Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 6 mẫu Nghị luận phân tích Dưới bóng hoàng lan sách Kết nối tri thức hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:
Top 6 mẫu Nghị luận phân tích Dưới bóng hoàng lan
Video Nghị luận phân tích Dưới bóng hoàng lan
Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và nhân vật trong truyện Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam).
Nghị luận phân tích Dưới bóng hoàng lan (mẫu 1)
Về truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan (DBHL), nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã viết: ”Trong tập Sợi Tóc, có tất cả 5 truyện, thì trừ truyện DBHL không có gì đặc sắc, còn những truyện Tối Ba Mươi, Cô Hàng Xén, Tình Xưa, Sợi Tóc, đều là những truyện vào hạng những đoản thiên tiểu thuyết đáng kể là hay nhất trong văn chương VN".
Với lời bình trên, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan có lẽ là một trong những độc giả đầu tiên đương thời với nhà văn Thạch Lam thừa nhận tài năng của tác giả hàng đầu ấy của văn xuôi VN. Thế nhưng không hiểu vì sao lại có lồng trong đó một phủ nhận: trừ truyện Dưới bóng hoàng lan không có gì đặc sắc?
Dưới bóng hoàng lan là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện. Nó sâu xa gợi nghĩ. Thời gian đọng lại, không gian tĩnh, nhưng hé lộ kín đáo bi kịch đời người mà độc giả phải đọc kỹ mới cảm được.
“Thanh lách cách cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào”, câu ấy, mở đầu DBHL đã đáng kể là một trong những câu mở truyện ngắn bậc thầy. Ngắn và gọn, đơn giản, thật thế, mà kỳ thực khó lòng viết ra nổi. Một câu như không, song chắc chắn nhà văn đã phải rất kỳ công. Bởi khó hàng đầu của một truyện ngắn là câu mở đầu. Người đọc có đọc sang câu thứ hai và đọc đến câu chót của truyện hay không là do câu đầu truyện quyết định.
Với dạng truyện không cốt truyện thì câu mở truyện lại càng trọng hơn, càng đòi hỏi công phu và thực tài của nhà văn hơn. Trong câu mở của DBHL, từng từ một được lựa không chỉ theo nghĩa mà còn bằng vào âm để thành nên cả nhịp điệu cả tiếng động cho câu. Câu mở như thế đưa người đọc vào ngay cái thần của truyện là nỗi nao nao mơ hồ, bâng khuâng và âm thầm.
Thanh nghẹn họng; mãi chàng mới cất được tiếng gọi khẽ: Bà ơi. Một nỗi đau buồn thoáng nhanh trong câu ấy, tác giả không lộ rõ ra, Thanh là chàng trai mồ côi cha mẹ … một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bẳng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh? Đáp lại tiếng gọi Bà ơi, một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn: con mèo của bà chàng… Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo: “Bà mày đâu?”
Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng.
Cuộc đời các nhân vật của DBHL dường như hoàn toàn êm ả trôi xuôi. Tuy nhiên vẫn có cái gì đó bất an mà truyện buộc ta phải nghĩ tới. Những tình huống hiền lành này sẽ kéo dài được bao lâu? Liệu Thanh có thể cứ đều đều hàng năm trở về nơi bình yên và thong thả này? Rồi đây Thanh và cô Nga láng giềng sẽ gắn bó lâu dài hay chỉ là gặp lại nhau vậy thôi rồi ngày mai chàng lại ra đi?
Đã phải là tình yêu chưa khi cô Nga nói khe khẽ Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá. Văn Thạch Lam đặc biệt hay ở những lời thân thương vô cùng giản dị như thế của con người. Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan xuống giữ trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Và trong đêm khuya khi sắp chia tay: Không lưỡng lự, Thanh cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình, Nga cũng đứng lên yên lặng. Lâu lâu, Nga rút tay khẽ nói: Thôi, em về.
Thanh đi trở vào rất thong thả. Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải. Chàng đến trường kỷ ngồi ở bên đèn.
Câu cuối này ngấm vào lòng người bởi nỗi buồn vô hạn và không lời của nó. Người đọc đương thời với Thạch Lam có thể chỉ cảm thấy thương và buồn cho mối tình chưa kịp ngỏ lờ, mối tình quá đỗi mong manh, mơ hồ, thoang thoảng như hương hoàng lan trong bóng vườn xưa. Buồn và lãng mạn, văn hay, thật vậy, nhưng chỉ thế thôi, chẳng có chuyện gì, nên người ta dễ cho rằng DBHL không có gì đặc sắc.
Tuy nhiên một nhà văn lớn như Thạch Lam không bao giờ lại cất công viết một cái gì vô thưởng vô phạt. Chắc chắn ông viết DBHL bởi ông cảm thấy một cái gì đó, một cái gì đó không thấy được và không hiểu được nhưng rõ ràng là đang ập tới, đã cận kề những tháng ngày dường như là cực kỳ tĩnh lặng của buổi đương thời cuộc đời ông. Vì vậy nỗi buồn của DBHL thực ra là nỗi đau thương, một nỗi đau thương âm thầm, một niềm tiên cảm về cuộc đời tác giả và cả hoàn cảnh của đất nước nữa những năm tháng sau đó.
Thật sự là nỗi đau buồn, dù rằng không thể nhận thấy.
Tới cổng, Thanh còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Bác Nhân nhanh nhảu cầm đỡ va ly cho chàng. Thanh dặn khẽ: Bảo tôi có lời chào cô Nga nhé.
Mối tình không ngỏ lời, không tiễn đưa, không gặp được nhau lần cuối. Tất cả đều trở thành những mảnh trời xanh tan tác.
Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với mảnh trời xanh tan tác
Không lẽ đây không phải là lời dự báo, không phải là điềm báo trước?
Đi sâu vào sở trường của mình là miêu tả những tâm trạng đời người đơn lẻ, nhưng nhờ vậy mà ngòi bút Thạch Lam vô hình trung đã thể hiện được một phần tâm trạng của cả một thời.
Bóng hoàng lan đây là bóng mát cuối cùng của thời quá khứ. Một chốn bình yên và thong thả cho người bộ hành trẻ tuổi trên dọc đường đời. Nhưng là một chốn bình yên không bao giờ còn có lại, chí ít là với riêng cuộc đời nhà văn.
Nghị luận phân tích Dưới bóng hoàng lan (mẫu 2)
Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc, những câu chuyện của đời sống vô cùng bình dị được nhà văn đưa vào tác phẩm với những điểm nhấn tạo thành những tác phẩm có giá trị, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bao thế hệ độc giả xưa- nay. Để tìm hiểu về phong cách, tư tưởng của nhà văn Thạch Lam, ta có thể phân tích thông qua truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.
“Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lan, cốt truyện nhẹ nhàng, khung cảnh làng quê gần gũi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những cái độc đáo, mới lạ mà nhà văn Thạch Lam mang đến, đó chính là hương vị của con người, của tình người. Những tình cảm ngỡ như đơn sơ, giản dị nhưng lại vô cùng thầm kín, có sức lay động mạnh mẽ đến tâm thức, trái tim của người đọc, người nghe.
Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Truyện ngắn còn là một khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng đầy chất thơ, thấm đượm hương vị của tình người. Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Do đó, với chàng thanh niên ấy mà nói, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.
Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”, dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà vậy “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Sự tĩnh lặng của căn nhà bỗng gợi lên trong Thanh biết bao tư vị, khiến anh “…trở nên nghẹn họng”.
Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.
Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị. Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” khiến cho người đọc xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất.
Vì vậy mà dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng khi ở bên bà Thanh luôn cảm thấy mình như một đứa nhỏ, được yêu thương, chăm sóc bởi bà: “Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy, chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ”. Thế mới nói tình cảm gia đình, mà ở đây là tình bà cháu thật vĩ đại, thiêng liêng, nó làm cho con người ta cảm thấy nhỏ bé, tâm hồn như được trở về tuổi thơ để đón nhận từng cử chỉ, từng quan tâm của những người mà ta yêu quý nhất.
Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi tthow “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”. Sự xa cách của thời gian cũng không thể làm đổi thay những cảnh vật ngôi nhà, càng không tác động được đến thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững của tình bà cháu “…Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.
Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, theo tôi đó chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù sau đó Thanh vẫn tiếp tục phải lên đường, Nga ở lại, mỗi năm lại tự cài lên mái tóc của mình bông hoa hoàng lan như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết nhưng sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.
Chất thơ của truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” còn được thể hiện rõ nét qua nhân vật người bà. Người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng qua vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm ta có thể cảm nhận trọn vẹn được tình cảm bao la của người ba dành cho người cháu yêu thương của mình. Từ lời quan tâm “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đến lời thúc giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi “ Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?….”. Sợ cháu mệt, bà sửa gối chiếu, dùng phất trần để phủi bụi trên giường, bà giục cháu nghỉ ngơi còn mình thì xuống bếp nấu ăn vì sợ cháu đói.
Người bà quan tâm từng việc nhỏ nhặt nhất của người cháu. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Tình yêu thương của bà giản dị nhưng thật thiêng liêng, cao quý biết bao!
Từng cử chỉ, hành động của bà đều khiến ta cảm động, bà luôn ân cần chăm sóc cho Thanh “Bà lại gần săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi, gió quạt nhẹ trên mái tóc chàng”. Tuy chỉ được miêu tả qua một câu ngăn ngủi nhưng ta dường như còn cảm nhận được ánh mắt trìu mến, nụ cười ấm áp, hiền từ của người bà. Ánh mắt ấy là cả trời yêu thương, quan tâm đến đứa cháu làm cho Thanh “..cảm động ứa nước mắt”, còn đối với người đọc như được trở về với những kí ức bên người bà, mỉm cười hạnh phúc với những kỉ niệm thân yêu của chính mình.
Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời.
Nghị luận phân tích Dưới bóng hoàng lan (mẫu 3)
Khi nhận xét về Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân đã từng viết rằng: "Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc...Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời.". Quả đúng là như vậy, đọc trang văn của Thạch Lam, độc giả luôn có cảm giác thư thái và nhẹ nhàng. Trong truyện "Dưới bóng hoàng lan", chúng ta như được đắm mình vào không gian bình dị, thân thuộc, nơi mà ở đó luôn có những người thân yêu chờ ta trở về.
Câu chuyện xoay quanh về một lần thăm nhà của nhân vật Thanh. Thanh đi làm ăn xa trên tỉnh, nay anh mới về thăm bà. Trong khung cảnh bình dị của ngôi nhà, những hình ảnh quen thuộc hiện lên trong tâm trí anh. Dưới bóng hoàng lan, anh nhớ về kỉ niệm ấu thơ khi bên bà. Cũng vào lần về lần này, anh gặp lại Nga, người bạn thuở thơ ấu. Anh và Nga đã có một mối tình chớm nở. Sau vài ngày ở nhà, anh trở lại tỉnh để tiếp tục công việc. Vào ngày đi, anh nghĩ mình sẽ trở về thường xuyên. Điểm đặc biệt là tác phẩm không có cốt truyện. Dẫu vậy, nó vẫn khiến cho người đọc không thể rời mắt hay bỏ ngang bởi lời văn quá đẹp đẽ và thơ mộng. Văn bản cho thấy giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi cá nhân. Điều này được thể hiện rõ qua cảm nhận của nhân vật Thanh.
Cảm xúc của Thanh khi trở về nhà là tâm trạng của người con đi xa nay được trở về với mái nhà, gia đình thân yêu. Lúc bước vào khu vườn của bà, anh cảm thấy "mát hẳn người". Khung cảnh quê hương hiện lên thật tươi đẹp, thanh bình qua hình ảnh "ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió" cùng "mùi lá non phảng phất". Anh thong thả đi dọc "tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà". Bước lên thềm, nhìn vào nhà, anh thấy "bóng tối dịu và man mát". Khi đã quen rồi, Thanh thấy mọi thứ không có gì thay đổi, vẫn y nguyên như ngày anh đi. Cảnh tượng ấy khiến anh không thể nói thành lời, mãi mới cất được tiền gọi khẽ "bà ơi". Tất cả đã tạo nên sự khác biệt giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn. Không gian bên trong là không gian của kí ức ngọt ngào, của tình yêu thương và sự ấm áp. Đó là điều mà không gian xô bồ, hỗn loạn bên ngoài khu vườn không bao giờ có được. Cảm nhận được sự khác biệt ấy, Thanh thấy tâm hồn mình được nâng đỡ, xoa dịu sau những ồn ào, mệt mỏi của đời sống phố thị.
Trong khoảnh khắc gặp lại bà, Thanh như vỡ òa cảm xúc, "Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.". Ở bên bà, anh cảm thấy mình thật nhỏ bé. Dường như, có sự đối lập giữa một bên là dáng người của Thanh còn một bên là cái lưng còng của bà. Tuy nhiên, nó không khiến cho Thanh cảm thấy xa cách, mà trái lại, anh cảm thấy mình được chở che. Mỗi lần trở về, Thanh đều cảm thấy bình yên và thong thả vì anh biết ở nhà luôn có bà chờ mong, "Căn nhà với thửa vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đấy bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng". Dù đã lớn, nhưng trong con mắt của bà, Thanh vẫn là cậu bé ngày nào. Bà vẫn "không thôi phẩy chiếc phất trần lên đầu giường", "sửa chiếu và xếp lại gối". Trong khoảnh khắc, mùi hương của cây hoàng lan làm anh nhớ lại kí ức thời thơ bé, "Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau.". Nghĩ về quá khứ, Thanh thấy tâm hồn mình trở nên nhẹ nhõm "như vừa tắm ở suối".
Nỗi xúc động càng trào dâng khi Thanh nhận được tình yêu thương của bà. Biết bà đi vào, anh giả vờ nằm ngủ. Bà tới gần "săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi". Hành động của bà chan chứa biết bao nỗi thương yêu. Thấu hiểu được tình cảm của bà, anh nằm yên, không dám động đậy, chờ cho đến khi bà đi ra. Tình thương vô bờ ấy khiến Thanh "cảm động gần ứa nước mắt". Dòng cảm xúc miên man đan xen giữa quá khứ và hiện tại cho thấy Thanh cũng là một người rất nhạy cảm, tinh tế.
Bên cạnh tình cảm gia đình, ta còn thấy được tình cảm lứa đôi vô tư, trong sáng. Tình cảm của Thanh và Nga cũng có sự pha trộn giữa kỉ niệm đẹp thời thơ ấu với những ngọt ngào, ý nhị của tình yêu. Khi nghe thấy điệu cười quen thuộc, anh "lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao". Bóng cây hoàng lan đã gợi nhắc anh về cô bé Nga ngày trước. Anh không chần chừ "chạy vùng xuống nhà ngang rồi vui vẻ gọi "cô Nga"". Thanh vô tư ăn cơm cùng Nga, có lúc còn lầm tưởng Nga là em ruột của mình. Dẫu vậy, ở Thanh cũng có chút ngại ngùng của người con trai biết yêu. Khi cùng Nga đi dưới bóng hoàng lan, anh "nhớ lại đôi bàn chân xinh xắn, lấm tấm cát" của Nga ngày còn nhỏ rồi bất giác mỉm cười. Dắt Nga đi thăm vườn, Thanh cảm thấy mái tóc Nga thoảng thoảng mùi hoàng lan. Nghe thấy câu nói của Nga, Thanh không biết nói gì, vít cành lan ở trong tay để cô tìm hoa. Những ngượng ngùng ấy đã được thổi bùng lên thành cảm xúc thương yêu. Trước hôm về tỉnh, Thanh tiễn Nga ra cổng. Anh đã cầm lấy tay Nga và để yên trong tay mình. Trong khoảnh khắc ấy, Thanh cảm thấy có điều gì đó dịu ngọt trong tâm hồn.
Có lẽ, nỗi bâng khuâng, lưu luyến của nhân vật được thể hiện rõ nhất khi Thanh lên tỉnh. Anh không đi ngay mà ngoảnh lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Anh thấy nửa vui nửa buồn. Anh biết rằng căn nhà vẫn ở đó, vẫn có hình dáng bà thân thuộc mong ngóng anh. Thanh còn nghĩ đến cả Nga, "biết rằng Nga vẫn sẽ đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước".
Hình ảnh cây hoàng lan trở đi trở lại trong văn bản chứa đựng nhiều ý nghĩa. Hình ảnh này có thể hiểu là hình ảnh cây hoàng lan trong vườn, cũng có thể hiểu là hình ảnh người bà tảo tần, giàu tình yêu thương. Bà cũng như cây hoàng lan, tỏa bóng che chở cho cháu, che chở cho cả mối tình đầu tiên giữa cháu và cô bé Nga cạnh nhà. Hoàng lan chứng kiến sự trưởng thành của hai đứa như bà trông thấy cháu trưởng thành, lớn khôn trong vòng tay yêu thương.
Với ngôn từ tinh tế, lối kể chuyện nhẹ nhàng, giọng văn tha thiết, dịu dàng, cùng sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại, Thạch Lam đã đưa người đọc trở về tuổi thơ tươi đẹp với người bà ấm áp và hình ảnh quê hương thân thuộc. Tác phẩm như một lời nhắc nhẹ nhàng đối với những đứa con xa nhà lâu ngày chưa trở về thăm quê.
Nghị luận phân tích Dưới bóng hoàng lan (mẫu 4)
Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám, trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Ông viết nhiều thể loại nhưng chỉ thành công ở truyện ngắn. Dưới bóng hoàng lan là truyện ngắn mà tôi thích hơn cả. Bởi ở đó, Thạch Lam đã tạo ra những cảm xúc e ấp và êm đềm cho tác phẩm.
Thanh, chàng trai nhân vật chính mồ côi cha mẹ, sống quấn quýt với người bà từ nhỏ trong căn nhà. Lớn lên Thanh ra tỉnh làm, rồi đi đi, về về với bà trong những dịp nghỉ. Lần trở lại nhà này cách kỳ trước hai năm. Thanh cũng giống bao người trai trẻ ở quê lớn lên đi học rồi ra thành phố làm việc. Cuộc sống thị thành náo nhiệt vui vẻ đã khiến Thanh quên người bà đang sống ở quê mãi chờ mong anh. Lần này về Thanh lách cánh cửa gỗ để khép nhẹ nhàng bước qua cổng vào sân. Một cảm xúc êm đềm đến với Thanh. Chàng thấy mát hẳn cả người trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán , bên ngoài trời nắng gắt , rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa.
Thanh bước lên thềm, đặt vali trên chiếc trường kỷ, rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà: bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào; Thanh chưa nhìn rõ thấy gì cả; một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng; mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ: Bà ơi. Đáp lại tiếng gọi bà ơi, một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn: con mèo của bà chàng. Con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch ngước lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo: Bà mày đâu?
Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mững rỡ, chạy lại gần. Cháu đã về đấy ư? Lần nào về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả. Căn nhà với thuở vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ và hiền lành
Như vậy bao trùm tác phẩm là cảm xúc êm đềm. Thanh thấy mọi thứ không thay đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh ngoài sân trong nhà vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch, người bà vẫn tóc bạc phơ hiền từ và đặc biệt cô bạn gái xinh xắn trong tà áo trắng mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ rất dễ thương. Về sống ở chốn quê Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Truyện viết đã hơn 70 năm, phố thị ngày ấy chưa ồn ào lắm. Bây giờ không những ồn ào mà còn ô nhiễm nữa. Con người gày nay sống trong thành phố luôn muốn tìm sống với một không gian êm đềm. Chính vì vậy mà truyện Dưới bóng hoàng lan vẫn mới như thường.
Tình yêu ở trong truyện cũng e ấp êm đềm. Thanh với Nga đôi bạn hàng xóm thân với nhau từ nhỏ. Thanh lên tỉnh làm việc, ở nhà Nga vẫn qua lại với bà. Lần nào về Thanh cũng gặp Nga sang chơi. Lần này phụ cơm xong, Nga xin về. Thanh không cho mà giữ lại cùng ăn cơm. Một bữa cơm với cảm xúc tình yêu e ấp và êm đềm. Nga vén áo ngồi bên cạnh bà cụ, nhưng nàng chỉ ăn nhỏ nhẻ, cầm chừng, và buông đũa luôn để xới cơm cho Thanh. Bữa cơm vui quá. Thanh ăn rất ngon miệng, lòng thư thái và sung sướng. Thỉnh thoảng chàng nhìn đôi môi thắm của Nga, hai má hồng. Và nụ cười tươi nở, nàng nhìn lại Thanh, một chút thôi, nhưng bao nhiêu âu yếm.
Bữa ăn xong. Thanh với Nga đã trở lại thân mật như khi còn nhỏ. Thanh dắt nàng đi thăm vườn với một tình yêu e ấp êm đềm. Trong vườn có “cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ xuống như chào đón hai người. Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn tươi xanh ở trên cành, Nga bảo Thanh: Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá. Thạch Lam đã tạo cho Thanh cái cảm xúc e ấp bằng cách Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Nắng soi vào vai hai người, nhưng dưới chân đất vẫn mát như xưa”.
Ðêm ấy, một bà, một cháu với một cô láng giềng chuyện trò dưới bóng đèn mãi tới khuya khi trăng lên thì mới dứt. Tình yêu trong cảnh chia tay cũng rất e ấp êm đềm. Thanh tiễn Nga về ,ra đến cổng, đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương. Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió ngát. Không lưỡng lự, Thanh chủ động cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình, Nga cũng đứng yên lặng. Lâu lâu, Nga rút tay sẽ nói: Thôi em về.Thời gian như chậm lại. Rồi sau đó cả hai chia tay. Nga về nhà mình. Còn Thanh đi trở vào rất thong thả. Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải. Tình yêu của cả hai không như ta nghĩ. Nó cứ e ấp gợi cảm.
Sáng hôm sau, Thanh đã phải lên tỉnh. Thanh cầm mũ đứng nghe lời khuyên bảo ân cần của bà dưới giàn hoa lý. Tới cổng, Thanh còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Bác Nhân nhanh nhảu cầm đỡ vali cho chàng, Thanh dặn khẽ: Bảo tôi có nhời chào cô Nga nhé.
Rồi chàng bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến không gian dịu mát của căn nhà và tình cảm chăm sóc mà bà dành cho mình.Thanh cũng biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương.
Đúng là một tình yêu không lời ngỏ cầu hôn, không một nụ hôn âu yếm, cũng không tiễn đưa nhau lên đường. Tình yêu ấy, đến văn học cổ ta cũng ít thấy. Chỉ có ở Thạch Lam. Nó cứ e ấp, lửng lơ, êm đềm, giới hạn, dễ thương và sâu sắc.
Nghị luận phân tích Dưới bóng hoàng lan (mẫu 5)
Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm “dưới bóng hoàng lan”. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm
Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ … một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh?đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”.
Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn áo ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa. Về quê sao ta có một cảm giác thanh bình yên ổn đến thế ta dường như không còn vướng bận bất cứ điều gì của cuộc sống nhộn nhịp ngoài kia mà chỉ còn biết thả hồn vào thiên nhiên và cảnh vật Có lẽ chính bởi.
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi”
Quê hương trong tâm hôn chàng trai Thanh chính là nơi mát mẻ tu dưỡng tâm hồn chàng. Đối với một số người về thăm quê hương như là một nghĩa vụ thì đối với một người thanh niên trẻ như Thanh thì mỗi phút giây được về với quê hương chính là những phút giây khiến chàng bình yên thanh nhản nhất của cuộc đời. Tránh xa cuộc sống ồn òa của nơi đô thị náo nhiệt chàng thanh niên luôn mong muốn được về với quê hương với bến bờ hạnh phúc trong tâm hồn anh ấy. Về quê hương anh nhớ lắm hình ảnh về bà và cả cô bé Nga hàng xóm. Đó là hình ảnh cô bé Nga hồn nhiên vui tươi. Có lẽ chính chàng đang tự hỏi liệu đã phải là tình yêu chưa khi cô Nga nói khe khẽ Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá. Văn Thạch Lam đặc biệt hay ở những lời thân thương vô cùng giản dị như thế của con người. Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan xuống giữ trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Và trong đêm khuya khi sắp chia tay: Không lưỡng lự, Thanh cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình, Nga cũng đứng lên yên lặng. Lâu lâu, Nga rút tay khẽ nói: Thôi, em về. Và có lẽ anh nhớ nhất là những kỉ niệm về người bà dấu yêu chàng khẽ gọi bà “bà ơi” và hình ảnh bà bắt đầu xuất hiện rồi in dần vào trong mắt người cháu nhớ bà da diết. Bà xuất hiện dưới dàn hoa thiên lí với mái tóc bạc phơ chống gậy trúc. Bà của Thanh đây bà thật hiền từ và nhân hậu hỏi cháu đầy yêu thương “cháu đã về đấy ư” và nhắc nhở cháu đầy hiền từ “đi vào trong nhà không nắng cháu”. Bà yêu thương cháu quá coi cháu vẫn như cậu be thủa nào non nớt cần sự che chở của bà. Đọc những câu thơ này khiến ta như muốn được ùa vào lòng bà nghe những lời yêu thương của bà khiến ta như đang được trở về với tuổi thơ với quê hương thân thương
Có cái gì đó như sự đối lập giữa cái dáng đi thẳng thắn của Thanh và dáng đi khom khom của bà. Nhưng sự đối lập ấy không khiến thanh cảm thấy có sự xa cách mà hơn nữa anh còn cảm thấy như đang được bà che chở vào lòng khiến anh cảm thấy thật nhẹ nhõm. Thanh vào nhà ngủ bà vẫn chăm sóc anh từng li từng tí anh giả vờ ngủ để được sự chăm sóc của bà, Thanh không dám động đậy để tận hưởng được cái yêu thương cái tình thương của bà mà anh ít khi được hưởng. Chàng cứ nhắm mắt như vậy hưởng thụ làn gió mát lành từ cánh tay bà đem lại. Tuy nhiên một nhà văn lớn như Thạch Lam không bao giờ lại cất công viết một cái gì vô thưởng vô phạt. Chắc chắn ông viết Dưới bóng hoàng lan bởi ông cảm thấy một cái gì đó, một cái gì đó không thấy được và không hiểu được nhưng rõ ràng là đang ập tới, đã cận kề những tháng ngày dường như là cực kỳ tĩnh lặng của buổi đương thời cuộc đời ông. Vì vậy nỗi buồn của Dưới bóng hoàng lan thực ra là nỗi đau thương, một nỗi đau thương âm thầm, một niềm tiên cảm về cuộc đời tác giả và cả hoàn cảnh của đất nước nữa những năm tháng sau đó.
Thật sự là nỗi đau buồn, dù rằng không thể nhận thấy. Tới cổng, Thanh còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Bác Nhân nhanh nhảu cầm đỡ va ly cho chàng. Thanh dặn khẽ: Bảo tôi có lời chào cô Nga nhé. Mối tình không ngỏ lời, không tiễn đưa, không gặp được nhau lần cuối. Tất cả đều trở thành những mảnh trời xanh tan tác. Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với mảnh trời xanh tan.
Ngoài ra, chất thơ trong truyện ngắn “Dưới bóng Hoàng Lan” còn được thể hiện qua những hình ảnh mang tính chất biểu tượng trữ tình – hình ảnh cây Hoàng Lan. Hình ảnh này ta có thể hiểu đó là hình ảnh của cây Hoàng Lan nơi vườn nhà Thanh nhưng cũng có thể hiểu đó chính là hình ảnh người bà của chàng. Bà thương cháu tha thiết vì đứa cháu tội nghiệp không được như người, đã mất cả cha lẫn mẹ. Bà như cây lan thoang thoảng chở che cho chàng mỗi khi chàng trở lại nhà mình, trở lại khu vườn đầy ắp kỉ niệm của mình. Bà lặng lẽ che chở, rủ bóng mát xuống đời cháu nha Hoàng Lan đã rủ bóng, lặng lẽ đem hương thơm đến bên chàng lúc chàng đi xa về. Bà chính là cây Hoàng Lan che chở cho cả mối tình đầu tiên của Thanh và Nga. Lan chứng nhân cho tuổi thơ của hai người cũng giống như bà đã trông thấy cháu lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của mình.
Tác phẩm như đưa ta về với tuổi thơ với người bà ấp áp với hình ảnh quê hương gần gũi đậm đà thân thương. Tác phẩm khiến người đọc nhớ thêm về quê hương nơi có những kỉ niệm gắn với tuổi thơ ta.
Nghị luận phân tích Dưới bóng hoàng lan (mẫu 6)
Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 19Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc, những câu chuyện của đời sống vô cùng bình dị được nhà văn đưa vào tác phẩm với những điểm nhấn tạo thành những tác phẩm có giá trị, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bao thế hệ độc giả xưa- nay. Để tìm hiểu về phong cách, tư tưởng của nhà văn Thạch Lam, ta có thể phân tích thông qua truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.
“Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lan, cốt truyện nhẹ nhàng, khung cảnh làng quê gần gũi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những cái độc đáo, mới lạ mà nhà văn Thạch Lam mang đến, đó chính là hương vị của con người, của tình người. Những tình cảm ngỡ như đơn sơ, giản dị nhưng lại vô cùng thầm kín, có sức lay động mạnh mẽ đến tâm thức, trái tim của người đọc, người nghe.
Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Truyện ngắn còn là một khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng đầy chất thơ, thấm đượm hương vị của tình người. Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Do đó, với chàng thanh niên ấy mà nói, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.
Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”, dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà vậy “…cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Sự tĩnh lặng của căn nhà bỗng gợi lên trong Thanh biết bao tư vị, khiến anh “…trở nên nghẹn họng”.
Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.
Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị. Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” khiến cho người đọc xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất.
Vì vậy mà dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng khi ở bên bà Thanh luôn cảm thấy mình như một đứa nhỏ, được yêu thương, chăm sóc bởi bà: “Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy, chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ”. Thế mới nói tình cảm gia đình, mà ở đây là tình bà cháu thật vĩ đại, thiêng liêng, nó làm cho con người ta cảm thấy nhỏ bé, tâm hồn như được trở về tuổi thơ để đón nhận từng cử chỉ, từng quan tâm của những người mà ta yêu quý nhất.
Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi tthow “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”. Sự xa cách của thời gian cũng không thể làm đổi thay những cảnh vật ngôi nhà, càng không tác động được đến thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững của tình bà cháu “…Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.
Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, theo tôi đó chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù sau đó Thanh vẫn tiếp tục phải lên đường, Nga ở lại, mỗi năm lại tự cài lên mái tóc của mình bông hoa hoàng lan như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết nhưng sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.
Chất thơ của truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” còn được thể hiện rõ nét qua nhân vật người bà. Người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng qua vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm ta có thể cảm nhận trọn vẹn được tình cảm bao la của người ba dành cho người cháu yêu thương của mình. Từ lời quan tâm “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đến lời thúc giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi “ Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?….”. Sợ cháu mệt, bà sửa gối chiếu, dùng phất trần để phủi bụi trên giường, bà giục cháu nghỉ ngơi còn mình thì xuống bếp nấu ăn vì sợ cháu đói.
Người bà quan tâm từng việc nhỏ nhặt nhất của người cháu. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Tình yêu thương của bà giản dị nhưng thật thiêng liêng, cao quý biết bao!
Từng cử chỉ, hành động của bà đều khiến ta cảm động, bà luôn ân cần chăm sóc cho Thanh “Bà lại gần săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi, gió quạt nhẹ trên mái tóc chàng”. Tuy chỉ được miêu tả qua một câu ngăn ngủi nhưng ta dường như còn cảm nhận được ánh mắt trìu mến, nụ cười ấm áp, hiền từ của người bà. Ánh mắt ấy là cả trời yêu thương, quan tâm đến đứa cháu làm cho Thanh “..cảm động ứa nước mắt”, còn đối với người đọc như được trở về với những kí ức bên người bà, mỉm cười hạnh phúc với những kỉ niệm thân yêu của chính mình.
Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời.
Xem những bài Văn mẫu lớp 10 hay, gắn gọn khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.