Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Top 30 Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Mua tài liệu 46 4.9 K 82

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 30 Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án gồm các đề thi được tuyển chọn và tổng hợp từ các đề thi môn Ngữ văn THPT trên cả nước có hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Top 30 Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) - Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra ở một trường trung học

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

– Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

– Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

– Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

– Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

Câu 4. Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Thuyết minh đoạn trích sau đây:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những nỗi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được?

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.  

Câu 2  

- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.

- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…

Câu 3  

- Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. 

Câu 4  

- Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả

- Giới thiệu tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Sau khi nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt và làm tan rã mười lăm vạn viện binh của quân Minh, cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt đã hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt hai mươi năm ròng rã phải chịu đựng thảm khốc dưới ách cai trị tàn bạo của quân xâm lược.

- Thừa lệnh của chủ soái Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo bình Ngô đổ tổng kế cuộc kháng chiến vĩ đại, báo cáo rộng rãi cho toàn thể nhân dân được biết.

- Với nghệ thuật chính luận hùng hồn và cảm hứng trữ tình sâu sắc, tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh, đồng thời ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

* Nội dung đoạn trích:

+ Tố cáo tội ác dã man của giặc Minh:

- Trước hết, tác giả vạch trần âm mưu xâm lược, sau đó lên án chủ trương cai trị thâm độc và cuối cùng là đanh thép tố cáo tội ác của giặc Minh.

- Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu cướp nước đã có từ lâu, vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ", để "mượn gió bẻ măng" cướp đất nước ta của chúng.

- Nguyễn Trãi không tố cáo chủ trương đồng hoá thâm độc mà tố cáo chính sách cai trị hà khắc, tham tàn của giặc Minh: Vơ vét sản vật quý báu, bóc lột sức người, sức của bằng thuế má, phu phen, dâng nạp cống vật và huỷ hoại môi trường sống, tàn sát dân chúng vô tội không biết ghê tay.

- Tội ác chất chồng của giặc Minh và khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta đã được Nguyễn Trãi đúc kết bằng hai câu văn mang ý nghĩa khái quát rất cao:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

 => Tác giả đã lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để so sánh với cái vô hạn (tội ác của giặc); lấy cái vô cùng (nước Đông Hải) so sánh với cái vô cùng (sự dơ bẩn của giặc). Câu văn đầy tính hình tượng khắc hoạ và nhấn mạnh tội ác của quân thù; đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn và khinh bỉ của tác giả.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) - Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Cuộc sống của chúng ta ngày nay lệ thuộc quá nhiều vào thói quen, nhiều lúc, ta tưởng như mình bị chính những thói quen điều khiển. Những thói quen ấy và ảnh hưởng của chúng là tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào chọn lựa của bạn. Bạn có thể chọn cách để tâm trí mình luôn ở thế chủ động, không bị những suy nghĩ u mê khống chế. Bạn cũng có thể thay thế những thôi thúc tiêu cực bằng ý nghĩ tích cực. Nhờ những thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh.

Thái độ tích cực tạo ra một lực hút lớn đối với những điều tốt đẹp. Tương tự, người sở hữu tinh thần tích cực sẽ có sức cuốn hút người khác bằng chính sự lạc quan, tin yêu vào cuộc sống của mình.

Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng. Chúng ta sẽ không cảm thấy quá căng thẳng, nặng nề khi phải đối diện với hoàn cảnh khó khăn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, để từ đó biết rút ra bài học kinh nghiệm.

Thái độ tích cực luôn tạo nên những phản ứng tinh thần chính xác đối với mỗi tác động bên ngoài. Khi đó, bạn sẽ biết cách suy nghĩ, hành động và có cách cư xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Tâm hồn bạn và cuộc sống này là những điều bạn được tùy nghi sử dụng để đem lại ích lợi tuyệt đối cho chính mình. Do đó, sử dụng nó thế nào để đem lại hiệu quả chỉ phụ thuộc vào bạn mà thôi.

Thái độ tích cực giúp bạn suy nghĩ và hành động sáng suốt hơn, luôn biết hướng về một tương lai xán lạn, mà nơi đó ước mơ và khát vọng của bạn có thể trở thành hiện thực. Bất kỳ khó khăn nào của cuộc sống, tiềm ẩn trong nó cũng là cơ hội cho những ai đủ sáng suốt nhận ra. Đúng như triết lý mà Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli đã từng phát biểu: “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh”.

Một trong những cách giúp bản thân suy nghĩ và hành động tích cực là chọn lấy một động lực thúc đẩy từ nội tâm. Đó có thể là một câu “khẩu hiệu” thật ngắn gọn và ý nghĩa để nhắc nhở bạn bền bỉ thực hành sống tích cực cũng như kiên tâm theo đuổi mục đích đã đặt ra. Khi bạn nhắc đi nhắc lại trong đầu mình một suy nghĩ tích cực, đặc biệt là vào thời điểm phải đối diện với khó khăn, bạn sẽ thêm mạnh mẽ và kiên quyết để vượt qua tất cả nhằm đạt được điều tốt nhất có thể.

(Michael J. Ritt- Chìa khóa tư duy tích cực, Nhà xuất bản trẻ)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả làm thế nào để bản thân có thể suy nghĩ và hành động tích cực?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến cho rằng “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh”?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến cho rằng “Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng”? vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Nhận xét về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ), Lã Nhâm Thìn khẳng định: “Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà.”

(Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, để bản thân có thể suy nghĩ và hành động tích cực là chọn lấy một động lực thúc đẩy từ nội tâm (có thể là một câu “khẩu hiệu” thật ngắn gọn và ý nghĩa)

Câu 3: Câu “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh” được hiểu là: Con người có thể làm chủ bản thân, thay đổi hoàn cảnh, tạo cơ hội cho chính bản thân mình, không lệ thuộc vào hoàn cảnh

Câu 4: Các em đưa ra quan điểm cá nhân, sau đó dùng lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

a) Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Truyền kì mạn lục”

b) Giải thích :

- Lời nhận định của ông Lã Nhâm Thìn đã khái quát những phẩm chất, tính cách nổi bật của Ngô Tử Văn – nhân vật trung tâm của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, đó là “cương trực, khảng khái”. Tính cách ấy được biểu hiện thông qua hành động “chống gian tà” (đốt đền trừ tà) một cách kiên quyết

c) Chứng minh : Tính cách cương trực của Ngô Tử Văn được thể hiện qua :

- Cách giới thiệu nhân vật của tác giả : bên cạnh giới thiệu tên, quê quán là hành trạng, tính cách của nhân vật: “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”

- Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân

- Thái độ điềm nhiên, không hề run sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần

- Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa và quang cảnh đáng sợ nơi âm phủ “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”

- Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực, thẳng thắn tâu trình sự việc để vạch rõ thói gian dối, xảo trá của tên Bách hộ họ Thôi

d) Bình luận :

- Bằng thái độ dũng cảm, cương trực đấu tranh cho công lí, cho lẽ phải đến cùng, cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng.

- Chiến thắng ấy giúp giải trừ được tai họa, bảo vệ cuộc sống an lành cho nhân dân ; diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược gian ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho thổ thần nước Nam

- Phần thưởng mà Tử Văn nhận được là chức quan phán sự ở đền Tản Viên. Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho những người cương trực, dũng cảm, dám đấu tranh chống lại cái ác, cái bất công ; bất tử hóa khát vọng công lí của con người. Kết thúc có hậu ấy vừa thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn, vừa có ý nghĩa củng cố niềm tin về chiến thắng chung cuộc tất yếu của cái thiện…

- Đề cao nhân vật Tử Văn, truyện còn có ý nghĩa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ

→ Hình tượng nhân vật Tử Văn tiêu biểu cho phẩm chất của kẻ sĩ nước Nam, thấp thoáng bóng dáng của chính tác giả…

Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (Có đáp án) - Đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh , người mẹ sẽ sống bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh… Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh.Tên y học của cúc là Liêu chi.”

( Theo Almanach người mẹ và phái đẹp.NXB Văn hóa- Thông tin 1990)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt chính trong văn bản? (0,5)

Câu 2: Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản ? (0,5)

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn bản? (1đ)

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên là gì? (1đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Từ văn bản của bài tập đọc- hiểu trên , em hãy viết bài văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về: Tình mẫu tử (2đ)

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

( Trao duyên, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- 2 phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả hoặc biểu cảm

Câu 2:

- Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình.

- Vì: Tất cả đều là việc của mẹ.

Câu 3:

- Hiệu quả của phép liệt kê:

+ Nhấn mạnh mùi thơm của những chiếc áo được phơi dưới nắng và khẳng định niềm vui sướng của nhân vật “tôi” khi lần đầu tiên nhận ra mùi thơm ấy. (1,0 điểm)

+ Tạo âm hưởng nhịp nhàng; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. (0,5 điểm)

Câu 4: Viết đoạn văn

- Hình thức (0,5 điểm)

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn.

+ Trình bày, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả.

- Nội dung (1,0 điểm): 

Học sinh trình bày theo quan điểm riêng của mình nhưng cần nêu được các ý sau: Hãy rèn cho mình lối sống chủ động; sống tự lập; có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của mình…

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

* Giải thích : Tình mẫu tử

- Mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người quan trọng với cuộc đời mỗi chúng ta. Mẹ là người mang nặng đẻ đau chúng ta, mẹ tần tảo nuôi chúng ta khôn lớn. công lao của mẹ lớn lao biết nhường nào, chính vì thế gọi tình cảm mẹ con là tình mẫu tử.

- Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con

=> Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con thể hiện sự gắn bó, yêu thương chấp nhận hy sinh và chăm sóc

* Bàn luận

- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

+ Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….

+ Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta

+ Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

- Tình mẫu tử đối với mỗi người:

+ Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương

+ Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi

- Vai trò của tình mẫu tử:

+ Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi

+ Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống

- Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:

+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này

+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha

+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử

* Bài học bản thân

- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng

- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử

- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung

- Đoạn cuối 8 câu cuối đoạn : Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.

- Trích dẫn thơ

II. Thân bài

* Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng

- Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại

- Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”

→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi

- Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại

→ Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại.

- Các hành động

+ Nhận mình là "người phụ bạc"

+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu

+ Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý

* Tiểu kết:

- Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.

- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại hiều xúc cảm nơi người đọc.

Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, có lời giải chi tiết:

Top 10 Đề thi giữa Học kì 2 Toán 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Top 10 đề thi giữa Học kì 2 Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Hóa học 10 (Kết nối tri thức 2024) tải nhiều nhất

Top 50 Đề thi Giữa học kì 2 Lịch sử 10 (Kết nối tri thức 2024) tải nhiều nhất

Top 10 đề thi giữa Học kì 2 Sinh học 10 (Cánh diều 2024) có đáp án

Tài liệu có 46 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
652 1 0
TOP 10 mẫu Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
212 1 0
TOP 10 mẫu Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
262 1 0
TOP 10 mẫu Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
175 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống