Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Bản vẽ kĩ thuật

181

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Bản vẽ kĩ thuật. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Bản vẽ kĩ thuật

Bài giải Bài 3: Bản vẽ kĩ thuật

A. Lý thuyết Bản vẽ kĩ thuật

1. Bản vẽ chi tiết

1.1. Nội dung bản vẽ chi tiết

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

 

Bản vẽ chi tiết máy bao gồm hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật và khung tên. 

- Hình biểu diễn thể hiện hình dạng của chi tiết, kích thước thể hiện độ lớn.

- Yêu cầu kĩ thuật bao gồm việc gia công, xử lí bề mặt,... 

- Khung tên gồm tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế (chế tạo).

1.2. Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản

Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như Bảng 3.1.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

2. Bản vẽ lắp

2.1. Nội dung bản vẽ lắp

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

 

Bản vẽ lắp mô tả hình dạng và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy; dùng để lắp đặt, vận hành và kiểm tra sản phẩm. Thông tin bao gồm:

- Hình biểu diễn: các hình chiếu diễn tả đầy đủ hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết lắp ráp với nhau.

- Kích thước: kích thước chung của sản phẩm và kích thước lắp của các chi tiết.

- Bảng kê: số thứ tự, tên gọi, số lượng và vật liệu của các chi tiết.

- Khung tên: tên sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ và cơ sở thiết kế (chế tạo).

2.2. Đọc bản vẽ lắp đơn giản

Trình tự đọc bản vẽ như Bảng 3.2.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

3. Bản vẽ nhà

3.1 Nội dung bản vẽ nhà

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

- Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước các bộ phận của ngôi nhà; được dùng để thi công xây dựng ngôi nhà.

- Hình biểu diễn trong bản vẽ nhà gồm:

+ Mặt đứng: biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.

+ Mặt bằng: biểu diễn vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng bằng hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua các cửa sổ. Nếu nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng được thể hiện bằng một bản vẽ mặt bằng riêng.

+ Mặt cắt: biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao bằng hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng hình chiếu cạnh.

- Ở bản vẽ nhà, một số bộ phận được kí hiệu quy ước theo TCVN 4614:2012 như Bảng 3.3.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

3.2. Đọc bản vẽ nhà đơn giản

Trình tự đọc bản vẽ nhà như Bảng 3.4.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

B. Sơ đồ tư duy Bản vẽ kĩ thuật

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

C. Bài tập Bản vẽ kĩ thuật

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Vật liệu cơ khí

Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Gia công cơ khí

Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động

Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

Lý thuyết Công nghệ 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: An toàn điện

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá