Lý thuyết Ôn tập chương 2 (Kết nối tri thức) Toán 7

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Ôn tập chương 2 (Kết nối tri thức) Toán 7 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Toán 7.

Lý thuyết Ôn tập chương 2 (Kết nối tri thức) Toán 7

A. Lý thuyết

1. Số thập phân vô hạn tuần hoàn

• Số thập phân vô hạn tuần hoàn là biểu diễn thập phân của một số có phần thập phân lặp lại (lặp lại giá trị của nó ở các khoảng đều đặn) và phần lặp lại vô hạn không phải là số không.

• Chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn là phần được lặp lại vô hạn lần.

• Số thập phân hữu hạn là số thập phân như 0,34; 1,2; 6,7; …

Ví dụ:

+ Khi chia 7 cho 3 được thương là 2,333…, chữ số 3 được lặp lại mãi. Nên 73=2,333...=2,3 là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 3.

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Phân số 1911=1,727272...=1,72 là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 72.

+ Phân số 1009900=1,12111...=1,211 là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 1.

Chú ý:

• Mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

Ví dụ:  Số 125=2,4;  115=0,0666...=0,0(6).

2. Làm tròn số thập phân căn cứ vào độ chính xác cho trước

Khi làm tròn số đến một hàng nào đó, kết quả làm tròn có độ chính xác bằng một nửa đơn vị hàng làm tròn.

Ví dụ:

+ Làm tròn a = 37,222… đến hàng đơn vị thì được kết quả là 37. Ta viết 37,222…  37. Ta cũng nói rằng 37 là kết quả làm tròn của a = 37,222… với độ chính xác là 0,5.

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Làm tròn số 17,213… đến hàng phần mười ta được kết quả 17,213…  17,2 với độ chính xác là 0,05.

+ Để làm tròn số 129,18 với độ chính xác là 5, ta làm tròn đến hàng chục. Ta được 129,18  130.

Chú ý:

• Muốn làm tròn số thập phân với độ chính xác cho trước, ta có thể xác định hàng làm tròn thích hợp bằng cách sử dụng bảng dưới đây.

Hàng làm tròn

Độ chính xác

Trăm

50

Chục

5

Đơn vị

0,5

Phần mười

0,05

Phần trăm

0,005

Đọc thêm

• Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn. Ví dụ:

310=32.5=0,3

• Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. Ví dụ:

114=12.7=0,0714285714285...

• Mỗi số thập phân vô hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ. Ví dụ:

0,1=190,01=1990,21=21990,9=1

3. Số vô tỉ

• Số thập phân không phải số thập phân hữu hạn cũng không phải số thập phân vô hạn tuần hoàn được gọi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

• Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

Tập hợp các số vô tỉ kí hiệu là 𝕀.

Ví dụ:

+ Tỉ số giữa chu vi và đường kính của một đường tròn luôn là số π (đọc là pi) và bằng 3,14159265358… đây là số vô tỉ.

Chú ý:

• Ta làm tròn số thập phân vô hạn như làm tròn số thập phân hữu hạn.

Ví dụ: Chẳng hạn ta làm tròn số 0,215679012… đến chữ số thập phân thứ ba.

Ta thấy chữ số thập phân thứ 4 là 6 > 5 nên làm tròn số 0,215679012… đến chữ số thập phân thứ ba ta được kết quả là 0,216.

4. Căn bậc hai số học

• Căn bậc hai số học của một số a không âm, kí hiệu là a, là số x không âm sao cho x2 = a.

• Theo định nghĩa căn bậc hai số học ta có: a2=a2=a với a  0.

Ví dụ:

+ Hình vuông có diện tích là 2 cm2 thì độ dài cạnh hình vuông gọi là căn bậc hai số học của 2 và bằng 2 cm.

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Tính: a) 64;   b) 1592

Hướng dẫn giải

a) Vì 82 = 64 và 8 > 0 nên 64 = 8;

b) Vì 159 > 0 nên 1592 = 159.

5. Tính căn bậc hai số học bằng máy tính cầm tay

• Căn bậc hai số học của một số tự nhiên không chính phương luôn là một số vô tỉ.

 Cách tính căn bậc hai số học của một số a không âm bằng máy tính cầm tay

      Phép tính: a

      Ấn các phím theo thứ tự: (a là một số không âm bất kì trên bàn phím máy tính)

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ví dụ:

+ Muốn tính căn bậc hai số học của 2, ta có phép tính là 2 và ấn máy tính như sau:

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ta được kết quả hiển thị trên màn hình là: 1,414213562

Đây là kết quả đã được làm tròn đến số thập phân số 9

Nên ta có: 2  1,414213562.

Chú ý:

• Màn hình máy tính cầm tay chỉ hiển thị được một số hữu hạn chữ số nên các kết quả là số thập phân vô hạn (tuần hoàn hay không tuần hoàn) đều được làm tròn.

6. Khái niệm số thực và trục số thực

• Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.

Tập hợp số thực được kí hiệu là .

Ví dụ:

+ Số 0,6=35 là một số hữu tỉ nên cũng là một số thực.

+ Số 2=21 là một số hữu tỉ nên cũng là một số thực.

+ Số 2=1,4142... là một số vô tỉ nên cũng là một số thực.

Chú ý:

• Cũng như số hữu tỉ, mỗi số thực a đều có một số đối kí hiệu là – a.

Ví dụ: Số đối của 2 là 2;  số đối của 35 là 35.

• Mỗi số thực đều được biểu diễn bởi một điểm trên trục số. Ngược lại, mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.

• Vì mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực nên các số thực lấp đầy trục số. Người ta cũng gọi trục số là trục số thực.

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

• Trong tập hợp số thực cũng có các phép toán với các tính chất như trong tập số hữu tỉ.

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức 2+94+254 ta làm như sau:

2+94+254

=2+2+9454                    (Tính chất giao hoán)

=2+2+9454             (Tính chất kết hợp)

=0+44                                         (Tổng hai số đối nhau luôn bằng 0)

=0+1=1                                     (Cộng với số 0)

7. Thứ tự trong tập hợp các số thực

• Các số thực đều được viết dưới dạng số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn). Vì thế có thể so sánh hai số thực bằng cách viết dưới dạng số thập phân.

• Cũng như các số hữu tỉ, ta có

  Với hai số thực a và b bất kì ta luôn có a = b hoặc a < b hoặc a > b.

  Cho ba số thực a, b, c. Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).

• Trên trục số thực, nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b. Các điểm nằm trước gốc O biểu diễn các số âm, các điểm nằm sau gốc O biểu diễn các số dương.

 • x là số âm, ta viết: x < 0; x là số dương, ta viết: x > 0.

Ví dụ:

+ So sánh 2 và ­– 1,5 ta làm như sau: 2=1,4142...<1,5 nên 2>1,5.

+ So sánh 3 và 5 ta làm như sau: Vì 3>0 và 5<0 nên 3>5.

+ Ta có 1<3<2 nên điểm biểu diễn của 3 trên trục số nằm giữa hai điểm A và B.

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chú ý:

• Nếu 0 < a < b thì a<b.

Ví dụ: 0 < 3 < 5 thì 3<5.

8. Giá trị tuyệt đối của một số thực

• Với số thực a tùy ý, ta có khoảng cách từ điểm a trên trục số đến gốc O là giá trị tuyệt đối của số a, kí hiệu là a.

 Hai số đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

• Giá trị tuyệt đối của 0 là 0.

• Giá trị tuyệt đối của một số dương là chính nó.

• Giá trị tuyệt đối của một số âm là số đối của nó.

a=a  khi  a>0a  khi  a<00  khi  a=0

Ví dụ:

+ Số 1 và –1 là hai số đối nhau và có cùng giá trị tuyệt đối là 1

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

1=1=1

+ Số 34>0 nên 34=34

+ Số 3<0 nên 3=3=3

B. Bài tập

B1. Bài tập tự luận

Bài 1. Để lát một mảnh sân có diện tích 240 m2 người ta cần 800 viên gạch hoa hình vuông. Tính độ dài cạnh của mỗi viên gạch hoa theo đơn vị đề-xi-mét (làm tròn kết quả đến hàng phần mười). Coi các mạch ghép là không đáng kể.

Hướng dẫn giải

Đổi 240 m2 = 24000 dm2

Diện tích của mỗi viên gạch hoa là: 24000 : 800 = 30 (dm2)

Vì 30=302 nên độ dài cạnh của viên gạch hoa là: 30 dm

Sử dụng máy tính cầm tay ta tính được 30 ≈ 5,477225575.

Làm tròn kết quả đến hàng phần mười ta được độ dài cạnh viên gạch hoa là 5,5 dm.

Bài 2. So sánh:

a) 28,03 và 28,0(23)

b) 5 và 5

c) –2 và 3

d) –19,11 và –19,(1)

e) 2+3+4 và 3

f) 5 và 3

Hướng dẫn giải

a) Vì 3 > 2 nên 28,03 > 28,02323… nên 28,03 > 28,0(23)

b) Vì 5<7 nên 5 < 7

c) Vì 2 > 0 nên 2=22=4. Mà 4 > 3 nên 4>3.

Do đó 2>3. Vậy –2 < 3.

d) Vì 0 < 1 nên 19,110 < 19,111 nên –19,11 > –19,(1)

e) 2+3+4=9=32=3 nên 2+3+4=3.

f) 5=5 (vì 5<0) và 3=3 (vì 3 > 0). Mà 5 > 3 nên 5 > 3.

Bài 3. Cho tập hợp A = {1,9; –2,(6); 10; 12589; π; 536}. Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết:

a) Tập hợp B gồm các số hữu tỉ thuộc tập hợp A;

b) Tập hợp C gồm các số vô tỉ thuộc tập hợp A;

c) Tập hợp D gồm các số thực thuộc tập hợp A;

d) Tập hợp A’ gồm các số đối của các số thuộc tập hợp A.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: 36=62=6

Vì 1,9; -2,(6); 10; 12589;36 là số hữu tỉ nên B = {1,9; –2,(6); 10; 1258936}.

b) Vì π;5 là số vô tỉ nên C = {π; 5}.

c) Vì các số hữu tỉ và các số vô tỉ đều là số thực nên D = {1,9; –2,(6); 10; 12589; π; 536}.

d) Số đối của 1,9 là – 1,9

Số đối của – 2,(6) là 2,(6)

Số đối của 10 là -10

Số đối của 125 là -125

Số đối của 89 là 89

Số đối của π là – π

Số đối của 5 là 5

Số đối của 36 là 36

Vậy A’ = {–1,9; 2,(6); –10; –12589; –π; 536}.

Bài 4. Tính giá trị tuyệt đối của các số sau:

a) 17

b) 54

c) 315

d) 2

Hướng dẫn giải

a) Vì -17 < 0 nên 17=17

b) Vì 54 > 0 nên 54=54

c) Vì 315 < 0 nên 315=315

d) Vì 2 > 0 nên 2=2

Bài 5. Sử dụng chu kì, hãy viết gọn các số thập phân vô hạn tuần hoàn dưới đây:

a) 0,010101…

b) – 0,13888…

c) 5,3022121…

d) 0,1636363…

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy số 0,010101… phần thập phân có chu kỳ là 01 nên 0,010101… = 0,(01)

b) Ta thấy số – 0,13888…  phần thập phân có chu kỳ là 8 nên – 0,13888… = – 0,13(8)

c) Ta thấy số 5,3022121… phần thập phân có chu kỳ là 21 nên 5,3022121… = 5,302(21)

d) Ta thấy số 0,1636363… phần thập phân có chu kỳ là 63 nên 0,1636363… = 0,1(63)

Bài 6. Trong các số thập phân sau, số nào là số thập phân hữu hạn? Số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn?

a) 0,134;

b) 0,12878787...;

c) – 5,(6);

d) 1,15;

e) 5,3(12)

f) 0,30300300030000… (viết liên tiếp các số 30; 300; 3000; 30 000; … sau dấu phẩy).

Hướng dẫn giải

a) 0,134 là số thập phân hữu hạn.

b) 0,12878787... = 0,12(87) có số 87 ở phần thập phân được lặp lại mãi nên 0,12878787... là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

c) – 5,(6) có số 6 ở phần thập phân được lặp lại mãi nên – 5,(6) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

d) 1,15 là số thập phân hữu hạn.

e) 5,3(12) có số 12 ở phần thập phân được lặp lại mãi nên 5,3(12) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

f) 0,30300300030000… (viết liên tiếp các số 30; 300; 3000; 30 000; … sau dấu phẩy) không là số thập phân hữu hạn, cũng không là số thập phân vô hạn tuần hoàn vì phần thập phân không được lặp lại đều đặn.

Bài 7. Tìm căn bậc hai số học của các số sau:

a) 169;

b) 10 000;

c) 625;

d) 0.

Hướng dẫn giải

a) Vì 132 = 169 và 13 > 0 nên 169=13;

b) Vì 10 000 = 1002 và 100 > 0 nên 10000=100;

c) Vì 625 = 252 và 25 > 0 nên 625=25;

d) Căn bậc hai của 0 là chính nó là 0.

Bài 8. Làm tròn các số 192,25202; 12,(81); 32,(503).

a) Đến chữ số thập phân thứ ba;

b) Với độ chính xác là 5.

Hướng dẫn giải

a) +) Số 192,25202 có chữ số sau chữ số thập phân thứ ba là 0 < 5 nên ta giữ nguyên chữ số hàng làm tròn. Do đó ta có: 192,25202 ≈ 192,252.

+) Số 12,(81) = 12,818181... có chữ số sau chữ số thập phân thứ ba là 1 < 5 nên ta giữ nguyên chữ số hàng làm tròn. Do đó ta có: 12,818181... ≈12,818 hay 12,(81) ≈12,818.

+) Số 32,(503) = 32,503503… có chữ số sau chữ số thập phân thứ ba là 5 = 5 nên ta cộng 1 đơn vị vào chữ số hàng làm tròn. Do đó ta có: 32,503503… ≈ 32,504 hay 32,(503) ≈ 32,504.

b) Với độ chính xác là 5 tức là làm tròn đến hàng phần chục

Số 192,25202 có chữ số sau hàng chục là 2 < 5 nên 192,25202 ≈ 190.

Số 12,(81) = 12,818181... có chữ số sau hàng chục là 2 < 5 nên 12,(81) ≈ 10.

Số 32,(503) = 32,503503… có chữ số sau hàng chục là 3 < 5 nên  32,(503) ≈ 30.

Bài 9. Điền kí hiệu (;  ) thích hợp vào chỗ chấm:

a) 8,(25) … 𝕀

b) 13 … 𝕀

c) 0 … 𝕀

d) 11 … 𝕀

e) 9 … 𝕀

Hướng dẫn giải

a) Vì 8,(25) là số thập phân vô hạn tuần hoàn nên 8,(25) là số hữu tỉ. Do đó 8,(25) 𝕀;

b) Vì 13=0,3 là số thập phân vô hạn tuần hoàn nên 23 𝕀;

c) 0 là số hữu tỉ nên 0 𝕀;

d) Vì 11 không là số chính phương nên 11 𝕀;

e) Vì 32 = 9 và 3 > 0 nên 9=3 là số hữu tỉ nên 9 𝕀.

B2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1. Một gia đình muốn sửa nhà bằng cách thay lại ốp sàn. Biết căn nhà đó có diện tích 140 m2. Hỏi gia đình đó cần bao nhiêu viên gạch hình vuông cạnh 50 cm để hoàn thành căn nhà, coi các mối ghép bằng vữa là không đáng kể?

A. 568;

B. 564;

C. 562;

D. 560.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Diện tích của một viên gạch hình vuông là: 50= 2500 (cm2)

Đổi 2500 cm= 0,25 m2

Số viên gạch cần dùng để hoàn thành căn nhà có diện tích 140 m2 là:

140:0,25=140:14=140×4=560 (viên)

Vậy cần 560 viên.

Bài 2. Đâu là số thập phân vô hạn tuần hoàn?

A. 3,243564…;

B. 3,101001000…;

C. 5,31241212…;

D. 7,2132123….

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

3,243564… có phần thập phân không tuần hoàn nên 3,243564… không phải số thập phân vô hạn tuần hoàn.

3,101001000… có phần thập phân không tuần hoàn nên 3,101001000… không phải số thập phân vô hạn tuần hoàn.

5,31241212… = 5,3124(12) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

7,2132123… có phần thập phân không tuần hoàn nên 7,2132123… không phải số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Bài 3. Liệt kê các phần tử của tập hợp A={x|x,x24}?

A. { 1; 2; 3; 4 }

B. {-1; -2; -3; -4 }

C. {-1; -2; 0; 1; 2 }

D. {-1; -2; -3; 1; 2; 3 }

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

x24

x222

x222 hoặc x2(2)2

Nếu x0 thì  x2 thì x={0; 1; 2} (do x là số nguyên)

Nếu x<0 thì  x2 thì x={-1; -2} (do x là số nguyên)

Bài 4. Nhìn thật nhanh xem đâu là số thập phân vô hạn tuần hoàn?

A. 23;

B. 34;

C. 25;

D. 720.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Người ta đã chứng minh được rằng:

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

23 có mẫu số là 3 và mẫu số có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên phân số 23 được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

34 có mẫu số là 4 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 2 nên phân số 34 được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.

25 có mẫu số là 5 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 5 nên phân số 25 được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.

720=74×5=72×2×5 có mẫu số là 20 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 2 và 5 nên phân số 720 được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Bài 5. Xác định tất cả giá trị của x để x2=49?

A. { 7 };

B. { -7 };

C. {};

D. {7; -7 }.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

x2=49

x2 = 49

x2 = 72 = (– 7)2

x = 7 hoặc x = – 7

Vậy các giá trị x cần tìm là {7; – 7}.

Bài 6. Khi viết phân số 311 thành số thập phân và làm tròn với độ chính xác là 0,005 thì ta được kết quả là?

A. 0,27;

B. 0,(27);

C. 0,2(72);

D. 0,273.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là:A

Độ chính xác 0,005 là làm tròn đến phần trăm.

Ta có: 311 = 0,272727…

Ta gạch chân dưới chữ số hàng phần trăm 0,272727272… Nhận thấy chữ số hàng phần nghìn là 2 < 5 nên ta giữ nguyên chữ số hàng phần trăm và bỏ đi các chữ số thập phân sau hàng phần trăm.

311= 0,272727272… 0,27.

Bài 7. Cho hình dưới đây, hãy cho biết điểm A chỉ số thực nào?

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. 52;

B. 52;

C. 25;

D.25.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Đoạn thẳng đơn vị được chia thành 5 phần bằng nhau. Đoạn thẳng OA chiếm 2 đơn vị mới (đơn vị mới bằng 15 đơn vị cũ). Mà A nằm bên trái O, do đó A biểu diện số âm.

Vậy điểm A biểu diễn số 25.

Bài 8. Cạnh của bàn cờ vua bằng bao nhiêu, biết bàn cờ vua hình vuông có diện tích bằng 400 cm2?

A.12 cm;

B. 20 cm;

C. 40 cm;

D. 10 cm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Gọi cạnh của bàn cờ là a

Ta có: Diện tích bàn cờ = a= 400

Nên ta được a=400=202=20

Vậy cạnh của bàn cờ là 20 cm.

Bài 9. Sử dụng máy tính cầm tay tính 94và làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai?

A. 9,7;

B. 9,695;

C. 9,69;

D. 9,610.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai là làm tròn đến phần trăm.

Ta có: 94=9,69535...

Ta gạch chân dưới chữ số hàng phần trăm 9,69535…Nhận thấy chữ số hàng phần nghìn là 5  5 nên ta cộng thêm 1 vào chữ số hàng phần trăm và bỏ đi các chữ số thập phân sau hàng phần trăm. Vì 9 + 1 = 10 nên ta cộng thêm 1 vào chữ số phần chục.

949,7.

Tài liệu có 21 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Lý thuyết Ôn tập chương 7 (Cánh Diều) Toán 7 Giang Tiêu đề (copy ở trên xuống) - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
665 47 14
Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
564 12 6
Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
646 12 9
Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
631 13 8
Tải xuống