Dừng lại và suy ngẫm mục III trang 121 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức

1.2 K

Với giải Dừng lại và suy ngẫm mục III trang 121 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Dừng lại và suy ngẫm mục III trang 121 Sinh học lớp 10

Câu 1 trang 121 Sinh học lớp 10: Làm thế nào có thể phân loại được các vi sinh vật trong khi chúng ta không nhìn thấy chúng bằng mắt thường?

Phương pháp giải:

- Do kích thước của các vi sinh vật rất nhỏ không thể quan sát bằng mắt thường nên cần sử dụng các dụng cụ có vai trò phóng to kích cỡ của vi sinh vật: kính lúp, kính hiển vi quang học,…

- Mẫu vật chứa vi sinh vật được pha loãng trong nước đã được tiệt trùng sao cho khi dùng dung dịch này phết lên bề mặt thạch đặc, mỗi tế bào vi khuẩn phát triển tạo thành một khuẩn lạc riêng rẽ. Khuẩn lạc là tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát bằng mắt thường.

Lời giải 

- Đối với một số vi sinh vật nhân thực như động vật nguyên sinh có thể sử dụng kính lúp để quan sát hình dạng; còn các đối tượng kích thước nhỏ hơn như nấm đơn bào, tảo đơn bào, vi nấm, vi tảo, vi khuẩn,…sẽ sử dụng kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử để quan sát.

- Để quan sát được các đối tượng trên kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử chúng ta cần làm các tiêu bản tạm thời, tiêu bản cố định kết hợp với nhuộm màu.

- Sử dụng phương pháp phân lập vi sinh vật để thu được các khuẩn lạc. Do các khuẩn lạc là tập hợp các tế bào sinh ra từ tế bào ban đầu, nên kích thước của khuẩn lạc chúng ta có thể quan sát được, và có thể phân biệt các loại vi khuẩn thông qua hình dạng, kích thước, màu sắc của các khuẩn lạc đó.

Câu 2 trang 121 Sinh học lớp 10: Quan sát cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gr – và vi khuẩn Gr + ở hình 7.3, hãy giải thích vì sao hai loại vi khuẩn này lại bắt màu khác nhau khi nhuộm Gram.

Phương pháp giải:

- Phương pháp nhuộm Gram là một kĩ thuật nhuộm được đặt tên theo tên của nhà khoa học Hans Christian Gram, có ý nghĩa quan trọng trong việc định loại vi khuẩn. Đây là một phương pháp sử dụng để phân biệt vi khuẩn Gram + và Gram -. Do cấu tạo của 2 loại vi khuẩn này có sự khác nhau, nên khi tiến hành nhuộm màu, hai loại vi khuẩn này sẽ bắt màu khác nhau: vi khuẩn Gram + bắt màu tím còn vi khuẩn Gram – bắt màu đỏ.

Lời giải 

- Hai loại vi khuẩn Gram + và Gram – bắt màu khác nhau vì:

+ Vi khuẩn Gram + có thành peptidoglican dày. Hợp chất này giữ màu tím kết tinh trong tế bào chất. Việc rửa cồn không loại bỏ được tím kết tinh, ngăn chặn màu hồng safranin.

+ Vi khuẩn Gram - có thành peptidoglican mỏng hơn ѵà nằm giữa màng sinh chất ѵà màng ngoài (lipopilysaccharide ). Màu tím kết tinh dễ dàng bị rửa trôi khỏi tế bào chất ѵà tế bào có màu hồng hoặc đỏ.

 

Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 116 Sinh học lớp 10:

Dừng lại và suy ngẫm mục I trang 118 Sinh học lớp 10

Dừng lại và suy ngẫm mục II trang 118 Sinh học lớp 10

Dừng lại và suy ngẫm mục III trang 121 Sinh học lớp 10

Luyện tập và vận dụng trang 121 Sinh học lớp 10

Đánh giá

0

0 đánh giá