Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Đề thi chính thức vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 Hải Dương có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh nắm được cấu trúc, các dạng bài có trong đề thi, từ đó có kế hoạch ôn thi vào 10 môn Ngữ văn hiệu quả.
Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi chính thức vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zaloVietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây:Link tài liệu
Đề thi chính thức vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 Hải Dương (có đáp án)
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU.
Câu 1. Đoạn thơ là lời của người cha nói với anh nói con.
Câu 2. Từ thể hiện tình cảm của người cha với “người đồng mình": "yêu lắm"
Câu 3.
- Nhân hóa:
+ Rừng cho hoa
+ Con đường cho những tấm lòng
Tác dụng : Khẳng định một sự hào phóng, bao dung của thiên nhiên, của quê hương. Nhằm làm nổi bật vẻ đẹp rừng núi, quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn con người. Qua đó, tác giả đã miêu tả tinh tế, ngôn ngữ thơ giàu tính hình tượng và gợi cảm.
Câu 4.
Người đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoa:
- Trên quê hương thơ mộng nghĩa tình, người đồng mình hiện lên trong cuộc sống lao động cần cù mà tươi vui:
"Người đồng mình yêu lắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát".
+ Giọng thơ vang lên đầy thiết tha và tự hào. “Người đồng mình” là người bản mình, người quê mình – Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi và thân thương về những con người quê hương.
+ Với hình thức câu cảm thán, người đọc cảm nhận lời tâm tình được cất lên tự đáy lòng thương mến của người cha về người đồng mình.
+ Họ đáng yêu bởi họ là những con người yêu lao động. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, họ đã “đan”, “cài”, “ken”… cuộc sống như nở hoa dưới đôi bàn tay cần cù, sáng tạo của họ…
=> Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của người đồng mình giữa núi rừng thơ mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ cuộc sống lao động bình dị, từ bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc sống mộc mạc đời thường.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
* Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của khó khăn thử thách trong hành trình để một con người trưởng thành.
- Khó khăn thử thách: là những điều không mong muốn mà mỗi chúng ta đều sẽ gặp phải trên hành trình trưởng thành.
- Ý nghĩa của những khó khăn thử thách trong hành trình trưởng thành của con người:
+ Khó khăn, thử thách tôi luyện ý chí của con người.
+ Khó khăn thử thách giúp con người rèn luyện được sự kiên nhẫn, bản lĩnh vượt qua trở ngại.
+ Khó khăn thử thách giúp con người bước ra khỏi vùng an toàn, dám đối diện với chông gai của cuộc đời.
+ Khó khăn thử thách giúp con người tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm sống, những bài học quý giá trên hành trình trưởng thành.
+ ...
- Liên hệ bản thân, mở rộng.
+ Nếu không có sự cố gắng, tìm ra những bài học thì khó khăn thử thách sẽ trở thành những tảng đá ngáng chân chúng ta.
+ Khi gặp khó khăn thử thách không nản chí mà luôn tìm tòi, học hỏi từ những khó khăn ấy thì nhất định sẽ đạt được thành công.
Câu 2
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng.
- Giới thiệu nội dung nghị luận: tâm trạng ông Hai khi nghe làng theo giặc.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sống và tình yêu làng của ông Hai:
- Ông Hai phải đi tản cư, sống ở một nơi khác.
- Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng:
+ Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu
+ Thói quen sang bác Thứ để kể chuyện làng => kể để nguội đi nỗi nhớ làng.
+ Tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm bí mật...)
* Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:
+ Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bàn về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?”
--> Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tỉnh thần cách mạng của làng mình.
+ Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn: Cổ nghẹn đắng. /Da mặt tê rần rận. /Giọng lạc hẳn đi. /Lặng đi như không thở được...
=> Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.
- Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:
+ Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.
+ Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm.
+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;
+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.
+ Cho tương lai cả gia đình.
- Rồi ông lại đi kiểm điểm từng người một, tự nói với chính mình làm sao những người ấy có thể thao Tây.
=> Nỗi đau đớn, xấu hổ, nhục nhã cứ thế lan tràn, gặm nhấm tâm can ông.
3. Kết bài
- Đoạn trích đã diễn tả lại được nỗi đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe làng theo giặc. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của ông.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí xuất sắc.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.