15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản­

302

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản­ sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản­ đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản­

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Nhật Bản?

A. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương.

B. Phần lớn nằm ở ngoài ngoại chí tuyến.

C. Nằm hoàn toàn ở phía Đông của châu Á.

D. Nằm ở vành đai động đất trên thế giới.

Chọn A

Nhật Bản là một quốc gia quần đảo nằm trên Thái Bình Dương, phần lớn lãnh thổ nằm ngoài vùng ngoại chí tuyến (khoảng 20°B đến 45°B và từ 123°Đ đến 154°Đ), ở phía đông của châu Á. Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương (tức là Nhật Bản nằm ở phía tây của Thái Bình Dương), phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt. Đồng thời, Nhật Bản cũng nằm hoàn toàn trên vành đai lửa Thái Bình Dương (hằng năm có nhiều động đất và núi lửa xảy ra trên lãnh thổ).

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?

A. Lượng mưa tương đối cao.

B. Thay đổi từ bắc xuống nam.

C. Có sự khác nhau theo mùa.

D. Phía nam có khí hậu ôn đới.

Chọn D

Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa, có lượng mưa lớn. Do lãnh thổ kéo dài nên khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam. Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hè ấm áp. Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ít lạnh, thường có mưa và bão.

Câu 3. Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu ở

A. đảo Kiu-xiu.

B. đảo Hô-cai-đô.

C. đảo Hôn-su.

D. các phía Bắc.

Chọn B

Đảo Kiu-xiu nằm ở phía Nam của Nhật Bản, có khí hậu cận nhiệt đới nên mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng và thường có mưa to, bão,…

Câu 4. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

A. đường bờ biển dài.

B. khí hậu phân hóa.

C. nhiều đảo lớn, nhỏ.

D. nghèo khoáng sản.

Chọn C

Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, để phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu hầu hết các loại khoáng sản -> Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của Nhật Bản về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 5. Mùa đông kéo dài, lạnh và có bão tuyết là đặc điểm khí hậu của

A. phía bắc Nhật Bản.

B. phía nam Nhật Bản.

C. ven biển Nhật Bản.

D. trung tâm Nhật Bản.

Chọn A

Phía bắc Nhật Bản có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, thường xảy ra bão tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.

Câu 6. Đảo nào dưới đây nằm ở phía Bắc của Nhật Bản?

A. Hôn-su.

B. Hô-cai-đô.

C. Kiu-xiu.

D. Xi-cô-cư.

Chọn B

Các đảo của Nhật Bản lần lượt từ Nam lên Bắc là: Đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư, đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô -> Đảo Hô-cai-đô ở phía Bắc của Nhật Bản.

Câu 7. Đảo nào dưới đây nằm ở phía Nam của Nhật Bản?

A. Hôn-su.

B. Hô-cai-đô.

C. Kiu-xiu.

D. Xi-cô-cư.

Chọn C

Các đảo của Nhật Bản lần lượt từ Nam lên Bắc là: Đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư, đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô -> Đảo Kiu-xiu ở phía Nam của Nhật Bản.

Câu 8. Biển của Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Nước biển ấm, nhiều đảo.

B. Diện tích biển lớn, thiên tai.

C. Nền nhiệt độ cao, biển ấm.

D. Có các ngư trường rộng lớn.

Chọn D

Nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh là nơi có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ khiến các sinh vật phù du và các loài tảo phát triển mạnh, nguồn thức ăn cho thủy hải sản lớn nên thu hút nhiều loài cá nhỏ. Mặt khác, các loài cá nhỏ tập trung đông đúc lại thu hút các loài cá và các loài sinh vật biển lớn hơn đến nguồn cá biển phong phú tạo nên các ngư trường rộng lớn, giàu có thủy hải sản biển.

Câu 9. Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?

A. Gió mùa.

B. Gió Tây.

C. Đông cực.

D. Gió phơn.

Chọn A

Nhật Bản nằm trong đới khí hậu ôn đới nhưng có gió mùa điển hình nên mang tính chất gió mùa; phần lớn lãnh thổ có lượng mưa trên 1000 mm/năm.

Câu 10. Eo biển nào dưới đây không thuộc Nhật Bản?

A. Eo Canmôn.

B. Eo Ôxumi.

C. Eo Malacca.

D. Eo Chugaru.

Chọn C

Quan sát biểu đồ tự nhiên Nhật Bản.

- Eo Chugaru nằm ở giữa đảo Hô-cai-đô và đảo Hôn-su.

- Eo Canmôn nằm ở giữa đảo Kiu-xiu, Xi-cô-cư và đảo Hôn-su

- Eo Ôxumi nằm ở phía nam đảo Kiu-xiu.

- Eo Malacca thuộc khu vực Đông Nam Á -> Eo Malacca không thuộc Nhật Bản.

Câu 11. Dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Nhật Bản?

A. Đồi núi.

B. Bình nguyên.

C. Núi lửa.

D. Đồng bằng.      

Chọn A

Đại bộ phận lãnh thổ Nhật Bản là địa hình đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Một số dãy núi cao tập trung ở vùng trung tâm của đảo Hôn-su, trong đó, núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản.

Câu 12. Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

A. Nam Á.

B. Bắc Á.

C. Đông Á.

D. Tây Á.

Chọn C

Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm ở phía đông bắc của châu Á, lãnh thổ gồm hàng nghìn đảo, trong đó bốn đảo lớn nhất là Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Câu 13. Lãnh thổ Nhật Bản trải ra theo một vòng cung dài khoảng

A. 8300 km.

B. 3800 km.

C. 380 km.

D. 830 km.

Chọn B

Lãnh thổ Nhật Bản gồm bốn đảo lớn là: Hô-cai-đô, Hôn-su (chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, trải theo một vòng cung dài khoảng 3800km.

Câu 14. Các loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở Nhật Bản?

A. Dầu mỏ và khí đốt.

B. Sắt và mangan.

C. Than đá và đồng.

D. Bôxit và apatit.

Chọn C

Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là than đá (đảo Hô-cai-đô, Kiu-xiu) và đồng (đảo Hôn-su), các khoáng sản khác (vàng, chì - kẽm, dầu mỏ, khí tự nhiên,...) có trữ lượng không đáng kể.

Câu 15. Đảo nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất ở Nhật Bản?

A. Kiu-xiu.

B. Xi-cô-cư.

C. Hô-cai-đô.

D. Hôn-su.

Chọn D

Diện tích các đảo ở Nhật Bản theo thứ tự giảm dần là: Hôn-su (225 800 km2 - chiếm 61% tổng diện tích); Hô-cai-đô (78 719 km2); Kiu-xiu (37 437 km2) và Xi-cô-cư (18 545 km2).

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm KTPL 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 26: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc­

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá