Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Thuận năm 2023 - 2024 mới nhất (có đáp án)

413

Toptailieu.vn sưu tầm và giới thiệu Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Thuận năm 2023 - 2024 mới nhất (có đáp án) và hướng dẫn giải chi tiết để phụ huynh và học sinh tham khảo. 

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn tỉnh Bình Thuận năm 2023 - 2024 mới nhất (có đáp án)

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Bình Thuận (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án (ảnh 1)

I. ĐỌC HIỂU 

TRÍCH 1:

 

Câu 1:

Đoạn thơ trên được trích trong tác Đồng Chí của tác giả Chính Hữu.

Câu 2:

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên: Nước mặn, đồng chua; Đất cày lên sỏi đá.

Câu 3:

“Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá" là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa. Đó đều là những vùng đất nghèo khó, đất đai khô cằn, khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất. Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tỉnh đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.

TRÍCH 2:

Câu 4:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Vai trò của lời khen trong cuộc sống.

Câu 5:

- Hình ảnh so sánh: “lời khen” được ví với “ánh mặt trời”

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của lời khen trong cuộc sống: lời khen chân thành sẽ đem đến năng lượng tích cực, cũng như ánh mặt trời đem lại sức sống mạnh mẽ cho vạn vật.

+ Tăng khả năng biểu đạt cho văn bản.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc đời con người ai cũng muốn được mọi người công nhận và khẳng định bằng lời khen.

2. Nội dung:

Lời khen là gì?

– Lời khen là sự ghi nhận, tán thưởng, ngưỡng mộ, ghi nhận, động viên, khích lệ người khác khi họ làm được việc tốt.

Ý nghĩa của lời khen chân thành:

– Lời khen chân thành là lời Lời khen chân thành chân thành, Lời khen đúng nơi, đúng lúc, xuất phát từ sự thật với động cơ trong sáng.

– Lời khen chân thành giống như một liều thuốc thần kỳ tạo nên sức mạnh, thắp lên niềm tin rằng điều tốt của người được khen trở thành điều tốt của mọi người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tác hại của lời khen giả tạo:

– Khen sai là lời khen hàm chứa cơn mưa lời chê (khen quá đáng, tán tỉnh, xu nịnh,…) xuất phát từ cái nhìn không chính xác về thực tế hoặc từ động cơ không lành mạnh.

– Lời khen chỉ để xu nịnh, tung hô rất nguy hiểm, nó mang lại áp lực cho người được khen hoặc khiến họ hiểu lầm, ảo tưởng rồi tự biến mình thành người khác. Nó hủy hoại những giá trị sống, phá vỡ những mối quan hệ tốt đẹp của con người.

Bài học nhận thức:

– Những lời khen tặng không tốn một xu, nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó. Học cách Lời khen trung thực và thông minh. Sử dụng lời Lời khen như một món quà của cuộc sống. Đồng thời, tỉnh táo và tỉnh táo khi nhận được những lời Lời khen.

3. Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại vấn đề: Hãy động viên, lời khen kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng việc.

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà.

- Giới thiệu nhân vật bé và lần cuối gặp cha.

2. Thân bài

Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi

+ Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng bị kìm nén suốt năm.

  • Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thảm thiết

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:

  • Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi.
  • Nó lo sợ ba sẽ đi mất.
  • Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

- Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của  mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động.

-> Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.

- Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

3. Kết bài:

- Nội dung: Câu chuyện đã tái hiện thành công tình yêu cha sâu sắc của bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Từ đó, tác giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh; những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến.

- Nghệ thuật:

+ Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le.

+ Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

+ Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

+ Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi.

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá