Top 50 bài Phân tích Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền hay nhất

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn Phân tích Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền hay, chọn lọc giúp học sinh lớp 11 viết các bài văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Văn mẫu: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Dàn ý vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền

I. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Việt Nam là một quốc gia với trình độ phát triển kinh tế chưa bằng nhiều nước trên thế giới

– Nếu vấn đề: Vì vậy trong hiện tại và tương lai rất cần những hiền tài để đưa đất nước ngày một phát triển. Vai trò của hiền tài là vô cùng quan trọng

II. Thân bài
1. Giải thích

– Hiền tài: Là bề tôi tài giỏi, hiền đức trên mọi lĩnh vực của đời sống. Là những người có năng lực có thể cống hiến cho đất nước

– Những hiền tài là những hạt giống quý đưa đất nước sánh ngang các cường quốc năm châu

2. Tại sao những người hiền tài lại có vai trò quan trọng với đất nước?

– Hiền tài là những người thực sự có năng lực, tài giỏi có thể dùng năng lực cống hiến cho sự nghiệp chung của nước nhà

– Không có hiền tài đất nước sẽ nghèo nàn, lạc hậu

– Người tài cống hiến năng lực, đức hạnh cho đất nước về mọi mặt của cuộc sống đưa đất nước phát triển trên mọi lĩnh vực đưa đất nước đi lên trên mọi mặt

3. Những hiền tài đóng góp cho đất nước

– Trong lịch sử dân tộc:

+ Trần Quốc Tuấn bằng tài năng của mình lãnh đạo nhân dân ba lần đánh tan quân Mông Nguyên

+ Nhà bác học Lương Đình Của đã tốn rất nhiều thời gian và công sức để lai tạo ra giống lúa mang lại năng suất cao cho ngành nông nghiệp

– Trong hiện tại:

+ Nhà Toán học Ngô Bảo Châu đã nhận được giải thưởng Toán học đưa nước Việt Nam tự hào với bạn bè thế giới

+ Bên cạnh đó ở một số lĩnh vực khác như thể thao chúng ta không thể không kể đến đội tuyến U23 Việt Nam đã đakt huy chương Bạc tại giải vô địch U23

4. Làm sao để có nhiều hiền tài cho đất nước?

– Trước hết bản thân mỗi người cần học tập chăm chỉ dderr trở thành hiền tài

– Mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của mình là cống hiến trọn đời cho đất nước

– Nhà nước cần có chính sách chiêu mộ hiền tài để có thêm nhiều hiền tài

– Liên hệ bản thân: Là học sinh cần học tập chăm chỉ cố gắng trở thành hiền tài để phát triển đất nước

III. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề:Mỗi dân tộc nếu muốn phát triển một cách vững chắc thì rất cần những hiền tài

– Lời nhắn: Hãy không ngừng cố gắng lấy sự phát triển của đất nước làm mục tiêu để phấn đấu trở thành một hiền tài

Video vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền

Video vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền

Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 1

Ngô Thì Nhậm là một người tài giỏi, có con mắt nhìn xa trông rộng, được Nguyễn Huệ tin cẩn giao cho việc soạn thảo công văn, giấy tờ quan trọng. Chiếu cầu hiền là một trong những văn bản như vậy. Tác phẩm đã cho thấy ý nghĩa vai trò quan trọng của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước.

Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh, quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Trung dẹp tan quân xâm lược. Buổi đầu dựng nước còn nhiều khó khăn, thiếu người hiền tài. Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm soạn thảo văn bản này kêu gọi những người có tài ra giúp đất nước.

Mở đầu bài chiếu nêu lên lời dạy của Khổng Tử và trách nhiệm của người hiền đối với đất nước: “Người hiền xuất hiện ở đời thì như sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt về chầu ngôi Bắc Thân, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử”. Lập luận của tác giả hết sức chặt chẽ, một mặt ông vừa đề cao vai trò của kẻ sĩ, vừa thức tỉnh ý thức trách nhiệm của họ đối với đất nước. Để nhấn mạnh hơn nữa, vế sau Ngô Thì Nhậm một lần nữa khẳng định: “Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải ý trời sinh ra người hiền tài vậy”. Như vậy, với lập luận này Ngô Thì Nhậm đã bước đầu đánh trúng tâm lí của những người hiền tài.

Sau khi nói lên trách nhiệm của người hiền tài, ông đã chỉ rõ thực trạng thái độ của họ đối với triều đại Tây Sơn. Ông tỏ ra là người hiểu rõ lẽ xuất xử của người xưa: khi đời thuận thì ra làm việc, khi đời suy vi thì lui về ở ẩn để bảo toàn danh tiết. Ông hết sức thông cảm với những nhà nho như vậy. Nhưng mặt khác ông lại chỉ rõ: có những kẻ ra làm việc cho triều đình mới những vẫn “kiêng dè không dám lên tiếng” hoặc làm việc hết sức cầm chừng, không có sự hăng hái. Với cách diễn đạt hình ảnh, lấy trong sách kinh điển nho gia một mặt vừa thể hiện sự uyên bác của tác giả, mặt khác khiến cho các sĩ phu Bắc Hà nể trọng, tự phải xem lại thái độ của bản thân với triều đại mới. Tiếp đến, ông thể hiện những lời mong mỏi chân thành, tha thiết của nhà vua: “Trẫm đang ghét chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức khong đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”. Lời lẽ đã đánh trúng tâm lí sĩ phu Bắc Hà khiến họ không khỏi phải suy nghĩ.

Sau đó, tác giả nói lên yêu cầu bức thiết cần người hiền tài của triều đại mới: công việc triều chính còn bộn bề lo toan, do đây là một triều đại mới. Nhà vua cũng ý thức được rằng, công việc thì nhiều, một người không thể giải quyết hết, cần đến những người hiền tài ra giúp sức xây dựng đất nước: “Một cái cột không thể đỡ nổi tòa nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có một người trung thành tín nghĩa”. Lời lẽ vô cùng chân thành, thể hiện thiện tâm của nhà vua đối với những người hiền tài. Không chỉ vậy lời nói ấy còn hết sức khiêm nhường, tha thiết đã thức tỉnh lương tri của người hiền tài, khiến họ không thể không ra hợp tác với triều đại mới.

Đường lối kêu gọi người hiền tài của Quang Trung hết sức rộng mở, bất cứ ai có tài năng đều có thể giới thiệu, tiến cử, tự tiến cử,… để phục vụ cho đất nước. Cuối bài chiếu một lần nữa tỏ ra thông cảm, bao dung với sự bất hợp tác với những sĩ phu Bắc Hà trước đây và nêu lên lời kêu gọi, hứa hẹn, kích lệ đối với họ.

Qua văn bản Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm người đọc càng ý thức được rõ hơn vai trò của người hiền tài đối với việc xây dựng đất nước. Người hiền tài quả là nguyên khí của quốc gia đúng như Thân Nhân Trung đã từng nói. Đất nước là một bộ máy vô cùng cồng kềnh, không thể chỉ có một người cai quản, lo liệu là xong mà cần phải có sự giúp sức của nhiều người tải giỏi. Chỉ như vậy mới có thể điều hành đất nước một cách thuận lợi. Khi người hiền tài nhiều, đem hết sức mình ra cống hiến cho đất khi ấy đất nước sẽ hưng thịnh, ngược lại với triều đại rối ren, là do không có người hiền tài ra giúp sức, thế nước tất yếu suy vi và dẫn đến bại vong. Để có được người hiền tài ra giúp sức cũng cần phải có những chính sách phù, hợp đúng đắn để thu hút nhân tài, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đem tài năng phục vụ đất nước. Khi ấy một vị vua sáng sẽ là vô cùng quan trọng. Chỉ khi kết hợp đầy đủ hai yếu tố vua sáng tôi hiền thì khi ấy đất nước mới phát triển hưng thịnh. Chiếu cầu hiền là bài văn nghị luận mẫu mực, với logic lập luận chặt chẽ đã cho thấy ý nghĩa vai trò to lớn của người hiền tài đối với sự phát triển của đất nước. Trong thời điểm hiện tại, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì yếu tố người hiền tài càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Top 50 bài Phân tích Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền hay nhất (ảnh 1)

Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 2

Nếu như ở Trung Hoa có Cao đế với cầu hiền chiếu thì Việt Nam cũng có “Chiếu cầu hiền” dưới triều đại vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm theo lệnh vua viết. Qua đó ta có thể thấy được vai trò quan trọng của người hiền tài đối với vận mệnh dân tộc của bất kì quốc gia nào. Trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay vai trò ấy càng được đề cao bởi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Hiền tài là những người như thế nào? Theo quan niệm của Khổng Tử cũng là ý kiến của Ngô Thì Nhậm “Người hiền xuất hiện ở đời như ngôi sao sáng trên trời cao” theo đó họ là tinh anh của đất trời, hội tụ tài đức vẹn toàn, những con người vừa có trí tuệ trong đầu và đạo đức trong tim. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Quan trọng hơn cả là tâm đức con người bởi “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Trong lịch sử dân tộc ta đã có biết bao tấm gương hiền tài làm sáng ngời giá trị đạo đức và có đóng góp cho vận mệnh đất nước. Đó là Lí Thường Kiệt, là Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…hay trong thời hiện đại có Chủ tịch Hồ Chí Minh_vị cha già của dân tộc, “Người không con mà có triệu con” cùng với biết bao danh tướng lỗi lạc như Võ Nguyên Giáp_ Những con người chí lớn, tài cao lại đức độ, sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích dân tộc. Thử hỏi nếu không có những con người ấy thì dải đất chữ S này sẽ ra sao, hồn nước có còn hay đã mất?

Như vậy ta có thể thấy vai trò của người hiền tài vô cùng quan trọng. Họ có đóng góp to lớn cho dân tộc dù là ở thời đại nào. Trong thời chiến bảo vệ đất nước, người hiền tài là những tướng lĩnh giỏi như Quang Trung “Phù Lê diệt Trịnh” thừa thắng đánh tan quân Thanh xâm lược, thống nhất non sông quy về một mối. Với công cuộc phát triển đất nước trong thời bình người hiền tài có những đóng góp cho sự văn minh tiến bộ trên nhiều lĩnh vực: Về chính trị họ là những người cán bộ Đảng viên hết lòng vì dân phục vụ, là những người chiến sĩ nơi biên thùy gìn giữ biên cương Tổ quốc. Về khoa học có nhà toán học tài giỏi như Giáo sư Ngô Bảo Châu đưa nền toán học nước nhà phát triển lên một tầm cao mới, các kĩ sư, bác sĩ có tài có tâm với nghề hay nhà giáo nhân dân ưu tú đào tạo thế hệ trẻ đất nước rồi đến nhà nông học Lương Định trăn trở nghiên cứu cải tạo giống lúa mới năng suất cao…Tuy mỗi người tài giỏi ở một chuyên môn nhưng họ đã cùng nhau đưa đất nước đi lên phát triển vững mạnh. Muốn đất nước phát triển thì “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình” mà cần trăm họ và muôn dân cùng có ý thức và trách nhiệm để Việt Nam ngày càng tiến xa hơn nữa trên con đường hội nhập quốc tế. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Người hiền tài nắm trong tay vận mệnh dân tộc là vậy.

Một số ít tài năng thiên bẩm như Bill Gate thì người hiền tài không phải tự nhiên mà có. Muốn có được người tài cống hiến tài năng cho đất nước bên cạnh lời chiêu hiền cần có chính sách, điều kiện “Đào tạo nhân tài, bồi dưỡng nhân lực”. Nhật Bản là một quốc gia luôn luôn chú trọng đầu tư cho con người, họ đề ra khẩu hiệu “Giáo dục 80 năm trong cuộc đời”, họ coi “Nhân tài là tiền vạn năng”. Việt Nam cũng vậy, học tập sự văn minh tiến bộ của nước ngoài bên cạnh chăm lo cho đời sống chính trị, phát triển kinh tế thì giáo dục là ngành được dư luận luôn quan tâm, đầu tư bởi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chìa khóa của tương lai đất nước. Để có được người hiền tài nhà nước phải có chính sách thu hút nhân tài, có môi trường đào tạo, rèn luyện thật tốt để họ có cơ hội phát triển bản thân và cống hiến cho quốc gia.

Tuy nhiên ngày nay nền kinh tế thị trường bên cạnh những ảnh hưởng tích cực còn có những tác động tiêu cực. Hiền tài không quá hiếm hoi nhưng ít nhiều người tài đã bị vùi dập bởi thế lực và xã hội đồng tiền dần lấn lướt, cướp trắng trợn cơ hội học tập, phát triển của họ chỉ bởi không phải là con ông cháu cha, chỉ bởi là không có tiền điều đó được minh chứng bởi những bất cập trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 với nạn gian lận, nâng điểm khống trong thi cử tiêu biểu là ở Hà Giang, Sơn La. Hi vọng rằng Bộ giáo dục, Đảng và nhà nước có biện pháp xử lí và hình phạt thích đáng để người tài có cơ hội được cống hiến cho quê hương, đất nước.

Là một học sinh ý thức được vai trò sứ mệnh của hiền tài đối với sự nghiệp của đất nước, em nhận thấy nhiệm vụ học tập, rèn luyện và trau dồi tri thức cho mình là vô cùng quan trọng, cố gắng học tập mong rằng có thể đóng góp chút công sức để Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 3

    Ngô Thì Nhậm là một người tài giỏi, có con mắt nhìn xa trông rộng, được Nguyễn Huệ tin cẩn giao cho việc soạn thảo công văn, giấy tờ quan trọng. Chiếu cầu hiền là một trong những va, Nguyễn Huệ lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Trung dẹp tan quân xâm lược. Buổi đầu dựng nước còn nhiều khó khăn, thiếu người hiền tài. Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm soạn thảo văn bản này kêu gọi những người có tài ra giúp đất nước.

    Mở đầu bài chiếu nêu lên lời dạy của Khổng Tử và trách nhiệm của người hiền đối với đất nước: “Người hiền xuất hiện ở đời thì như sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt về chầu ngôi Bắc Thân, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử”. Lập luận của tác giả hết sức chặt chẽ, một mặt ông vừa đề cao vai trò của kẻ sĩ, vừa thức tỉnh ý thức trách nhiệm của họ đối với đất nước. Để nhấn mạnh hơn nữa, vế sau Ngô Thì Nhậm một lần nữa khẳng định: “Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải ý trời sinh ra người hiền tài vậy”. Như vậy, với lập luận này Ngô Thì Nhậm đã bước đầu đánh trúng tâm lí của những người hiền tài.

