Top 10 đề thi giữa Học kì 2 Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Ngữ Văn lớp 10 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Top 10 đề thi giữa Học kì 2 Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Ngôn chí – bài 10

(Nguyễn Trãi)

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.

Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,

Năng một ông này đẹp thú này

(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Chú thích:

(1) Bợ cây: chăm nom, săn sóc cây

(2) Mấu ấu: mầm cây củ ấu.

(4) Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục.

(5)  Năng: có thể, hay.

Câu 1: Bài thơ Ngôn chí 10 thuộc sáng tác nào sau đây của Nguyễn Trãi?

A. Văn chính luận

B. Thơ chữ Hán

C. Thơ Nôm

D. Thơ tự thuật

Câu 2: Văn bản Ngôn chí 10 thuộc thể thơ nào? Vì sao?

A. Thể thơ tự do, vì các dòng không theo quy luật

B. Thể thơ thất ngôn, vì mỗi dòng có 7 chữ

C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng

D. Thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn vì có 7 dòng, mỗi dòng có 8 hoặc 6 chữ

Câu 3: Đối tượng trữ tình của bài thơ là?

A. Cảnh chùa

B. Đêm trăng

C. Ao cá

D. Cuộc sống điền viên nơi thôn quê

Câu 4: Dòng nào gợi lên bức “chân dung” của nhân vật trữ tình trong bài thơ?

A. Gắn bó với cuộc sống nơi thôn dã, yêu và hòa hợp với thiên nhiên

B. Quyết tránh xa vòng danh lợi để vui thú điền viên

C. Lòng thanh tịnh như nhà tu hành

D. Tận hưởng thú vui tao nhã

Câu 5: Hình ảnh thơ trong Ngôn chí 10 có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Hình ảnh thơ tươi sáng

B. Hình ảnh xưa cũ

C. Hình ảnh gần gũi, quen thuộc

D. Hình ảnh tưởng tượng

Câu 6: Nội dung hai câu đề là?

A. Sức sống nơi làng quê

B. Thú vui tao nhã

C. Cảnh vật, lòng người

D. Ít vướng bận, vui sống

Câu 7: Nghệ thuật đối thể hiện ở hai dòng thơ nào?

A. Hai câu đề, hai câu luận

B. Hai câu luận, hai câu kết

C. Hai câu kết, hai câu thực

D. Hai câu thực, hai câu luận

Câu 8: Dòng nào sau đây nói lên cách đối trong hai câu luận của bài thơ?

A. Ngôn đối: là đối bằng lời suông

B. Sự đối: đối bằng điển cố

C. Chính đối: mỗi câu trình bày một sự việc nhưng nói lên cùng một ý

D. Phản đối: nêu hai sự việc trái ngược nhau

Câu 9: Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ (1đ)

Câu 10: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ Ngôn chí 10 (viết từ 6-8 dòng) (1đ)

II. VIẾT (4đ)

Câu 1: Quan sát bức họa, đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)

 Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 (ảnh 1)

2. Từ khi có văn minh, con người đã nghĩ đến danh và lợi. Bởi luôn muốn thu vén địa vị và lợi lộc cho riêng mình, biết bao tham quan đã gây nên nghiệp chướng, oan tình, kì án, gieo rắc đau thương trên khắp thế gian. Danh và lợi là hai lưỡi kiếm rất ác độc và mãnh liệt, thường theo đuổi ta trên suốt đường đời không sao dứt bỏ được.

(https://by.com.vn/Ow24o)

a. Đặt tên cho bức họa và văn bản trên

b. Làm rõ nét tương đồng ở bức họa và đoạn văn bản trên. Chỉ ra sự khác biệt của chúng do phương tiện chuyển tải thông tin mang lại (trả lời từ 5-7 dòng)

Câu 2: Viết bài luận thuyết phục người thân (bố mẹ, anh chị, bạn bè) điều chỉnh quan niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Hướng dẫn giải:

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2

(0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8

(0.5đ)

C D D A C C D C

 

Câu 1:

Bài thơ Ngôn chí 10 thuộc những sáng tác trong thể loại thơ Nôm của Nguyễn Trãi.

→ Đáp án C

Câu 2:

Văn bản thuộc thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn vì có 7 dòng, mỗi dòng có 8 hoặc 6 chữ

→ Đáp án D

Câu 3:

Đối tượng trữ tình của bài thơ là cuộc sống điền viên nơi thôn quê thông qua những hình ảnh: hoa bợ, chim, cá,…

→ Đáp án D

Câu 4:

Nhân vật trữ tình hiện lên trong cuộc sống yên bình, gắn bó với cuộc sống nơi thôn dã, yêu và hòa hợp với thiên nhiên

→ Đáp án A

Câu 5:

Hình ảnh thơ trong Ngôn chí 10 mang nét gần gũi, quen thuộc, nét bình dị của làng quê Việt Nam

→ Đáp án C

Câu 6:

Nội dung hai câu đề: Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

Hai câu đề mượn cảnh thiên nhiên để nói về lòng người: cảnh thanh bình như chốn chùa thiêng, lòng người cũng an nhiên, không vướng chút danh lợi quan trường

