35 câu trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 15 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Phong trào dân chủ 1936-1939 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Phong trào dân chủ 1936-1939 (có đáp án) chọn lọc

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp công nhân thế giới là

A. chủ nghĩa phát xít.

B. chủ nghĩa thực dân.

C. chủ nghĩa đế quốc.

D. chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Đáp án: A

Câu 2. Trong thời kì 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh dưới hình thức nào?

A. công khai, bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

B. công khai, hợp pháp và bí mật.

C. bí mật và bất hợp pháp.

D. công khai, bí mật, hợp pháp và đấu tranh vũ trang.

Đáp án: A

Câu 3. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7-1936 là thành lập

A. Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận dân tộc Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Đáp án: A

Câu 4. Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 diễn ra

A. ngày 1 - 5 - 1938, tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội.

B. ngày 1 - 5- 1936, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội.

C. ngày 1 - 5 - 1938, tại khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ.

D. ngày 1 - 5 - 1939, tại Sài Gòn - Chợ Lớn.

Đáp án: A

Câu 5. Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện

A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.

B. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

C. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.

D. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật.

Đáp án: C

Câu 6: Trong những năm 1936 - 1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam

A. phục hồi và phát triển.

B. phát triển nhanh.

C. khủng hoảng, suy thoái.

D. phát triển xen kẽ khủng hoảng.

Đáp án: A

Câu 7: Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất nhằm đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ trong thời kỳ 1936 - 1939 là

A. phong trào Đông Dương đại hội.

B. mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1/5/1938).

C. vận động đưa người của Mặt trận dân chủ Đông Dương ứng cử vào Viện Dân biểu.

D. xuất bản nhiều tờ báo công khai tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh.

Đáp án: B

Câu 8: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là

A. chống đế quốc và chống phong kiến.

B. chống phát xít và chống chiến tranh.

C. chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình.

D. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.

Đáp án: A

Câu 9. Đến tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành

A. mặt trận dân tộc Đồng Dương.

B. mặt trận Phản đế Đông Dương.

C. mặt trận Việt Minh.

 D. mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Đáp án: D

Câu 10. Tác phẩm “Vấn đề dân cày” do ai soạn thảo?

A. Trường Chinh và Lê Hồng Phong.

B. Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh.

C. Nguyễn Văn Cừ và Lê Duẩn.

D. Phạm Văn Đồng và Trần Phú.

Đáp án: B

Câu 11. Phong trào 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản các tờ báo công khai là

A. Chuông rè, An Nam trẻ, Lao động.

B. An Nam trẻ, Tin tức, Tiền phong.

C. Tiền phong, Dân chúng, Lao động.

D. Tiền phong, Thanh niên, Dân chúng.

Đáp án: C

Câu 12. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam đã buộc chính quyền thực dân Pháp

A. nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh dân chủ.

B. tăng cường lực lượng để đàn áp phong trào.

C. tăng các loại thuế cũ, đặt thêm nhiều loại thuế mới.

D. nhượng bộ các quyền dân tộc cơ bản.

Đáp án: A

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13. Ý nghĩa nào sau đây không phải của phong trào 1936 - 1939?

A. Chứng minh năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Buộc chính quyền thực dân phải thực hiện một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

C. Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

D. Là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Đáp án: C

Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?

A. Lần đầu tiên hình thành trên thực tế liên minh công - nông.

B. Xây dựng được lực lượng chính trị quần chúng đông đảo cho cách mạng.

C. Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Bước đầu khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đáp án: B

Câu 15: Cuộc diễn tập lần thứ hai của Đảng và và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

A. phong trào cách mạng 1930 - 1931.

B. phong trào dân chủ 1936 - 1939.

C. cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.

D. cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945.

Đáp án: B

Câu 16: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?

A. Là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.

C. Tư tưởng Mác - Lê-nin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng.

D. Bước đầu khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đáp án: D

Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chấm dứt là gì?

A. Liên Xô suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

C. Bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.

Đáp án: B

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của cách mạng trong thời kỳ 1936 - 1939?

A. Chống đế quốc và phong kiến, làm cho nước Việt Nam, độc lập, tư do.

B. Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.

C. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh , dân chủ, cơm áo và hòa bình.

D. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.

Đáp án: A

Câu 19. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là

A. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

B. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

C. Chủ nghĩa thực dân cũ.

D. Chủ nghĩa phát xít.

Đáp án: D

Câu hỏi vận dụng

Câu 20. Điểm giống nhau trong phong trào 1930-1931 và phong trào 1936-1939 là gì?

A. Sử dụng hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.

B. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.

C. Tập hợp quần chúng trong một mặt trận thống nhất.

D. Để lại bài học về sự liên minh công nông.

Đáp án: A

Câu 21. Phong trào 1936 - 1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam ?

A. Xây dựng liên minh công nông vững chắc.

B. Dùng bạo lực để đấu tranh giành chính quyền.

C. Tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

D. Xây dựng lực lượng vũ trang và chính trị hùng mạnh.

Đáp án: C

Câu 22. Phong trào cách mạng 1936-1939 ở Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây ?

A. Mục tiêu đấu tranh triệt để.

B. Hình thức đấu tranh phong phú.

C. Thu hút đông đảo quần chúng.

D. Phong trào có tổ chức chặt chẽ.

Đáp án: A

Câu 23. Nội dung nào đúng về việc xác định lực lượng cách mạng của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ?

A. Chủ yếu là công nhân và nông dân

B. Chỉ có công nhân và nông dân.

C. Các lực lượng dân chủ ở Đông Dương.

D. Tất cả các lực lượng ở Đông Dương.

Đáp án: C

Câu 24. Hình thức đấu tranh xuất hiện lần đầu tiên trong phong trào 1936-1939 ở Việt Nam là gì?

A. Đấu tranh báo chí.

B. Đấu tranh đòi thả tù chính trị.

C. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh.

D. Đấu tranh nghị trường.

Đáp án: D

Câu 25. Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936-1939?

A. Ở Đông Dương có toàn quyền mới.

B. Quốc tế cộng sản tổ chức đại hội lần thứ V.

C. Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.

D. Chính phủ phát xít chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.

Đáp án: C

Câu 26. Những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 bước đầu được Đảng Cộng sản Đông Dương khắc phục tại

A. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936.

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941.

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940.

Đáp án: B

Câu 27. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam mang tính dân tộc là nhận xét

A. sai vì phong trào chỉ rõ những quyền dân chủ.

B. sai vì phong trào chỉ chống bọn phản động thuộc địa.

C. đúng vì phong trào đòi quyền lợi từ tay kẻ thù của dân tộc.

D. đúng vì phong trào là một bộ phận của cách mạng thế giới.

Đáp án: C

Câu 28. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Kết hợp hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp với bí mật bất hợp pháp.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương cụ thể cho hoàn cảnh mới.

C. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ dưới nhiều hình thức đấu tranh.

D. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Đáp án: A

Câu 29. Phong trào 1936-1939 được gọi là cuộc vận động dân chủ vì

A. hướng vào mục tiêu trước mắt đòi quyền tự do dân chủ.

B. đã hưởng ứng cuộc vận động dân chủ trên thế giới.

C. đã thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. chủ yếu là đấu tranh hòa bình, hợp pháp.

Đáp án: A

Câu 30. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng bài học kinh nghiệm Đảng Cộng sản Đông Dương có thể rút ra từ phong trào dân chủ 1936 - 1939?

A. Lãnh đạo quần chúng giành chính quyền bằng bạo lực.

B. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

C. Xây dựng chính quyền cách mạng.

D. Lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa từng phần.

Đáp án: B

Câu 31: Trong phong trào Đông Dương Đại hội (1936), Đảng ta đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?

A. Công khai, hợp pháp.

B. Bất hợp pháp.

C. Bán công khai, bán hợp pháp.

D. Công khai, bất hợp pháp.

Đáp án: A

Câu 32: Chủ nghĩa phát xít có đặc điểm nào để phân biệt với chủ nghĩa tư bản?

A. Độc tài, tàn bạo nhất, sô vanh nhất.

B. Bóc lột thậm tệ đối với công nhân.

C. Đế quốc chủ nghĩa nhất của bọn tư bản tài chính.

D. Câu A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 33: Tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do ai dẫn đầu đến dự Đại hội?

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Nguyễn Đức Cảnh.

C. Nguyễn Văn Cừ.

D. Lê Hồng Phong.

Đáp án: D

Câu 34: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là

A. Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.

B. Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.

C. Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.

D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh

Đáp án: D

Câu 35: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập mặt trận gì?

A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

B. Mặt trận dân chủ Đông Dương

C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

D. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương

Đáp án: C

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.7 K 12 12
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 6 18
Tải xuống