Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 27 (có đáp án 2023): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.
Mời các bạn đón xem:
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 27 (có đáp án 2023): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp
Bài tập
Câu 1. Thể tổng hợp nông nghiệp có vai trò chủ yếu nào sau đây?
A. Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế vị trí địa lí và tự nhiên.
B. Tạo điều kiện để thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
C. Hình thức sản xuất cơ sở, vai trò lớn trong sản xuất nông nghiệp.
D. Góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng.
Đáp án: B
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
- Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh theo lãnh thổ, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp.
Câu 2. Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là
A. loại bỏ tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp.
B. đảm bảo đủ nguồn lương thực, thực phẩm cho mỗi hộ gia đình.
C. phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái.
D. tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp ở vùng nông nghiệp.
Đáp án: C
Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất, là lãnh thổ nông nghiệp tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhằm phân bố hợp lí cây trồng vật nuôi, hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
Câu 3. Sản xuất trang trại được tiến hành theo cách thức
A. thâm canh.
B. đa canh.
C. quảng canh.
D. đa dạng.
Đáp án: A
Sản xuất trang trại được tiến hành theo cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hóa, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 4. Hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp có đặc điểm nào sau đây?
A. Có quy mô nhỏ, lẻ và phân tán.
B. Hình thức phát triển thấp nhất.
C. Sản xuất chủ yếu tự cấp tự túc.
D. Hình thức phát triển cao nhất.
Đáp án: D
Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng. Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 5. Mục đích chủ yếu của trang trại là
A. đẩy mạnh cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.
B. phát triển sản xuất nông nghiệp ở quy mô diện tích rộng.
C. sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và thâm canh sâu.
D. sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường.
Đáp án: D
Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Quy mô sản xuất tương đối lớn, thường thuê lao động. Tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hóa, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 6. Sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây?
A. Hộ gia đình.
B. Vùng nông nghiệp.
C. Trang trại.
D. Hợp tác xã.
Đáp án: C
Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Trang trại có quy mô sản xuất tương đối lớn, thường thuê lao động. Tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hóa, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 7. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây gắn liền với quá trình công nghiệp hóa?
A. Trang trại.
B. Vùng nông nghiệp.
C. Hộ gia đình.
D. Hợp tác xã.
Đáp án: A
Trang trại là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp quan trọng của các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp. Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
Câu 8. Trang trại có vai trò chủ yếu nào sau đây?
A. Tạo điều kiện để thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
B. Góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng.
C. Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế vị trí địa lí và tự nhiên.
D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa và khai thác thế mạnh theo lãnh thổ.
Đáp án: C
- Là hình thức sản xuất cơ sở, có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp (cả về kinh tế, xã hội và môi trường).
- Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, xã hội,...
Câu 9. Vùng nông nghiệp có vai trò chủ yếu nào sau đây?
A. Tạo điều kiện để thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
B. Góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng.
C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, khai thác thế mạnh theo lãnh thổ.
D. Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế vị trí địa lí và tự nhiên.
Đáp án: B
- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng.
- Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 10. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hóa?
A. Vùng nông nghiệp.
B. Hợp tác xã nông nghiệp.
C. Nông trường quốc doanh.
D. Trang trại nông nghiệp.
Đáp án: D
Trang trại thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn và tăng thu nhập cho người dân nông thôn -> Trang trại nông nghiệp là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hóa.
Câu 11. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với hình thức trang trại?
A. Dần thay thế tự cấp, tự túc.
B. Quản lí dựa trên thâm canh.
C. Không thuê mướn lao động.
D. Quy mô sản xuất khá lớn.
Đáp án: C
Một số đặc điểm cơ bản của trang trại là
- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Quy mô sản xuất (đất đai, vốn,...) tương đối lớn.
- Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.
- Có thuê lao động để phục vụ sản xuất.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với hình thức tổ chức sản xuất trang trại trong nông nghiệp?
A. Tập trung vào các nông sản có lợi thế.
B. Thuê mướn lao động làm ở trang trại.
C. Đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa.
D. Tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà nước.
Đáp án: D
Một số đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất trang trại trong nông nghiệp
- Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Quy mô sản xuất tương đối lớn.
- Thường thuê lao động.
- Tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hóa, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về vùng nông nghiệp?
A. Lãnh thổ tương đối đồng nhất về những điều kiện tự nhiên.
B. Lãnh thổ tương đối đồng nhất về điều kiện kinh tế - xã hội.
C. Ranh giới trùng hợp hoàn toàn với vùng kinh tế tổng hợp.
D. Hình thành nên những vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
Đáp án: C
Vùng nông nghiệp có lãnh thổ rộng lớn và ranh giới xác định, được hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, cơ sở vật chất - kĩ thuật nông nghiệp, cơ cấu sản xuất,... Sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng.
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức vùng nông nghiệp?
A. Là hình thức cao nhất của tố chức lãnh thổ nông nghiệp.
B. Vùng lãnh thổ tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên.
C. Sản xuất nông nghiệp theo hướng quảng canh, đa canh.
D. Có sự tương đối đồng nhất về điều kiện kinh tế - xã hội.
Đáp án: C
Một số đặc điểm cơ bản của vùng nông nghiệp là
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất.
- Lãnh thổ có đặc điểm tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, cơ sở vật chất - kĩ thuật giữa các địa phương trong vùng.
- Có những sản phẩm chuyên môn hóa theo hướng phát huy thế mạnh của vùng.
Câu 15. Hình thức tổ chức lãnh tổ nông nghiệp cao nhất là
A. vùng nông nghiệp.
B. hợp tác xã nông nghiệp.
C. khu nông nghiệp công nghệ cao.
D. thể tổng hợp nông nghiệp.
Đáp án: A
Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng. Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
Lý thuyết
I. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
1. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
a. Quan niệm
- Là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
b. Vai trò
- Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ, các nước trên thế giới.
- Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Tạo các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.
2. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Đa dạng với nhiều quy mô và cấp độ khác nhau: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp,…
Trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk ở Việt Nam
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI
- Về tổ chức sản xuất: hình thành những cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh để áp dụng máy móc, công nghệ để tối ưu hoá năng suất và hạn chế sức lao động của con người. Đa dạng hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hiện đại để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
- Đa dạng đối tượng lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên cần được kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra nông sản có năng suất cao, thích nghi với biến đổi khí hậu. Phát triển “nông nghiệp xanh” để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
- Chú trọng liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
- Nông nghiệp xanh: phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tối đa hoá cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên sạch, dẫn đến một mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Đảm bảo bốn nguyên tắc (sức khoẻ, sinh thái, công bằng, cẩn trọng) nhằm xây dựng một nền nông nghiệp văn minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: góp phần sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tăng năng suất và sản lượng nông sản, hạn chế sức lao động của con người. Các công nghệ giúp quản lí chính xác hoạt động sản xuất nhằm tăng sinh lợi, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường hơn.
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 26: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.