Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

417

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

A. Lý thuyết Thổ nhưỡng Việt Nam

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

- Khí hậu nóng ẩm tạo lớp phủ thổ nhưỡng dày bởi quá trình phong hoá đá mẹ diễn ra mạnh mẽ.

- Đất feralit hình thành bởi quá trình feralit, tích luỹ ôxít sắt và ôxít nhôm do rửa trôi các chất badơ dễ hoà tan.

- Sự phân mùa mưa - khô ở trung du và miền núi tạo ra các tầng kết von hoặc đá ong.

- Lượng mưa lớn tập trung vào 4-5 tháng mùa mưa gây xói mòn, rửa trôi đất, bồi tụ thành đất phù sa.

2. Ba nhóm đất chính

a) Nhóm đất feralit

- Phân bố: Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta (hơn 65% diện tích đất tự nhiên), phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao khoảng 1.600 – 1700 m trở xuống.

- Đặc điểm: Đất feralit có chứa nhiều ôxit sắt và ôxít nhôm, tạo nên màu đỏ vàng. Đất thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất badơ và mùn. Trong nhóm đất feralit có loại đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

- Giá trị sử dụng: Đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất và trồng các loại cây như thông, bạch đàn, xà cừ, keo, chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, quế, hồi, sâm, bưởi, cam, vải, xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Thổ nhưỡng Việt Nam (ảnh 1)

b) Nhóm đất phù sa

- Phân bố: Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Đặc điểm: Đất phù sa có độ phì cao và rất giàu chất dinh dưỡng do sản phẩm bồi đắp của các hệ thống sông và phù sa biển.

+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có hai loại chính là đất ngoài đê và đất trong đê, đều giàu chất dinh dưỡng.

+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long được chia thành ba loại chính: đất phù sa ngọt, đất phân, và đất mặn, phân bố khắp khu vực

+ Đất phù sa ven biển miền Trung có độ phì thấp hơn, ít phù sa sông do biến đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành.

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: Đất phù sa phù hợp cho sản xuất lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Trong thuỷ sản: Đất phù sa ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng nhiều loại cá và tôm.

- Phân bố: Đất mùn trên núi phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao từ khoảng 1.600 – 1 700 m trở lên.

- Đặc điểm: Đất mùn trên núi được hình thành trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao, đất giàu mùn nhưng tầng đất mỏng do địa hình cao và độ dốc lớn.

Thoái hoá đất giảm độ phì đất, ảnh hưởng năng suất cây trồng và làm đất không thể sử dụng được.
Ngăn chặn thoái hoá đất, nâng cao chất lượng đất để đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp là rất quan trọng.

3. Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất

- Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam chiếm khoảng 30% diện tích cả nước, tức khoảng 10 triệu ha.

- Nhiều biểu hiện của thoái hóa đất ở Việt Nam:

+ Đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng; nguy cơ hoang mạc hoá có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đất ở vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng tăng.

+ Thoái hoá đất ở Việt Nam do nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.

- Nguyên nhân tự nhiên:

+ 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi, lượng mưa lớn và tập trung theo mùa gây xói mòn, rửa trái đất.

- Biến đổi khí hậu, hạn hán, ngập lụt, nước biển dâng làm đất bị thoái hoá.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Thổ nhưỡng Việt Nam (ảnh 1)

- Nguyên nhân do con người:

+ Phá rừng lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy gây xói mòn và rửa trôi đất.

+ Lạm dụng chất hoá học trong sản xuất, không cải tạo đất dẫn đến thoái hoá đất.

- Để giảm thoái hoá đất và bảo vệ môi trường đất, có thể thực hiện các biện pháp như:

+ Bảo vệ và trồng rừng, trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi để hạn chế xói mòn đất.

+ Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê, hệ thống thuỷ lợi để duy trì nước ngọt, hạn chế khô hạn, mặn hoả, phèn hoá.

+ Bổ sung phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng và tăng độ phì nhiều của đất.

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Câu 1: Biện pháp ngắn hạn có thể áp dụng để cải tạo đất là?

A. Áp dụng các quy trình quản lý cây trồng tổng hợp

B. Ưu tiên các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

C. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, chống thoái hóa đất

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 2: Biện pháp dài hạn có thể áp dụng để cải tạo đất là?

A. Định hướng phát triển và quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp

B. Tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng

C. Quy hoạch các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 3: Bổ sung các chất hữu cơ cho đất để?

A. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất

B. Cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung các vi sinh vật cho đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất

C. Duy trì nước ngọt thường xuyên, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: B

Giải thích: Bổ sung các chất hữu cơ cho đất để cải tạo đất thoái hóa, duy trì đất. Đất thoái hoá dần bị mất hết chất dinh dưỡng, nên việc bón phân hữu cơ giúp cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các vi sinh vật cho đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất là?

A. Phá rừng để làm nương rẫy, khiến cho thảm thực vật tự nhiên bị suy giảm

B. Độc canh nhiều diện tích cây công nghiệp dài ngày

C. Sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Đất bị thoái hóa do con người bởi: Nạn phá rừng để lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy làm cho đất bị xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt khiến đất ngày càng trở nên bạc màu. Độc canh nhiều diện tích cây công nghiệp dài ngày cũng là một nguyên nhân thoái hóa đất. Hơn nữa, người dân chưa quan tâm đến việc cải tạo đất, lạm dụng các chất hoá học, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất đã làm cho đất bị ô nhiễm.

Câu 5: Đất phù sa sông Hồng chia thành mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án đúng: A

Giải thích: Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có tính chất ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Ở sông Hồng đất phù sa có thể chia thành hai loại chính là đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) được bồi phủ sa hằng năm và đất trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm.

Câu 6: Giải pháp được sử dụng để chống thoái hoá đất là?

A. Bảo vệ rừng và trồng rừng

B. Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê biển, hệ thống công trình thủy lợi

C. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Để giảm thiểu tình trạng thoái hoá đất, đồng thời bảo vệ môi trường đất, ta thực hiện một số biện pháp:

+ Bảo vệ rừng và trồng rừng: Tiến hành các biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển; trồng cây xanh phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất.

+ Củng cố và hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, công trình thuỷ lợi để duy trì nước ngọt, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá.

+ Bổ sung các chất hữu cơ cho đất, bổ sung các vi sinh vật cho đất và làm tăng độ phì nhiều của đất.

Câu 7: Hậu quả của thoái hóa đất là?

A. Năng suất cây trồng bị ảnh hưởng

B. Độ phì của đất giảm

C. Đất bị thoái hoá nặng không thể sử dụng cho trồng trọt

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 98: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam chiếm khoảng bao nhiêu diện tích cả nước?

A. 20% diện tích

B. 40% diện tích

C. 10% diện tích

D. 30% diện tích

Đáp án đúng: D

Câu 9: Đâu là biểu hiện của thoái hóa đất?

A. Đất trở nên giàu dinh dưỡng

B. Nguy cơ hoang mạc hóa giảm

C. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng giảm

D. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Thoái hoá đất dẫn đến độ phì nhiêu cũng như chất dinh dưỡng trong đất giảm khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi đất thoái hoá nặng không thể sử dụng cho trồng trọt. Đất ở nhiều vùng cửa sông và ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng vì vậy diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.

Câu 10: Đâu là việc cần làm để chống thoái hóa đất?

A. Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển;

B. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất.

C. Nghiêm cấm, hạn chế khai thác rừng đầu nguồn

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Xem thêm các bài lý thuyết Địa lí 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam\

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 10: Sinh vật Việt Nam

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Lý thuyết Địa lí 8 (Kết nối tri thức) Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá