịt này nuốt có xuôi?: Dạng câu hỏi, vừa chứa thông tin đề tài vừa thể hiện được dư luận về đề tài đó

→ Đáp án A

Câu 6: Dòng nào nói lên mục đích của đoạn văn bản từ “Mỗi năm, hàng triệu” đến “lợi gà mà cũng lợi người”?

A. Phản ánh hiện thực đã cạn kiệt nguồn vaccine phòng chống cho gia cầm

B. Nguyên nhân khiến các nhà khoa học đang nghiên cứu một giải pháp lâu bền hơn: chỉnh sửa ADN của gia cầm

C. Khẳng định: Vaccine ngừa cúm gia cầm chưa thể bảo vệ được đàn gà khỏe mạnh

D. Khẳng định: virus cúm gia cầm lây sang người và gây thêm một đại dịch

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản

Lời giải chi tiết:

Mục đích của đoạn văn bản từ “Mỗi năm, hàng triệu” đến “lợi gà mà cũng lợi người”: Nguyên nhân khiến các nhà khoa học đang nghiên cứu một giải pháp lâu bền hơn: chỉnh sửa ADN của gia cầm

→ Đáp án B

Câu 7: Chỉnh sửa AND của gia cầm có lợi ích gì?

A. Để tạo ra những con gà công nghiệp tạm gọi là “thừa cân”

B. Để người nuôi những giống gà khỏe mạnh bớt những nỗi lo dịch bệnh triền miên

C. Để ngăn virus bám vào tế bào và nhân bản, lợi gà mà cũng lợi người

D. Để phát triển công nghệ “Chỉnh sửa gene” (gene editing) và “biến đổi gene”

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn 2 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Chỉnh sửa AND của gia cầm có lợi ích: Để ngăn virus bám vào tế bào và nhân bản, lợi gà mà cũng lợi người

→ Đáp án C

Câu 8: Dòng nào không nói lên nỗi lo của con người về “chỉnh sửa gene” và “biến đổi gene”?

A. Thuận tự nhiên không?

B. Lo ngại những ảnh hưởng ngoài ý muốn lên môi trường và sức khỏe cộng đồng

C. “rất có thể sẽ biến cả thiên nhiên và bản thân chúng ta thành một màn thí nghiệm kỹ thuật gene khổng lồ với những hệ quả chưa biết được”

D. Nhưng với Mỹ, cây trồng lẫn vật nuôi GM hầu như không có “đất sống”

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đề bài và các đáp án

Lời giải chi tiết:

Dòng không nói lên nỗi lo của con người về “chỉnh sửa gene” và “biến đổi gene”: Nhưng với Mỹ, cây trồng lẫn vật nuôi GM hầu như không có “đất sống”

→ Đáp án D

Câu 9: Phân tích vai trò, tác dụng của hai ảnh minh họa trong bài viết (1đ)

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ hai ảnh minh họa, nhớ lại nội dung chính của văn bản

Phân tích vai trò, tác dụng của hai ảnh minh họa

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh 1: minh họa nhà khoa học với thao tác chỉnh sửa gene trên cấu trúc của ADN – vấn đề trung tâm được nêu từ nhan đề và triển trong văn bản

- Hình ảnh 2: minh họa cho tác dụng của chỉnh sửa gene đối với vật nuôi – gà. Gà được bảo vệ trước virus cúm gia cầm (hình ảnh gà đeo khẩu trang, gà được bảo vệ với công nghệ chỉnh sửa gene; vô số virus cúm gia cầm với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau chứng tỏ độ phức tạp mà các vaccine phòng ngừa không đủ sức chống lại/ bảo vệ gia cầm)

→ Tác giả chọn hình ảnh minh họa làm rõ, nổi bật vấn đề trọng tâm của bài viết

Câu 10: Phân tích thái độ, quan điểm, cách thể hiện của tác giả trong đoạn cuối văn bản – Ý tốt của một loài ăn thịt (1đ)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn cuối văn bản (ý tốt của một loài ăn thịt)

Lời giải chi tiết:

- Tác giả ủng hộ, đồng tình với việc chỉnh sửa gene đối với vật nuôi – gà

- Thái độ hài hước, dí dỏm

- Cách thể hiện ấn tượng trong việc đặt tiêu đề đoạn và dùng từ:

+Ý tốt của một loài ăn thịt (loài người)

+ Từ ngữ: vứt bớt… không cần “tắm”; quầy thịt “sạch”…

PHẦN II. VIẾT

Câu 1: Em hãy trình bày thái độ và quan điểm của mình về công nghệ chỉnh sửa gene trên vật nuôi (đoạn văn dài 6-8 dòng) (1đ)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và trình bày thái độ, quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

- HS tự thể hiện quan điểm cá nhân

- Cần diễn đạt rõ ý, căn cứ từ tri thức văn bản đọc, sử dụng từ ngữ chuyên ngành phù hợp

Câu 2: Chuyển thông tin ở văn bản đọc sang bản tin infographic trong khuôn khổ một trang giấy thi/ trang giấy A4 (3đ)

Phương pháp giải:

Sử dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành yêu cầu

Lời giải chi tiết:

- HS tự sáng tạo

- Bản tin infographic cần đạt những yêu cầu sau:

+ Thể hiện rõ, gọn, khoa học các nội dung chính

+ Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (hỗ trợ) hợp lý

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

 

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

QUÀ CỦA BÀ​

Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.

Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: Khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: Ô mai sấu!

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm): Theo anh/chị, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!”

Câu 4 (1,0 điểm): Qua câu chuyện, anh/chị thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào?

Câu 5 (2,0 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà? Hãy trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về bệnh vô cảm.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

...Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn,

NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả về cầu?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đút, không thể nào tán phá nổi ư?”

Câu 4 (1,0 điểm): Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên là gì?

Câu 5 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn nhận xét quan niệm về con người của tác giả qua đoạn trích trên.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận xã hội về cách ứng xử trên không gian mạng.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

- Phương thức biểu đạt: tự sự

1,0 điểm

Câu 2

Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết để tả cây cầu: “Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.”, “cảnh một chiếc cầu đổ”.

1,0 điểm

Câu 3

- Biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Tác dụng: thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tình yêu, niềm tin vào cuộc sống của người con gái. Tác giả sử dụng biện pháp này nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

1,0 điểm

Câu 4

Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích: ca ngợi, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của người con gái, sức mạnh ý chí, nghị lực, niềm tin vào sự sống bất diệt.

1,0 điểm

Câu 5

HS nhận xét quan niệm về con người của tác giả qua đoạn trích.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý: quan niệm nghệ thuật về con người trong đoạn trích: con người thời chiến mang theo vẻ đẹp anh hùng. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp lãng mạn, là sự hòa nhập giữa cái tôi với cái ta cộng đồng. Cái tôi riêng chung ấy chính là quan niệm nghệ thuật của con người thời chiến.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

2,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cách ứng xử trên không gian mạng.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ứng xử trên mạng xã hội

2. Thân bài

- Khái niệm: Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến với nhiều chức năng khác nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối tại bất kỳ nơi nào bằng phương tiện điện tử như điện thoại, máy tính. 

- Thực trạng:

+ Theo làn sóng công nghệ 4.0, mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và phổ biến với tất cả mọi người. 

+ Tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều sử dụng ít nhất 1 mạng xã hội, ví dụ Facebook, Zalo, Instagram, ...

+ Trên mạng xã hội, mỗi người lại có cách nhìn, cách cư xử khác nhau, có thể là lịch sự, có thể khiếm nhã thậm chí khiếm nhã. Nghiêm trọng hơn, hiện tượng bạo lực trên mạng xã hội xuất hiện và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

- Nguyên nhân

+ Chủ quan: Do ý thức của một bộ phận chưa tốt, suy nghĩ nông cạn, thường xuyên công kích, nói xấu người khác trên mạng xã hội.

+ Khách quan: do sự kiểm duyệt chưa thật sự chặt chẽ của nhà mạng, công ty chịu trách nhiệm với mạng xã hội, hành lang pháp lý còn thiếu sót, giáo dục chưa thật sự hiệu quả,...

- Hậu quả: Xung đột, cãi vã, các hậu quả nghiêm trọng khôn lường như: tự tử, xung đột ngoài đời thật...

- Dẫn chứng: Tự tử vì bạo lực mạng

- Giải pháp: Tuyển truyền, giáo dục, kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội,...

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ứng xử trên mạng xã hội là vấn đề cần được quan tâm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, có lời giải chi tiết:

Top 10 Đề thi giữa Học kì 2 Toán 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Từ khóa :
Ngữ văn 10
Đánh giá

0

0 đánh giá