Dừng lại và suy ngẫm trang 146 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức

1 K

Với giải Dừng lại và suy ngẫm trang 146 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Dừng lại và suy ngẫm trang 146 Sinh học lớp 10

Câu hỏi 1 trang 146 Sinh học lớp 10: Virus gây bệnh theo các cơ chế nào?

Phương pháp giải:

- Cơ chế gây bệnh chung của virus:

+ Cơ chế nhân lên kiểu sinh tan sẽ phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.

+ Cơ chế xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

+ Cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.

Lời giải 

- Cơ chế gây bệnh chung của virus:

+ Cơ chế nhân lên kiểu sinh tan sẽ phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.

+ Cơ chế xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

+ Cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.

Câu hỏi 2 trang 146 Sinh học lớp 10: Loại virus có vật chất di truyền là DNA hay RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới. Giải thích.

Phương pháp giải:

- Có tới 70% các loại virus có vật chất di truyền là RNA. Các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.

- Mặc dù rất hiếm khi hai virus cùng xâm nhập vào một tế bào chủ, nhưng khi có hai loại virus khác nhau cùng ở trong tế bào chủ thì vật chất di truyền của chủng có thể được tái tổ hợp lại tạo ra loại virus mới có khả năng chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác hoặc thay đổi độc lực của virus.

Lời giải

- Loại virus có vật chất di truyền là RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới hơn vì:

+ Vật chất di truyền là RNA chiếm đa số ở virus, khoảng 70% nên xác suất đột biến cao hơn.

+ So với enzyme nhân bản DNA thì các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.

 

Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 145 Sinh học lớp 10

Dừng lại và suy ngẫm trang 146 Sinh học lớp 10

Dừng lại và suy ngẫm trang 149 Sinh học lớp 10

Dừng lại và suy ngẫm trang 150 Sinh học lớp 10

Dừng lại và suy ngẫm trang 153 Sinh học lớp 10

Dừng lại và suy ngẫm 2 trang 153 Sinh học lớp 10

Luyện tập và vận dụng trang 154 Sinh học lớp 10

Đánh giá

0

0 đánh giá