Top 50 bài Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu hay nhất

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu hay, chọn lọc giúp học sinh lớp 11 viết các bài văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Văn mẫu: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Dàn ý cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

I. Mở bài

- Giới thiệu đề tài nghị luận: cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Nêu cảm nghĩ chung nhất của bản thân.                             

II. Thân bài

A. Một số nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:

- Sinh năm 1822 mất 1888.

- Quê quán: Gia Định (nay thuộc Hồ Chí Minh)

- 1833, Nguyễn Đình Chiểu ra Huế ăn học.

- Năm 1849, mẹ ông mất, về lại Bình Dương để chịu tang mẹ. Trên đường đi, ông bị ốm nặng và vì quá thương tiếc cho mẹ nên bị mù cả hai mắt. Từ đó ông chuyển sang học nghề thuốc.

- Năm 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc.

B. Sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu:

- Cuộc đời đã ảnh hưởng sâu rộng đến sáng tác Nguyễn Đình Chiểu.

- Quan niệm thơ văn:

+ Ông coi văn chương là vũ khí chiến đấu.

+ Ông đề cao và ca ngợi những người nông dân, nghĩa sĩ.

+ Phê phán xã hội phong kiến.

+ Đau xót cho và tự hào cho sự hi sinh của người nghĩa sĩ anh dũng.

- Các tác phẩm chính: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Truyện Lục Vân Tiên…

C. Giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang lại:

- Ông đã để lại một khối lượng kho tàng văn học đồ sổ.

- Kim chỉ nam cho quan niệm: văn chương là vũ khí đánh giặc.

- Các sáng tác phong phú, ca ngợi người nông dân yêu nước, sự hi sinh của họ.

- Niềm tự hào và tình yêu với con người, quê hương, đất nước.

III. Kết bài: Nêu cảm xúc của em về cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

Video cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

Video cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 1

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ lớn, ưu tú của nước ta. "Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng" (Phạm Văn Đồng). Có người ví ông như một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc Việt Nam. Quả đúng như vậy, qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, người đọc chúng ta thấy rõ điều đó.

Trước hết về cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong thời loạn lạc vào năm 1822 ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình trong một gia đình quan lại nhỏ ở Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đã lớn lên dưới oai phong nghiêng trời của tả quân Lê Văn Duyệt. Là con đầu lòng trong một nhà đông con, lại là con của vợ lẽ nên ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã sớm chịu cảnh lận đận ngược xuôi. Sau khi Nam Kì bị chiếm, cha ông đã bỏ chạy về kinh và bị cách chức rồi quay lại vào Nam đưa ông ra Huế gửi ở nhà một người bạn cũng vừa bị giáng chức, Nguyễn Đình Chiểu lại càng có điều kiện nhìn rõ những thối nát trong đám quyền quý thời bấy giờ.

