Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 Câu trắc nghiệm Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hoá học.
Mời các bạn đón xem:
35 Câu trắc nghiệm Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng (có đáp án)
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong từ khói trong các vụ cháy do nạn nhân hít phải lượng lớn khí độc X, là một hợp chất của cacbon. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi của hemoglobin. Khí X là
A. CO
B. CO2
C. CH4
D. CCl4
Đáp án: A
Câu 2: Chất X là một khí rất độc, có trong thành phần của khí than khô (khoảng 25%). Chất X là
A. HCl
B. CO
C. N2
D. CO2
Đáp án: B
Câu 3: SiO2 không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Na2CO3 nóng chảy
B. NaOH nóng chảy.
C. dung dịch HF.
D. dung dịch HCl.
Đáp án: D
Câu 4: Cho luồng khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,75
B. 3,88
C. 2,48
D. 3,92
Đáp án: D
Câu 5: Sục khí CO2 dư vào dung dịch nào sau đây thu được kết tủa?
A. NaNO3
B. NaCl
C. NaOH
D. NaAlO2
Đáp án: D
Câu 6: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch HNO3.
(d) Nhỏ dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Câu 7: Cho các phản ứng sau:
(a) C + H2O (hơi) to→→to
(b) Si + NaOH + H2Oto→→to
(c) FeO + CO to→→to
(d) Cu(NO3)2 to→→to
Số phản ứng sinh ra đơn chất là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: D
Câu 8: Trường hợp nào sau đây, không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Si + dung dịch HCl đặc →→
B. CO2 + dung dịch Na2SiO3 →→
C. Si + dung dịch NaOH →→
D. SiO2 + Mgto→→to
Đáp án: A
Câu 9: Cacbon chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. C + O2to→→toCO2
B. C + 2H2 to→→toCH4
C. 3C + 4Alto→→to Al4C3
D. 3C + CaO to→→toCaC2
Đáp án: A
Câu 10: Khí thải nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?
A. CO2
B. H2S
C. CO
D. SO2
Đáp án: A
Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,775
B. 9,850
C. 29,550
D. 19,700
Đáp án: D
Câu 12: Để phòng chống nhiễm độc khí CO và một số khí độc khác, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là
A. đồng(II) oxit
B. than hoạt tính
C. photpho
D. lưu huỳnh
Đáp án: B
Câu 13: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là
A. 20%
B. 40%
C. 60%
D. 80%
Đáp án: A
Câu 14: Chất nào sau đây, không bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao?
A. MgO
B. CuO
C. Fe2O3
D. Fe3O4
Đáp án: A
Câu 15: Cho 15,9 gam Na2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 4,48.
C. 1,12.
D. 2,24.
Đáp án: A
NaOH +X−→→+XZ +Y−→→+YNaOH +X−→→+XE+Y−→→+YCaCO3.
Biết X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CO2, CaCl2.
B. NaHCO3, CaCl2.
C. NaHCO3, Ca(OH)2.
D. CO2, Ca(OH)2.
Đáp án: D
Câu 17: Cho 15 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 3,36.
C. 1,12.
D. 2,24.
Đáp án: B
Câu 18: Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp cho con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?
A. Hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước.
B. Oxi hoá các chất khí độc, các chất tan trong nước.
C. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic.
D. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước.
Đáp án: A
Câu 19: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO và CO2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch Ca(OH)2.
B. dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaCl.
D. dung dịch H2O.
Đáp án: A
Câu 20: Dung dịch chất nào sau hòa tan được SiO2?
A. HNO3.
B. HF.
C. HCl.
D. HBr.
Đáp án: B
Câu 21: Đơn chất X điều kiện thường ở trạng thái rắn, được sử dụng làm bút chì. Cho X phản ứng với O2 thu được khí Y. Cho Y phản ứng với đơn chất X trong điều kiện nhiệt độ cao, không có O2 thu được khí Z là một khí không màu, không mùi và rất độc. Các chất X, Y và Z lần lượt là:
A. Cl2, Cl2O và ClO2.
B. C, CO và CO2.
C. C, CO2 và CO.
D. S, SO2 và SO3.
Đáp án: C
Câu 22: Khi ủ than tổ ong có một khí rất độc, không màu, không mùi được tạo ra, đó là khí?
A. CO2.
B. SO2.
C. CO.
D. H2.
Đáp án: C
Câu 23: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. 3CO + Fe2O3 t°→→t° 3CO2 + 2Fe
B. CO + CuO t°→→t° CO2 + Cu
C. 3CO + Al2O3t°→→t° 2Al + 3CO2
D. 2CO + O2t°→→t°2CO2
Đáp án: C
Câu 24: Dẫn từ từ CO2 đến dư vào bình đựng nước vôi trong, hiện tượng quan sát được là:
A. nước vôi từ trong hóa đục rồi lại từ đục hóa trong.
B. nước vôi từ trong hóa đục.
C. nước vôi từ đục hóa trong rồi lại từ trong hóa đục.
D. nước vôi từ đục hóa trong.
Đáp án: A
Câu 25: Cho V lít khí CO2 (đktc) vào 1,5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,12.
B. 2,24.
C. 3,36.
D. 4,48.
Đáp án: D
Câu 26: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau khi thu được 39,4 gam kết. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Giá trị của m là
A. 2,66.
B. 22,6.
C. 26,6.
D. 6,26.
Đáp án: C
Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Hàm lượng % của CaCO3 trong X là
A. 6,25%.
B. 8,62%.
C. 50,2%.
D. 62,5%.
Đáp án: D
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp A2CO3 và BCO3 vào dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 5,1g muối và V lít khí ở đktc. Giá trị của V là:
A. 1,68.
B. 2,24.
C. 3,36.
D. 11,2.
Đáp án: B
Câu 29: Điều nào sau đây là sai ?
A. Silicagen là axit salixic khi bị mất nước.
B. Axit silixic là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.
C. Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm và amoni).
D. Thủy tinh lỏng là dung dịch muối của axit silixic.
Đáp án: B
Câu 30: Công thức hoá học của thuỷ tinh thông thường là:
A. Na2O.CaO.6SiO2
B. CaO.6SiO2
C. Na2O.6SiO2
D. Na2O.CaO.2SiO2
Đáp án: A
Câu 31: Phản ứng nào sau đây không xảy ra ?
A. CO2 + dung dịch BaCl2
B. SO2 + CaCO3 (trong dung dịch)
C. CO2 + dung dịch Na2CO3
D. CO2 + dung dịch NaClO
Đáp án: A
Câu 32: Thổi khí CO2 vào bình nước vôi trong cho tới dư, sau phản ứng:
A. thu được muối duy nhất CaCO3.
B. thu được muối duy nhất Ca(HCO3)2.
C. thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2.
D. không thu được muối.
Đáp án: B
Câu 33: Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bè mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây ?
A. dung dịch HCl
B. dung dịch HF
C. dung dịch NaOH loãng
D. dung dịch H2SO3
Đáp án: B
Câu 34: Nhiệt phân hoàn toàn 25,9 gam muối hidrocacbonat của một kim loại R có hóa trị II không đổi. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Kim loại R là
A. Cu
B. Mg
C. Ba
D. Ca.
Đáp án: C
Câu 35: Nung nóng 50 gan NaOH với 40 gam cát khô (chứa SiO2 và tạp chất trơ) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X vào nước dư thu được dung dịch Y và một phần cặn không tan. Hấp thụ 2,24 lít khí CO2 vào dung dich Y, thu được 5,85 gam kết tủa. hàm lượng SiO2 trong cát là
A. 90%.
B. 96%.
C. 75%.
D. 80%.
Đáp án: A
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.