27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 24 (có đáp án 2023): Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

Toptailieu.vn xin giới thiệu 27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 24 (có đáp án 2023): Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 24 (có đáp án 2023): Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

Bài tập

Câu 1: GDP là

A. tổng sản phẩm trong nước.

B. tổng sản phẩm quốc dân.

C. tổng thu nhập quốc gia.

D. tổng thu nhập quốc dân.

Đáp án: A

Câu 2: Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở

A. chế độ sở hữu.

B. chức năng sản xuất.

C. thành phần lãnh đạo.

D. quy mô sản xuất.

Đáp án: A

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu lãnh thổ?

A. Cơ cấu lãnh thổ là sự phân hoá về điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ.

B. Cơ cấu lãnh thổ là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

C. Cơ cấu lãnh thổ là khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

D. Cơ cấu lãnh thổ là sự phân bố dân cư theo lãnh thổ.

Đáp án: B

Câu 4: Cơ cấu kinh tế là tổng thể

A. các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

B. các khu vực kinh tế và trung tâm kinh tế trên một vùng lãnh thổ nhất định hợp thành.

C. các cơ quan, tổ chức kinh tế có vai trò lãnh đạo, chi phối sự phát triển của đất nước.

D. các thành phần, hình thức tổ chức kinh tế có mối quạn hệ chặt chẽ nhau hợp thành.

Đáp án: A

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước đang phát triển?

A. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao.

B. Tỉ trọng nông nghiệp còn cao, tỉ trọng công nghiệp đã tăng.

C. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.

D. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng tăng.

Đáp án: B

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng với GDP?

A. Thể hiện nguồn của cải tạo ra trong một quốc gia.

B. Thể hiện sự phồn vinh, khả năng phát triển kinh tế.

C. GDP dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế.

D. Đo lường tổng giá trị công dân mang quốc tịch.

Đáp án: D

Câu 7: Cơ cấu nền kinh tế không bao gồm các bộ phận nào dưới đây?

A. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.

B. Khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển và đặc khu kinh tế.

C. Nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.

D. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: B

Câu 8: Để đánh giá sự phát triển kinh tế của địa phương (cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương) người ta dùng chỉ số

A. GRDP.

B. GDP.

C. GNP.

D. GRNP.

Đáp án: A

Câu 9: Các thành phần kinh tế có tác động với nhau như thế nào?

A. Vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

B. Vừa tạo động lực, vừa tạo cơ sở bình ổn cho sự phát triển kinh tế.

C. Vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm nhau trên thị trường kinh tế trong nước.

D. Vừa tác động trực tiếp, vừa tác động gián tiếp đến hoạt động kinh tế.

Đáp án: A

Câu 10: GDP và GNI bình quân đầu người là tiêu chí để làm gì?

A. Đánh giá chất lượng cuộc sống và tuổi thọ ở mỗi quốc gia.

B. Thể hiện sự phụ thuộc vào nền kinh tế, dân cư ở các nước.

C. Thể hiện mức độ tiện nghi, giáo dục và tính chất kinh tế.

D. Đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư.

Đáp án: D

Câu 11: Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bộ phận nào có vai trò quan trọng nhất?

A. Các đặc khu, vùng kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu lãnh thổ.

D. Cơ cấu ngành kinh tế.

Đáp án: D

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước phát triển?

A. Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất.

B. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn.

C. Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế tương đương nhau.

D. Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.

Đáp án: D

Câu 13: Tổng sản phẩm trong nước viết tắt là gì?

A. FDI.

B. GNI.

C. GDP.

D. HDI.

Đáp án: C

Câu 14: Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên

A. tập hợp tất cả các ngành hình thành nền kinh tế.

B. quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

C. trình độ phân công lao động.

D. cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất.

Đáp án: D

Câu 15: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm có

A. cơ cấu lao động, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế.

B. cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.

C. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

D. cơ cấu kinh tế trong nước, cơ cấu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: C

Câu 16: GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP phụ thuộc vào

A. tính chất nền kinh tế.

B. trình độ người lao động.

C. các yếu tố nước ngoài.

D. các yếu tố trong nước.

Đáp án: C

Câu 17: Cơ cấu ngành phản ánh đặc điểm nào sau đây?

A. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

B. Quan hệ hợp tác, phân bố thành phần kinh tế.

C. Chế độ sở hữu kinh tế và quan hệ hợp tác.

D. Phân bố sản xuất và chế độ sở hữu kinh tế.

Đáp án: A

Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng với GDP?

A. Đo lường tổng giá trị công dân mang quốc tịch.

B. Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.

C. GDP dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế.

D. GDP là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế.

Đáp án: C

Câu 19: Cơ cấu kinh tế gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành, đó là

A. cơ cấu bộ phận, cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần.

B.  cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần, cơ cấu lãnh thổ. 

C. cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần, cơ cấu vùng.

D. cơ cấu bộ phận, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần. 

Đáp án: B

Câu 20: Nhận định nào sau đây đúng với GNI?

A. GDP dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế.

B. Thể hiện nguồn của cải tạo ra trong một quốc gia.

C. Thể hiện sự phồn vinh, khả năng phát triển kinh tế.

D. GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế.

Đáp án: D

Câu 21: Cơ cấu ngành kinh tế không phản ánh yếu tố nào?

A. Trình độ phân công lao động xã hội.

B. Việc sử dụng lao động theo ngành.

C. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.

D. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.

Đáp án: D

Câu 22: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với

A. khả năng phát triển sản xuất của các ngành.

B. trình độ phát triển của các nước phát triển.

C. quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia.

D. các nhóm nước phát triển hơn về kinh tế.

Đáp án: C

Câu 23: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất là cơ cấu

A. thành phần kinh tế.

B. trung tâm kinh tế.

C. ngành kinh tế.

D. lãnh thổ.

Đáp án: C

Câu 24: GNI phản ánh nội lực của yếu tố nào?

A. Nguồn tài nguyên.

B. Nền kinh tế.

C. Nguồn lao động.

D. Vốn đầu tư.

Đáp án: B

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng về nguyên nhân của sự phát triển không giống nhau giữa các vùng kinh?

A. Khác nhau về điều kiện tự nhiên.

B. Khác biệt về quy mô lãnh thổ.

C. Khác biệt về lịch sử hình thành.

D. Khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội.

Đáp án: B

Câu 26: Cơ cấu kinh tế phân theo lãnh thổ là kết quả của

A. sự phân bố tài nguyên theo lãnh thổ.

B. khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

C. sự phân hóa khí hậu, nguồn nước theo lãnh thổ.

D. quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

Đáp án: D

Câu 27: Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia?

A. Trồng trọt.

B. Khai khoáng.

C. Hộ gia đình.

D. Chăn nuôi.

Đáp án: C

Lý thuyết

I. Cơ cấu kinh tế

1. Khái niệm cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế. Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là:

- Tập hợp các bộ phận (thành phần) hợp thành.

- Các bộ phận có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.

2. Phân loại cơ cấu kinh tế

Cơ cấu nền kinh tế gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 24 (có đáp án 2023): Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế (ảnh 1)

Hình 24.1. Sơ đồ phân loại cơ cấu kinh tế

a. Cơ cấu ngành kinh tế

- Khái niệm: Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng với nhau.

- Đặc điểm

+ Là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế.

+ Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội.

+ Phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

- Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, chia ra thành ba nhóm ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

b. Cơ cấu thành phần kinh tế

- Được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất.

- Các thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

- Việt Nam có các thành phần: kinh tế trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c. Cơ cấu lãnh thổ

- Là một bộ phận của nền kinh tế, là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

- Những sự khác biệt về ĐKTN, điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng.

- Dựa vào quy mô lãnh thổ sẽ có các cấp toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia.

II. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

* Đặc điểm của GDP và GNI

Đặc điểm

GDP

GNI

Khái niệm

Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm.

Đối tượng đóng góp

Các thành phần kinh tế đóng góp vào GDP gồm cả thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó.

Công dân của một quốc gia có thể tạo ra các giá trị ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó.

Đo lường

GDP được tạo ra bởi các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ quốc gia ở một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Chỉ số GNI đo lường tổng giá trị mà công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian (thường là 1 năm).

Ý nghĩa

Chỉ số GDP được dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia.

GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực.

* GDP và GNI bình quân đầu người

- Xác định bằng GDP hoặc GNI chia cho tổng số dân của quốc gia đó ở một thời điểm nhất định.

- Chỉ số thu nhập theo đầu người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.

- Là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống.

27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 24 (có đáp án 2023): Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế (ảnh 2)

Hình 24.2. GNI bình quân đầu người trên thế giới, năm 2020

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Bài 26: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
570 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
492 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
516 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
551 7 1
Tải xuống