TOP 10 mẫu Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị (2024) HAY NHẤT

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị (2024) sách Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 11 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị

Dàn ý suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị

1. Mở bài:

- Giới thiệu về bức tượng mẹ Thứ.

- Nằm trong khu tưởng niệm của tỉnh Quảng Nam.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về mẹ Thứ:

  • Người mẹ Việt Nam anh hùng có 9 người con hi sinh trong hai cuộc kháng chiến.
  • Trong những năm đó, mẹ cũng đã nuôi giấu cán bộ, tích cực bám làng.

=> Mẹ Thứ là người mẹ đáng ngưỡng mộ, đáng vinh danh.

- Giới thiệu về bức tượng mẹ Thứ:

  • Gồm tượng có khuôn mặt mẹ ở chính giữa và những khuôn mặt khác ở hai bên.
  • Tượng chính cao 18,5m, được làm bằng đá sa thạch.
  • Những bức tượng xung quanh được làm bằng đá hoa cương, chạy dài khoảng 120m hình cánh cung.
  • Bức tượng mẹ được tạc vô cùng tỉ mỉ, thể hiện một bà mẹ vừa hiền dịu, vừa bất khuất kiên cường.
 

3. Kết bài:

- Khái quát lại về ý nghĩa của bức tượng đài

Chùa Phật TÍch Bắc Ninh: Cổ tự nghìn tuổi vùng Kinh Bắc

Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị (mẫu 1)

Có vô vàn những bức tượng nổi tiếng và kì vĩ trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có một bức tượng đồ sộ, mang đầy ý nghĩa nhân văn. Đó chính là tượng đài mẹ Thứ nằm ở Thành phố Tam Kì, tỉnh Quảng Nam.

Mẹ Thứ tên thật là Nguyễn Thị Thứ. Mẹ có 12 người con, 11 trai và 1 gái. Trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của nhân dân ta, mẹ đã lần lượt tiễn những người con của mình đi chiến đấu bảo vệ đất nước. Trong số đó, có 9 người con trai đã không bao giờ trở về nữa. Không chỉ hi sinh những đứa con cho Tổ quốc mà trong chiến tranh, mẹ luôn bám trụ cùng xóm làng, vừa sản xuất, vừa nuôi giấu cán bộ. Vườn nhà mẹ có đến 5 căn hầm bí mật. Hàng trăm người chiến sĩ đã được gia đình mẹ chăm sóc, che chở trong những năm đó. Vì những đóng góp quá đỗi lớn lao của mình, mẹ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Mẹ Việt Nam anh hùng".

Năm 2010, mẹ Thứ mất, Nhà nước quyết định cho xây dựng quần thể tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng để tri ân mẹ Thứ nói riêng và những người mẹ khác nói chung. Công trình này được xây dựng trên một vùng đất có quy mô lên khoảng 15ha, khối tượng tạc chân dung mẹ Thứ cao lên đến 18,5m, được làm bằng đá sa thạch. Hai bên tượng chính của mẹ là những khối tượng khác tạc hình mặt người bằng đá hoa cương. Tổng bức tượng hình cánh cung này chạy dài khoảng 120m Đây thực sự là một bức tượng đài to lớn, kì vĩ như chính những công ơn to lớn của mẹ dành cho Đất nước.

Chân dung mẹ Thứ được khắc họa với đôi mắt hiền từ, đôi môi móm mém do tuổi già. Những nếp nhăn trên trán, nơi khóe mắt, khuôn miệng cũng được tạc vô cùng tỉ mỉ. Hình ảnh người mẹ hiện lên thật hiền dịu nhưng cũng rất kiên cường mạnh mẽ. Xung quanh mẹ là những gương mặt khác không rõ tên tuổi giới tính. Đó có thể là đại diện cho những người con của mẹ, cũng có thể đại diện cho những gương mặt mẹ Việt Nam khác.

Không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng, bức tượng đài mẹ Thứ còn là một công trình tri ân đầy ý nghĩa. Bức tượng vừa dành tặng cho thế hệ đi trước, vừa để nhắc nhở con cháu sau này không được quên những công lao, đóng góp to lớn mà thầm lặng của những người mẹ Việt Nam anh hùng.

Tượng Phật đá lớn nhất Đông Nam Á ở chùa Phật Tích

Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị (mẫu 2)

Khi nói về những tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất Việt Nam thế kỉ XX, không thể không nhắc đến “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Đã 80 năm kể từ khi tác phẩm ra đời nhưng đây vẫn được coi là kiệt tác nghệ thuật, mang đến hơi thở mới cho nền mỹ thuật nước nhà.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, Tô Ngọc Vân phải nỗ lực rất nhiều để phát triển niềm đam mê hội họa. Tô Ngọc Vân khao khát mang vẻ đẹp đa dạng của đất nước, con người Việt Nam vào trong những bức tranh, Họa sĩ mơ ước “xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới”.

“Thiếu nữ bên hoa huệ” được Tô Ngọc Vân vẽ vào năm 1943 khi ông đang làm công tác giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Nguyên mẫu của cô gái trong bức tranh là cô Sáu – một người mẫu từng xuất hiện trong tranh của nhiều họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị,…

 

Bức tranh miêu tả hình ảnh một thiếu nữ mặc tà áo dài trắng, nghiêng đầu về phía lọ hoa huệ. Theo quan niệm của Cơ đốc giáo, hoa huệ là biểu tượng cho sự trong trắng, đức hạnh, thanh cao. Sự nở nộ của những bông hoa, vẻ duyên dáng của người thiếu nữ kết hợp một cách hài hòa, tạo nên hơi thở vừa truyền thống lại vừa tân thời. Gò má người con gái phảng phất sắc hồng, đôi mắt sâu thăm thẳm như chứa đựng nỗi suy tư, trầm buồn. Tác phẩm có bố cục chặt chẽ. Hình ảnh cô gái kề sát đầu bên hoa, một tay nâng bông hoa, một tay khẽ chạm vào mái tóc tạo nên sự liên kết giữa các đối tượng trong tranh. Ngoài sắc trắng chủ đạo, Tô Ngọc Vân còn sử dụng những màu sắc trang nhã như xanh dương, vàng, xanh lá. Có thể thấy từ chất liệu, đường nét, màu sắc đến bố cục của tranh đều vô cùng hoàn hảo. Không chỉ hấp dẫn về hình thức biểu hiện, “Thiếu nữ bên hoa huệ” còn chứa đựng giá trị tinh thần quý báu. Tác phẩm đã góp phần tôn vinh vẻ đẹp đài các, nền nã của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống để từ đó, ngợi ca con người và đất nước Việt Nam.

Sức hấp dẫn của bức tranh là điều không phải bàn cãi. Từ khi ra mắt, “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã được khán giả trong và ngoài nước yêu thích. Có nhiều người ngỏ lời mua tranh nhưng tác giả không bán. Về sau, số phận của bức tranh cũng trở nên vô cùng lận đận. Ban đầu, bức tranh được treo tại nhà riêng của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Do chiến tranh, cả gia đình tác giả phải đi tản cư. Đến khi hòa bình lập lại, bức tranh đã trở thành vật sở hữu của một người khác. Sau đó, tác phẩm lại nhiều lần đổi chủ. Hiện nay, đa số những “Thiếu nữ bên hoa huệ” mà công chúng có dịp chiêm ngưỡng đều chỉ là tranh chép. Đây quả thực là một điều đáng phẩm cho một tác phẩm nghệ thuật có một không hai của nước nhà.

“Thiếu nữ bên hoa huệ” là sự kết hợp tinh tế giữa cốt cách Á Đông với sự tân kì của mỹ thuật phương Tây. Sức sống của tác phẩm quả thực đã vượt ra khỏi chiếc khung kính trang nghiêm để đến với lớp lớp thế hệ con người yêu hội họa.

Trình bày suy nghĩ về một pho tượng mà em cho là có giá trị hay nhất

Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị (mẫu 3)

Van Gogh đã vẽ bức Đêm Đầy Sao (Starry Night) vào năm 1889, khi ông đang điều trị trong một trại tâm thần ở Saint Rémy. Điều thú vị là ông đã vẽ bức tranh này từ trí nhớ của mình, và khung cảnh trong tranh được cho là dựa theo bầu trời đêm của Provence. Starry Night có lẽ là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất và có chiều sâu nhất của danh họa.

Điều đầu tiên tôi nhận thấy khi ngắm nhìn bức tranh này là bầu trời đêm choáng ngợp, chiếm gần hết hậu cảnh. Các đường xoáy tựa dòng chảy đang chuyển động nhẹ nhàng, dập dìu, dường như đang hợp nhất ở trung tâm tạo thành hình xoắn ốc. Mười một ngôi sao màu vàng rực rỡ trông giống như những quả cầu lửa khổng lồ, chiếu sáng toàn bộ khung cảnh. Chúng hoàn toàn tương phản với bầu trời đêm trong mát với nhiều sắc thái xanh lam và xám. Ngoài ra, ở góc trên cùng bên phải còn có vầng trăng lưỡi liềm đang tỏa ra ánh sáng màu cam đậm và còn sáng hơn so với các vì sao. Tầm nhìn ra bầu trời đêm và ngôi làng bị chặn một phần bởi cụm cây hoàng đàn khổng lồ phía trước. Bóng cây to lớn, màu xanh đen nổi bật hẳn so với tông màu nhẹ nhàng chủ đạo của tác phẩm. Những ngôi nhà nhỏ xíu được vẽ kín đáo ở góc dưới bên phải của bức tranh, như hòa với cảnh núi rừng. Kiến trúc của ngôi làng cổ kính, đơn sơ và không có ánh sáng chiếu vào ngôi làng, tạo cảm giác rằng tất cả mọi người ở đó có lẽ đang chìm trong giấc ngủ. Nhìn chung, nét vẽ của ông nặng, dày và có nhịp điệu dồn dập đầy dứt khoát. Vậy nên, tác phẩm tạo cho người thưởng tranh có ảo giác các nét cọ như đang liên tục chuyển động.

Việc Van Gogh vẽ bức tranh này dựa theo trí nhớ của mình đã giúp cho ta thấy phần nào về sự lệch lạc tinh thần và cường độ cảm xúc lớn của ông tại thời điểm đó. Người ta cảm thấy như thể danh họa đã khó có thể kiềm chế cảm xúc của mình, rằng tất cả nỗi tức giận và niềm đam mê của ông đã bao trùm toàn bộ tác phẩm. Mặt trăng và các ngôi sao lớn đến nỗi dường như cả bầu trời đêm sắp sụp xuống. Cây hoàng đàn, một loại cây có hình tượng kín đáo, trang trọng và tang tóc, có vẻ như nham hiểm khi chắn tầm nhìn của chúng ta ngay trước bức tranh. Cứ như thể Van Gogh đang tự tạo ra một thực tại của riêng mình. Ông chọn cách nhấn mạnh những vật thể mà mình cảm thấy là quan trọng, mặc kệ điều đó sẽ dẫn đến việc các góc nhìn bị bóp méo.

Bức tranh như sục sôi sự sống nhờ những nét vẽ tạo ấn tượng về sự chuyển động. Đặc biệt, bầu trời đêm dường như chính là nguồn sống của tác phẩm, nhờ sự năng động bùng nổ. Có vẻ như các thiên hà đang chuyển động và các vì sao sẽ lao vào thị trấn bình yên này bất cứ lúc nào. Các ngôi sao và bầu trời tạo nên một cảm xúc mãnh liệt với nhiều nét vẽ và màu sắc khác nhau, tất cả hòa vào nhau tạo thành một màn sương tựa như hình xoắn ốc ở trung tâm tác phẩm.

Mặt khác, cây hoàng đàn phần nào làm giảm bớt hiệu ứng chói lóa của bầu trời đêm với những chiếc lá sẫm màu, quằn quại vươn lên ở phía bên trái của bức tranh. Thân cây trông rắn rỏi và dường như nhàm chán so với phần còn lại. Nó làm xáo trộn toàn bộ trạng thái cân bằng của một đêm đầy sao, cảnh tượng mà đáng lẽ ra sẽ được khắc họa một cách đầy huyền diệu và trọn vẹn. Dondis từng nói rằng mắt người thường ưu tiên khu vực phía dưới bên trái của bất kỳ trường thị giác nào và có vẻ như Van Gogh đã cố ý vẽ bụi cây hoàng đàn ở vị trí nổi bật ấy. Có thể giải thích rằng bụi cây là đại diện cho nỗi thống khổ bên trong mà danh họa đang phải trải qua vào thời điểm đó. Sự hỗn loạn mà ông ấy đang trải qua có thể đã làm hao kiệt thứ khát vọng sống trong ông.

Bên cạnh đó, những ngôi nhà nhỏ có vẻ khá yên tĩnh. Tất cả các đèn đều đã tắt và mọi người hẳn đang say ngủ. Không ai để ý đến bầu trời đêm đang bừng lên sức sống và bụi cây hoàng đàn đang quằn quại. Điều đó lột tả sự xa lánh và hiểu lầm mà danh họa phải chịu đựng. Tôi cảm thấy rằng ngôi làng đang say giấc đại diện cho phần còn lại của thế giới, những con người không biết về những đam mê cuồng nhiệt và nỗi thống khổ mà Van Gogh đang phải trải qua. Có lẽ ấy là lý do tại sao những ngôi nhà trông như ở rất xa mặc dù chúng thực sự khá gần.

Giải thích của tôi chỉ là một trong số rất nhiều cảm nhận của những người thường thức nghệ thuật khác về Đêm Đầy Sao. Đây vẫn sẽ luôn là một tác phẩm khó nắm bắt đối với các nhà phê bình nghệ thuật cũng như các sinh viên. Bởi vì chẳng một ai thực sự biết ý định của Van Gogh về bức tranh đây. Mọi người dường như đang sử dụng các mật mã khác nhau để giải mã những gì Van Gogh đang cố gắng thể hiện .Có nhà phê bình cho rằng đây là một tác phẩm tôn giáo, mô tả một câu chuyện trong Kinh thánh. Trong sách Sáng thế ký, Joseph có một giấc mơ về mười một ngôi sao, mặt trời và mặt trăng (mặt trăng và mặt trời dường như được kết hợp với nhau ở đây), tượng trưng cho anh em và cha mẹ của mình, đang cúi đầu trước ngài. Một học giả khác cho rằng bức tranh này thể hiện sự hội tụ thiên văn, vì thực tế là vào thời ấy, có một hiện tượng thiên văn rất nổi tiếng. Khi đó, những người yêu thích thiên văn học và chiêm tinh học như Jules Verne đã sáng tác nhiều tác phẩm về du hành lên mặt trăng. Đối với tôi, tôi luôn có một ý nghĩ đa cảm này về Van Gogh, rằng tôi thấy ông như một nghệ sĩ bi kịch, đầy nỗi đau khổ, là người thực sự muốn làm rất nhiều điều cho nhân loại (ông đã từng là một nhà truyền giáo) nhưng liên tục bị xã hội khước từ. Bức tranh này đã truyền đạt đến tôi thứ tình yêu mà ông dành cho những tạo phẩm tuyệt đẹp của Chúa. Ấy thế mà, tôi cũng cảm nhận được một cảm giác cô đơn rõ rệt, như thể không ai có cái nhìn về thế giới như cách mà ông đã thấy.

Tất nhiên, để hiểu rõ hơn phong cách vẽ của danh họa trong Đêm Đầy Sao, chúng ta phải nhìn vào toàn cảnh. Vincent Van Gogh là một trong những nghệ sĩ theo trường phái Hậu ấn tượng vĩ đại, cùng với những cá nhân như Cézanne và Gauguin. Trường phái Hậu ấn tượng về cơ bản là một phản ứng chống lại chủ nghĩa ấn tượng, vốn thể hiện niềm tin rằng nghệ thuật nên phản ánh chính xác hiện thực bằng màu sắc và ánh sáng tự nhiên. Những người theo trường phái Hậu ấn tượng tin rằng nghệ thuật không phải để bắt chước hình thức, mà là để tạo ra hình thức. Có nghĩa là, các nghệ sĩ thời kỳ này đã có một cái nhìn chủ quan về thế giới thị giác và vẽ về thế giới của họ, theo nhận thức nghệ thuật của riêng mình. Như chính Van Gogh đã nói, “Chúng ta có thể thành công hơn trong việc tạo ra một bản chất thú vị và thoải mái so với những gì chúng ta có thể nhận ra chỉ bằng một cái nhìn thoáng qua về thực tại”. Đó là lý do tại sao các nghệ sĩ theo trường phái Hậu ấn tượng không có phong cách cố định – các tác phẩm của họ phản ánh cá tính và nhận thức độc đáo của mỗi cá nhân.

Trong trường hợp của Van Gogh, các tác phẩm của ông dường như phản ánh một cường độ cảm xúc lớn, giống như trong Starry Night. Ông ấy từng nói với anh trai Theo rằng, thay vì sử dụng màu sắc một cách chuẩn xác, ông muốn sử dụng chúng “tùy tiện hơn để thể hiện bản thân một cách gượng ép hơn”. Đặc biệt, ông thích vẽ phong cảnh phản ánh cảm xúc và tâm hồn của chính mình. Theo một cách nào đó, ông có cảm giác được giải phóng khi vượt ra ngoài ranh giới của nghệ thuật truyền thống. Đêm Đầy Sao là hiện thân của phong cách và lối thể hiện độc đáo của Van Gogh. Và thế đấy, những tác phẩm như thế đã gây sức ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật hiện đại ngày nay.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng (hay nhất)

Bàn luận về giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích (hay nhất)

Phân tích đoạn trích trong "Truyện Kiều' của Nguyễn Du: "Khi tỉnh rượu lúc tàn canh ... Ai tri âm đó mặn mà với ai?" (hay nhất)

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (hay nhất)

Dựa vào tư liệu, em hãy giới thiệu bài hát "Làng tôi" của Văn Cao (hay nhất)

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
648 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
728 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
588 1 0
Tải xuống