35 câu trắc nghiệm Hơp chất của cacbon (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Hơp chất của cacbon (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hoá học.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Hơp chất của cacbon (có đáp án)

Câu 1: Nung 13,4g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại hóa trị II. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,8g chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:

A. 4,2g.         

B. 5,8g.         

C. 6,3g.         

D. 6,5g.

Đáp án: C

Câu 2: Sục 1,12 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 5,91g.       

B. 19,7g.       

C. 78,8g.       

D. 98,5g.

Đáp án: A

Câu 3: Để tạo xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?

A. (NH4)3PO4.

B. NH4HCO3.

C. CaCO3.     

D. NaCl.

Đáp án: B

Câu 4: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:

A. 4.              

B. 5.              

C. 6.              

D. 7.

Đáp án: A

Câu 5: Cặp chất nào sau đây không bị nhiệt phân?

A. CaCO3, BaCO3.               

B. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2.   

C. Na2CO3, K2CO3.              

D. NaHCO3, KHCO3.

Đáp án: C

Câu 6: Chất khí nào sau đây, được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?

A. CO2.                 

B. N2.                    

C. CO.                  

D. CH4.

Đáp án: A

Câu 7: Cho dãy các chất sau: CO2, CO, SiO2, NaHCO3, NH4Cl. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: B

Câu 8: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) đi qua 164ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,22g/ml) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được khối lượng chất rắn là:

A. 15,5g.       

B. 26,5g.       

C. 31g.          

D. 46,5g.

Đáp án: D

Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. Khi đó khối lượng dung dịch Y so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu sẽ là:

A. tăng 3,04g.

B. tăng 7,04g.

C. giảm 3,04g.

D. giảm 7,04g.

Đáp án: A

Câu 10: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, ZnO, Fe2O3, nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn có chứa đồng thời

A. Al2O3, Zn, Fe, Cu        

B. Al2O3, ZnO, Fe, Cu      

C. Al, Zn, Fe, Cu             

D. Cu, Al, ZnO, Fe

Đáp án: A

Câu 11: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaCO3 và CaSO3:

Khí Y là

A. CO2.                            

B. SO2.                            

C. H2.                              

D. Cl2.

Đáp án: A

Câu 11: Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là

A. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, kết tủa không tan.

B. không có hiện tượng gì trong suốt quá trình thực hiện.

C. lúc đầu không thấy hiện tượng, sau đó có kết tủa xuất hiện.

D. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan.

Đáp án: D

Câu 12: Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng do chứa muối kali cacbonat. Công thức của kali cacbonat là

A. KCl.

B. KOH.

C. NaCl                           

D. K2CO3

Đáp án: D

Câu 13: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?

A. NaCl.                          

B. KNO3.                         

C. KCl.                            

D. HCl.

Đáp án: D

Câu 14: “Nước đá khô” không nóng chảy mà dễ thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô, rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. “Nước đá khô” là

A. SO2 rắn.               

B. CO2 rắn.               

C. CO rắn.                

D. H2O rắn.

Đáp án: B

Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO(đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X thu được 3,94g kết tủa và dung dịch Z. Giá trị của a là:

A. 0,015.       

B. 0,02.         

C. 0,03.         

D. 0,04.

Đáp án: B

Câu 16: Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?

A. tăng 13,2g.

B. tăng 20g.   

C. giảm 6,8g. 

D. giảm 16,8g.

Đáp án: C

Câu 17: Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 500 ml KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,12M kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,55.                                

B. 3,94.         

C. 1,97.         

D. 4,925.

Đáp án: B

Câu 18: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe và FexOy, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 64 gam chất rắn Y trong ống sứ và 11,2 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Giá trị của m là

A. 65,6.

B. 72,0.

C. 70,4.

D. 66,5.

Đáp án: C

Câu 19: Cho 10 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,80.                    

B. 2,24.                     

C. 1,12.                    

D. 3,36.

Đáp án: B

Câu 20: Cho khí CO2 vào lượng dư dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa?

A. MgCl2.                        

B. Ca(OH)2.                     

C. Ca(HCO3)2.                 

D. NaOH.

Đáp án: B

Câu 21: Cho 8,96 lít CO2 (đktc) sục vào dung dịch chứa 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 2M và NaOH 1,5M thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng kĩ dung dịch X thu được thêm b gam kết tủa. Giá trị (a + b) là

A. 5 gam                          

B. 15 gam                        

C. 20 gam                        

D. 40 gam

Đáp án: C

Câu 22: Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí ?

A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.

B. Quá trình quang hợp của cây xanh.

C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.

D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.

Đáp án: B

Câu 23: Dẫn 8,96 lít khí CO (đktc) qua 13,44 gam hỗn hợp rắn gồm Fe3O4, Fe2O3 và CuO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 9. Giá trị của m là

A. 9,68 gam.                    

B. 10,24 gam.                  

C. 9,86 gam.                    

D. 10,42 gam.

Đáp án: B

Câu 24: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) tan hết trong 200ml dung dịch NaOH nồng độ a M; dung dịch thu được có khả năng tác dụng tối đa 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của a là:

A. 0,75.                           

B. 1,5.                             

C. 2.                                

D. 2,5.

Đáp án: C

Câu 25: “Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

 A. CO2                     

B. CFC                     

C. SO2                      

D. NO2

Đáp án: A

Câu 26: Về mùa đông, một số người quen dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm ở trong phòng kín dẫn đến bị tử vong. Hỏi khí nào chủ yếu gây nên hiện tượng đó?

A. Cl2                        

B. CO                       

C. CO2                      

D. SO2, Cl2 và SO2

Đáp án: B

Câu 27: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là

A. đồng(II) oxit và mangan oxit.              

B. đồng(II) oxit và than hoạt tính.

C. than hoạt tính.                                     

D. đồng(II) oxit và magie oxit.

Đáp án: B

Câu 28: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. đám cháy do xăng, dầu.                       

B. đám cháy nhà cửa, quần áo.

C. đám cháy do magie hoặc nhôm.           

D. đám cháy do khí ga.

Đáp án: C

Câu 29: Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi. Công thức của natri cacbonat là

A. Na2CO3.                   

B. NaHCO3.                 

C. MgCO3.                   

D. CaCO3.

Đáp án: A

Câu 30: Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được chất khí X. Chất X là

A. CaO.               

B. H2                           

C. CO.                 

D. CO2.

Đáp án: D

Câu 31: CO không khử được các oxit trong nhóm nào sau đây ?

A. Fe2O3, MgO   

B. MgO, Al2O3

C. Fe2O3, CuO   

D. ZnO, Fe2O3,

Đáp án: B

Câu 32: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá này một thời gian thu được 0,78m gam chất rắn. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là

A. 78%.   

B. 50%.   

C. 62,5%.   

D. 97,5%.

Đáp án: C

Câu 33: Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm oxit và muối cacbonat của kim loại kiềm R. Hòa tan hết hỗn hợp trên cần vừa đủ 0,2 mol HCl. Kim loại R là

A. Na.   

B. Li.   

C. Cs.   

D. K.

Đáp án: D

Câu 34: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Toàn bộ lượng X khử vừa hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. thành phần phần trăm thể tích CO2 trong X là

A. 13,235%.   

B. 16,135%.   

C. 28,571%.   

D. 14,286%.

Đáp án: D

Câu 35: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau :

X → Y + CO2 X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O

Hai muối X, Y tương ứng là

A. CaCO3, NaHSO4.   

B. BaCO3, Na2CO3 .

C.CaCO3, NaHCO3.   

D. MgCO3, NaHCO3.

Đáp án: C

 

Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
862 11 2
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 6
Tải xuống