15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

384

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Câu 1. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

Đáp án đúng là: A

Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, đến cuối thế kỉ XIX, kinh tế Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba thế giới (sau Mỹ, Đức). Tuy nhiên, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

Câu 2. Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng ở vị trí thứ mấy trên thế giới?

A. Dẫn đầu thế giới.

B. Thứ 2 thế giới.

C. Thứ 3 thế giới.

D. Thứ 4 thế giới.

Đáp án đúng là: C

Từ vị trí thứ hai thế giới về công nghiệp, đến cuối thế kỉ XIX, kinh tế Pháp phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ tư thế giới (sau Mỹ, Đức, Anh).

Câu 3. Chính sách đối ngoại cơ bản của đế quốc Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

B. tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.

C. tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.

Đáp án đúng là: C

Chính sách đối ngoại cơ bản của đế quốc Anh vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

Câu 4. Chính sách đối nội cơ bản của chính quyền Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

B. chạy đua vũ trang để tăng cường vị thế quốc tế.

C. tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.

Đáp án đúng là: A

Chính sách đối nội cơ bản của chính quyền Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là

A. “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.

B. “đế quốc phong kiến quân phiệt”.

C. “đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

D. “xứ sở của các ông vua công nghiệp”.

Đáp án đúng là: A

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.

Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B. Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.

D. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu để phát triển đất nước.

Đáp án đúng là: B

- Một số nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc trong 30 năm cuối thế kỉ XIX:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.

+ Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu để phát triển đất nước.

Câu 7. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thông qua viện trợ kinh tế, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến khu vực nào thành “sâu sau” của mình?

A. Nam Á và Đông Bắc Á.

B. Trung Mỹ và Nam Mỹ.

C. Bắc Phi và Nam Phi.

D. Nam Á và Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: B

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thông qua viện trợ kinh tế, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến Trung Mỹ và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.

Câu 8. Để cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc, năm 1899, Mỹ đã tuyên bố thực hiện chính sách nào?

A. “Mở cửa”.

B. “Trung lập”.

C. “Xoay trục”.

D. “Hướng Đông”.

Đáp án đúng là: A

Năm 1899, Mỹ tuyên bố chính sách “mở cửa”, cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.

Câu 9. Điểm tương đồng trong quá trình phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

A. Xuất hiện hình thức sản xuất công trường thủ công thay thế cho các phường hội.

B. Sản xuất nông nghiệp quy mô lớn phát triển với phương thức canh tác hiện đại.

C. Sản xuất nông nghiệp suy giảm; công nghiệp sa sút; thương nghiệp đình đốn.

D. Hình thành những công ti độc quyền kiểm soát các ngành kinh tế trọng yếu.

Đáp án đúng là: D

Điểm tương đồng trong quá trình phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: hình thành những công ti độc quyền kiểm soát các ngành kinh tế trọng yếu.

Câu 10. Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua ô tô” của nước Mỹ?

A. Rốc-phe-lơ.

B. Moóc-gân.

C. Pho.

D. Clin-tơn.

Đáp án đúng là: C

Vào cuối thế kỉ XIX, ở Mỹ cũng có những công ty độc quyền khổng lồ, đồng thời là đế chế tài chính, như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ; “vua thép” Moóc-gân.; “vua ô tô” Pho.…

Câu 11. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.

Đáp án đúng là: A

Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Câu 12. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.

Đáp án đúng là: B

Tư bản Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, do vậy Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc?

A. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.

B. Sự ra đời của tầng lớp tư bản công nghiệp.

C. Hoạt động xuất khẩu tư bản của tư bản tài chính.

D. Các nước tư bản tăng cường xâm lược thuộc địa.

Đáp án đúng là: B

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa, là những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 14. Về đối ngoại, từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.

B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

C. cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.

D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: B

Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chính sách đối ngoại cơ bản của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ là: tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

Câu 15. Hai đảng nào thay nhau nắm quyền ở nước Anh?

A. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

C. Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ.

D. Đảng Quốc đại và Đảng Cộng sản.

Đáp án đúng là: B

Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trắc nghiệm Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Trắc nghiệm Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Trắc nghiệm Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá