Sách bài tập KHTN 8 Bài 37 (Cánh diều): Sinh sản ở người | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

291

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập KHTN 8 Bài 37 (Cánh diều): Sinh sản ở người | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 37 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 37 (Cánh diều): Sinh sản ở người | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Bài 37.1 trang 74 Sách bài tập KHTN 8Cơ quan nào trong hệ sinh dục nữ có chức năng nuôi dưỡng phôi thai?

A. Ống dẫn trứng.

B. Buồng trứng.

C. Tử cung.

D. Âm đạo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cơ quan trong hệ sinh dục nữ có chức năng nuôi dưỡng phôi thai là tử cung. Niêm mạc tử cung dày, xốp và chứa nhiều mạch máu để làm tổ và phát triển phôi thai.

Bài 37.2 trang 74 Sách bài tập KHTN 8Cơ quan nào trong hệ sinh dục nam có chức năng tiết testosterone?

A. Tinh hoàn.

B. Tuyến tiền liệt.

C. Ống dẫn tinh.

D. Túi tinh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cơ quan trong hệ sinh dục nam có chức năng tiết testosterone là tinh hoàn. Tinh hoàn là nơi xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam.

Bài 37.3 trang 74 Sách bài tập KHTN 8Âm đạo có chức năng nào dưới đây?

A. Là nơi diễn ra sự thụ tinh.

B. Sản xuất hormone sinh dục nữ.

C. Tiết chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

D. Đón trứng chín khi trứng rụng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Âm đạo có tuyến tiết ra chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập; tiếp nhận tinh trùng và là đường ra của trẻ sơ sinh.

Bài 37.4 trang 74 Sách bài tập KHTN 8Ống dẫn tinh có chức năng nào dưới đây?

A. Tiết hormone sinh dục nam.

B. Vận chuyển tinh trùng từ mào tinh hoàn đến túi tinh.

C. Vận chuyển tinh trùng từ túi tinh đến niệu đạo.

D. Sản sinh tinh trùng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ống dẫn tinh có chức năng vận chuyển tinh trùng từ mào tinh hoàn đến túi tinh.

Bài 37.5 trang 75 Sách bài tập KHTN 8Với người có chu kì kinh nguyệt 28 ngày, trứng thường rụng vào ngày nào của chu kì kinh nguyệt?

A. Khoảng ngày thứ nhất.

B. Khoảng ngày thứ 9.

C. Khoảng ngày thứ 14.

D. Khoảng ngày thứ 28.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Với người có chu kì kinh nguyệt 28 ngày, trứng thường rụng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kì kinh nguyệt. Nếu trứng không được thụ tinh thì sau khoảng 14 ngày kể từ khi trứng rụng, thể vàng bị tiêu giảm kéo theo giảm nồng độ hormone progesterone làm cho lớp niêm mạc bong ra, gây đứt mạch máu và chảy máu, đó là hiện tượng kinh nguyệt.

Bài 37.6 trang 75 Sách bài tập KHTN 8Trong hệ sinh dục nữ, khi tế bào trứng không được thụ tinh thì nội mạc tử cung sẽ

A. bị bong ra.

B. hình thành một tế bào trứng mới.

C. tiếp tục dày lên.

D. không bị ảnh hưởng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong hệ sinh dục nữ, khi tế bào trứng không được thụ tinh thì nội mạc tử cung sẽ bị bong ra, gây đứt mạch máu và chảy máu, đó là hiện tượng kinh nguyệt.

Bài 37.7 trang 75 Sách bài tập KHTN 8Nối tên cơ quan sinh dục nữ với đặc điểm hoặc chức năng tương ứng

Nối tên cơ quan sinh dục nữ với đặc điểm hoặc chức năng tương ứng

Lời giải:

(1) – d, (2) – g, (3) – b, (4) – c, (5) – f, (6) – a, (7) – h, (8) – e.

Cơ quan

sinh dục nữ

Đặc điểm/ Chức năng

(1) Buồng trứng

(d) Bộ phận chứa nhiều nang trứng. Từ tuổi dậy thì, trứng được phóng thích từ bộ phận này theo chu kì.

(2) Ống dẫn trứng

(g) Trứng rụng sẽ di chuyển theo con đường này để đến tử cung. Đây cũng là nơi diễn ra sự thụ tinh.

(3) Nang trứng

(b) Chứa vật chất di truyền và tiết ra hormone sinh dục nữ.

(4) Tử cung

(c) Bộ phận có thành cơ dày và khỏe, là nơi làm tổ của phôi, có chức năng nuôi dưỡng phôi thai.

(5) Âm đạo

(f) Bộ phận kết nối cổ tử cung với bên ngoài cơ thể, là đường ra của thai nhi trong quá trình đẻ, có tuyến tiết chất nhờn.

(6) Âm hộ

(a) Bộ phận bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ, có chức năng bảo vệ.

(7) Lớp niêm mạc tử cung

(h) Bộ phận này sẽ bị bong ra một phần trong chu kì kinh nguyệt.

(8) Lớp cơ tử cung

(e) Bộ phận dày và khỏe, chịu trách nhiệm co bóp để đẩy thai nhi ra khỏi tử cung trong quá trình đẻ.

Bài 37.8 trang 76 Sách bài tập KHTN 8Nối tên cơ quan sinh dục nam với đặc điểm hoặc chức năng tương ứng.

Nối tên cơ quan sinh dục nam với đặc điểm hoặc chức năng tương ứng

Lời giải:

1) – g, (2) – a, (3) – d, (4) – h, (5) – b, (6) – e, (7) – c, (8) – f

Cơ quan sinh dục nam

Đặc điểm/ Chức năng

(1) Tinh hoàn

(g) Nơi sản sinh tinh trùng và hormone sinh dục nam testosterone.

(2) Mào tinh hoàn

(a) Nơi trưởng thành của tinh trùng.

(3) Ống dẫn tinh

(d) Bộ phận vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn vào túi tinh; bộ phận này được cắt và thắt bởi các nhân viên y tế khi triệt sản.

(4) Túi tinh

(h) Nằm ở mặt sau của bàng quang, có chức năng dự trữ tinh trùng và tiết ra một ít chất lỏng.

(5) Dương vật

(b) Có niệu đạo để xuất tinh và bài tiết nước tiểu.

(6) Niệu đạo

(e) Ống nằm trong dương vật, là phần chung của hệ thống sinh sản và tiết niệu ở nam giới.

(7) Tuyến hành

(c) Tuyến nhỏ, tạo ra dịch nhờn có tính kiểm bảo vệ tinh trùng bằng cách trung hòa acid trong niệu đạo.

(8) Tuyến tiền liệt

(f) Nằm ở đáy bàng quang; có chức năng dự trữ tinh trùng và sản xuất chất dịch góp phần vào khả năng di chuyển và tồn tại của tinh trùng.

Bài 37.9 trang 76 Sách bài tập KHTN 8Những nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.

(a) Niêm mạc tử cung dày lên để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh.

(b) Hiện tượng chảy máu trong chu kì kinh nguyệt xảy ra ngay sau khi trứng rụng.

(c) Hiện tượng chảy máu trong chu kì kinh nguyệt xảy ra sau khi trứng được thụ tinh.

(d) Niêm mạc tử cung bong ra cùng với máu và dịch nhày gọi là hiện tượng kinh nguyệt.

Lời giải:

(a) Đúng. Niêm mạc tử cung dày lên, xốp, chứa nhiều mạch máu để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh.

(b) Sai. Hiện tượng chảy máu trong chu kì kinh nguyệt không xảy ra ngay sau khi trứng rụng. Vì nếu trứng rụng rụng không được thụ tinh thì sau khoảng 14 ngày kể từ khi trứng rụng, thể vàng bị tiêu giảm kéo theo giảm nồng độ hormone progesterone làm cho lớp niêm mạc bong ra, gây đứt mạch máu và chảy máu, đó là hiện tượng kinh nguyệt.

(c) Sai. Vì trứng được thụ tinh sẽ di chuyển xuống tử cung để làm tổ. Khi đó, niêm mạc tử cung không bong ra nên không gây hiện tượng chảy máu.

(d) Đúng. Niêm mạc tử cung bong ra cùng với máu và dịch nhầy gọi là hiện tượng kinh nguyệt.

Bài 37.10 trang 76 Sách bài tập KHTN 8Những nhận định dưới đây về thụ tinh và thụ thai là đúng hay sai? Giải thích.

(a) Tinh trùng di chuyển vào tử cung, gặp trứng ở đây và diễn ra sự thụ tinh.

(b) Hợp tử sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng xuống và làm tổ ở trong tử cung.

(c) Sau khi thụ tinh, thành tử cung sẽ bong ra để đón hợp tử xuống làm tổ.

(d) Rất nhiều tinh trùng tham gia vào quá trình thụ tinh nhưng thường chỉ có một tinh trùng kết hợp với trứng để tạo thành hợp tử.

Lời giải:

(a) Sai. Vì sự thụ tinh diễn ra ở ống dẫn trứng.

(b) Đúng. Hợp tử sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng xuống và làm tổ ở trong tử cung.

(c) Sai. Thành tử cung bao gồm nhiều lớp. Nếu trứng được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung được duy trì trong khoảng 3 tháng nhờ hormone progesterone tiết ra từ thể vàng, sau đó tiếp tục được duy trì trong thai kì nhờ nhau thai. Do đó, niêm mạc tử cung sẽ không bong ra trong suốt quá trình mang thai.

(d) Đúng. Rất nhiều tinh trùng tham gia vào quá trình thụ tinh nhưng thường chỉ có một tinh trùng kết hợp với trứng để tạo thành hợp tử.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 38 (Cánh diều): Môi trường và các nhân tố sinh thái | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Sách bài tập KHTN 8 Bài 39 (Cánh diều): Quần thể sinh vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Sách bài tập KHTN 8 Bài 40 (Cánh diều): Quần xã sinh vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Sách bài tập KHTN 8 Bài 41 (Cánh diều): Hệ sinh thái | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Sách bài tập KHTN 8 Bài 42 (Cánh diều): Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá