Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Phước năm 2023 - 2024 mới nhất (có đáp án)

520

Toptailieu.vn sưu tầm và giới thiệu Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Phước năm 2023 - 2024 mới nhất (có đáp án) và hướng dẫn giải chi tiết để phụ huynh và học sinh tham khảo. 

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn tỉnh Bình Phước năm 2023 - 2024 mới nhất (có đáp án)

Đề thi vào 10 môn Văn Tỉnh Bình Phước (2023 - 2024) mới nhất kèm đáp án (ảnh 1)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ văn bản Bếp lửa của Bằng Việt

 

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc, là kí ức đã gắn với những năm tháng tuổi thơ của tác giả bên bà.

Câu 3.

Các em có thể nêu 1 trong các biện pháp tư từ sau:

- Điệp ngữ: một bếp lửa (2 lần): nhấn mạnh hình ảnh về hồi ức đã được in sâu trong trí nhớ. Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà

- Ẩn dụ: “Bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Bếp lửa, ngọn lửa là biểu tượng của lòng bà, tình yêu thương che chở, niềm tin bà truyền cho cháu. Gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút, tỉ mỉ của người nhóm lửa.

- Từ láy trong dòng thơ đầu: “Chờn vờn”: dòng hồi tưởng được bắt đầu bằng hình ảnh thân thương, ấm áp: bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. Gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”.

II. PHẦN LÀM VĂN 

Câu 1. 

*Giới thiệu vấn đề: suy nghĩ của bản thân về tình cảm gia đình.

*Bàn luận vấn đề

1. Giải thích vấn đề: Tình cảm gia đình là gì?

  • Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái
  • Tình cảm của ông bà dành cho con cháu
  • Tình cảm của con cái dành cho ông bà, cha mẹ
  • Tình cảm của anh chị em đối với nhau

2. Biểu hiện của tình cảm gia đình:

  • Ba mẹ thương yêu, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han con cái
  • Là cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con
  • Là sự hi sinh cả tuổi thanh xuân của cha mẹ nuôi dạy con
  • Ông bà tảo tần nuôi con khôn lớn, thương yêu cháu, dạy dỗ cháu nên người
  • Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ
  • Là khi con cháu học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui
  • Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ
  • Anh chị em trong nhà yêu thương nhau, không tranh đua, không ganh ghét nhau
  • ......

3. Ý nghĩa của tình cảm gia đình

  • Gia đình có tình cảm gia đình sẽ vô cùng hạnh phúc
  • Được mọi người xung quanh thương yêu, quý mến và tôn trọng
  • Ông bà cha mẹ tự hào về con cháu hiếu thuận

4. Em cần làm gì để duy trì tình cảm trong gia đình:

  • Cố gắng học tập và rèn luyện: chăm ngoan học giỏi, tránh xa thói hư tật xấu
  • Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: giúp làm việc nhà, nghe ông bà kể chuyện, xoa bóp tay chân cho ông bà bố mẹ

Kêt thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình

Câu 2. 

I. Mở Bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu nhân vật: ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, cho ta thấy được tinh thần yêu nước và tình cảm sâu nặng của người cha đối với con.

II. Thân Bài

- Ông Sáu là một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước, từng cẩm súng suốt cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng ông không tập kết ra Bắc mà ở lại kiên trì đấu tranh, gây dựng lực lượng để tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ. ông đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc, là một người lính anh hùng của dân tộc nhưng nhà văn không tập trung khắc họa con người ông ở khía cạnh đó mà đi vào đời sống riêng của ông để viết về tình phụ tử.

- Tình cảm của ông Sáu với con rất sâu nặng. Đó không chỉ là tình cảm cha con mà còn là tình đồng chí, đồng đội giữa các thế hệ. Tác giả cũng không đi sâu vào cuộc chiến đấu mà tập trung miêu tả tình cha con sâu sắc, cao đẹp, là giá trị vĩnh hằng của con người. Tình thương con của ông được thể hiện trong hai tình huống:

* Tình huống thứ nhất

Sau tám năm vào sinh ra tử, chỉ được ngắm nhìn con trong ảnh, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông Sáu không kìm nén được cảm xúc. ông vội vàng, hấp tấp nhảy lên bờ gọi con, đưa tay đón và bước những bước dài tới bên con, khuôn mặt biến đổi vì nỗi xúc động.

Bé Thu không nhận ra cha bởi vết thẹo trên mặt khiến ông khác quá và trông dữ tợn. Nó sợ hãi bỏ chạy khiến ông vô cùng đau khổ: sẩm mặt, đứng sững lại, hai tay buông thõng như bị gãy.

Suốt 3 ngày phép, ông đã làm mọi cách để được gần con, để được nghe bé Thu gọi một tiếng "ba":

+ ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn bên con.

+ Không giận con mà chỉ khe khẽ lắc đẩu, cười trước sự bướng bỉnh, xa lánh của con.

+ Thậm chí khi con bé hất miếng trứng cá ra ngoài, chối từ sự chăm sóc của ông, ông đã đau đớn không giữ được bình tĩnh mà trách phạt con.

=> Vì yêu con, ông đã kiên nhẫn, dịu dàng, bao dung rất mực đối với con mình. Song cũng chính vì tình yêu ấy cộng với nỗi đau đớn khi bị khước từ và thời gian bên con đang dẩn rút ngắn lại mà ông đã lỡ tay đánh con. Hành động đó đã cho thấy tột cùng của sự đau khổ và nỗi bất lực nơi ông.

- Trong giờ phút chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng.

+ Ông không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rẩu và cố nén giọt nước mắt.

+ Cuối cùng, khi con gọi "ba", ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, ôm chặt lấy nó rồi ra đi, mang theo ước nguyện của con về một cây lược nhỏ.

=> Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đẩy.

* Tình huống thứ hai

- Khi nằm vùng ở khu căn cứ, thiếu gạo, nhiều khi phải ăn bắp thay cơm, lại bị giặc khủng bố liên miên, cái chết bủa vây từng ngày nhưng tâm trí ông luôn nhớ về những ngày ở nhà, nhất là việc đã nóng vội mà đánh con vô lí. Đó là nỗi ân hận luôn ám ảnh, day dứt trong tâm hồn ông.

- Ông nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay "Ba vể, ba mua cho con một cây lược nghe ba!".Điểu đó thôi thúc ông làm một chiếc lược ngà. ông đã dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ con để tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược, cần thận khắc từng nét chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Lúc nhớ con, ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.

- Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu. Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăn trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình. Cây lược đã được trao lại cho bé Thu, trở thành cầu nối giữa hai cha con, để nối dài tình phụ tử thiêng liêng.

* Nhận xét:

- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng và miêu tả nhân vật:

+ Tác giả xây dựng được những tình huống truyện đặc sắc, đầy éo le, bất ngờ và cảm động.

+ Ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thưong, trân trọng con người.

+ Sử dụng ngôi kể thứ 3 khiến câu chuyện trở nên khách quan, đồng thời dễ dàng xen vào những lời bình đầy cảm xúc.

* Từ đó, nhà văn đã khắc họa thành công hình ảnh ông Sáu - một người lính yêu nước, một người cha rất mực yêu con. ông là biểu tượng cho tình yêu thưong, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con.

III. Kết Bài

Bộc lộ suy ngẫm của bản thân về chiến tranh, về tình cảm gia đình.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá