Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 1
Chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam đã cho ta thấy chàng thanh niên thuộc dòng dõi vương hầu, đã sớm ý thức được đất nước trước hiểm họa xâm lăng, nếu không đuổi giặc thì nước mất nhà tan, nên đã không quản ngại hy sinh góp phần cùng quân dân Đại Việt đánh tan giặc Nguyên hung hãn, từng được xem là đội quân bách chiến bách thắng vào thời kỳ ấy. Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện Trần Quốc Toản là người yêu nước, căm thù giặc. Như vậy, có thể thấy Trần Quốc Toản tuổi trẻ đã lo nghĩ về việc lớn bảo vệ Tổ quốc. Em vô cùng tự hào với tấm gương lịch sử rạng ngời của Hoài Văn Hầu - Trần Quôc Toản đã được miêu tả sống động, đầy vẻ đẹp hấp dẫn trong truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 2
Tháng 10/282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên, vua thấy Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản lúc này mới 16 tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Xem lại sử, thấy hành động nghiến răng phẫn uất trước kẻ thù bạo ngược, bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản thể hiện một cách đầy đủ phản ứng của một thanh niên trước hiện tình đất nước. “Trái tim nóng, cái đầu lạnh” là cụm từ mà thanh niên cần phải học được từ vị danh tướng trẻ tuổi triều đại nhà Trần hơn 700 năm trước. Để từ đó, chọn cho mình một cách hành xử đúng đắn, tỉnh táo trước tình huống hiện nay, không để bị kẻ xấu kích động, lợi dụng để phá quấy, gây nên những cảnh rối ren, khiến cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước gặp thêm khó khăn.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 3
Hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản đã cho em thấy được Trần Quốc Toản dù còn trẻ đã lo nghĩ về việc lớn bảo vệ tổ quốc, rồi chiêu tập binh mã, xông trận với phong thái và bản lĩnh của vị tướng khiến quân giặc không dám đối mặt so gươm. Dù thời gian có làm mờ đi dấu tích danh tướng trẻ tuổi này hy sinh như thế nào, nhưng tên tuổi của ông vẫn in đậm trong lòng người dân nước Việt, trong sử sách nói về thời Trần oai hùng, trong dòng chảy lịch sử giữ nước, chống giặc ngoại xâm của Việt Nam.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 4
Được đọc cuốn Lá cờ thiêu sáu chữ vàng cũng đã lâu rồi, nhưng trong tâm trí em như đang phấp phới lá cờ trận đỏ chói của người thiếu niên mười sáu tuổi đánh quân Nguyên tự thuở nào “căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi… đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên”. Từ vài dòng còn ghi trên trang lịch sử, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy thật đẹp cả một trang anh hùng trong một triều đại anh hùng, in đậm trong em hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam. Lúc này đây, tâm trạng của Hoài Văn Hầu vừa tức vừa hờn vừa tủi, bởi tuy được ban cam quý nhưng việc nước vẫn không được bàn. Nhưng uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Từ đó, người thiếu niên anh hùng nhen nhóm những hy vọng đầu tiên cho chiêu binh mãi mã đánh bại quân giặc. Điều đó cho em thấy không chỉ gan to, chí quyết của một Hoài Văn, mà còn khiến em hết sức tự hào với tráng khí nhà Trần. Trần Quốc Toản không chỉ thể hiện nhiệt tình cao quý ấy bằng lời, mà còn tự nguyện thể hiện nó bằng hành động, trước hết bằng cử chỉ đã được ghi lại sáng ngời trong lịch sử sách; sức phẫn nộ, chí diệt thù đã chuyển một phần thành năng lượng bóp nát quả cam vua ban trong tay lúc nào không biết!
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 5
Khi không gặp được vua, Quốc Toản bèn xông vào thuyền đòi gặp vua để yết kiến vua. Vua bèn cho chàng đứng dậy và bảo chàng tuy đã làm trái phép nước, phải trị tội nhưng thấy chàng còn trẻ mà đã biết lo việc nước nên vua đã ban cho chàng một quả cam. Chi tiết ban quả cam cho thấy nhà vua rất tán thưởng hành động này của chàng. Đến chi tiết bóp nát quả cam vì bị vua xem thường là trẻ con vã nghĩ tới quân giặc vẫn đang hoành hành, lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình. Chi tiết này cũng cho thấy sự gan dạ, dũng cảm, phẩm chất anh hùng của Trần Quốc Toản.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 6
Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nội dung của tác phẩm kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Vì chưa đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chi tiết bóp nát quả cam đã bộc lộ phẩm chất ngay thẳng, tinh thần yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc của Quốc Toản.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 7
Khi đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng với chi tiết cuối tác phẩm, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Lúc bấy giờ, quân Nguyên mượn đường nhưng thực chất muốn sang xâm lược nước ta. Vì tuổi còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được dự bàn việc đánh giặc. Do nóng lòng muốn gặp vua, Quốc Toản định vượt qua hàng rào cấm vệ quân để đến nơi vua họp bàn, bị ngăn cản và xảy ra xung đột. Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to “Xin đánh”. Vua nghe vậy, hiểu được tấm lòng của chàng, không trách phạt và ban cho cam quý. Quốc Toản lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động này xuất phát từ lòng căm tức quân giặc sâu sắc của một chàng trai còn trẻ tuổi trước hoàn cảnh của đất nước. Cùng với đó, Trần Quốc Toản cũng hiện lên với phẩm chất ngay thẳng, bộc trực. Quả là một chi tiết nhỏ nhưng làm nên giá trị lớn.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 8
Trần Quốc Toản - một nhân vật lịch sử vĩ đại, đã ghi dấu ấn đáng chú ý trong truyện “Lá cờ thiêu sáu chữ vàng” và hành động bóp nát quả cam của vị anh hùng đó cũng là một chi tiết đặc biệt quan trọng, mang tính biểu tượng sâu sắc và tạo nên sự nổi bật của nhân vật anh hùng này. Quả cam là một biểu tượng của quyền lực và tình yêu thương vương triều, nó đã gợi lên nhiều cảm xúc và ý nghĩa sâu xa. Nó là món quà quý giá mà nhà vua đã trao tặng cho Trần Quốc Toản và ông đã được tuyển chọn để nhận. Điều này chỉ ra rằng quả cam mang trong nó một giá trị vô cùng lớn. Tuy nhiên, Trần Quốc Toản đã quyết định bóp nát nó, một hành động mạnh mẽ và không thể ngờ được. Điều này cho thấy sự dứt khoát và quyết tâm của anh hùng này trong việc chống lại quân Nguyên và chống lại áp bức từ phía thù địch. Hành động bóp nát quả cam còn thể hiện sự dồn nén cảm xúc trong lòng. Đó là căm thù mãnh liệt đối với kẻ xâm lược, là sự thất vọng và tức giận trước việc không được tham gia vào công việc nước do tuổi trẻ. Nó cũng phản ánh sự day dứt và trăn trở của anh hùng khi không biết cách nào để bảo vệ đất nước và đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 9
Khi đọc cuốn sách "Lá cờ thiêu sáu chữ vàng", hình ảnh lá cờ đỏ rực của một người thiếu niên mười sáu tuổi đấu tranh chống lại quân Nguyên vẫn hiện hữu trong tâm trí độc giả, như một tấm cờ bay trong gió hè, mãi mãi bay đi đến những nơi còn lưu lại dấu tích của quân Nguyên. Hành động đó đã cho thấy tinh thần yêu nước và quyết tâm của một người trẻ thuộc dòng dõi vương hầu. Qua đó, thể hiện sự nhạy bén và nhận thức sớm về tình hình đất nước đang đối mặt với nguy cơ xâm lăng. Trần Quốc Toản đã không ngại hi sinh để cùng quân dân Đại Việt đánh tan giặc Nguyên và bảo vệ đất nước. Hành động vô tình bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản cũng thể hiện lòng yêu nước và sự căm thù đối với kẻ xâm lược. Chứng tỏ ý chí và quyết tâm của anh trong việc bảo vệ tổ quốc. Người anh hùng đã sớm nhận thức trách nhiệm của mình và đã từ bỏ những tiện ích cá nhân để đấu tranh chống lại quân giặc, mà từ trước đến nay được xem là một đội quân bất khả chiến bại. Việc truyền tải chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam cho thấy sự tự hào và sự ngưỡng mộ của tác giả đối với tấm gương anh hùng Hoài Văn Hầu - Trần Quốc Toản. Một biểu tượng tuyệt vời cho lòng yêu nước và ý chí kiên cường của anh hùng trẻ tuổi này.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 10
Trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam là một chi tiết đắt giá, góp phần khắc họa rõ nét tính cách của người anh hùng. Quả cam đó là món quà nhà vua ban cho và đích thân trao vào tay Quốc Toản, bởi vậy, đó là một thứ có giá trị to lớn. Ấy vậy mà nó đã bị anh bóp nát lúc nào không hay. Hành động ấy là kết quả của sự dồn nén nhiều cung bậc cảm xúc trong lòng nhân vật. Đó là sự căm thù giặc ngoại xâm đến tận xương tủy. Là nỗi thất vọng tràn trề, tự bất lực trước bản thân, khi không được nhà vua cho vào cùng bàn việc nước do còn nhỏ tuổi. Và cũng là sự day dứt, trăn trở khi không biết phải làm gì để có thể đem sức mình bảo vệ non sông, đất nước. Tất cả những cảm xúc ấy, đã gián tiếp thể hiện một người anh hùng nhỏ tuổi giàu lòng yêu nước, luôn khát khao được cống hiến cho tổ quốc mình, đánh đuổi ngoại xâm. Chính bởi vậy, chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam đã làm nên bụi vàng của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 11
Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Do còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc dưới thuyền. Lúc này, Quốc Toản đã có hành động chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, chấp nhận chịu tội khi quân. Vua nghe xong không, lấy làm hài lòng vì lời của Quốc Toản hợp với ý mình, chẳng những không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chi tiết bóp nát quả cam xuất phát từ sự căm thù quân giặc sâu sắc, tấm lòng ngay thẳng bộc trực của Trần Quốc Toản. Rõ ràng, chỉ với một chi tiết nhỏ nhưng đã thể hiện được phẩm chất cao đẹp của một con người.
Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 12
Trong đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng sâu sắc với chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Chi tiết này xuất hiện ở phần cuối của văn bản. Quân Nguyên mượn đường nhưng thực chất muốn sang xâm lược nước ta. Tuổi còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được dự bàn việc đánh giặc. Cậu mong muốn có thể gặp vua để bày tỏ lòng mình. Chính vì vậy, Quốc Toản đã chạy xuống thuyền, vượt qua hàng rào cấm vệ quân để đến nơi vua họp bàn. Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to “Xin đánh”. Vua nghe vậy, hiểu được tấm lòng của cậu, không trách phạt và ban cho cam quý. Quốc Toản lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động vô tình của Quốc Toản xuất phát từ tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cùng tính tình bộc trực, ngay thẳng của một chàng trai vẫn còn trẻ tuổi. Tấm gương về Trần Quốc Toản thật đáng khâm phục và tự hào.
Xem thêm các bài Văn mẫu lớp 8 Kết nối tri thức hay khác:
Top 50 mẫu Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế (hay nhất)
Top 50 mẫu Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng (hay nhất)
Top 50 mẫu Bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) (hay nhất)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.