VBT Vật lí lớp 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

864

Toptailieu.vn giới thiệu Giải vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm trang 6, 7, 8 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Vật lí lớp 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
Mục I - Phần A , Trang 6 VBT Vật lí 9: Hoàn thành mục I - Điện trở dây dẫn

Trả lời:

1. Xác định thương số UI đối với mỗi dây dẫn

C1:

(Tùy thuộc vào thí nghiệm. Dưới đây là bảng số liệu để các em tham khảo)

- Bảng 1:

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm  (ảnh 1)

Ta có: UI=5

- Bảng 2:

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm  (ảnh 2)

Ta có: UI=20

C2:

Giá trị của thương số UI đối với mỗi dây dẫn là như nhau. Đối với hai dây dẫn khác nhau thì giá trị thương số UI là khác nhau.

2. Điện trở

a) Trị số R = U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó.

b) Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là: 

 Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm  (ảnh 3)  

c) Đơn vị của điện trở: Ôm - ký hiệu Ω; 1 Ω = 1V/1A; 1KΩ = 1000 Ω; 1 MΩ = 1000000 Ω

d) ý nghĩa của điện trở: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

 
Mục II - Phần A, Trang 6 VBT Vật lí 9
Trả lời:
1. Hệ thức của định luật: I=UR

2. Phát biểu định luật: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Mục III - Phần A , Trang 7 VBT Vật lí 9: Hoàn thành mục III - Vận dụng
Trả lời:

C3:

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn:  U=I.R=0,5.12=6V.

C4:

Ta có:

I1=UR1I2=UR2=U3R1I2=I13I1=3I2

Dòng điện chạy qua dây dẫn thứ nhất có cường độ lớn hơn và lớn hơn ba lần.

Câu 2.1 bài tập SBT Trang 7 VBT Vật lí 9: Trên hình 2.1 vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của ba dây dẫn khác nhau.

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm  (ảnh 4)

a) Từ đồ thị, hãy xác định giá trị cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn khi hiệu điện thế đặt giữa hai đầu dây dẫn là 3V.

b) Dây dẫn nào có điện trở lớn nhất ? Nhỏ nhất ? Giải thích bằng ba cách khác nhau.

Phương pháp giải:

+ Đọc đồ thị U-R
+ Sử dụng mối liên hệ U-I-R
Trả lời:
a) Từ đồ thị, khi U=3V thì:

I1=5mA và R1=UI1=600

I2=2mA và R2=UI2=1500

I3=1mA và R3=UI3=3000

b) Ba cách xác định điện trở lớn nhất, nhỏ nhất là:

Cách 1: Từ kết quả đã tính ở trên ta thấy dây dẫn 3 có điện trở lớn nhất, dây dẫn 1 có điện trở nhỏ nhất.

Cách 2: Từ đồ thị, không cần tính toán, ở cùng một hiệu điện thế, dây dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ lớn nhất thì điện trở của dây đó nhỏ nhất. Ngược lại, dây dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ nhỏ nhất thì dây đó có điện trở lớn nhất.

Cách 3: Nhìn vào đồ thị, khi dòng điện chạy qua điện trở có giá trị như nhau thì giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở nào lớn nhất, điện trở đó có giá trị lớn nhất.

Câu 2.2 bài tập SBT Trang 7 VBT Vật lí 9: Cho điện trở R = 15 Ω

a)   Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là bao nhiêu ?

b)   Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,3A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu ?

Trả lời: 
a) Mắc điện trở này vào hiệu điện thế U=6V thì cường độ dòng điện qua điện trở là: I=UR=615=0,4A

b) Cường độ dòng điện tăng thêm 0,3A tức là: I = 0,7A. Khi đó hiệu điện thế là: U = I x R = 0,7 x 15 = 10,5V 

Câu 2.3 bài tập SBT Trang 8 VBT Vật lí 9: m thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt giữa hai đầu vật dẫn bằng kim loại, người ta thu được bảng số liệu sau : 

U(V)

0

1,5

3,0

4,5

6,0

7,5

9,0

I(A)

0

0,31

0,61

0,90

1,29

1,49

1,78

a) Vẽ đồ thi biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.

b) Dựa vào đồ thị ở câu a, hãy tính điện trở của vật dẫn nếu bỏ qua những sai số trong phép đo.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức R=UI

Trả lời:

a) Đồ thị được vẽ trên hình 2.2 

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm  (ảnh 5)

b) Nếu bỏ qua những sai số trong phép đo thì điện trở của vật dẫn đó là: 

Khi U=4,5V thì I=0,9A

Khi đó: R=4,50,9=5Ω

Câu 2.4 bài tập SBT Trang 8 VBT Vật lí 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 2.2, điện trở R1= 10Ω , hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN = 12V. 

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm (ảnh 1)

a) Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua R1

b) Giữ nguyên UMN = 12V, thay điện trở R1 bằng điện trở R2, khi đó ampe kế chỉ giá trị I2=I12Tính điện trở R2

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức I=UR

Trả lời:

a) Cường độ dòng điện chạy qua R1 là: I1=U1R1=1210=1,2A

b) Tính R2. 

Ta có: I2=I12=0,6A.  

Vậy R2=U2I2=120,6=20Ω

Câu 2.a bài tập bổ sung Trang 8 VBT Vật lí 9: Khi đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I.Hệ thức biểu thị định luật ôm được viết như thế nào?

A. I=RU     B. U=IR

C. R=UI     D. I=UI


Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức định luật Ôm I=UR

Trả lời: 

Theo định luật ôm ta có I=URR=UI

Chọn đáp án C

Câu 2.b bài tập bổ sung Trang 8 VBT Vật lí 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 2.3, trong đó \(R_1 = 6 Ω\), ampe kế chỉ 0,5A.

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm  (ảnh 6)

a) Tìm số chỉ của Vôn kế.

b) Giữ nguyên UMN muốn số chỉ của ampe kế là 0,75A thì phải thay R1 bằng một điện trở khác có trị số bằng bao nhiêu.

Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức định luật Ôm I=UR

Tóm tắt:

R1=6Ω

I1=0,5A

a) Số chỉ của vôn kế = ?

b) I2=0,75A thì R2 = ?

Trả lời

a) Ta có: 

I1=UMNR1UMN=I1.R1=6.0,5=3V 

b)

I2=UMNR2R2=UMNI2=30,75=4Ω

 
Đánh giá

0

0 đánh giá