Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Hình chiếu vuông góc. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:
Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Hình chiếu vuông góc
Bài giải Bài 2: Hình chiếu vuông góc
A. Lý thuyết Hình chiếu vuông góc
1. Hình chiếu vật thể
- Hình chiếu của vật là hình trên mặt phẳng sau khi chiếu vật lên đó.
- Các điểm A’, B’ và C° trên mặt phẳng là hình chiếu của các điểm A, B và C.
- Các đường thẳng OAA, OBB’ và OCC là các tia chiếu. Mặt chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng hình chiếu.
- Phép chiếu vuông góc: vẽ hình chiếu vuông góc.
- Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm: vẽ hình ba chiều, bổ sung cho hình chiếu vuông góc.
2. Phương pháp chiếu góc thứ nhất
- Phương pháp chiếu góc thứ nhất: vật thể đặt trong góc tạo bởi ba MPHC vuông góc từng đôi một.
- Để diễn tả hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc lên ba MPHC như Hình 2.4.
- Ba MPHC: sau, bằng và cạnh phải của vật thể.
Các hình chiếu nhận được trên các MPHC tương ứng với các hướng chiếu như sau:
- Hình chiếu đứng: chiếu từ phía trước.
- Hình chiếu bằng: chiếu từ phía trên xuống.
- Hình chiếu cạnh: chiếu từ phía trái sang.
Trên bản vẽ kĩ thuật, để các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng bản vẽ, ta mở MPHC bằng xuống dưới 90° và MPHC cạnh mở sang phải 90° cho trùng với MPHC đứng. Khi đó:
- Hình chiếu bằng B được đặt dưới hình chiếu đứng A.
- Hình chiếu cạnh C được đặt bên phải hình chiếu đứng A.
3.2 Hình chiếu của khối đa diện
Khối tròn xoay được tạo thành bằng cách quay một hình phẳng quanh trục quay cố định. Các khối tròn xoay thường gặp là hình trụ, hình nón, hình cầu.
Hình chiếu mặt đáy của các khối tròn xoay là hình tròn, các hình chiếu theo các hướng chiếu khác của hình trụ và hình nón là các đa giác. Hình chiếu theo các hướng chiếu của hình cầu là các hình tròn giống nhau.
5. Quy trình vẽ hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản
5.1. Vẽ hình chiếu khối hình học
Hình chiếu vuông góc của khối hình học thường được vẽ theo trình tự như ví dụ ở Bảng 2.1.
5.2. Vẽ hình chiếu vật thể đơn giản
Hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản thường vẽ theo trình tự như ví dụ ở Bảng 2.2.
B. Sơ đồ tư duy Hình chiếu vuông góc
C. Bài tập Hình chiếu vuông góc
Đang cập nhật…
Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại:
Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Bản vẽ kĩ thuật
Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Vật liệu cơ khí
Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Gia công cơ khí
Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động
Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.