Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. Thằn lằn đuôi roi (Aspidoscelis uniparens) ở vùng đồng cỏ sa mạc

204

Với giải chi tiết Câu 23.10 trang 79 sách bài tập Sinh học 11 trong Bài 23 : Khái quát về sinh sản ở sinh vật Sinh học 11 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

 Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. Thằn lằn đuôi roi (Aspidoscelis uniparens) ở vùng đồng cỏ sa mạc

Câu 23.10 trang 79 SBT Sinh học 11: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Thằn lằn đuôi roi (Aspidoscelis uniparens) ở vùng đồng cỏ sa mạc là loài chỉ toàn con cái mà không có con đực. Chúng sinh sản bằng hình thức trinh sinh, trứng phát triển thành cơ thể con mà không qua thụ tinh. Tuy không có con đực nhưng đến mùa sinh sản các cá thể trong loài vẫn thực hiện hành vi ve vãn và giao phối như các loài động vật sinh sản hữu tính. Sau khi bắt cặp, một con cái sẽ bắt chước hành vi của con đực, hai cá thể sẽ thay đổi vai trò cho nhau từ 2 – 3 lần trong mùa sinh sản. Hình 23.1 mô tả tập tính sinh sản của thằn lằn đuôi roi ứng với các chu kì rụng trứng.

SBT Sinh học 11 Bài 23 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về sinh sản ở sinh vật (ảnh 2)


a) Thằn lằn đuôi roi có hình thức sinh sản vô tính hay hữu tính? Giải thích.

b) Quá trình sinh sản của thằn lằn đuôi roi được điều hoà bởi những yếu tố nào? Giải thích sự tác động của các yếu tố đó.


c) Nếu một cá thể thằn lằn bị cách li khỏi quần thể thì số lượng trứng rụng sẽ tăng hay giảm? Giải thích.

Lời giải:

a) Thằn lằn đuôi roi là loài sinh sản vô tính do trong quần thể không có con đực, cá thể mới được phát triển từ trứng không thụ tinh (trinh sinh).

b) Quá trình sinh sản ở thằn lằn đuôi roi được điều hoà bởi hormone sinh dục (estradiol, progesterone) và hành vi giao phối của con đực giả. Một trong hai cá thể có hàm lượng hormone estradiol tăng cao sẽ kích thích sự phát triển của buồng trứng (thằn lằn có hành vi như con cái); ở cá thể còn lại có hàm lượng hormone progesterone tăng lên, thằn lằn có hành vi giao phối như con đực và kích thích con cái rụng trứng. Sau khi rụng trứng, lượng estradiol trong cơ thể con cái giảm và progesterone tăng lên, lúc này nó lại có hành vi như con đực và hai cá thể đổi vai trò cho nhau.

c) Nếu một cá thể thằn lằn bị cách li ra khỏi quần thể thì số lượng trứng rụng sẽ giảm vì không có hành vi giao phối của con đực để kích thích sự rụng trứng.

Đánh giá

0

0 đánh giá