    Sau khi nói lên trách nhiệm của người hiền tài, ông đã chỉ rõ thực trạng thái độ của họ đối với triều đại Tây Sơn. Ông tỏ ra là người hiểu rõ lẽ xuất xử của người xưa: khi đời thuận thì ra làm việc, khi đời suy vi thì lui về ở ẩn để bảo toàn danh tiết. Ông hết sức thông cảm với những nhà nho như vậy. Nhưng mặt khác ông lại chỉ rõ: có những kẻ ra làm việc cho triều đình mới những vẫn “kiêng dè không dám lên tiếng” hoặc làm việc hết sức cầm chừng, không có sự hăng hái. Với cách diễn đạt hình ảnh, lấy trong sách kinh điển nho gia một mặt vừa thể hiện sự uyên bác của tác giả, mặt khác khiến cho các sĩ phu Bắc Hà nể trọng, tự phải xem lại thái độ của bản thân với triều đại mới. Tiếp đến, ông thể hiện những lời mong mỏi chân thành, tha thiết của nhà vua: “Trẫm đang ghét chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức khong đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”. Lời lẽ đã đánh trúng tâm lí sĩ phu Bắc Hà khiến họ không khỏi phải suy nghĩ.

    Sau đó, tác giả nói lên yêu cầu bức thiết cần người hiền tài của triều đại mới: công việc triều chính còn bộn bề lo toan, do đây là một triều đại mới. Nhà vua cũng ý thức được rằng, công việc thì nhiều, một người không thể giải quyết hết, cần đến những người hiền tài ra giúp sức xây dựng đất nước: “Một cái cột không thể đỡ nổi tòa nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có một người trung thành tín nghĩa”. Lời lẽ vô cùng chân thành, thể hiện thiện tâm của nhà vua đối với những người hiền tài. Không chỉ vậy lời nói ấy còn hết sức khiêm nhường, tha thiết đã thức tỉnh lương tri của người hiền tài, khiến họ không thể không ra hợp tác với triều đại mới.

    Đường lối kêu gọi người hiền tài của Quang Trung hết sức rộng mở, bất cứ ai có tài năng đều có thể giới thiệu, tiến cử, tự tiến cử,… để phục vụ cho đất nước. Cuối bài chiếu một lần nữa tỏ ra thông cảm, bao dung với sự bất hợp tác với những sĩ phu Bắc Hà trước đây và nêu lên lời kêu gọi, hứa hẹn, kích lệ đối với họ.

    Qua văn bản Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm người đọc càng ý thức được rõ hơn vai trò của người hiền tài đối với việc xây dựng đất nước. Người hiền tài quả là nguyên khí của quốc gia đúng như Thân Nhân Trung đã từng nói. Đất nước là một bộ máy vô cùng cồng kềnh, không thể chỉ có một người cai quản, lo liệu là xong mà cần phải có sự giúp sức của nhiều người tải giỏi. Chỉ như vậy mới có thể điều hành đất nước một cách thuận lợi. Khi người hiền tài nhiều, đem hết sức mình ra cống hiến cho đất khi ấy đất nước sẽ hưng thịnh, ngược lại với triều đại rối ren, là do không có người hiền tài ra giúp sức, thế nước tất yếu suy vi và dẫn đến bại vong. Để có được người hiền tài ra giúp sức cũng cần phải có những chính sách phù, hợp đúng đắn để thu hút nhân tài, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đem tài năng phục vụ đất nước. Khi ấy một vị vua sáng sẽ là vô cùng quan trọng. Chỉ khi kết hợp đầy đủ hai yếu tố vua sáng tôi hiền thì khi ấy đất nước mới phát triển hưng thịnh.

    Chiếu cầu hiền là bài văn nghị luận mẫu mực, với logic lập luận chặt chẽ đã cho thấy ý nghĩa vai trò to lớn của người hiền tài đối với sự phát triển của đất nước. Trong thời điểm hiện tại, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì yếu tố người hiền tài càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Top 50 bài Phân tích Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền hay nhất (ảnh 2)

Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 4

Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746, là người Thanh Trì, Hà Nội. Sinh thời, ông từng làm Đông đốc trấn Kinh Bắc dưới thời chúa Trịnh, sau khi  nhà nhà Lê- Trịnh bị suy vong, ông tiếp tục ra làm quan và có nhiều công lao lớn với triều đại Tây Sơn. Được Nguyễn Huệ giao phó nhiều trọng trách lớn. Những văn kiện có tính quan trọng đều do một tay Ngô Thì Nhậm soạn thảo, một trong số đó có thể nhắc đến “Chiếu cầu hiền”.

Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm viết vào khoảng năm 1788-1789, theo lệnh của Vua Quang Trung, mục đích của nó là nhằm kêu gọi những người hiền tài ra cộng sự, giúp vua xây dựng triều đại, đặc biệt là các tầng lớp trí thức sĩ phu Bắc Hà.

Mở đầu bài chiếu, tác giả khẳng định vai trò và sứ mệnh của những người hiền tài với quốc gia, dân tộc. Ngô thì Nhậm ví hiền tài như “ngôi sao sáng trên trời cao, mà sao sáng thì ắt chầu về Bắc thần”, cũng như những người tài phải phò trợ cho thiên tử mình. Những người hiền mà không được đời dùng, dấu đi tài năng cũng như sao bị che đi vẻ lấp lánh,  không như ý trời đã định.

Tiếp theo, tác giả nhấn mạnh về những bậc hiền sĩ ở ẩn khi thời thế suy vi, đất nước nhiều biến cố. Có người ra làm quan thì cũng không dám lên tiếng, sợ hãi, họ như những kẻ “gõ mõ canh cửa”, “chết đuối trên cạn” để mà lẩn tránh việc đời. Tác giả đã đề cập đến vấn đề ấy một cách đầy tinh tế, sử dụng các thành ngữ, từ ngữ có tính tượng trưng để nói mà không xâm phạm đến những người tri thức coi trọng lòng tự tôn. Những lời viết ra khiến cho người nghe, người đọc không khỏi không suy ngẫm, để người hiền tự nhìn lại bản thân, tác giả tin rằng với những người sáng suốt, họ sẽ hiểu những điều mà con chữ phản ánh.

Những lời cầu hiền thiết tha, chân thành lại vừa khiêm tốn, thể hiện được tấm lòng của một vị vua anh minh được tác giả viết đầy xúc động: “Này trẫm đang ghé chiếu lắng nghệ, ngày đêm mong mỏi……Hay đang thời đổ nát chưa thể phụng sự chăng?”. 

Để thuyết phục những tri thức xưa, Ngô Thì Nhậm nêu lên thực trạng đất nước lúc bấy giờ còn nhiều điều đáng lo ngại. Triều đại lúc này đang buổi đầu chập chững, luật pháp, kỷ cương còn mắc nhiều khiếm khuyết, chốn biên ải còn trăm điều lo toan, trăn trở, một mình vừa sao có thể vẹn tròn nếu không được sự giúp sức, phò trợ từ những vị đức độ, tài năng. Ngặt nỗi, nhân dân còn chưa lấy lại sức, vua cũng vừa mới lên ngôi lòng dân khắp nơi chưa thấu rõ bởi vậy mà ngày đêm lo lắng, những khó khăn cứ chồng chất ngày một thêm. Mọi người đều hiểu được rằng: “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”. Mà trong trời đất, bốn phương nơi đâu chắc hẳn cũng có người tài, dù nước lúc hưng, lúc suy những nhân tài thì đâu thể thiếu “…trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này há lại không có một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi bẩn đầu như trầm hay sao?”. 

Sau những lý lẽ thấu tình đạt lý ấy, tác giả công tuyên thỉnh nhiều chính sách khác nhau nhưng quy chung một mục đích chiêu mộ kẻ sĩ trong thiên hạ. Mọi người dân không phân biệt nam nữ, thành phần hay tầng lớp nào, nếu có tài năng, học thức đều được quyền ứng cử, một tình thần dân chủ được triển khai rõ rệt trong nhân dân, ai cũng có quyền bình đẳng góp sức mình cho đất nước “Vậy ban chiếu xuống, quan việc lớn nhỏ và dân chúng trăm họ ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời, đều cho phép được dâng thư bày tỏ công việc”. Những người có nghề giỏi, nghiệp hay, những người có tài năng mà lâu nay bị giấu kín cũng tự tiến cử giúp đời. Tất cả hãy vì nước mà gắng sức mà tụ họp về để cùng nhau mưu lược, kế sách phát triển quốc gia, nước nhà. ” Này trời trong sáng, đất thái bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây…cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh”.

Bài chiếu tuy ngắn gọn mà chứa đựng cả một tấm lòng thiết tha với dân với nước của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Luôn mong cầu sự ấm êm cho nhân dân, hành động vì sự bình yên, thịnh trị của xã tắc, vương triều. Một vị vua suốt đời mình tâm huyết mọi việc vì cuộc sống phồn vinh cho nhân dân. Từng lời, từng chữ viết ra đều thấm đẫm tinh thần dân tộc, thấm đẫm tình cảm lớn của một người trị vì cánh cánh nỗi lòng phát triển, dựng xây nước nhà.

“Chiếu cầu hiền” có ngôn ngữ trang trọng, lời văn đầy sự cầu thị khoan dung, khi lại thiết tha, mãnh liệt, hệ thống  những lập luận thuyết phục và chặt chẽ. Tác phẩm đã cho thấy trước tầm nhìn xa trông rộng và sự chân thành của một với vua yêu nước coi trọng hào kiệt, nhân tài. Bài chiếu giúp em hiểu và trân trọng hơn giá trị của trí thức, vai trò của người giỏi đối với đất nước. Em sẽ cố gắng trau dồi bản thân, rèn sức luyện tài để sau này làm một công dân có ích cho nước nhà, góp sức tài vào sự phát triển của đất nước Việt Nam.

 Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 5

Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đất nước là người hiền tài. Ánh sáng của họ rực rỡ nhất, trong sáng nhất. Sự trường tồn của mỗi quốc gia phụ thuộc phần nhiều vào những người hiền tài. Bởi có lẽ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Trước hết, hiền tài là những người tài giỏi, có năng lực, thông minh, có đức độ, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của quốc gia.Nguyên khí được hiểu là sức mạnh vật chất, tinh thần tiềm tàng nơi con người, nơi đất nước đó có và mong muốn có,có giá trị quan trọng với mỗi quốc gia. Như vậy ý nói đến của câu nói khẳng định định giá trị của người tài với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Vì sao cho rằng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”? Một đất nước nếu không có hiền tài không thể giữ vững được độc lập, kinh tế, phát triển của dân tộc. Ngay từ xa xưa, lịch sử đã chứng minh, nếu không có những bậc hiền tài như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, hay Hồ Chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,… đất nước chúng ta liệu có được nền độc lập hòa bình như ngày hôm nay. Hay trong hiện đại, nếu không có những nhà nghiên cứu khoa học ngày đêm tìm ra các loại thuốc chữa trị thì liệu cuộc sống của ta có yên ấm. Người hiền tài có vị trí vô cùng quan trọng với đời sống xã hội của chúng ta.

Người tài hẳn là những người giỏi, thông minh, có óc sáng tạo, có tầm hiểu biết sâu rộng về mọi mặt đời sống. Họ học hỏi văn hoá nhân loại từ xa xưa và nhanh chóng tiếp cận được văn hoá thời nay. Sự hiểu biết sâu rộng đó góp phần đưa đất nước phát triển hơn, hiện đại hơn và vươn ra với bạn bè quốc tế.

Hiền tài còn là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa trông rộng cho nên có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng cần thiết cho đi lên của xã hội trong tương lai. Những đường hướng của họ có ảnh hướng lớn tới đất nước bởi xã hội mỗi ngày đổi thay, buộc người tài phải chú ý và xây dựng những hướng đi đúng đắn cho dân tộc.

Hơn thế, hiền tài không chỉ là những người tài giỏi, mà hiền tài còn là những người có đức tính tốt, sống hi sinh, sẵn sàng hi sinh mọi lợi ích cá nhân để suy nghĩ cho cả cộng đồng vì một tương lai phát triển rực rỡ của cả đất nước.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đất nước ta đang xảy ra tình trạng "chảy máu chất xám". Một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau mọt thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước. Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trạng làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác. Lý giải nguyên nhân này, một phần do đất nước ta chưa có các chính sách trọng dụng người tài, môi trường phát triển tài năng còn thấp và một phần do tâm lý chung của con người vì lợi ích cá nhân.

Bởi thế muốn đất nước có được những hiền tài giúp ích cho xá hội phát triển, thì chính phủ phải có những phương án lâu dài và hợp lý trọng dụng người tài. Tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp. Là học sinh, chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để góp phần nhỏ vào lợi ích dân tộc.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ý kiến của Thân Nhân Trung quả thực rất đúng đắn. Với một đất nước đang phát triển và mong muốn hòa nhập với thế giới như Việt Nam thì điều đó lại càng quan trọng. Đất nước và hiền tài là hai khái niệm chẳng thể tách rời.

Top 50 bài Phân tích Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền hay nhất (ảnh 3)

Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 6

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Quả thật, sự trường tồn của một quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi người trong quốc gia đó.

"Hiền tài" ở đây là nói đến những con người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội. Nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" chính là lời khẳng định: Căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp và chúng ta cần phải biết tìm và trân trọng họ.

Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng nói: "Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc". Dân tộc Việt Nam trải qua biết bao cuộc chiến tranh ngoại xâm, nhiều người đã phải hi sinh và ngã xuống. Để có được một đất nước hòa bình và phát triển như ngày hôm nay, không chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường của người dân Việt Nam, mà trong đó còn có sự đóng góp không nhỏ của những con người tài giỏi, hết lòng vì dân, vì nước.

Ý kiến của Thân Nhân Trung trải qua mọi thời đại vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Vì vậy, dù trong hòan cảnh nào thì những nhân tài vẫn luôn cần được trân trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách trọng dụng người tài để họ có cơ hội được phát triển bản thân, cống hiến sức lực của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những sinh viên xuất sắc, cán bộ có năng lực, ... đều được chính phủ trợ cấp chí phí sinh hoạt và học tập ở nước ngoài để mai này phục vụ đất nước. Bên cạnh đó, những cải cách giáo dục luôn được đưa ra để phù hợp với từng thời kì phát triển. Các trường học được xây dựng tạo điều kiện cho trẻ em mọi vùng miền đều có cơ hội học tập, các chính sách miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đưa ra, những quỹ học bổng dành cho những em có thành tích cao trong học tập cũng được xây dựng và duy trì...

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đất nước ta đang xảy ra tình trạng "chảy máu chất xám". Đây là hiện tượng một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau mọt thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước. Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trạng này diễn ra đang làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữ nước ta với các cường quốc. Không những thế, tình trạng "chảy máu chất xám" đòi hỏi chính phủ phải cấp một khoản tiền không nhỏ để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài cũng như chi phí cho việc mua máy móc, thiết bị nước ngoài trong khi bản thân quốc gia có rất nhiều người tài giỏi hoàn toàn có thể thiết kế, tạo ra những máy móc, công nghiệp hiện đại, ... phục vụ cho kinh tế, xã hội ... Điều này chứng tỏ những chính sách đãi ngộ của ta hiện vẫn còn nhiều bất cập cần được xem xét, khắc phục. Ngoài ra, do điều kiện kinh tế khá giả, nhiều bạn trẻ quen thói dựa dẫm, ỷ lại gia đình mà không có chí tiến thủ. Thay vì học tập, các bạn lại sa đà vào thói ăn chơi hưởng thụ xa hoa. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới tương lai của các bạn mà còn tác động xấu tới sự phát triển của đất nước.

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", và thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức để mai này phát huy tài năng, góp phần phát triển đất nước, như Mặc Tự đã từng nói: "Đất nước có nhiều người tài, đất nước càng hưng thịnh".

Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 7

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm xương máu, bồi đắp và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong số đó là truyền thống quý trọng người tài, để đất nước được phát triển phồn thịnh, bền vững thì không thể nào thiếu đi nhân tố con người. Mọi yếu tố khách quan bên ngoài có thuận lợi đến đâu nhưng nếu thiếu đi tư duy sáng tạo của người tài thì cũng không thể đưa đất nước phát triển lên những tầm cao mới. Sớm nhận ra tầm quan trọng ấy mà Thân Nhân Tông đã có câu nói rất nổi tiếng: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" để nhắc nhở thế hệ sau phải biết bồi dưỡng nhân tài, lấy đó làm cơ sở xây dựng đất nước.

Nói "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", vậy "hiền tài" là gì? Đó chính là những con người hội tụ nhiều những phẩm chất cao quý, vừa có tài lại vừa có đức, am hiểu tinh thông nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, là người nhân nghĩa có lòng yêu nước thương dân. "Nguyên khí" chính là những yếu tố, sức mạnh tiềm tàng bên trong của đất nước. Theo cách nói của Thân Nhân Tông "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" đó là khẳng định tầm quan trọng của con người, "hiền tài" như là xương sống của đất nước, đưa đất nước phát triển vững bền, thịnh vượng.

Từ những buổi đầu dựng nước, đất nước ta đã phải đối đầu với đầy rẫy những khó khăn thử thách. Thiên nhiên khắt nghiệt, kẻ thù xâm lăng, ấy vậy mà nhờ có công các vua Hùng đất nước đã được xây dựng vững bền. Trải qua thêm nghìn năm lịch sử đầy biến cố, đất nước lại xuất hiện nhiều hiền tài: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh,... Chính họ đã giữ cho đất nước được độc lập, đánh đuổi kẻ thù xâm lăng bằng mưu trí tài năng và bản lĩnh của mình. Một đất nước nhỏ như Việt Nam ta luôn bị kẻ thù coi thường, vũ khí thô sơ, sức người có yếu thế nhưng trong kháng chiến bằng sự khôn ngoan, mưu trí của người lãnh đạo cùng với tinh thần đoàn kết của nhân dân, chúng ta đã đánh đuổi mọi kẻ thù xâm lược, từ Trung Quốc người đông sức mạnh cho đến đế quốc Pháp, Mỹ tàn bạo đều phải chịu thua trước Việt Nam - một đất nước anh hùng.

Ngày nay, Đảng ta trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn lấy tư tưởng "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" làm cốt lõi, chúng ta tiếp tục kế thừa và phát huy những bài học mà ông cha để lại. Ra sức đào tạo những người "hiền tài" được xem là rường cột tương lai của đất nước, bằng cách mở nhiều trường, khuyến khích học tập, chế độ học bổng, đãi ngộ dành cho người tài, trang bị cơ sở vật chất thu hút nhân tài. Chúng ta hết lòng coi trọng nhân tài và cũng ra sức tìm kiếm, phát hiện họ để đào tạo trở thành những người tài giỏi, nhân đức để mai này đem tài năng đó phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Thân Nhân Tông cho rằng: "Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Quả thật vậy, nếu một đất nước không đặt yếu tố con người lên làm đầu thì "thế nước" sẽ không thể vững mạnh mà ngày càng suy yếu hoặc nếu có phát triển thì sẽ không thể ổn định, bền vững.

Để chứng minh điều trên, chúng ta thử nhìn quanh thế giới, có thể thấy rằng những quốc gia phát triển họ đều đặt yếu tố con người làm trọng. Tiêu biểu Hàn Quốc một đất nước chịu nhiều cuộc chiến tranh, giành được độc lập muộn, khí hậu khắc nghiệt,... Nhưng bằng sự quyết tâm thay đổi vận mệnh đất nước, tích cực đầu tư vào con người như thay đổi chế độ giáo dục, chế độ chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng, và họ đã thành công vươn lên thành một quốc gia giàu mạnh vượt bậc, được ví là con Rồng của châu Á. Hay Nhật Bản quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi, thiên tai, động đất, sóng thần xảy ra liên miên, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, thế nhưng họ đã rất khôn ngoan biết lấy "hiền tài" làm động lực thúc đẩy đất nước phát triển, ra sức đào tạo và thu hút nhân tài, để vươn lên trở thành cường quốc đứng thứ ba trên toàn thế giới.

Nhưng đáng buồn thay, Việt Nam ta đang xuất hiện một tình trạng đáng báo động là hiện tượng "chảy máu chất xám". Những người tài giỏi tìm đường ra nước ngoài sinh sống, làm việc, đem tài năng cống hiến ở một đất nước khác, mà không muốn ở lại đất mẹ chỉ vì đãi ngộ không xứng đáng, không có một môi trường phát triển tài năng. Nhận thấy tình hình đó thiết nghĩ, nhà nước cần phải bình tĩnh suy xét lại thực tại, cần chú trọng hơn trong việc tạo môi trường cho người tài được phát triển bản thân, đồng thời phải có chế độ đãi ngộ đặc biệt hơn để khuyến khích họ cống hiến hết mình. Sẽ rất lãng phí nếu người tài không được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời, đó là một tổn thất rất lớn cho quốc gia, dân tộc, chẳng khác gì "nguyên khí của quốc gia" đang dần hao mòn suy kiệt, đây là một vấn đề rất cấp bách, ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc, của đất nước.

Đất nước trải qua ngàn năm lịch sử, như Nguyễn trãi từng nói: "Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có", ông cha ta đã biết dựa vào thế mạnh đó để xây dựng đất nước vững mạnh, trường tồn. Ngày nay hòa cùng sự phát triển của thế giới, đất nước ta càng cần phải giữ vững và phát huy mạnh mẽ truyền thống trọng người hiền tài để đưa đất nước tiến lên "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như lời Bác đã dặn dò năm xưa.

Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 8

Thế hệ ngày nay, chắc nhiều người biết Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miêu, ông ghi nhận về trí thức "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nưóc mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống thấp." Đây là tư tưởng quan trọng nhất về văn hoá, giáo dục của Thân Nhân Trung đuợc trình bày tập trung, rõ ràng trong bài ký đề tên bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442). Còn chính là khát vọng của cả dân tộc. Tư tưởng trên, trước hết khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, là việc đem lại hưng thịnh cho đất nước.

Trong bài kí, Thân Nhân Trung không nói nhân tài mà nói "hiền tài". Hiền tài theo quan niệm người xưa, cũng như của tác giả là người có cả tài năng không những học rộng hiểu nhiều, có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân; có cả đức hạnh, là người gương mẫu về đạo đức, suốt đời chăm lo tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân, đem hết tài năng và đức hạnh phục vụ cho đất nước. Đó là người “lấy trung nghĩa mà rèn cho danh thực hợp nhau, thực hành điều sở học, làm nên sự nghiệp vĩ đại sáng ngời, khiến cho mọi người đời sau kính trọng thành danh, mến mộ khí tiết...”. Về khái niệm “nguyên khí", trong kho tàng thư tịch cổ Trung Hoa đã có nhiều sách đề cập. Sách “Bạch hổ Thông" viết: “Địa giả, nguyên khí sơ sinh, vạn vật chi tổ" (Đất là nơi sản sinh ra nguyên khí, tổ của muôn loài), xem nguyên khí là khí đại hoá lớn lao. Còn sách "Đường thư" viết: Liễu Công Độ thiệp nhiếp sinh. Thường viết: “ Ngô sở vô thuật, bất dĩ nguyên khí tả hi nộ nhĩ" (Liễu Công Độ giỏi việc dưỡng sinh. Ông thường nói: Ta vốn không có thuật gì, chẳng qua biết dựa vào tinh khí mà điều hoà sự yêu ghét, mừng, giận mà thôi), xem nguyên khí là để chi tính khi con người ta. Thần Nhân Trung đã mượn nghĩa từ sách Đường thư: nguyên khí chính là tình khí và vận dụng một cách sáng tạo.

Có thể nói, trong lịch sử văn hoá, giáo dục trước đời Lê Thánh Tông, chưa có ai đặt vấn đề như ông. Người ta không ai là không biết mốì quan hệ giữa hiền tài và sự thịnh suy của một triều đại, một quốc gia. Nhưng còn coi người “hiền tài là nguyên khí quốc gia" thì phải ghi nhận bắt đầu từ Thân Nhân Trung một câu tổng kết chính xác cho cả một đường lối chiến lược về văn hoá, giáo dục của bất cứ một thời đại nào, một chính thể nào.

Tư tưởng ấy, một lẩn nữa được nhắc lại trong bài kí để tên bia Tiến sĩ khoa Đính Mùi, niên hiệu Hồng Đức 18 (1487): "Nếu không có người tài đông đảo thì làm sao có được sự thịnh trị thanh bình" và "muốn có nền giáo hoá, đất nước thịnh trị đó là cái gốc của nó là phải có hiền tài".

Quan niệm "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" do Thân Nhân Trung đưa được ra các vương triều phong kiến Việt Nam từ triều vua Lê Thánh Tông trở đi coi như một tư tưởng quan trọng trong quốc sách văn hoá, giáo dục.

“Nhân tài thịnh, chính trị lên cao, vận nước nhà rực rỡ vô cùng, càng sâu xa càng lâu dài, mà càng sáng sủa lớn lao thêm” (Bia số 4, khoa Bính Tuất, niên hiệu Quang thuận 7, 1467).

“Quốc gia có người tài cũng như thân thể con người có nguyên khí. Nguyên khí cường thịnh thì con người được hưởng thọ lâu dài, người tài đông đảo thì quốc gia được thái bình vững chãi “(Bia số 29, khoa Bính Thìn, niên hiệu Hoằng Định 20, 1616).

Quan niệm như thế là khẳng định hiền tài định đoạt vận mệnh đất nước, dân tộc. Tư tưởng này dẫn đến sự cầu hiền. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc "chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài bồi đắp thêm nguyên khí".

Có thể nói, ở Việt Nam thời phong kiến, chưa bao giờ nền giáo dục, thi cử lại thịnh đạt cũng như vai trò người trí thức lại được đề cao, đãi ngộ như đời Lê Thánh Tông. Chính vì thế, trong gần 40 năm làm vua, Lê Thánh Tông đã đưa nhà Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt đạt tới vinh quang trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hồi thế kỷ XV. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là vua “anh hùng, tài lược”.Vai trò của nhà nước, người đứng đầu chế độ phong kiên là nhà vua. Muốn bồi dưỡng được hiền tài, theo Thân Nhân Trung người trên (nhà vua) phải biết chăm lo cho dân, lo việc nước khiến cho nước mạnh dân giàu. "Hiền tài phồn thịnh có quan hệ đến khí hóa của trời đất và cốt ở cái gốc giáo hoá của thánh nhân". Nói sự giáo hoá của thánh nhân là nói về sự quan tâm đặc biệt của nhà vua đối với việc giáo dưỡng tuyển chọn và đãi ngộ nhân tài. Thời đại của Thân Nhân Trung sống, Lê Thánh Tông là một minh quân có tầm nhìn chính trị, có trình độ văn hoá, có tinh thần yêu nước thương dân, chú trọng đến đào tạo và sử dụng hiền tài trong xây dựng đất nước đưa quốc gia Đại Việt trở thành thịnh trị. Việc đào tạo người hiền tài, sử dụng người tài của vua Lê Thánh Tông được phản ánh rõ nét ở 12 khoa thi Tiến sĩ lấy đỗ 502 người, trong đó có 10 người đỗ đệ nhất giáp, đệ nhất danh, và huy động các hiền tài tham gia công cuộc chấn hưng mạnh mẽ nước nhà. Nhà vua còn cho dựng bia khắc tên những người thi đỗ và đặt ở Quốc Tử Giám.

Tiếp thu tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà văn hoá, giáo dục lớn, Người suốt đời chăm lo cho độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Cho nên, đất nước vừa giành độc lập, Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước. Người chỉ ra rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Bên cạnh việc chăm lo giáo dục đào tạo Người còn sử dụng chính sách chiêu hiền tài. Người đưa vào chính phủ lâm thời, các bộ, một số trí thức là những bậc nhân sĩ yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, các luật sư, bác sĩ, kỹ sư Tây học như Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Tùng…Vận động một số trí thức yêu nước đang nghiên cứu, làm việc ở Châu Âu như Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Thọ, Đặng Văn Ngữ… về nước tham gia kháng chiến. Rồi các văn nghệ sĩ nổi tiếng thời ấy cũng đứng vào hàng ngũ dưới lá cờ của Bác như Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Đình Thi…Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đội ngũ trí thức ấy đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của dân tộc. Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng hiền tài. Người đặt nhiệm vụ phải đào tạo con người Việt Nam mới vừa hồng vừa chuyên (có đủ đức tài) đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người coi văn hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng của sự nghiệp cách mạng trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể và có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của một đất nước, một dân tộc. Trên tinh thần ấy, từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta luôn khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ , giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “khoa học công nghệ là động lực, giáo dục và đào tạo là nhân tố cơ bản để tạo ra động lực” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành T.Ư khoá IX) cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giáo dục, đào tạo và sử dụng hiền tài đã chấn hưng nền giáo dục nước nhà, phát huy bản lĩnh và tài năng, nhận đúng vai trò của người hiền tài trong tiến trình giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước độc lập, phồn vinh là truyền thống quí báu của cha ông ta được Thân Nhân Trung nêu lên cách đây hơn 500 năm.

Ngày hôm nay, đất nước đang chuyển mình trong hoàn cảnh mới của dân tộc và thời đại, đang hội nhập kinh tế, chuẩn bị nội lực, thực lực cho kinh tế Việt Nam khi nước ta hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới và lĩnh vực giáo dục, đào tạo, làm sao để Việt Nam có một nền giáo dục chất lượng cao, chính sách sử dụng nhân tài như thế nào để người tài có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là những vấn đề nóng nhất mà chúng ta cần quan tâm để xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa khoá mở cửa vào tương lai dân tộc. Văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chung của đất nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Trần Nhân Trung thường xuyên nhắc nhở các triều đại về chính sách đối với kẻ sĩ, và luôn luôn minh chứng lời nói bất hủ của ông về sự thịnh suy của đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài.

Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 9

Cầu hiền vốn là chủ trương, chiến lược của nhiều quốc gia phương Đông cổ đại trong đó có Việt Nam, bởi đây là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để kêu gọi hiền tài về phụng sự cho đất nước. Chiếu cầu hiền ra đời khoảng những năm 1788-1789, khi đất nước vừa trải qua một thời kỳ loạn lạc, các nhà trí thức của triều đại cũ mang tâm lý bi quan, chán nản, bất hợp tác, tư tưởng trung quân mù quáng, không hiểu rõ triều đại mới, nên họ chọn cách trốn tránh, ở ẩn. Trong khi đất nước lại đang có nhiều khó khăn, vương triều mới thành lập căn cơ còn chưa vững, rất cần người tài giúp nước, nhận biết được tình hình đó Nguyễn Huệ đã chủ trương ra chiếu cầu hiền nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà vốn là trí thức của triều đại cũ (Lê-Trịnh) ra giúp nước, đồng thời bình ổn chính trị, tránh những cuộc phản loạn đến từ tàn dư của triều đại cũ. Chiếu cầu hiền do Ngô Thì Nhậm cận thần đắc lực của vua Quang Trung chắp bút thay.

Ngô Thì Nhậm (1746-1803), quê ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, ông đỗ tiến sĩ vào năm 1775, sau đó vào làm quan dưới triều Lê. Đến năm 1778 triều Lê-Trịnh sụp đổ, nhận thức được quy luật chuyển giao triều đại là tất yếu, nên ông nhanh chóng đi theo triều Tây Sơn, ở đây ông rất được tin dùng và có nhiều trọng trách lớn trong triều đình.

Cũng như nhiều văn bản chính luận khác, Chiếu cầu hiền cũng có một bố cục hết sức chặt chẽ, trước tiên ở phần mở đầu tác giả nêu ra một chân lý, và chân lý ở đây chính là đạo ứng xử của người hiền tài. Rằng người hiền tài, trí thức trên đời đã được định sẵn là phải giúp vua giúp nước, nếu làm trái đạo lý muôn đời ấy là trái với thiên đạo sinh ra người hiền. Để củng cố niềm tin cho người đọc, người nghe Ngô Thì Nhậm đã hết sức khéo léo và tinh tế khi sử dụng hai hình ảnh so sánh để trình bày quy luật của mình một cách thuyết phục. Hình ảnh thứ nhất ấy là “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao”, thứ hai ấy là ví thiên tử với “ngôi Bắc Thần”, một vì sao nằm ở vị trí trung tâm bầu trời. Từ hai hình ảnh so sánh ấy Ngô Thì Nhậm muốn truyền tải một thông điệp ngầm rằng nếu sao sáng xưa nay luôn chầu về Bắc Thần thì trong mối quan hệ tương quan ấy, tất yếu rằng người hiền tài cũng phải trở thành sứ giả cho thiên tử. Từ đó ta nhận ra được sự thông thái của tác giả khi tinh tế dùng quy luật của tự nhiên của tạo hóa để xây dựng và khẳng định quy luật giữa người hiền tài và quân vương, hướng người đọc và người nghe đến ngụ ý rằng đó đã là đạo trời không thể làm khác được. Một tác dụng thứ hai nữa là hình ảnh sao sáng chầu về Bắc Thần là những hình ảnh nằm trong sách Luận Ngữ của Khổng Tử, một thánh nhân của giới trí thức xưa, chính vì thế có sức thuyết phục mạnh mẽ với các trí thức Bắc Hà.

Sau khi khẳng định chân lý đạo ứng xử của hiền tài, Ngô Thì đi vào phân tích cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nêu lên thực trạng đất nước ta lúc bấy giờ. Đầu tiên về cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, Ngô Thì Nhậm đã dùng rất nhiều những điển tích điển cố và các hình ảnh tượng trưng để nói về cách ứng xử của sĩ phu, trí thức với triều đại mới. Trước hết là “ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời” đó là bỏ đi ở ẩn, ví như Nguyễn Du, có người “kiêng dè không dám lên tiếng”, “gõ mõ canh cửa”, hành xử tích cực hơn một chút là ra làm quan, nhưng thái độ cầm chừng, giữ chức vụ thấp kém, không đóng góp gì cho đất nước. Nhưng dù có lựa chọn khác nhau nhưng điểm chung của họ cũng tựu lại ở một bi kịch “chết đuối trên cạn mà không biết”. Việc dùng nhiều điển tích, điển cố và các hình ảnh tượng trưng này có tác dụng tạo nên sự tế nhị trong phê phán, không khiến người nghe phải xấu hổ, mất lòng, đặc biệt đây lại là giới tri thức có học vấn và lòng tự trọng vô cùng cao. Hơn thế nữa các sĩ phu Bắc Hà này luôn có một tư tưởng coi thường Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải, không đủ chữ nghĩa để họ phải phụng sự, việc Ngô Thì Nhậm viết như vậy thể hiện được tầm kiến thức sâu rộng, thể hiện tài năng uyên bác của vua Quang Trung để thuyết phục các sĩ phu này. Sau khi chỉ ra cách ứng xử và phê phán ngầm các sĩ phu Bắc Hà, Ngô Thì Nhậm bắt đầu đi vào tìm hiểu nguyên nhân bằng cách đặt ra hai câu hỏi “trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?” và “Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự chư hầu chăng?”. Việc đặt ra hai câu hỏi liên tiếp theo thế lưỡng đao nhằm nhấn mạnh sắc thái phủ định, buộc người đọc phải xem xét lại cách ứng xử của mình mà ra giúp dân giúp nước cho phải đạo.

Không chỉ nêu lên cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, Ngô Thì Nhậm còn tiếp tục nêu lên những hiện trạng của đất nước để lay tỉnh các sĩ phu Bắc Hà, đánh động vào tấm lòng yêu nước thương dân, tấm lòng muốn cống hiến cho đất nước của các trí thức này. Tác giả lần lượt chỉ ra ba cái thực trạng và đất nước đang phải đối mặt, thứ nhất là tính chất của thời đại đó buổi đầu của nền đại định, mới dẹp yên thù trong giặc ngoài, mới bắt tay vào công cuộc xây dựng nghiệp đế vương cho nên còn nhiều thiếu sót (kỷ cương triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan, dân còn mệt nhọc chưa lại sức, đức hóa của Nguyễn Huệ còn chưa kịp nhuần thấm khắp nơi), có thể nói là khó khăn chồng chất khó khăn. Hiện trạng thứ hai được Ngô Thì Nhậm nêu lên thông qua chân lý tất yếu rằng “một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn”, tương quan với đó thì “mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”. Từ đó khai mở cho các trí thức hiểu rằng một mình Nguyễn Huệ không thể đủ sức để đảm đương tất cả những công việc khó khăn, thử thách chồng chất. Và cuối cùng tác giả nêu lên một thực tế rõ ràng thiên hạ có rất nhiều người tài, cũng như lời Nguyễn Trãi trong Đại Cáo Bình Ngô rằng “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/Song hào kiệt đời nào cũng có”. Và thông qua 3 tiền đề, 3 hiện trạng rõ ràng như thế của đất nước, từ đó đi đến một mục đích duy nhất là lay tỉnh các sĩ phu Bắc Hà, những hiền tài đang trốn tránh, cầm chừng phải thay đổi cách ứng xử của mình, giúp đỡ Nguyễn Huệ để xây dựng đất nước.

Sau những chân lý và hiện trạng của đất nước như thế thì Ngô Thì Nhậm đi đến mở ra đường lối cầu hiền và khơi gợi những viễn cảnh tốt đẹp của đất nước. Nguyễn Huệ đã mở ra những con đường rộng mở cho người hiền tài: Tất cả mọi người từ quan đến dân miễn là là có tài năng, mưu lược đều có quyền dâng sớ để tỏ bày việc nước, đóng góp hợp lý sẽ được cất nhắc, nếu viển vông thì cũng không bắt tội; thứ hai là con đường tiến cử cũng rộng mở, dễ thực hiện, cho phép quan lại tiến cử người có tài, có nghề giỏi, rồi tùy mà sử dụng, cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử. Ngô Thì Nhậm cũng nêu lên những tương lai tốt đẹp đang mở ra, trước hết là viễn cảnh “cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh”, để khích lệ động viên hiền tài, thể hiện niềm tin vào tương lai đất nước đang mở ra những cơ hội tốt đẹp cho người hiền “trời trong sáng đất thanh bình, cũng là lúc người hiền gặp hội gió mây”.

Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm không chỉ thể hiện hiện chủ trương sáng suốt của nhà Tây Sơn mà còn có vai trò động viên, kêu gọi trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước, từ đó mang đến những nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng đất nước của mỗi một con người, không chỉ riêng gì các bậc hiền tài. Văn bản thành công bởi nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, đặc biệt tuy là văn chính luận nhưng giọng văn rất tha thiết, chân thành có sức lay động mạnh mẽ.

Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền – Mẫu 10

Ngô Thì Nhậm là một người tài giỏi, có con mắt nhìn xa trông rộng, được Nguyễn Huệ tin cẩn giao cho việc soạn thảo công văn, giấy tờ quan trọng. Chiếu cầu hiền là một trong những văn bản như vậy. Tác phẩm đã cho thấy ý nghĩa vai trò quan trọng của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước.

Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh, quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Trung dẹp tan quân xâm lược. Buổi đầu dựng nước còn nhiều khó khăn, thiếu người hiền tài. Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm soạn thảo văn bản này kêu gọi những người có tài ra giúp đất nước.

Mở đầu bài chiếu nêu lên lời dạy của Khổng Tử và trách nhiệm của người hiền đối với đất nước: “Người hiền xuất hiện ở đời thì như sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt về chầu ngôi Bắc Thân, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử”. Lập luận của tác giả hết sức chặt chẽ, một mặt ông vừa đề cao vai trò của kẻ sĩ, vừa thức tỉnh ý thức trách nhiệm của họ đối với đất nước. Để nhấn mạnh hơn nữa, vế sau Ngô Thì Nhậm một lần nữa khẳng định: “Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải ý trời sinh ra người hiền tài vậy”. Như vậy, với lập luận này Ngô Thì Nhậm đã bước đầu đánh trúng tâm lí của những người hiền tài.

Sau khi nói lên trách nhiệm của người hiền tài, ông đã chỉ rõ thực trạng thái độ của họ đối với triều đại Tây Sơn. Ông tỏ ra là người hiểu rõ lẽ xuất xử của người xưa: khi đời thuận thì ra làm việc, khi đời suy vi thì lui về ở ẩn để bảo toàn danh tiết. Ông hết sức thông cảm với những nhà nho như vậy. Nhưng mặt khác ông lại chỉ rõ: có những kẻ ra làm việc cho triều đình mới những vẫn “kiêng dè không dám lên tiếng” hoặc làm việc hết sức cầm chừng, không có sự hăng hái. Với cách diễn đạt hình ảnh, lấy trong sách kinh điển nho gia một mặt vừa thể hiện sự uyên bác của tác giả, mặt khác khiến cho các sĩ phu Bắc Hà nể trọng, tự phải xem lại thái độ của bản thân với triều đại mới. Tiếp đến, ông thể hiện những lời mong mỏi chân thành, tha thiết của nhà vua: “Trẫm đang ghét chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức khong đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”. Lời lẽ đã đánh trúng tâm lí sĩ phu Bắc Hà khiến họ không khỏi phải suy nghĩ.

Sau đó, tác giả nói lên yêu cầu bức thiết cần người hiền tài của triều đại mới: công việc triều chính còn bộn bề lo toan, do đây là một triều đại mới. Nhà vua cũng ý thức được rằng, công việc thì nhiều, một người không thể giải quyết hết, cần đến những người hiền tài ra giúp sức xây dựng đất nước: “Một cái cột không thể đỡ nổi tòa nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có một người trung thành tín nghĩa”. Lời lẽ vô cùng chân thành, thể hiện thiện tâm của nhà vua đối với những người hiền tài. Không chỉ vậy lời nói ấy còn hết sức khiêm nhường, tha thiết đã thức tỉnh lương tri của người hiền tài, khiến họ không thể không ra hợp tác với triều đại mới.

Đường lối kêu gọi người hiền tài của Quang Trung hết sức rộng mở, bất cứ ai có tài năng đều có thể giới thiệu, tiến cử, tự tiến cử,… để phục vụ cho đất nước. Cuối bài chiếu một lần nữa tỏ ra thông cảm, bao dung với sự bất hợp tác với những sĩ phu Bắc Hà trước đây và nêu lên lời kêu gọi, hứa hẹn, kích lệ đối với họ.

Qua văn bản Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm người đọc càng ý thức được rõ hơn vai trò của người hiền tài đối với việc xây dựng đất nước. Người hiền tài quả là nguyên khí của quốc gia đúng như Thân Nhân Trung đã từng nói. Đất nước là một bộ máy vô cùng cồng kềnh, không thể chỉ có một người cai quản, lo liệu là xong mà cần phải có sự giúp sức của nhiều người tải giỏi. Chỉ như vậy mới có thể điều hành đất nước một cách thuận lợi. Khi người hiền tài nhiều, đem hết sức mình ra cống hiến cho đất khi ấy đất nước sẽ hưng thịnh, ngược lại với triều đại rối ren, là do không có người hiền tài ra giúp sức, thế nước tất yếu suy vi và dẫn đến bại vong. Để có được người hiền tài ra giúp sức cũng cần phải có những chính sách phù, hợp đúng đắn để thu hút nhân tài, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đem tài năng phục vụ đất nước. Khi ấy một vị vua sáng sẽ là vô cùng quan trọng. Chỉ khi kết hợp đầy đủ hai yếu tố vua sáng tôi hiền thì khi ấy đất nước mới phát triển hưng thịnh.

Chiếu cầu hiền là bài văn nghị luận mẫu mực, với logic lập luận chặt chẽ đã cho thấy ý nghĩa vai trò to lớn của người hiền tài đối với sự phát triển của đất nước. Trong thời điểm hiện tại, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì yếu tố người hiền tài càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

 

 

Tài liệu có 25 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
655 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
732 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
593 1 0
Tải xuống