Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 37: Sinh sản ở người

261

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 37: Sinh sản ở người. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 37: Sinh sản ở người

A. Lý thuyết Sinh sản ở người

I. Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục

- Hệ sinh dục có chức năng tiết hormone sinh dục, sinh sản đảm bảo duy trì nòi giống qua các thế hệ.

- Hệ sinh dục nữ: sản xuất trứng, tiết hormone sinh dục nữ (estrogen và progesterone), và là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, phát triển phôi thai.

- Hệ sinh dục nam: sản xuất tinh trùng và tiết hormone sinh dục nam (testosterone).

- Cấu tạo:

Lý thuyết KHTN 8 Bài 37 (Cánh diều): Sinh sản ở người (ảnh 1) Lý thuyết KHTN 8 Bài 37 (Cánh diều): Sinh sản ở người (ảnh 1)

II. Hiện tượng thụ tinh, thụ thai và kinh nguyệt

1. Thụ tinh và thụ thai

- Tinh dịch được phóng vào âm đạo, tinh trùng di chuyển đến ống dẫn trứng. Nếu tinh trùng gặp trứng vào thời điểm thích hợp, sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh và hợp tử di chuyền dọc theo ống dẫn trứng, phân chia tạo thành phôi. Phôi bám vào niêm mạc tử cung và phát triển thành thai.

2. Kinh nguyệt

- Sau khi trứng rụng mà không được thụ tinh, lượng hormone do buồng trứng tiết ra bị giảm đi. Vì vậy, lớp niêm mạc tử cung bong ra, thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhảy nhờ sự co bóp của từ cung gọi là hiện tượng kinh nguyệt. Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra theo chu kì và bắt đầu ở giai đoạn dậy thì. Độ dài chu kì kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, thông thường khoảng 28 – 32 ngày.

III. Bảo vệ sức khỏe sinh sản

1. Phòng bệnh lây truyền qua đường sinh dục

- Bệnh lây truyền qua đường sinh dục gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ki sinh trùng như HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B,...

- Cần quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bảo vệ, tiêm vaccine phòng bệnh, khám phụ khoa định kì, không dùng chung các vật dụng dính máu hoặc dịch cơ thể và đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục.

2. Bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên

- Vị thành niên là những người ở độ tuổi 10-19 tuổi.

- Sức khoẻ sinh sản vị thành niên là tình trạng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của các cơ quan sinh dục trong giai đoạn có sự thay đổi lớn về thể chất, sinh lý và tâm lý, đánh dấu sự chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởng thành và có khả năng sinh sản.

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 37 (có đáp án)

Câu 1: Bộ phận nào dưới đây thuộc cơ quan sinh dục nữ?

A. Tử cung

B. Âm đạo

C. Tuyến Bartholin

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích

Các bộ phận thuộc về cơ quan sinh dục nữ là tử cung, âm đạo và tuyến Bartholin. Bên cạnh đó cơ quan sinh dục nữ còn bao gồm nhiều bộ phận khác như buồng trứng, ông dẫn trứng hay âm hộ.

Câu 2: Ở người, cấm xác định giới tính thai nhi vì

A. sợ ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ

B. tâm lý của người thân muốn biết trước con trai hay con gái

C. sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

D. định kiến trọng nam khinh nữ dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ nam nữ

Đáp án đúng: D

Giải thích

Ở người, cấm xác định giới tính thai nhi vì định kiến trọng nam khinh nữ dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ nam nữ. 

Câu 3: Đặc điểm KHÔNG phải của trứng?

A. Không di chuyển được

B. Chứa nhiều chất dinh dưỡng

C. Có kích thước lớn

D. Di chuyển được

Đáp án đúng: D

Câu 4: Bộ phận nào làm nhiệm vụ đón và thu trứng đã thụ tinh?

A. Buồng trứng

B. Ống dẫn trứng

C. Tử cung

D. Âm đạo

Đáp án đúng: C

Giải thích

Bộ phận làm nhiệm vụ đón và thu trứng đã thụ tinh là tử cung. Khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung. Tử cung cung cấp dinh dưỡng và oxy cho trứng đã thụ tinh để phát triển thành phôi thai.

Câu 5: Khi nào thì cơ thể nữ bắt đầu sản sinh trứng?

A. Mới sinh ra

B. Tuổi dậy thì

C. Tuổi trưởng thành

D. Bất kể khi nào

Đáp án đúng: B

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 39: Quần thể sinh vật

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 40: Quần xã sinh vật

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 41: Hệ sinh thái

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá