30 câu trắc nghiệm Bài 2: Định luật ôm (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 30 câu trắc nghiệm Bài 2: Định luật ôm (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật lý.

Mời các bạn đón xem:

30 câu trắc nghiệm Bài 2: Bài tập định luật ôm

Bài 1: Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Đáp án: C

Bài 2: Biểu thức đúng của định luật Ohm là:  

1

Đáp án: B

Bài 3: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Đáp án: D

Bài 4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:

A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ

B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ

C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ

D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ

Đáp án: A

Bài 5: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:

A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.

B. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.

C. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.

D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.

Đáp án: D

Bài 6: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:

A. 1,5A                                                         

B. 2A

C. 3A                                                             

D. 1A

Đáp án: B

Bài 7: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:

A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây

B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây

C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây

D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.

Đáp án: A

Bài 8: Điện trở của dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

D. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm

Đáp án: C

Bài 9: Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

A. Ôm  (Ω)                                                     

B. Oát (W)

C. Ampe (A)                                                  

D. Vôn (V)

Đáp án: A

Bài 10: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở (R = 6 Ω)  là (0,6A). Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:

A. 3,6V                                                         

B. 36V

C. 0,1V                                                          

D. 10V

Đáp án: A

Bài 11: Mắc một dây dẫn có điện trở (R = 12 Ω ) vào hiệu điện thế (3V ) thì cường độ dòng điện qua nó là:

A. 36A                                                          

B. 4A

C. 2,5A                                                          

D. 0,25A

Đáp án: D

Bài 12: Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:

A. 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ                                   

B. 1MΩ = 1000kΩ = 1000000Ω

C. 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ                             

D. 10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ 

Đáp án: B

Bài 13: Đặt một hiệu điện thế (U = 12V) vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là (2A ). Nếu tăng hiệu điện thế lên (1,5 ) lần thì cường độ dòng điện là:

A. 3A                                                            

B. 1A

C. 0,5A                                                          

D. 0,25A

Đáp án: A

Bài 14: Đặt vào hai đầu một điện trở (R) một hiệu điện thế (U = 12V), khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là (1,2A ). Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là (0,8A ) thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là:

A. 4,0                                                          

B. 4,5  

C. 5,0                                                          

D. 5,5  

Đáp án: C

Bài 15: Khi đặt hiệu điện thế (4,5V ) vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ (0,3A ). Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm (3V ) nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:

A. 0,2A                                                         

B. 0,5A

C. 0,9A                                                          

D. 0,6A

Đáp án: B

Bài 16: Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở R1; R2 trong hình sau: 

1

Điện trở R1; R2 có giá trị là:

A. R1 = 5Ω; R2 = 20Ω                                        

B. R1 = 10Ω; R2 = 5Ω  

C. R1 = 5Ω; R2 = 10Ω                                          

D. R1 = 20Ω; R2 = 5Ω   

Đáp án: D

 Bài 17: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.

A. Điện trở

B. Chiều dài

C. Cường độ

D. Hiệu điện thế

Đáp án: A

Bài 18: Một dây dẫn có điện trở 50 Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

A. 1500V

B. 15V

C. 60V

D. 6V

Đáp án: B

Bài 19: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

A. 1A

B. 1,5A

C. 2A

D. 2,5A

 Đáp án: B

Bài 20: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

A. tăng 5V

B. tăng 3V

C. giảm 3V

D. giảm 2V

Đáp án: B

Bài 21: Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2.R1 và U1 = 2.U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì U1 lớn hơn U2 2 lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vìR1 nhỏ hơn R2 2 lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai?

A. Cả hai bạn đều đúng.

B. Bạn A đúng, bạn B sai.

C. Bạn B đúng, bạn A sai.

D. Cả hai bạn đều sai.

Đáp án: D

Bài 22: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?

A. 0,2A. 

B. 0,5A.

C. 1A.

D. 0,1A.

Đáp án: A

Bài 23: Muốn đo hiệu điện thế của một nguồn điện, nhưng không có Vôn kế, một học sinh đã sử dụng một Ampe kế và một điện trở có giá trị R = 200 Ω mắc nối tiếp nhau, biết Ampe kế chỉ 1,2 A. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện bằng bao nhiêu?

A. U = 1,2V.

B. Một giá trị khác.

C. U = 20V.

D. U = 240V.

Đáp án: D

Bài 24: Hãy sắp đặt theo thứ tự đơn vị của các đại lượng sau: hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở.

A. Ampe, ôm, vôn.

B. Vôn, ôm, ampe.

C. Vôn, ampe, ôm.

D. Ôm, vôn, ampe.

Đáp án: C

Bài 25: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

A. Tăng 5V 

B. Tăng 3V 

C. Giảm 3V

D. Giảm 2V

Đáp án: B

Bài 26: Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Cường độ dòng điện không những phụ thuộc vào hiệu điện thế mà còn phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

B. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế mà phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

C. Cường độ dòng điện chỉ phụ thuộc vào hiệu điện thế mà không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

D. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào vào hiệu điện thế và cũng không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

Đáp án: A

Bài 27: Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào là sai?

A. I = U/R. 

B. I = U.R. 

C. R = U/I

D. U = I.R.

Đáp án: B

Bài 28: Nếu thay điện trở R bằng R' = 24 Ω. thì cường độ dòng điện qua R' có thể là giá trị nào trong các giá trị sau?

A. I = 12 A.

B. I = 24 A.

C. I = 1 A.

D. Một giá trị khác.

Đáp án: D

Bài 29: Nếu gắn thêm đèn trên vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 2,4 V thì dòng điện qua bóng đèn là bao nhiêu? Đèn có sáng bình thường không? Chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. I = 0,133A; đèn sáng bình thường.

B. I = 0,133A; đèn sáng yếu hơn bình thường.

C. I = 1,33A; đèn sáng mạnh hơn bình thường.

D. I = 0,331A; đèn sáng yếu hơn bình thường.

Đáp án: B

Bài 30: Dùng bóng đèn trên với hiệu điện thế 6 V. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Đèn sáng yếu hơn bình thường.

B. Đèn không sáng.

C. Đèn sáng mạnh hơn bình thường và sẽ bị cháy.

D. Đèn sáng bình thường.

Đáp án: C

 

 

 

 

 

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Top 50 Đề thi Học kì 2 Vật lí 10 (Cánh diều 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
581 51 7
Top 50 Đề thi giữa học kì 2 Vật lí 10 (Cánh diều 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Cánh diều (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
759 59 31
Top 50 Đề thi Học kì 2 Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
501 58 9
Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án Admin Vietjack Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Vật lí THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
659 41 23
Tải xuống