35 câu trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hoá học.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Axit nitric và muối nitrat (có đáp án) chọn lọc

Câu 1: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của +5NN+5 và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 7,36. 

B. 10,23. 

C. 9,15. 

D. 8,61.

Đáp án: C

Câu 2: Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là

A. Al, Zn, Cu                   

B. Al, Cr, Fe                    

C. Zn, Cu, Fe                   

D. Al, Fe, Mg

Đáp án: B

Câu 3: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hoá nâu trong không khí). Khí X là

A. NO. 

B. NO2

C. N2O. 

D. NH3.

Đáp án: A

Câu 4: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được khí NO và dung dịch X. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,4M để kết tủa hết ion Cu2+ trong dung dịch X?

A. 1 lít. 

B. 1,25 lít. 

C. 1,5 lít. 

D. 2 lít.

Đáp án: D

Câu 5:  HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?

A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.

B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.

C. CuS, Pt, SO2, Ag.

D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.

Đáp án: D

Câu 6: Khi hòa tan hoàn toàn một lượng CuO có màu đen vào dung dịch HNO3 thì dung dịch thu được có màu

A. xanh                           

B. vàng                            

C. da cam                        

D. không màu

Đáp án: A

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm các oxit của nitơ có tỉ khối so với H2 là x. Giá trị của x là

A. 19,5. 

B. 20,1. 

C. 18,2. 

D. 19,6.

Đáp án: D

Câu 8: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?

A. Fe2O3.              

B. FeO.                

C. Fe(OH)3.                   

D. Fe2(SO4)3.

Đáp án: B

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 26,52 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 247 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 20oCCo thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 20oCCo, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 75,44 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 90.  

B. 14.  

C. 19.  

D. 33.

Đáp án: D

Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3:2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 27,84 gam chất rắn T gồm ba kim loại.  Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,33 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là

A. 0,09.                        

B. 0,08                          

C. 0,12.                        

D. 0,06.

Đáp án: A

Câu 11: Hòa tan hết 23,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,46 mol H2SO4 loãng và 0,01 mol NaNO3, thu được dung dịch Y (chứa 58,45 gam chất tan gồm hỗn hợp muối trung hòa) và 2,92 gam hỗn hợp khí Z. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,91 mol NaOH, thu được 29,18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong X là

A. 46,98%.          

B. 41,76%.                    

C. 52,20%.          

D. 38,83%.

Đáp án: C

Câu 12: Chất X có công thức Fe(NO3)3. Tên gọi của X là

A. sắt(II) nitrit. 

B. sắt(III) nitrat. 

C. sắt(II) nitrat. 

D. sắt(III) nitrit.

Đáp án: B

Câu 13: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. Mg(NO3)2

B. NaCl. 

C. NaOH. 

D. AgNO3.

Đáp án: D

Câu 14: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối

A. Fe(NO3)3

B. Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)2 và KNO3

D. Fe(NO3)3 và KNO3.

Đáp án: A

Câu 15: Số oxi hóa của sắt trong Fe(NO3)3 là

A. +3. 

B. -2. 

C. +2. 

D. -3.

Đáp án: A

Câu 16: Khi làm thí nghiệm với dung dịch HNO3 đặc thường sinh ra khí nitơ đioxit gây ô nhiễm không khí. Công thức của nitơ đioxit là

A. NH3

B. NO. 

C. NO2

D. N2O.

Đáp án: C

Câu 17: Cho 0,195 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,648 gam Ag. Kim loại R là

A. Cu. 

B. Fe. 

C. Mg. 

D. Zn.

Đáp án: D

Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) sau khi kết thúc phản ứng?

A. Cho Fe vào dung dịch H2SOloãng. 

B. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
C. Đốt cháy Fe trong khí Cl2 dư. 

D. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl.  

Đáp án: A

Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dich NaAlO2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 4. 

B. 2. 

C. 3. 

D. 5.

Đáp án: A

Câu 20: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?

A. H2SO4 loãng. 

B. HNO3 đặc, nguội. 

C. HNO3 loãng dư. 

D. dung dịch CuSO4.

Đáp án: C

Câu 21:  Hoa cẩm tú cầu là loài hoa tượng trưng cho lòng biết ơn và sự chân thành, vẻ kì diệu của cẩm tú cầu là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thề điểu chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng

pH đất trồng

< 7

= 7

> 7

Hoa sẽ có màu

Lam

Trắng sữa

Hồng

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) hoặc đạm 2 lá (NH4NO3) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lần lượt là

A. hồng - lam.                                                      

B. lam – hồng.

C. trắng sữa – hồng.                                             

D. hồng – trắng sữa.

Đáp án: A

 

Câu 22: Có các mệnh đề sau :

(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

(2) Ion NO3 có tính oxi hóa trong môi trường axit.

(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là

A. (1) và (3).            

B. (2) và (4).              

C. (2) và (3).              

D. (1) và (2).

Đáp án: D

Câu 23: Nhận định nào sau đây là sai ?

A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.

B. HNO3 (loãng hoặc đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.

C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.

D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.

Đáp án: C

Câu 24: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HNOtừ

A. NH3 và O2                                            

B. NaNO2 và H2SOđặc.

C. NaNO3 rắn và H2SOđặc.                           

D. NaNO2 và HCl đặc.

Đáp án: C

Câu 25: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.                                  

B. Fe2O3, NO2.

C. Fe, NO2, O2.                                     

D. Fe2O3, NO, O2.

Đáp án: D

Câu 26: Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng

A. 42.            

B. 38.              

C. 40,67.              

D. 35,33.

Đáp án: C

Câu 27: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối amoni). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 38,6.            

B. 46,6.              

C. 84,6.              

D. 76,6.

Đáp án: A

Câu 28: Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của +5NN+5ở đktc). Số mol axit đã phản ứng là

A. 0,3 mol.                

B. 0,6 mol.                

C. 1,2 mol.                

D. 2,4 mol.

Đáp án: C

Câu 29: Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3  +  N2O  +  H2O

Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là

A. 24.                       

B. 30.                        

C. 26.                       

D. 15.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Câu 30: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

A. 1,2 lít.              

B. 0,6 lít.              

C. 0,8 lít.              

D. 1,0 lít.

Đáp án: C

Bài 31: Nhận định nào sau đây là sai ?

A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.

B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.

C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.

D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.

Đáp án: C

Bài 32: Có các mệnh đề sau :

(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

(2) Ion NO có tính oxi hóa trong môi trường axit.

(3) Khi nhiệt phâm muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2

(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Trong các mệnh đè trên, những mệnh đề đúng là

A. (1) và (3).   

B. (2) và (4).   

C. (2) và (3).   

D. (1) và (2).

Đáp án: D

Bài 33: Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là

A. 336 lít.   

B. 560 lít.   

C. 672 lít.   

D. 448 lít.

Đáp án: B

Bài 34: Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?

A. 14,4 gam.   

B. 7,2 gam.   

C. 16 gam.   

D. 32 gam.

Đáp án: D

Bài 35: Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Giá trị của V là

A. 44,8.   

B. 89,6.  

C. 22.4.   

D. 30,8.

Đáp án: D

 

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
725 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
693 11 1
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
807 8 6
Tải xuống