15 câu trắc nghiệm GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

318

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Câu 1. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?

A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

B. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

C. Không thầy đố mày làm nên.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Đáp án đúng là: B

Câu tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” phản ánh về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi cá nhân.

B. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

C. Là nền tảng cho lòng tự hào và sự phát triển của mỗi người.

D. Là nền tảng để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.

Đáp án đúng là: B

- Giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam:

+ Truyền thống dân tộc góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi cá nhân, là nền tảng cho lòng tự hào, tự tôn, cho sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc của mỗi người.

+ Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc là nền tảng để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh, là sức mạnh và bản sắc riêng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Câu 2. Câu tục ngữ “Bảy mươi còn học bảy mốt” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Đoàn kết.

B. Yêu nước.

C. Hiếu thảo.

D. Hiếu học.

Đáp án đúng là: D

Câu tục ngữ “Bảy mươi còn học bảy mốt” phản ánh về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử.

B. Sáng tác các tác phẩm thơ ca ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.

C. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa.

D. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương.

Đáp án đúng là: C

Hành động lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Tìm hiểu về truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc,…

B. Có thái độ phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc.

C. Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc.

D. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.

Đáp án đúng là: A

- Một số việc làm cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc như:

+ Tìm hiểu về truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc,…

+ Có thái độ tôn trọng, trân quý, giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống; biết ơn những người có công với đất nước

+ Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các sinh hoạt văn hóa dân tộc, dân gian,...

+ Biết đánh giá và phê phán những hành vi, việc làm gây tổn hại đến truyền thống dân tộc.

Câu 5. Ý kiến nào dưới đâđúng khi bàn về truyền thống dân tộc?

A. Trong thời đại mở cửa, hội nhập, truyền thống dân tộc không còn quan trọng.

B. Giữ gìn truyền thống dân tộc là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa.

C. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế.

D. Truyền thống dân tộc không đem lại giá trị đối với sự phát triển của mỗi người.

Đáp án đúng là: C

Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế, ví dụ như: yêu nước, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm; đoàn kết; nhân nghĩa, yêu thương con người; cần cù lao động; hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo; uống nước nhớ nguồn,...

Câu 8. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

Tình huống. Anh P, chị T và chị X đều là du học sinh, hiện đang sinh sống và học tập tại Mỹ. Vào dịp Tết cổ truyền, anh P đề xuất ý tưởng cùng nhóm bạn trong câu lạc bộ du học sinh tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Chị X và chị T không tán thành với ý tưởng này, hai chị cho rằng: “Trong văn hóa phương Tây không có Tết Nguyên đán, chúng ta đang học tập tại Mỹ, nên theo văn hóa của họ”.

A. Chị X.

B. Chị T.

C. Anh P.

D. Chị X và T.

Đáp án đúng là: C

Trong tình huống trên, anh P đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam, vì: anh P đã có ý thức gìn giữ, phát huy và giới thiệu những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Câu 9. Nhà trường tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”, bạn C không muốn tham gia vì cho rằng học sinh chỉ nên tập trung cho việc học tập. Nếu là bạn cùng lớp với C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Khuyên bạn C nên tích cực hưởng ứng cuộc thi.

C. Đồng tình với bạn C vì ý kiến này rất hợp lí.

D. Chê bai C vì C thiếu ý thức giữ gìn truyền thống.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, nếu là bạn cùng lớp với C, em nên: khuyên bạn C tích cực hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” do nhà trường tổ chức.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là những giá trị vật chất và tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. Truyền thống gia đình.

B. Truyền thống dòng họ.

C. Truyền thống vùng miền.

D. Truyền thống dân tộc.

Đáp án đúng là: D

- Truyền thống dân tộc là những giá trị vật chất và tinh thần (tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 11. Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Bạn K giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật hát xẩm.

B. Anh T từ chối tham gia hoạt động thiện nguyện ở địa phương.

C. Gia đình ông C lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa.

D. Chị X chê bai, tự ti, xấu hổ về làn điệu dân ca của quê hương mình.

Đáp án đúng là: A

Hành động giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật hát xẩm của bạn K đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

Câu 11. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, T thường được nghe ông kể về thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc của người dân Thủ đô. T rất tự hào và rủ bạn bè cùng lập nhóm tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm của các thế hệ trước. Nếu nhận được lời mời của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.

B. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.

C. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.

D. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

Đáp án đúng là: A

Nếu nhận được lời mời của T, em nên đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực. Vì việc làm của T và nhóm bạn là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của quê hương, đất nước.

Câu 12. Tự hào về truyền thống dân tộc được hiểu là sự

A. hiểu biết, hãnh diện về những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

B. trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.

C. trân trọng và phát huy những giá trị vật chất tốt đẹp của quốc gia, dân tộc.

D. hãnh diện, gìn giữ và phát huy các giá trị tinh thần của quốc gia, dân tộc.

Đáp án đúng là: B

- Tự hào về truyền thống dân tộc là sự trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Câu 13. Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là

A. ích kỉ, keo kiệt.

B. thiếu trách nhiệm.

C. cần cù lao động.

D. vô kỉ luật.

Đáp án đúng là: C

- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm; đoàn kết; nhân nghĩa, yêu thương con người; cần cù lao động; hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo; uống nước nhớ nguồn,...

Câu 14. Câu ca dao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Yêu nước, đoàn kết.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Yêu thương con người.

Đáp án đúng là: A

Câu ca dao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” phản ánh về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Câu 15. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam?

A. Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Rủ nhau đi cấy, đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

D. Nuôi con mới biết sự tình/ Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa.

Đáp án đúng là: B

Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” phản ánh về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm GDCD 8 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Trắc nghiệm Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Trắc nghiệm Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Trắc nghiệm Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá