20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án 2023): Đất trên Trái Đất

Toptailieu.vn xin giới thiệu 20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án 2023): Đất trên Trái Đất, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

20 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án 2023): Đất trên Trái Đất

Bài tập

Câu 1: Địa hình có tác động chủ yếu tới sự

A. phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu.

B. phát triển của thực vật, đất và tích tụ vật liệu.

C. phát triển của sinh vật, nhóm đất và ánh sáng.

D. phân bố lượng mưa, độ ẩm và tích tụ vật liệu.

Đáp án: A

Câu 2: Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?

A. Lâm nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Ngư nghiệp.

D. Nông nghiệp.

Đáp án: C

Câu 3: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?

A. độ ẩm.

B. độ phì.

C. nhiệt độ.

D. độ rắn.

Đáp án: B

Câu 4: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?

A. Khí hậu.

B. Con người.

C. Đá mẹ.

D. Thời gian.

Đáp án: A

Câu 5: Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về

A. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.

B. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.

C. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.

D. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.

Đáp án: D

Câu 6: Đất ở vùng đồng bằng có đặc điểm nào sau đây?

A. Tầng phong hóa mỏng nhưng nhiều mùn.

B. Tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.

C. Tầng phong hóa mỏng, đất chặt và khô.

D. Tầng phong hóa dày nhưng khô, bị glây.

Đáp án: B

Câu 7: Loại đất nào sau đây thích hợp để trồng cây lúa nước?

A. Đất phù sa.

B. Đất feralit.

C. Đất đỏ badan.

D. Đất đen, xám.

Đáp án: A

Câu 8: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào sau đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?

A. Gieo hạt.

B. Bón phân.

C. Làm cỏ.

D. Cày bừa.

Đáp án: B

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?

A. Không ảnh hưởng nhau.

B. Không đồng thời tác động.

C. Có mối quan hệ với nhau.

D. Tác động theo các thứ tự.

Đáp án: C

Câu 10: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là

A. Đá mẹ.

B. Địa hình.

C. Sinh vật.

D. Khí hậu.

Đáp án: C

Câu 11: Lớp vỏ phong hóa không có tầng nào sau đây?

A. Chứa mùn.

B. Đá mẹ.

C. Tích tụ.

D. Vô cơ.

Đáp án: D

Câu 12: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất?

A. Khí hậu.

B. Đá mẹ.

C. Địa hình.

D. Sinh vật.

Đáp án: C

Câu 13: Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?

A. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.

B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.

C. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.

D. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.

Đáp án: C

Câu 14: Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.

B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.

D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.

Đáp án: B

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?

A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ.

B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.

C. Quyết định thành phần khoáng vật.

D. Quyết định thành phần cơ giới.

Đáp án: B

Câu 16: Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là

A. vận động tạo núi.

B. vận động theo phương thẳng đứng.

C. vận động theo phương nằm ngang.

D. vận động kiến tạo.

Đáp án: D

Câu 17: Vận động của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng ( còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống ) có đặc điểm là

A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.

B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.

C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.

D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.

Đáp án: C

Câu 18: Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là

A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.

B. làm cho các lớp đất đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.

C. làm cho bộ phận này của lục địa kia được nâng lên khi bộ phận khác bị hạ xuống.

D. làm cho đất đá di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.

Đáp án: C

Câu 19: Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là

A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.

B. hình thành núi lửa động đất.

C. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.

D. làm xuất hiện các dãy núi.

Đáp án: D

Câu 20: Quá trình phong hóa là

A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.

B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu.

C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác.

D. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

Đáp án: A

Lý thuyết

1. Khái niệm đất và vỏ phong hóa

- Đất là lớp vật chất mỏn bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được hình thành do quá trình phong hóa các loại đá. Thành phần cấu tạo chủ yếu là chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.

- Độ phì là đặc trưng cơ bản của đất, là khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (nhiệt, khí,...) giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.

- Vỏ phong hóa là sản phẩm phong hóa của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng.

2. Các nhân tố hình thành đất

Các nhân tố chính hình thành đất là đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian. Các nhân tố này tác động mạnh, yếu khác nhau tạo nên các loại đất đá khác nhau về tính chất.

- Đá mẹ: là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, tác động đến tính chất lí, hóa của đất.

- Khí hậu: có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành. Nhiệt độ và lượng mưa là hai nhân tố khí hậu có tác động mạnh đến quá trình phong hóa và hình thành đất.

- Địa hình: tác động tới sự phân phối nhiệt, ẩm, tích tụ vật liệu. 

Ví dụ: khu vực núi cao sẽ có tầng phong hóa mỏng, do nhiệt độ thấp, độ dốc lớn làm đất bị xói mòn, rửa trôi. Khu vực đồng bằng, bằng phẳng, trũng thấp sẽ có quá trình bội tụ, tầng đất dày.

- Sinh vật: tham gia vào quá trình phá hủy đá, cung cấp chất hữu cơ cho đất, ngăn chặn quá trình xói mòn và rửa trôi đất.

- Thời gian: được hiểu là tuổi đất. Thời gian càng lâu, tầng đất càng dày.

- Con người có vai trò quan trọng trong việc biến đổi đất, có thể làm đất tốt lên hoặc làm đất trở nên xấu đi.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 12: Nước biển và đại dương

Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Hồng

Bài 15: Sinh quyển

Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
542 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
463 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
489 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
525 7 1
Tải xuống