15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

357

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 7: Thực hành: Hô hấp ở thực vật sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 7: Thực hành: Hô hấp ở thực vật đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

Câu 1: Nguyên lí của thí nghiệm hô hấp ở hạt nảy mầm là

A. CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước tạo thành kết tủa.

B. O2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước tạo thành kết tủa.

C. CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.

D. O2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.

Đáp án đúng là: C

Nguyên lí của thí nghiệm hô hấp ở hạt nảy mầm là CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.

Câu 2: Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, việc lót bông và phủ giấy thấm đã thấm nước lên về mặt hạt có ý nghĩa gì?

A. Giúp cung cấp nước liên tục cho quá trình hô hấp.

B. Giúp khí COđược tạo ra được giấy hấp thụ ngay.

C. Giúp cho hạt tránh tiếp xúc với nước vôi trong.

D. Giúp cung cấp độ ẩm cho vi sinh vật trên bề mặt hạt hoạt động.

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có dụng cung cấp nước (nguyên liệu) liên tục cho quá trình hô hấp tế bào, đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự phát triển của mầm cây.

Câu 3: Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, hiện tượng quan sát được trên bề mặt của cốc nước vôi trong đặt ở chuông thủy tinh có đĩa hạt nảy mầm là

A. không có hiện tượng gì xảy ra.

B. nước vôi trong chuyển sang màu đen.

C. xuất hiện váng đục trên bề mặt nước vôi trong.

D. xuất hiện váng màu xanh tím trên về mặt nước vôi trong.

Đáp án đúng là: C

Hiện tượng quan sát được trên bề mặt của cốc nước vôi trong đặt ở chuông thủy tinh có đĩa hạt nảy mầm là xuất hiện váng đục trên bề mặt nước vôi trong.

Câu 4: Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là

A. Rễ.

B. Thân.

C. Lá.

D. Tất cả các cơ quan của cơ thể thực vật.

Đáp án đúng là: D

Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng.

Câu 5: Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, hiện tượng váng đục xuất hiện trên bề mặt nước vôi trong là do

A. CO2 được tạo ra do quang hợp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.

B. CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.

C. O2 được tạo ra do quang hợp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.

D. O2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, hiện tượng váng đục xuất hiện trên bề mặt nước vôi trong là do CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.

Câu 6: Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, nếu đưa que diêm đang cháy vào chuông chứa hạt đang nảy mầm thì có hiện tượng gì xảy ra?

A. Ngọn lửa vẫn cháy bình thường.

B. Ngọn lửa bùng cháy lên.

C. Ngọn lửa tiếp tục cháy cho đến khi hết que diêm.

D. Ngọn lửa bị sẽ bị tắt ngay.

Đáp án đúng là: D

Hạt đang nảy mầm tiêu thụ khí O2, do đó cho que diêm đang cháy vào bình thì ngọn lửa sẽ bị tắt ngay.

Câu 7: Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, nếu luộc chín hạt và đặt vào chuông thủy tinh thì cốc nước vôi trong có hiện tượng gì xảy ra?

A. Không xảy ra hiện tượng gì xảy ra.

B. Cốc nước vôi trong chuyển sang màu đục.

C. Xuất hiện váng màu xanh tím trên bề mặt cốc nước vôi trong.

D. Cốc nước vôi trong chuyển sang màu đen.

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, nếu luộc chín hạt và đặt vào chuông thủy tinh thì cốc nước vôi trong không có hiện tượng gì xảy ra, do hạt bị luộc chín không xảy ra quá trình hô hấp → không tạo ra khí CO2.

Câu 8: Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, cốc nước vôi trong ở chuông chứa hạt nảy mầm xuất hiện váng đục, điều đó chứng minh

A. hô hấp tạo ra khí oxygen.

B. hô hấp tạo ra khí carbon dioxide.

C. hô hấp tạo ra năng lượng ATP.

D. hô hấp tạo ra nước.

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, cốc nước vôi trong ở chuông chứa hạt nảy mầm xuất hiện váng đục, điều đó chứng minh hô hấp tạo ra khí carbon dioxide.

Câu 9: Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, tại sao phải ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40oC trong khoảng 2 giờ?

A. Vì giúp hạt hấp thụ đủ nước để hạn chế quá trình hô hấp.

B. Vì giúp hạt hấp thụ đủ nước và có nhiệt độ thuận lợi kích thích hạt nảy mầm.

C. Vì giúp hạt duy trì nhiệt độ ổn định nhằm hạn chế việc nảy mầm.

D. Vì nước ấm giúp hạn chế hoạt động của vi sinh vật làm hư hỏng hạt.

Đáp án đúng là: B

Hạt khô có hàm lượng nước thấp gây ức chế quá trình hô hấp tế bào (hô hấp tế bào ở mức tối thiểu) → Trong các thí nghiệm thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt, việc ngâm hạt trong nước ấm trong khoảng 2 giờ nhằm tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho enzyme hoạt động, giúp hạt hấp thụ đủ nước để kích thích quá trình hô hấp tế bào. Quá trình hô hấp tế bào của hạt càng diễn ra mạnh thì càng dễ thu nhận kết quả của thí nghiệm.

Câu 10: Mặc dù đều có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh nhưng trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật là hạt đang nảy mầm thay vì cây con đang sinh trưởng vì

A. cây con đang sinh trưởng có quá trình quang hợp làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

B. cây con đang sinh trưởng có quá trình hấp thụ nước làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

C. cây con đang sinh trưởng có quá trình hấp thụ khoáng làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

D. cây con đang sinh trưởng có quá trình thoát hơi nước làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Đáp án đúng là: A

Trong điều kiện có ánh sáng, các cây con sẽ tiến hành quang hợp (hấp thu khí COvà thải ra khí O2). Do đó, mặc dù đều có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh nhưng trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật là hạt đang nảy mầm thay vì cây con đang sinh trưởng để tránh hiện tượng quang hợp khi có ánh sáng của cây con làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Câu 11: Hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm hô hấp ở hạt nảy mầm là

A. nước.

B. nước vôi trong.

C. nước đường.

D. acetone.

Đáp án đúng là: B

Hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm hô hấp ở thực vật là nước vôi trong.

Câu 12: Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, tại sao sau khi ngâm nước lại để đĩa petri của nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm có nhiệt độ 30 – 35oC trong 1 - 2 ngày?

A. Giúp làm hạt nhanh khô hơn.

B. Giúp tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả.

C. Giúp tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả.

D. Giúp khí tạo ra nhiều khí oxygen hơn trong quá trình hô hấp.

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, sau khi ngâm nước lại để đĩa petri của nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm có nhiệt độ 30 – 35oC trong 1 - 2 ngày giúp tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả.

Câu 13: Trong thí nghiệm hô hấp ở thực vật, cần ngâm hạt trong điều kiện nào dưới đây?

A. Ngâm hạt trong cốc nước ấm khoảng 40oC trong hai giờ.

B. Cho hạt vào đĩa petri và để ở nhiệt độ phòng 2 ngày.

C. Ngâm hạt trong cốc nước lạnh khoảng 4oC trong hai giờ.

D. Ngâm hạt trong nước đá trong thời gian một giờ.

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm hô hấp ở thực vật, cần ngâm hạt trong điều kiện nước ấm khoảng 40oC trong hai giờ.

Câu 14: Trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, mẫu vật thường được sử dụng là

A. các loại quả còn xanh.

B. các loại lá còn xanh.

C. các loại hoa có mùi thơm.

D. các loại hạt đang nảy mầm.

Đáp án đúng là: D

Trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, mẫu vật thường được sử dụng là các loại hạt đang nảy mầm, do có quá trình hô hấp diễn ra mạnh.

Câu 15: Quá trình hô hấp ở hạt nảy mầm tạo ra khí

A.oxygen.

B. nitrogen.

C. carbon dioxide.

D. hydrogen.

Đáp án đúng là: C

Quá trình hô hấp ở hạt nảy mầm tạo ra khí carbon dioxide.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Sinh học 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 6: Hô hấp ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Trắc nghiệm Bài 9: Hô hấp ở động vật

Trắc nghiệm Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá