15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật

232

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thực hành: Quang hợp ở thực vật

Câu 1: Trong thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp từ lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Muốn tách chiết diệp lục thì phải sử dụng lá vàng hoặc sử dụng các loại củ có màu.

B. Sử dụng acetone để bảo quản sắc tố, ngăn cản sắc tố tách ra khỏi tế bào.

C. Muốn tách chiết diệp lục thì phải ngâm các mẫu lá trong dung môi thích hợp từ 10 – 25 giờ.

D. Sử dụng cồn hoặc acetone để tách chiết diệp lục ra khỏi lá.

Đáp án đúng là: D

Vì diệp lục là chất bị hòa tan trong dung môi hữu cơ.

A - sai. Vì lá vàng hoặc các loại củ màu vàng thì chủ yếu là sắc tố carotenoid (hàm lượng diệp lục rất thấp).

B - sai. Vì acetone là dung môi hữu cơ nên nó sẽ hòa tan các sắc tố.

C - sai. Vì chỉ cần ngâm lá trong dung môi khoảng 1 giờ.

Câu 2: Nguyên lí của thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp là

A. Một số dung môi hữu cơ có khả năng chuyển hóa tinh bột thành màu đỏ đặc trưng.

B. Ethanol là thuốc thử tinh bột. Khi nhỏ iodine vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh tím.

C. Iodine là thuốc thử tinh bột. Khi nhỏ iodine vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu đỏ.

D. Iodine là thuốc thử tinh bột. Khi nhỏ iodine vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh tím.

Đáp án đúng là: D

Nguyên lí của thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp là: Iodine là thuốc thử tinh bột. Khi nhỏ iodine vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh tím.

Câu 3: Bọt khí nổi lên ở cành rong đuôi chó được đặt ngoài ánh sáng là khí

A.carbon dioxide thoát ra trong quá trình quang hợp.

B. oxygen thoát ra trong quá trình quang hợp.

C. nitrogen thoát ra trong quá trình quang hợp.

D. hydrogen thoát ra trong quá trình quang hợp.

Đáp án đúng là: B

Bọt khí nổi lên ở cành rong đuôi chó được đặt ngoài ánh sáng là khíoxygen thoát ra trong quá trình quang hợp.

Câu 4: Lá cây khi quang hợp tổng hợp được

A. tinh bột và thải ra khí carbon dioxide.

B. tinh bột và thải ra khí oxygen.

C. tinh bột và thải ra khí nitrogen.

D. lipid và thải ra khí oxygen.

Đáp án đúng là: B

Lá cây khi quang hợp tổng hợp được tinh bột và thải ra khí oxygen.

Câu 5: Vì sao trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp cần sử dụng iodine làm thuốc thử?

A. Vì dung dịch iodine phản ứng với tính bột tạo thành màu đỏ đặc trưng.

B. Vì dung dịch iodine phản ứng với tính bột tạo thành màu xanh tím đặc trưng.

C. Vì chỉ có dung dịch iodine mới tác dụng với tinh bột.

D. Vì dung dịch iodine chuyển hóa tinh bột thành đường đơn dễ quan sát.

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp cần sử dụng iodine làm thuốc thử vì dung dịch iodine phản ứng với tính bột tạo thành màu xanh tím đặc trưng.

Câu 6: Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột, việc đun sôi cách thủy lá trong cồn 90o nhằm mục đích

A. Loại bỏ sắc tố xanh của lá giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.

B. Loại bỏ gân lá giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.

C. Làm cho lá tan trong nước giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.

D. Làm cho nước trong lá bốc hơi hết giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột, việc đun sôi cách thủy lá trong cồn 90o nhằm mục đích loại bỏ sắc tố xanh của lá giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.

Câu 7: Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, khi nhỏ thuốc thử iodine, phần lá bị che không xuất hiện màu xanh tím đặc trưng là do

A. phần lá bị che không nhận được ánh sáng nên không thể quang hợp để tạo ra tinh bột.

B. phần lá bị che không nhận được ánh sáng nên không thể quang hợp để tạo ra diệp lục.

C. phần lá bị che không nhận được oxygen nên không thể quang hợp để tạo ra tinh bột.

D. phần lá bị che không nhận được oxygen nên không thể quang hợp để tạo ra diệp lục.

Đáp án đúng là: A

Phần lá bị che sẽ không nhận được ánh sáng → Phần lá này sẽ không tiến hành quá trình quang hợp, không tạo ra được tinh bột → Khi nhỏ iodine, sẽ không cho màu xanh tím đặc trưng.

Câu 8: Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh,việc đặt cây thí nghiệm vào chỗ tối 2 ngày nhằm

A. làm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết.

B. làm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho diệp lục hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết.

C. làm tăng cường quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột được tổng hợp nhanh và nhiều hơn.

D. làm tăng cường quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho diệp lục được tổng hợp nhanh và nhiều hơn.

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh,việc đặt cây thí nghiệm vào chỗ tối 2 ngày nhằmlàm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết. Điều này sẽ đảm bảo được tính chính xác của kết quả khi nhỏ thuốc thử iodine.

Câu 9: Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp, vì sao phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt?

A. Để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá.

B. Để phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng.

C. Để xác định mẫu lá khảo sát thí nghiệm.

D. Giúp lá cây không bám bụi.

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp, phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt để phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng.

Câu 10: Việc cho các loại cây thủy sinh (ví dụ như rong đuôi chó) vào các bể cá cảnh ngoài tác dụng tạo tính thẩm mĩ còn có tác dụng nào sau đây?

A. Cung cấp thêm oxygen cho sinh vật sống trong bể cá.

B. Cung cấp thêm carbon dioxide cho sinh vật sống trong bể cá.

C. Cung cấp thêm diệp lục cho sinh vật sống trong bể cá.

D. Cung cấp thêm chất khoáng cho sinh vật sống trong bể cá.

Đáp án đúng là: A

Môi trường nước có nồng độ oxygen thấp mà cây thủy sinh có khả năng quang hợp tạo khí oxygen → Việc cho các loại cây thủy sinh (ví dụ như rong đuôi chó) vào các bể cá cảnh ngoài tác dụng tạo tính thẩm mĩ còn có tác dụng cung cấp thêm oxygen cho sinh vật sống trong bể cá.

Câu 11: Trong thí nghiệm phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp, việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích

A. tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau: cây ở cốc A quang hợp mạnh, cây ở cốc B quang hợp yếu.

B. tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau: cây ở cốc A quang hợp yếu, cây ở cốc B quang hợp mạnh.

C. tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau: cây ở cốc A không quang hợp, cây ở cốc B quang hợp bình thường.

D. tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau: cây ở cốc A quang hợp bình thường, cây ở cốc B không quang hợp.

Đáp án đúng là: C

Mục đích của việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích tạo ra điều kiện quang hợp khác nhau để so sánh kết quả thí nghiệm: Để cốc A ở chỗ tối để cây ở cốc A không nhận được ánh sáng → không tiến hành quang hợp được; để cốc B ở chỗ có ánh sáng để cây ở cốc B nhận được ánh sáng → tiến hành quang hợp bình thường.

Câu 12: Các sắc tố quang hợp có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tan hoàn toàn trong nước.

B. Tan tốt trong nước và dung môi hữu cơ.

C. Ít tan trong nước và tan trong dung môi hữu cơ.

D. Ít tan trong dung môi hữu cơ và tan trong nước.

Đáp án đúng là: C

Các sắc tố quang hợp có đặc điểm ít tan trong nước và tan trong dung môi hữu cơ.

Câu 13: Có thể sử dụng dung dịch nào sau đây để tiến hành thí nghiệm tách chiết sắc tố trong lá cây?

A. Dung dịch Acetone.

B. Nước.

C. Dầu ăn.

D. NaCl.

Đáp án đúng là: A

Có thể sử dụng dung dịch acetone 80% để tiến hành thí nghiệm tách chiết sắc tố trong lá cây, do acetone là dung môi hữu cơ có khả năng phá vỡ liên kết giữa diệp lục, lipid và protein trong lá, nhờ đó có thể tách chiết sắc tố ở dạng dung dịch.

Câu 14: Dung dịch dùng để chạy sắc kí là hỗn hợp

A. nước và đường tỉ lệ 10 : 1.

B. nước và dầu ăn với tỉ lệ 14 : 1.

C. petroleum ether và ethanol tỉ lệ 10 : 1.

D. petroleum ether và ethanol tỉ lệ 14 : 1.

Đáp án đúng là: D

Dung môi dùng để chạy sắc kí là hỗn hợp petroleum ether và ethanol tỉ lệ 14 : 1.

Câu 15: Để quan sát lục lạp trong tế bào thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật nào dưới đây?

A. Lá tía tô.

B. Lá rong mái chèo.

C. Củ cà rốt.

D. Củ khoai tây.

Đáp án đúng là: B

Để quan sát lục lạp trong tế bào thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật có màu xanh và dễ thao tác như lá rong mái chèo, rong đuôi chó, …

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Sinh học 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 6: Hô hấp ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 7: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

Trắc nghiệm Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá