20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 30 (có đáp án 2023): Địa lí các ngành công nghiệp

Toptailieu.vn xin giới thiệu 20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 30 (có đáp án 2023): Địa lí các ngành công nghiệp, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 30 (có đáp án 2023): Địa lí các ngành công nghiệp

Bài tập

Câu 1: “Quả tim của ngành công nghiệp nặng” dùng để chỉ ngành công nghiệp:

A. Luyện kim                 

B. Chế tạo cơ khí                          

C. Năng lượng                                    

D. Hóa chất.

Đáp án: B

Câu 2: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là:

A. Cơ khí                  

B. Luyện kim                       

C. Năng lượng                         

D. Dệt

Đáp án: C

Câu 3: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật ?

A. Luyện kim.   

B. Hóa chất.   

C. Năng lượng.   

D. Cơ khí.

Đáp án: C

Câu 4: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây?

A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.

B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.

C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.

D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

Đáp án: D

Câu 5: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như:

A. Hóa phẩm, dược phẩm.

B. Hóa phẩm, thực phẩm.

C. Dược phẩm, thực phẩm.

D. Thực phẩm, mỹ phẩm.

Đáp án: A

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nhanh công nghiệp điện lực ?

A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kĩ thuật.

B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.

D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Đáp án: C

Câu 7: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước ?

A. Điện lực.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Chế biến dầu khí.

D. Chế biến nông-lâm-thủy sản.

Đáp án: A

Câu 8: Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới ?

A. Than nâu.   

B. Than đá.   

C. Than bùn.   

D. Than mỡ.

Đáp án: B

Câu 9: Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước.

A. Đang phát triển.

B. Có trữ lượng than lớn.

C. Có trữ lượng khoáng sản lớn.

D. Có trình độ công nghệ cao.

Đáp án: B

Câu 10: Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ:

A. Dầu khí                

B. Than đá                           

C. Củi ,gỗ                                            

D. Sức nước.

Đáp án: B

Câu 12: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì:

A. Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.

B. Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất 

C. Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường

D. Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt , giá dầu lại quá cao

Đáp án: B

Câu 13: Nhờ ưu điểm nào sau đây mà dầu mỏ đã vượt qua than đá để trở thành nguồn năng lượng hàng đầu?

A. Khả năng sinh nhiệt lớn.                      

B. Dễ vận chuyển 

C. Tiện sử dụng cho máy móc                

D. Cả ba đặc điểm trên 

Đáp án: D

Câu 14: Nguồn năng lượng nào sau đây được sử dung sớm nhất trong việc sử dụng năng lượng của thế giới?

A. Than đá .      

B. Dầu mỏ                   

C. Sức nước.                   

D. Năng lượng Mặt Trời.

Đáp án: A

Câu 15: Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng?

A. Khai thác than                             

B. Khai thác dầu khí 

C. Điện lực  .                                          

D. Lọc dầu 

Đáp án: D

Câu 16: Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho

A. Nhà máy chế biến thực phẩm.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim

D. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

Đáp án: C

Câu 17: Khoáng sản nào sau đây được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia?

A. Than    

B. Dầu mỏ.    

C. Sắt.    

D. Mangan.

Đáp án: B

Câu 18: Biện pháp quan trọng để giâm khí thài C02 (nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trên Trái Đất không phải là

A. giảm đốt than đá.             

B. giảm đốt dầu khí.

C. tăng trồng rừng.              

D. tăng đốt gồ củi.

Đáp án: D

Câu 19: Các nước nào sau đây có sản lượng diện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới?

A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, LB Nga.

B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức.

C. Na-uy, Ca-na-đa,

D. Na-uy. Ca-na-đa, Thuỵ Điền, Pháp.

Đáp án: C

Câu 20: Than An-tra-xít không có đặc điểm nào sau đây?

A. Khả năng sinh nhiệt lớn.

B. Có độ bền cơ học cao.

C. Chuyên chờ không bị vở vụn.

D. độ ẩm cao và có lưu huỳnh

Đáp án: C

Lý thuyết

I. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ

- Vai trò:

+ Là “quả tim của công nghiệp nặng” và là “máy cái” của nền sản xuất xã hội.

+ Sản xuất công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.

+ Cung cấp hàng tiêu dùng.

- Phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ; Cơ khí máy công cụ; Cơ khí hàng tiêu dùng; Cơ khí chính xác.

- Tình hình sản xuất:

+ Ở các nước phát triển: phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng.

+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu sửa chữa, lắp rắp theo mẫu có sẵn.

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh…

II. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

- Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Gồm 4 phân ngành: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm); Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…); Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…); Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…).

- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; không chiếm diện tích rộng; có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…

III. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

- Vai trò: Là ngành công nghiệp mũi nhọn, có sự tác động đến tất cả các ngành kinh tế.

- Phân ngành: Hóa chất cơ bản; Hóa tổng hữu cơ; Hóa dầu.

- Tình hình sản xuất:

+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu là hóa chất cơ bản, chất dẻo.

+ Ở các nước phát triển: phát triển đầy đủ các phân ngành.

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Anh…

IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

- Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh

- Đặc điểm sản xuất:

+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.

+ Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.

+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

+ Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh...

- Phân bố: Ở các nước đang phát triển.

* Ngành công nghiệp dệt may:

- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản...

V. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

- Vai trò:

+ Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

+ Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Làm tăng giá trị của sản phẩm.

+ Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

- Đặc điểm sản xuất: Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

- Phân bố ở mọi quốc gia trên thế giới:

+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp

Bài 29: Cơ cấu, vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố dịch vụ

Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
415 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
313 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
379 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
388 7 1
Tải xuống