→ Đáp án C

Câu 7:

→ Đáp án D

Câu 8:

Hai câu luận của bài thơ sử dụng cách đối Chính đối: mỗi câu trình bày một sự việc nhưng nói lên cùng một ý

→ Đáp án C

Câu 9:

- Hai câu thực: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bẻ cây

- Nghệ thuật đối- chính đối: Mỗi câu trình bày một sự việc ở thời điểm khác nhau nhưng cùng nói lên một ý – lối sống thanh cao của cao nhân mặc khách diễn ra nơi thôn quê với trăng gió, cây và hoa

+Đêm trăng thanh uống rượu, nghiêng chén uống cả ánh trăng. Trăng soi bóng trong chén, lắng vào hồn thi nhân… uống rượu thưởng trăng

+Ngày ngắm hoa, chăm cây, tỉa cành…

Câu 10:

- HS tự cảm nhận bằng cảm xúc của riêng mình nhưng cần thể hiện các nét chính về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ

- Tham khảo những ý chính sau:

+ Lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu, không vướng bận danh lợi

+Mở rộng tâm hồn giao hòa cùng cảnh vật thôn quê: uống rượu ngắm trăng, hoa; chăm cây cảnh; ngắm chim làm tổ trên cây, cá bơi từng đàn dưới nước

+Không quan tâm sự đời, thấy lòng thanh thản với thú vui đẹp…

PHẦN II. VIẾT

Câu 1: Quan sát bức họa, đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a,b

a. Đặt tên cho bức họa và văn bản trên

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ bức họa và đọc kĩ văn bản để rút ra nội dung chính, từ đó đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết:

- HS tự đặt tên theo ý cá nhân, cần làm nổi bật bản chất của bức họa, đoạn văn bản

- Tham khảo gợi ý sau:

+Bức họa: Hành trình danh vọng, tiền tài/ Sức mạnh của đồng tiền

+Đoạn văn bản : Hậu họa của danh vọng

b. Làm rõ nét tương đồng ở bức họa và đoạn văn bản trên. Chỉ ra sự khác biệt của chúng do phương tiện chuyển tải thông tin mang lại (trả lời từ 5-7 dòng)

Phương pháp giải:

- Quan sát kĩ bức họa và đọc kĩ đoạn văn bản

Lời giải chi tiết:

- Nét tương đồng: cùng nói về vấn đề danh lợi, tiền tài của đời người

- Khác biệt:

+ Bức họa: dùng hình ảnh, hình khối minh họa cụ thể sinh động hành trình, thái độ con người trước danh lợi; thế đứng của con người khi có danh lợi

+ Đoạn văn bản: dùng ngôn ngữ diễn tả nỗi đau của con người do lòng tham danh lợi mang đến… Con người khó thoát khỏi vòng danh lợi.

Câu 2: Viết bài văn

Phương pháp giải:

Sử dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành yêu cầu

Lời giải chi tiết:

… thuyết phục người thân (bố mẹ, anh chị, bạn bè) điều chỉnh quan niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người.

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0.25

- Giới thiệu vấn đề: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người

- Thái độ người viết về quan niệm trên

Thân bài

2.0

Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên)

- Nhận thức, phân tích về vai trò của đồng tiền

+Hiểu đúng: là phương tiện của cuộc sống, mỗi người cần làm ra tiền tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình…

+Tác hại của việc hiểu chưa đúng: coi tiền là mục đích sống → dễ dẫn đến sai lầm, hy sinh sức khỏe, hạnh phúc,…

- Nêu ngắn gọn quan điểm của bản thân và đề xuất sự điều chỉnh quan niệm và hành động sống…

Kết bài

0.5

- Khẳng định vai trò của quan niệm sống đúng, phù hợp với thời đại

- Nhận thức, lựa chọn lối sống, hành động của bản thân…

Yêu cầu khác

0.25

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận).

- Diễn đạt rõ ý, lập luận logic; suy luận, bình luận phù hợp với văn hóa dân tộc,..

- Dẫn chứng đa dạng

 

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI – BÀI 21

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.

Xấu tốt đều thì rắp khuôn.

Lân cận nhà giàu no bữa cám (1) ;

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn (2).

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;

Kết mấy người khôn học nết khôn.

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

Đen gần mực đỏ gần son.

(Bảo kính cảnh giới – bài 21-

Theo Nguyễn Trãi toàn tập - Đào Duy Anh dịch chú)

Chú thích: (1) và (2) : Lấy ý từ câu tục ngữ "ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn". Chữ "đau răng ăn cốm" là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm.. mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.

Câu 1. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là;

A. Biểu cảm, nghị luận

B. Biểu cảm, tự sự

C. Nghị luận, tự sự

D. Nghị luận, thuyết minh

Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn

B. Thất ngôn xen lục ngôn

C. Thất ngôn bát cú Đường luật

D. Tự do

Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?

A. Hai câu thực

B. Hai câu luận

C. Hai câu thực và hai câu luận

D. Hai câu đề và hai câu thực

Câu 4. Câu thơ thứ nhất Nguyễn Trãi vận dụng câu tục ngữ dân gian nào?

A. Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm

B. Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn

C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Câu 5. Dòng nào không liên quan đến nội dung hai câu thơ:

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;

Kết mấy người khôn học nết khôn.

A. Chơi cùng những người dại, vì chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại

B. Kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan sẽ học hỏi được nhiều điều và trở nên khôn ngoan.

C. Hai câu thơ khuyên mỗi người cần chọn bạn mà chơi.

D. Hai câu thơ khuyên mọi người cần phải biết sống hòa đồng, thích nghi cùng hoàn cảnh.

Câu 6. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

A. Bài thơ có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí

B. Ngôn ngữ tiếng Việt gần gũi, dễ hiểu, vận dụng đa dạng thành ngữ dân gian

C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả.

D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

Câu 7. Bài học từ bài thơ Bảo kính cảnh giới – bài 21 của Nguyễn Trãi là:

A. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, nên chơi với người tốt, người khôn, tránh kết giao với người xấu.

B. Cần phải có sự hòa đồng trong cuộc sống, chơi với bạn tốt để học nết hay, chơi với bạn xấu để giúp họ tốt hơn.

C. Cần phải ham học hỏi mới nên thợ, nên thầy

D. Không chỉ học thầy, mà cần phải biết học tập bạn bè.

Câu 8. Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này.

Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ kết:

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp

Đen gần mực đỏ gần son.

Câu 10. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả thể hiện trong hai câu thơ sau không, vì sao?

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại

Kết mấy người khôn học nết khôn.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ anh/chị đã học hoặc đã đọc.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

A

0,5 điểm

Câu 2

B

0,5 điểm

Câu 3

B

0,5 điểm

Câu 4

C

0,5 điểm

Câu 5

D

0,5 điểm

Câu 6

D

0,5 điểm

Câu 7

A

0,5 điểm

Câu 8

Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ:

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm - Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn

Tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này:

- Các câu tục ngữ trên đều được đúc kết từ kinh nghiệm sống của cha ông để lai, việc vận dụng tục ngữ khiến lời thơ thêm sâu sắc, hàm súc, tự nhiên. Bài học đưa ra gần gũi, dễ hiểu với mọi người.

- Các câu thành ngữ còn giúp bài thơ mang sắc thái dân gian độc đáo.

0,5 điểm

Câu 9

Hai câu thơ kết:

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

Đen gần mực đỏ gần son.

- Lập luận theo cấu trúc nguyên nhân - kết quả, hai câu kết thể hiện quan điểm sống của tác giả: Hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính cách và phẩm chất con người.

- Suy nghĩ của tác giả sâu sắc, mới mẻ, thẳng thắn, là kết quả những trải nghiệm, những cảm nhận tinh tế về cuộc sống

1,0 điểm

Câu 10

- (Nếu) đồng tình, lí giải:

+ Chơi cùng người xấu, người dại, nếu không cảnh giác, sẽ bị nhiễm thói xấu và trở nên xấu hơn. Còn nếu cứ phải cảnh giác thì thật mệt mỏi.

+ Chơi cùng người khôn ngoan, sẽ học được những điều hay, lẽ phải, sẽ tốt hơn, tiến bộ hơn từ sự ảnh hưởng ấy.

- (Nếu) không đồng tình, lí giải:

+ Có nhiều người rất bản lĩnh, họ không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, dù có kết giao với người không tốt thì cũng không bị lung lay gì.

+ Có người không chịu thích nghi, học hỏi, chơi với người khôn cũng không học hỏi được gì.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

2,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ anh/chị đã học hoặc đã đọc.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…)

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

- Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (phù hợp với đặc trưng của thơ trữ tình hoặc văn xuôi trữ tình).

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.

- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ văn Nguyễn Trãi

4

0

3

1

0

2

0

 

60

2

Viết

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

15

20

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân.

Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thể thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?

Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành động bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng: “Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán được”, nghĩa là thế đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một lhu Giang Tả không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng, hay chỉ là đàn bà thôi?

(Trích Thư dụ Vương Thông, Nguyễn Trãi)

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả người giỏi dùng binh là người như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Theo đoạn trích trên, trước đây quan Tổng binh và các vị đại thần đã có những việc làm gì khiến tác giả không tin tưởng?

Câu 4 (1,0 điểm). Ý nghĩa của việc tác giả đưa ra những bất lợi trong tình hình thực tế của quân Minh?

Câu 5 (1,0 điểm). Anh/chị hãy chỉ ra tác dụng của câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?

Câu 6 (1,0 điểm). Bài học mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Vì sao?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam).

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ văn Nguyễn Trãi

0

3

0

2

0

1

0

 

50

2

Viết

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, có lời giải chi tiết:

Top 10 Đề thi giữa Học kì 2 Toán 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Top 10 đề thi giữa Học kì 2 Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Top 10 đề thi giữa Học kì 2 Hóa 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Lịch sử lớp 10 (Chân trời sáng tạo 2024) tải nhiều nhất

Top 10 đề thi Giữa kì 2 Sinh học 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án

 

 

Từ khóa :
Ngữ văn 10
Đánh giá

0

0 đánh giá