Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 bài văn Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43). sách cánh diều hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43).
Dàn ý Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43).
- Giới thiệu qua về bài thơ Gương báu khuyên răn của đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi
- Mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ được kết hợp vô cùng hài hòa:
+ Bức tranh thiên nhiên ngày hè sôi động và nhộn nhịp: Có tiếng ve kêu, hoa lựu đỏ, hòe tỏa bóng mát
+ Bức tranh đó sẽ không thể hoàn hảo nếu như thiếu đi yếu tố tình: Khung cảnh con người làng ngư phủ đang lao động hăng say, cuộc sống tấp nập tại chợ cá, tạo ra những tiếng “lao xao”
=> Bức tranh ngày hè thật đẹp vì có sự kết hợp giữa quang cảnh ngày hè rực rỡ, tươi mát và cảnh con người đang lao động hăng say, có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Video Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43).
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43) – Mẫu 1
Bài thơ Gương báu khuyên răn là một trong số những bài thơ nổi tiếng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi. Trong bài thơ, mối quan hệ giữa cảnh và tình vô cùng hài hòa, tình giúp cho cảnh thêm đẹp, cảnh giúp cho tình thêm nồng. Cảnh ngày hè đã trở nên sôi động và náo nhiệt hơn bao giờ hết khi có thêm sự xuất hiện của con người. Mùa hè đến, bản hòa ca quen thuộc của sứ giả mùa hè, những chú ve vang lên hòa chung với những tiếng “lao xao” của chợ cá làng chài nơi Nguyễn Trãi về ở ẩn đã mang tới cho người đọc cảm giác hào hứng, tràn đầy năng lượng. Không những vậy, bức tranh thiên nhiên ngày hè và người dân làng ngư phủ còn được Nguyễn Trãi điểm thêm vào đó là những màu sắc sặc sỡ của hoa lựu đỏ, cây hòe xanh mát, thật đẹp và tươi mới làm sao! Khung cảnh ngày hè trong bài thơ Gương báu khuyên răn đã khiến cho người đọc như được lạc vào những ngày hè tràn ngập sức sống và nhộn nhịp, vì có sự kết hợp hài hòa giữa cả cảnh và tình, đó là khung cảnh ngày hè tươi đẹp và hình ảnh lao động miệt mài của những người dân làng ngư phủ.
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43) – Mẫu 2
Gương báu khuyên răn là một bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Bài thơ vẫn giữ nguyên được những giá trị cho tới ngày nay một phần là nhờ vào việc tạo nên mối quan hệ giữa cảnh và tình vô cùng điêu luyện của Nguyễn Trãi. Bức tranh cảnh ngày hè vô cùng tươi đẹp nhưng có lẽ sẽ không có hồn nếu như thiếu đi chút tình chính là hoạt động của con người làng ngư phủ. Trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, có tiếng ve kêu râm ran, báo hiệu hè đã đến, có màu sắc sặc sỡ đúng chất mùa hè là màu đỏ của hoa lựu và màu xanh tươi của cây hòe. Bức tranh đó đã trở nên đặc biệt hơn khi có sự xuất hiện của những người ngư dân họp chợ tạo nên những âm thanh “lao xao” đầy nhộn nhịp. Cả cảnh và tình đã khiến cho bức tranh thiên nhiên mùa hè trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết. Mùa hè trong bài thơ Gương báu khuyên răn thật đẹp vì nó được tạo hóa ban cho những màu sắc, quang cảnh sống động và không thể thiếu là cảnh con người đang lao động hăng say, hạnh phúc vì cuộc sống sung túc hơn mỗi ngày.
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43) – Mẫu 3
Nguyễn Trãi là một đại thi hào của dân tộc, cả đời ông luôn lo nghĩ cho đất nước và nhân dân, nên thơ của ông sẽ luôn ẩn chứa ý tình trong đó, bài Gương báu khuyên răn là một ví dụ. Tuy khi nhìn qua bài thơ, có lẽ nhiều người sẽ chỉ thấy được khung cảnh ngày hè tươi đẹp, nhưng bài thơ còn là mối quan hệ hài hòa giữa cảnh và tình mà Nguyễn Trãi gửi tới chúng ta. Bức tranh thiên nhiên ngày hè trong bài thơ đã được Nguyễn Trãi tái hiện vô cùng chân thực nhưng không phải bằng màu vẽ mà là bằng ngôn từ điêu luyện của mình. Mùa hè hiện ra trước mắt chúng ta là một mùa hè đầy vui tươi và nhộn nhịp. Trong đó có tiếng ve kêu vang trời, có hoa lựu đỏ và cây hòe xòe bóng xanh mát, có khung cảnh con người làng chài đang lao động miệt mài đầy hăng say. Những yếu tố cảnh và người đã được lồng ghép vào nhau rất hợp lý, bức tranh thiên nhiên ngày hè trong bài thơ tràn ngập sức sống và hoàn hảo bởi vì có cả khung cảnh thiên nhiên trời ban và con người trong bài thơ dường như đang có một cuộc sống sung túc khi chợ cá “lao xao” thể hiện sự đông đúc, nhộn nhịp. Có lẽ mối quan hệ giữa cảnh và người trong bài thơ cũng chính là mong muốn của đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, ước muốn đất nước phồn thịnh, thái bình, mưa thuận gió hòa để người dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43) – Mẫu 4
Cũng như đại đa số các bài thơ trung đại khác, Gương báu khuyên răn (bài 43) được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Đây là một trong vài bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca trung đại.
- Ở bốn câu thơ đầu, việc miêu tả cảnh vật được thể hiện rất rõ. Qua đó, có thể thấy niềm vui, tâm trạng viên mãn của nhà thơ trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cảnh vật. Chúng ta khó có thể xác định được thời điểm ra đời cụ thể của bài thơ nhưng có thể tác phẩm được sáng tác vào hai thời điểm: 1) Sau đại thắng quân Minh; 2) Khi Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông mời ra Thăng Long cùng lo việc nước, sau khi ông đã trở về Côn Sơn ẩn dật. Trước không khí thái bình, thịnh vượng của đất nước, ông thể hiện niềm vui và sự tin tưởng vào tương lai tươi đẹp. Đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời Nguyễn Trãi, trước khi bi kịch xảy ra với ông và gia đình.
- Trong bốn câu tiếp theo, nhất là hai câu kết, có thể thấy rõ hơn sự thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả.
+ Ở hai câu luận, chúng ta thấy có sự chuyển đổi từ miêu tả thiên nhiên sang việc miêu tả cảnh vật và sinh hoạt của con người, diễn tả một không khí đầy sôi động, nhộn nhịp trong cuộc sống của người dân.
+ Hai câu kết nói lên trực tiếp mong ước của tác giả về cuộc sống yên lành, “giàu đủ” cho người dân ở muôn phương đất nước.
Quan hệ giữa cảnh và tình trong cả bài thơ là quan hệ gắn bó, tương hỗ. Tả cảnh không phải chỉ để ca ngợi vẻ đẹp thuần tuý của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, nỗi niềm trăn trở ngày đêm của Nguyễn Trãi về đất nước, con người
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43) – Mẫu 5
Cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được Nguyễn Trãi khắc họa như một bức tranh đẹp. Tác giả không chỉ miêu tả bằng thị giác mà còn miêu tả bằng thính giác, khứu giác. Từ sắc xanh của hòe, sắc đỏ của lựu, tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu râm ran, những con người làng chài chất phác, tất cả như đang hòa quyện hài hóa với nhau tạo lên bức tranh thiên nhiên thật êm đềm bình dị.
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43) – Mẫu 6
Gương báu khuyên răn là một bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Bài thơ vẫn giữ nguyên được những giá trị cho tới ngày nay một phần là nhờ vào việc tạo nên mối quan hệ giữa cảnh và tình vô cùng điêu luyện của Nguyễn Trãi. Bức tranh cảnh ngày hè vô cùng tươi đẹp nhưng có lẽ sẽ không có hồn nếu như thiếu đi chút tình chính là hoạt động của con người làng ngư phủ. Trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, có tiếng ve kêu râm ran, báo hiệu hè đã đến, có màu sắc sặc sỡ đúng chất mùa hè là màu đỏ của hoa lựu và màu xanh tươi của cây hòe. Bức tranh đó đã trở nên đặc biệt hơn khi có sự xuất hiện của những người ngư dân họp chợ tạo nên những âm thanh “lao xao” đầy nhộn nhịp. Cả cảnh và tình đã khiến cho bức tranh thiên nhiên mùa hè trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết. Mùa hè trong bài thơ Gương báu khuyên răn thật đẹp vì nó được tạo hóa ban cho những màu sắc, quang cảnh sống động và không thể thiếu là cảnh con người đang lao động hăng say, hạnh phúc vì cuộc sống sung túc hơn mỗi ngày.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.