Bảy, tám năm sau vào khoảng năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về Nam. Năm 1843, ông thi đỗ tú tài và được một nhà giàu hứa gả con gái cho. Nhưng mấy năm đó chiến tranh vẫn xảy ra liên miên với người Xiêm và người Chân Lạp, dân tình cực kì đói khổ nên trong lòng người thanh niên mới bước vào đời ấy cũng khó mà yên. Năm 1847, Nguyễn Đình Chiểu vừa trở ra Huế để học và chuẩn bị đi thi thì nhận được tin mẹ mất. Nguyễn Đình Chiểu đành bỏ thi lập tức trở về Nam để chịu tang mẹ. Vì đường sá xa xôi, vì đau buồn lo nghĩ và thương mẹ nên ông bị đau mắt nặng. Bệnh tình quá nặng nên đôi mắt của ông đã vĩnh viễn không nhìn thấy nữa. Chuyện tình duyên cũng đầy éo le. Vì ông bị mù mà nhà kia liền bội ước. Ta thấy Nguyễn Đình Chiểu không chỉ lận đận ngược xuôi mà cuộc đời ông còn là một chuỗi những đau khổ, éo le mà hiếm có tác giả nào trong nền văn học phải chịu đựng. Giấc mộng công danh đã không thành lại thành người tàn phế, tình duyên thì trắc trở, tương lai tưởng như chấm hết, cánh cửa cuộc đời tưởng như đóng sập trước mặt ông. Thế nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường, ông đã vượt qua mọi khó khăn, biến đau thương thành sức mạnh vươn lên làm chủ số phận của mình, chứng minh cho mọi người thấy rằng mình tàn nhưng không phế. Khi Nguyễn Đình Chiểu về đến nhà, không đi đâu, ông đóng cửa ở nhà để tang mẹ. Từ đây ngoài việc đèn sách, Nguyễn Đình Chiểu còn gánh vác việc gia đình. Ông dạy dỗ, kèm cặp các em học hành. Nghe tiếng ông hay chữ, tính nết điềm đạm, giàu lòng thương người nên học trò theo rất đông. Từ đó người ta gọi ông là Đồ Chiểu. Ngoài việc dạy học, ông còn nghiên cứu thêm về y học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Người ta nói, ý nghĩa cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có thái độ với nó ra sao, không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào. Đứng trước nỗi bất hạnh, Nguyễn Đình Chiểu đã tự vượt lên chính nỗi đau của riêng mình. Bài học mà chúng ta thấm thía nhất về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu chính là tấm gương đạo đức, nghị lực, là thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không ngơi nghỉ cho lẽ phải, cho công bằng của nhân dân. Thông thường một người sống, chiến đấu hết mình cho chân lý đã là rất đáng quý, đáng trân trọng, tôn vinh nhưng với Đồ Chiểu, một con người mù lòa mà vẫn giữ trọn đạo lý, đó là điều càng đáng quý hơn nữa. Tấm gương sáng ngời ấy không ai không khỏi thấy xúc động, ngưỡng mộ và kính phục.

Năm 1858, thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, Gia Định. Cũng từ đó nhân dân với tầm vông, dao phay đã đứng lên diệt giặc trừ gian. Nguyễn Đình Chiểu trong hoàn cảnh này thể hiện lòng yêu nước bằng cách riêng của mình, dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu với lũ gian tà. Cho nên có thể nói ông là một tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật của Nam Bộ những ngày đầu chống Pháp xâm lược. Tuy sống trong cảnh nghèo khó nhưng trước sau như một, Nguyễn Đình Chiểu vẫn sống thanh cao, trong sạch. Thực dân Pháp nhiều lần mua chuộc, dụ dỗ nhưng đều vấp phải sự từ chối đến mức quyết liệt của ông. Phải đặt trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, chúng ta mới nhận ra hết được tấm lòng son sắt, kiên trung của Đồ Chiểu.

Không chỉ sống cho lí tưởng nhân nghĩa, cuộc đời ông còn là "sự thống nhất cao độ, tuyệt đẹp giữa lí tưởng sống trong cuộc đời thực và trong thơ văn". Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện chân thực một thời đại đau thương của đất nước, của dân tộc, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí phấn đấu của nhân dân. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm quý: Lục Vân Tiên, Dương Từ-Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... Giá trị của những áng văn thơ ấy vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc bởi lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết của ông. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm những lí tưởng, tâm sự "phò đời giúp nước" của mình vào những tác phẩm và các nhân vật. Họ là những sĩ phu như Trương Định, tuy nặng lòng với hai chữ "trung quân" nhưng vì đại nghĩa của dân tộc đã dám chống lại mệnh lệnh vua ban. Họ là những Phần Tòng trên đầu còn trắng khăn tang nhưng vẫn cầm quân đánh giặc để lại gương sáng nghìn thu. Ông ca ngợi những con người vì nước quên thân, thủy chung, trong sáng, luôn đứng về lẽ phải, công bằng như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Quán...đồng thời phê phán gay gắt những kẻ hám danh hám lợi, bất nhân bất nghĩa như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm... Khi giặc Pháp đặt gót giày lên đất nước ta, ông ca ngợi những con người sẵn sàng xả thân vì non sông đất nước, thương xót cho những đau thương mất mát của họ. Tiếng súng Tây nổ báo hiệu một thảm họa ập đến. Trước là cảnh tan đàn xẻ nghé, cả một vùng trù phú vào bậc nhất nước Nam bỗng chốc tan thành mây khói, nỗi đau này không chỉ của riêng ai. Dần dần cả một dải đất hình chữ S rơi vào tay giặc. Thân hình của Nam Kì lục tỉnh đã đầy vết thương dưới gót giày đinh bạo ngược của giặc. Trước thảm cảnh đó, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu vang lên như một bản cáo trạng về tội ác của kẻ thù. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", đó là một khúc ca về những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang, sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc... Qua thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, ta thấy "cánh buồm thơ của cụ Đồ Chiểu đã bao lấy gió, lấy bão khóc than và gào thét đến nỗi bây giờ không thể tách cái khí thế của gió bão ra khỏi buồm".

Nói tóm lại, cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Có những vì sao có ánh sáng khác thường, phải chăm chú nhìn mới thấy, càng nhìn càng sáng". Nguyễn Đình Chiểu tựa vì sao như thế! Đôi mắt nhà thơ mù nhưng tấm lòng và thơ văn của ông sáng mãi trong lòng độc giả dù có trải qua bao lớp bụi thời gian.

Top 50 bài Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu hay nhất (ảnh 1)

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 2

Trong nền văn học Việt Nam, hiếm có nhà thơ nào vừa tài năng vừa đức độ như Nguyễn Đình Chiểu. Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc ta với những áng văn chương bất hủ mang đậm giá trị văn học Việt Nam.

Nguyễn Đình Chiểu (hay được gọi là cụ Đồ Chiểu) sinh năm 1822 trong một gia đình phong kiến tại làng Tân Thới, tỉnh Gia Định và mất vào năm 1888. Tuy là một nhà thơ lớn của dân tộc nhưng cuộc đời ông lại lắm những gian truân, lận đận ngược xuôi. Là con đầu lòng trong một gia đình đông con, lại là con của vợ lẽ nên từ bé cuộc sống của ông đã cơ cực, vất vả. Năm lên 11, khi Nam Kì bị chiếm, cha gửi ông ra Huế ở nhờ nhà người bạn. Sau 8 năm, theo học tại nơi đây, ông trở lại miền Nam chăm lo đèn sách chờ ngày thi hương. Năm 1843, ông đỗ tú tài khi ấy ông mới 21 tuổi. Năm 1846,ông lại quay về Huế ôn thi hội. Ba năm sau đó, vừa đúng lúc ngày thi cận kề thì cũng là lúc ông nhận được tin mẹ mình qua đời. Ông lập tức về Nam chịu tang mẹ, bỏ dở dang việc thi cử. Trên đường về quê, ông bị ốm. Vì đường xá xa xôi, tiết trời oi bức, bệnh ông càng trở nặng, lại thêm nỗi đau vừa mất mẹ, thương khóc quá nhiều nên chẳng may ông bị mù cả hai mắt. Thế là giấc mộng công danh đã không thành, thân lại còn mang khiếm khuyết. Những tưởng tương lai, cuộc đời ông đến đây là chấm hết, cánh cửa cuộc đời như khép lại. Thế nhưng, ông quyết không đầu hàng số phận, bằng chính nghị lực và ý chí của bản thân, ông đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ biến đau thương thành động lực tiếp tục phấn đấu, vươn lên làm chủ số phận mình. Sau đó, ông về Gia Định vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh cho người dân.

Cuộc đời ông là một tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, sự bất khuất trước quân thù. Tuy không nhìn thấy ánh sáng, không thể trực tiếp tham gia kháng chiến chống giặc ngoài chiến trường nhưng ông vẫn luôn bàn bạc việc nước với Đốc binh và trao đổi thư tín với Trương Định. Khi tản cư về Ba Tri (Bến Tre), Nguyễn Đình Chiểu vẫn trao đổi với các chí sĩ yêu nước và thường sáng tác những bài thơ phục vụ cho kháng chiến, động viên tinh thần chiến đấu của các anh chiến sĩ bộ đội ngoài sa trường. Mặc dù, nhiều lần ông bị bọn thực dân Pháp dụ dỗ mua chuộc nhưng ông vẫn luôn cự tuyệt và tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến.

Trước khi ra đi, ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm nổi bật, mang đậm tư tưởng đạo lí, bản sắc văn hóa dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu như là: “Dương Từ-Hà Mậu”, “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,… đã góp phần tạo nên tên tuổi của ông như ngày hôm nay. Đặc biệt nhất là tác phẩm “Lục Vân Tiên” là một tuyệt tác đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện cũng chính là hình ảnh ẩn dụ của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu và cuộc đời đầy truân chuyên, sóng gió của chàng Lục Vân Tiên cũng chính là cuộc đời của ông ngoài đời thực. Dưới ngòi bút tài ba của Nguyễn Đình Chiểu, các nhân vật từ chính đến phụ, phản diện hay chính diện trong truyện đều được ông khắc họa một cách tinh tế, manh những màu sắc rất riêng biệt và đa dạng. Các tác phẩm của ông đều truyền đến cho đọc giả những giá trị đạo đức, đạo lí làm người trong cuộc sống.

Nguyễn Đình Chiểu sẽ luôn là một nhà thơ lớn của dân tộc ta và những áng thơ của ông luôn mang một tầm ảnh hưởng nhất định đến người dân Việt. Ông và những tuyệt tác của ông sẽ luôn sống mãi với thời gian trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 3

Có lẽ ai ai trong chúng ta cũng đều từng nghe câu nói:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”

Vâng đó chính là quan niệm văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu-một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp văn học đồ sộ của ông đã để lại dấu ấn và những bài học sâu sắc cho mai hậu.

Nguyễn Đình Chiểu tên tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ(1882-1888). Ông sinh tại quê mẹ làng Tân Thới, phủ Tân Bình huyện Bình Dương tỉnh Gia Định. Năm 1833 ông được cha đưa ra Huế học, nhờ đó ông đã có điều kiện tiếp thu một cách bài bản kiến thức. Đến năm 1849 ông chuẩn bị ra thi tiếp tú tài thì nghe tin mẹ mất, trên đường về vì quê thương tiếc người mẹ quá cố mà khóc thương dẫn đến đôi mắt ông bị mù. Qua đây có thể thấy được tấm lòng hiếu thảo mênh mông của Nguyễn Đình Chiểu, tuy bị mù những trái tim nhân đạo chính là đôi mắt sáng của các sáng tác của ông. Sau đó ông làm nghề dạy học và bán thuốc, đồng thời tham gia kháng chiến cùng với nhân dân, chính vì thế ông đã có những tình cảm sâu nặng và tha thiết gắn bó với đời sống của những người dân manh lệ, nên những trang văn, trang thơ của ông thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả bằng việc ngợi ca và trân trọng sức mạnh của người nông dân và xót thương cho sự hi sinh của họ. Ông mất năm 1888 vì khi giặc Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây, ông tỏ thái độ không hợp tác, buồn rầu đau ốm ông đã qua đời.

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đều chan chứa một tấm lòng yêu nước tha thiết, bỏng cháy gắn với những niềm căm phẫn về chế độ cũ. Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người". Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.”

Những câu thơ chan chứa một sự xót xa sâu sắc đến quặn thắt cho số phận của những người dân đen tội nghiệp. Đồng thời bày tỏ lòng căm phẫn xót xa với kẻ thù xâm lược đã giày xéo lên mảnh đất của dân tộc. nhưng cao hơn cả tấm lòng nhân đạo, là một sự khắc khoải khôn nguôi: Không chỉ vậy, qua các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu ông còn bày tỏ quan niệm của mình về những đạo lí tốt đẹp của dân tộc: Coi trọng tình nghĩa giữa người với người: tình cha con, mẹ con, tình nghĩa vợ chồng, bè bạn, tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy (Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh bẻ giò Đặng Sinh). Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. Các quan điểm này đã được thể hiện rất rõ trong các truyện như Lục Vân Tiên. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu rất đồ sộ. nhưng có thể thấy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nổi bật một số nét sau: Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm, khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược. Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này.

Như vậy có thể thấy được rằng, Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, người chiến sĩ yêu nước mà còn là một cây bút có công lớn trong việc viết văn tuyên truyền cổ vũ chiến đấu.

Top 50 bài Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu hay nhất (ảnh 2)

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 4

Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt Nam.

Ông là một con người tiêu biểu cho nhân cách Việt Nam trong thời kỳ đất nước đầy biến cố, đau thương, nhưng vô cùng vĩ đại. Đất nước bị ngoại xâm, nỗi nhà tai biến, nỗi mình bị thương, bao nhiêu nghiệt ngã của cuộc đời trút lên vai một người mù lòa, sự nghiệp công danh nửa đường dang dở.Sự thách thức nghiệt ngã ấy đặt ra cho Nguyễn Đình Chiểu thái độ phải lựa chọn lối sống và cách sống như thế nào cho thích hợp với vai trò người trí thức trước thời cuộc “quốc gia lâm nguy thất phu hữu trách”, và ông đã chọn con đường sống, chiến đấu, bằng ngòi bút “chí công” với cái tâm “đã vì nước phải đứng về một phía”.

Nhìn từ góc độ văn hóa, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lý, nặng tình người, đậm đà bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, cụ sẵn sàng hy sinh xả thân không màng danh lợi. Vì đời,cụ chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền.

Với tất cả vai trò xã hội và sứ mạng của con người mà Nguyễn Đình Chiểu phải gánh vác: Nhà thơ, nhà giáo, thầy thuốc, người công dân, chiến sĩ yêu nước cho đến cuối đời cụ vẫn kiên cường vượt qua số phận, hoàn thành xuất sắc thiên chức của mình, để lại cho đời sau một tấm gương về cách sống trong sáng đến tuyệt vời:

“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt
Lòng đạo xin tròn một tấm gương”

Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận.Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.

Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen,biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt Nam, Nhà thơ mù lòa ấy là một trong những người đầu tiên đưa ra thông điệp tố cáo hành động phản văn hóa, mất tính người của bọn thực dân xâm lược. Về tội ác hủy diệt cuộc sống yên lành của nhân dân, ông viết:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim nháo nhác bay”.

Với tội ác xâm lược phản văn hóa ngang nhiên đoạt tài sản và hủy hoại một cách dã man những di sản văn hóa của nhân dân ta:
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”.

Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, một bọn người mang danh kẻ sĩ đã hèn nhát đầu hàng kẻ thù, phản bội đất nước. Nguyễn Đình Chiểu là người sớm biểu lộ thái độ khinh miệt bọn đê hèn và phản văn hóa ấy:

“Dù đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Dù đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình”.

Với quan điểm xem ngòi bút là vũ khí chiến đấu “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, Nguyễn Đình Chiểu đã trực tiếp đả kích bọn Việt gian khoác áo văn chương như loại Tôn Thọ Tường thường mượn màu chữ nghĩa làm đảo lộn trắng đen. Cụ viết:

“Thây nay cũng nhóm văn chương
Vóc dê da cọp khôn lường thực hư”.

Các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân. Lý tưởng thẩm mỹ trong các nhân vật anh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hóa và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lý và công bằng xã hội, trọng con người và căm ghét áp bức bất công. Cái “hào khí Đồng Nai” ấy được thể hiện qua hành động của các nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên, trong các nghĩa sĩ Cần Giuộc và nghĩa sĩ lục tỉnh thời Nam Kỳ kháng Pháp đến nay vẫn còn được tiếp nối và phát huy trong đời sống văn hóa của nhân dân ta ở miền Nam. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỷ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, ca ra bộ trong sinh hoạt văn hóa quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn này vừa mới ra đời trên kịch trường Nam bộ. Gần nay đề tài này đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện. Hơn một thế kỷ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hóa của nhân dân như vậy.

Trên lĩnh vực giáo dục, là một nhà giáo, trọn đời thầy Đồ Chiểu chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam về đạo lý truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ. Hào khí Đồng Nai, một nét đẹp văn hóa của con người Nam bộ được nuôi dưỡng và phát huy chính là nhờ sự nghiệp giáo dục của biết bao thế hệ người thầy đầy tâm huyết mà được truyền thụ đến ngày nay, trong đó nhà thơ – nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu là một trong những người có công lớn. Chúng ta đều biết Nguyễn Đình Chiểu là học trò đời thứ hai của nhà giáo Võ Trường Toản ở Gia Định, một ông thầy nổi tiếng về phương pháp giáo dục tri ngôn, dưỡng khí, tập nghĩa, một nhà trí thức sớm nổi tiếng ở đất Đồng Nai – Gia Định, không màng danh lợi, suốt đời chăm lo đào tạo thế hệ moan sinh có chí, có tài, biết lấy “thảo ngay làm nghĩa cả”.

Từ lò đào tạo Hòa Hưng của Võ Trường Toản mà thế hệ các nhà văn thơ trước đó và cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu dù vận nước đến thế nào cũng tràn đầy “hơi chính khí”. Kẻ sĩ Gia Định chính là sản phẩm của phong cách rèn luyện của một ông thầy giỏi, giỏi đến mức dạy nên những người học trò nổi tiếng hơn mình.

Nhiều thế hệ môn sinh của Đồ Chiểu tiếp thu sự giáo dục của thầy nuôi dưỡng ý chí, rèn luyện tinh thần để sẵn sàng trở thành “trang dẹp loạn” mà sinh thời cụ Đồ Chiểu hằng mong ước. Từ Nhiêu Đẩu, Nhiêu Gương ở Mỏ Cày cuối thế kỷ XIX đến các trí thức Nho học Lê Văn Đẩu, Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn ở Ba Tri nửa đầu thế kỷ XX đều là những thế hệ môn sinh đầy nhiệt huyết mang đậm dấu ấn giáo dục của thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu.

Nhân cách của nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu có ảnh hưởng rất lớn đối với vùng đất Bến Tre và xa hơn nữa. Đất anh hùng từng sản sinh ra nhiều nhân vật anh hùng trong sự nghiệp chống giặc cứu nước. Ngày nay nói đất Bến Tre là quê hương của cụ Đồ Chiểu chính là nói đến truyền thống văn hóa Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu là một con người tiêu biểu và là người có công bảo vệ và truyền lại cho các thế hệ sau này những gì tốt đẹp nhất của truyền thống văn hóa ấy.

Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lý phương Đông và y lý Việt Nam cả về y thuật và y đức mà y đức của cụ chính là đạo cứu người trong nghĩa vụ cứu dân cứu nước. Tác phẩm lớn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là quyển “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, một quyển sách dạy đạo làm người và đạo làm thầy thuốc cứu người. Yêu nước và yêu thương con người chính là tư tưởng chủ đề của tác phẩm:

“Xưa rằng quốc thử lời khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ trời”

Giáo sư Lê Trí Viễn viết trong lời tựa quyển “Ngư tiều y thuật vấn đáp” lần xuất bản năm 1982: “Y thuật ấy là kết tinh nghề thuốc trong hàng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỷ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu lịch sử dân tộc hằng mấy ngàn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lý sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân, vừa giúp nước…”.

Đối với lương y Nguyễn Đình Chiểu, y đạo tức là nhân đạo, mà chủ nghĩa nhân đạo của cụ là chủ nghĩa nhân đạo nhân dân rất gần gũi với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản:

“Thấy người đau giống mình đau
Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành.
Đứa ăn mày cũng trời sanh
Bịnh còn cứu đặng thuốc dành cho không”.

Kỳ Nhân Sư một hình tượng lý tưởng trong tác phẩm “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu đã tự xông đui đôi mắt của mình cho tròn y đạo và nhân đạo để không phải đem nghề y ra phục vụ cho kẻ thù của Tổ quốc và nhân dân. Nhân cách cao thượng ấy của Nguyễn Đình Chiểu còn để lại dấu ấn sâu sắc trong các thế hệ lương y sau này. Người thầy thuốc chân chính trong nhân dân làm nghề thuốc còn vì mục đích từ thiện chớ không phải chỉ có kinh doanh trên sự đau khổ của đồng bào.

Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc; làm ông Đồ dạy học không biết mệt mỏi vì sự nghiệp nuôi dưỡng “hào khí Đồng Nai” giữ gìn bản sắc Việt Nam trong đời sống văn hóa của nhân dân giữa thời loạn ly; làm thầy thuốc vì đạo cứu người chứ không chỉ vì nghề để vụ lợi. Đó là lối sống có văn hóa, biết tự hào dân tộc, biết tự trọng của một người trí thức chân chính, biết trân trọng phẩm giá của con người, giữ đúng tiết tháo của một kẻ sĩ.

Bằng cuộc đời và sự nghiệp của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần xứng đáng cho đời sống văn hóa dân tộc trải qua thử thách nghiệt ngã được bảo tồn và phát triển. Sống trong tình thương và sự kính trọng của nhân dân, những người làm nên lịch sử và sáng tạo văn hóa, Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hóa chân chính của nhân dân.

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 5

Cuộc đời và thơ của Nguyễn Đình Chiểu được Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét như sau: “ Trên trời có vì sao có ánh khác thường”. Điều khiến mỗi chúng ta ấn tượng sâu nhất về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có phải là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức. Ông chính là một người đã chiến đấu hết mình, sống thẳng thắn, chính trực với một nghị lực sống phi thường. Một người luôn đứng về chân lí, lẽ phải, luôn đấu tranh cho nhân dân thật đáng để ngưỡng mộ.

Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888, tên thường gọi là Đồ Chiểu. Ông là người học rộng tài cao, từng đỗ tú tài. Đến năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỉ Dậu 1849 nhưng trớ trêu thay mẹ ông mất. Vì quá thương nhớ mẹ mà ông đã khóc đến mù lòa hai mắt. Sau đó Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây ông vẫn tiếp tục dạy học và làm thuốc. Ông nhanh chóng có liên hệ mật thiết với những những nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là và lãnh binh Trương Định. Dù bị mù cả hai mắt nhưng ông vẫn tích cực dùng văn chương để kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.

Ông cũng là một con người trọng đạo lý, sống nặng tình. Ông sống luôn giữ gìn và đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng. Vì cứu người cụ Đồ Chiểu có thể sẵn sàng hi sinh, không màng danh lợi. Ta thấy ở ông một ý chí kiên định, không bao giờ chịu khuất phục trước cường quyền. Nguyễn Đình Chiểu chính là một tấm gương sáng về nghị lực. Ông dùng văn chương để đánh giặc, ngôn từ là vũ khí sắc bén.

Cái tên Cụ Đồ Chiểu đã cho thấy rằng ông chính là người đã có công đóng góp rất lớn trong giáo dục. Ông được biết đến với hình ảnh một người thầy giáo trọn đời chăm lo cho những môn sinh của mình. Trong những bài học đạo lí của ông, ta thấy được một nhân cách vĩ đại của một kẻ sĩ. Ông là một trong những người đã dành tâm huyết để cống hiến cho lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, ông thông thạo sâu sắc y học phương Đông và Việt Nam và là một bầu trời y đức. Cuốn Ngư Tiều y là một trong những tác phẩm cuối đời của ông không chỉ dạy đạo làm thầy thuốc cứu người mà còn chỉ cả đạo làm người.

Không chỉ thế mà nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về nghị lực và ý chí của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, đau thương: nước mất nhà tan, bản thân bị mù, bị từ hôn... nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời chính là thái độ sống có văn hoá, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn từ góc độ văn hoá, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lí, nặng tình người, tôn trọng, đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, ông sẵn sàng hi sinh, xả thân, không màng danh lợi. Vì đời, ông chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền. Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong lúc đất nước có ngoại xâm. Mặc dù bị mù đôi mắt, không trực tiếp cầm gươm, cầm súng đánh giặc được, ông đã dùng văn chương như một vũ khí sắc bén để chống kẻ thù, ca ngợi những tấm gương hi sinh vì nghĩa. Dù hoàn cảnh nào ông cũng nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước.

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu thật cao đẹp! Và ta càng khâm phục hơn nữa, càng cảm nhận sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. Qua những bài văn tế ca ngợi những sĩ phu, những người nông dân Lục tỉnh, ta mới hiểu hết tấm lòng trung nghĩa của ông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nhận xét về bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc như sau: “Bài văn của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ lại bài Đại Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà.Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn sống hiên ngang, sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...”.

Nếu như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca bi tráng sống mãi cùng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc thì Lục Vân Tiên lại được đánh giá là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”, ca ngợi “những đạo đức đáng quý trọng ở đời”. Tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng những tác phẩm này vẫn thể hiện được cái hay, cái đẹp của về cả nội dung lẫn hình thức. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỉ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, trong sinh hoạt văn hoá quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên -Kiều Nguyệt Nga đã sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn này vừa mới ra đời trên kịch trường Nam Bộ. Gần đây đề tài này đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện...

“Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. Về quan điểm văn chương, Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đề cao đạo trời nhưng trong thực tế ông cho rằng đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Văn chương chiến đấu vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Cái sâu sắc, thâm thuý trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chính tà minh bạch, hợp đạo lí, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hoá Việt Nam.

Nhìn chung, các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của quần chúng nhân dân. Lý tưởng thẩm mĩ trong các nhân vật anh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hoá và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lí và công bằng xã hội, trong con người và căm ghét áp bức bất công. Hơn một thế kỉ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của nhân dân như vậy

 

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông là minh chứng hùng hồn cho vị trí và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là bài học cho hôm nay mà cho cả mai sau.

Top 50 bài Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu hay nhất (ảnh 3)

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 6

Nền văn học trung đại như dãy núi trong đó nổi bật ba ngọn núi: ngọn núi đầu tiên là Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV, ngọn núi chính giữa là Nguyễn Du ở thế kỉ XVIII và ngọn núi cuối cùng là Nguyễn Đình Chiểu ở thế kỉ XIX. Nhà thơ Đồ Chiểu từng được mệnh danh là “Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút”, đã cống hiến suốt đời cho đất nước bằng các tác phẩm văn học yêu nước của mình. Vì thế cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.

Trước hết chúng ta tìm hiểu tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu: Ông sinh năm 1822, mất năm 1888, tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1843, ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849.Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vị vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ. Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.

Sau khi đọc xong tiểu sử, tôi có những cảm nhận rất sâu sắc về cuộc đời của ông. Trước hết, tôi rất khâm phục nhân cách cao cả của nhà thơ. Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về nghị lực và ý chí của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, đau thương: nước mất nhà tan, bản thân bị mù, bị từ hôn... nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời chính là thái độ sống có văn hoá, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn từ góc độ văn hoá, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lí, nặng tình người, tôn trọng, đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, ông sẵn sàng hi sinh, xả thân, không màng danh lợi. Vì đời, ông chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền. Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong lúc đất nước có ngoại xâm. Mặc dù bị mù đôi mắt, không trực tiếp cầm gươm, cầm súng đánh giặc được, ông đã dùng văn chương như một vũ khí sắc bén để chống kẻ thù, ca ngợi những tấm gương hi sinh vì nghĩa. Dù hoàn cảnh nào ông cũng nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước.

Điều tôi ngưỡng mộ nhất là những cống hiến của ông trong lĩnh vực giáo dục. Đồ Chiểu là một nhà giáo, một người thầy trọn đời chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hoá Việt Nam, về đạo lí truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ. Hào khí Đồng Nai, một nét đẹp văn hoá của con người Nam Bộ được nuôi dưỡng và phát huy chính là nhờ sự nghiệp giáo dục của biết bao thế hệ người thầy đầy tâm huyết mà được truyền thụ đến ngày nay, trong đó có nhà thơ -nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu. Chúng ta đều biết Nguyễn Đình Chiểu thuộc thế hệ học trò thứ hai của nhà giáo Võ Trường Toản ở Gia Định, một người thầy nổi tiếng về phương pháp giáo dục tri ngôn, dưỡng khí, tập nghĩa, một nhà trí thức sớm nổi tiếng ở đất Đồng Nai - Gia Định, không màng danh lợi, suốt đời chăm lo đào tạo thế hệ môn sinh có chí, có tài, biết lấy “thảo ngay làm nghĩa cả”.

Một điều nữa cũng làm cho tôi cảm phục, đó là những cống hiến của ông trong lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lí phương Đông và y lí Việt Nam cả về y thuật và y đức mà y đức của cụ chính là đạo cứu người lồng trong nghĩa vụ cứu dân cứu nước. Tác phẩm lớn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuốn Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một cuốn sách dạy đạo làm người và đạo làm thầy thuốc cứu người. Yêu nước và yêu thương con người chính là tư tưởng chủ đề của tác phẩm:

“Xưa rằng quốc thử lời khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ trời”.

Giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Y thuật ấy là kết tinh nghề thuốc trong hàng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỉ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu lịch sử dân tộc hằng mấy ngàn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lí sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân, vừa giúp nước...”.

“Thấy người đau giống mình đau
Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành.
Đứa ăn mày cũng trời sanh
Bịnh còn cứu đặng thuốc dành cho không”.

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu thật cao đẹp! Và chúng ta càng khâm phục hơn nữa, càng cảm nhận sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. Qua những bài văn tế ca ngợi những sĩ phu, những người nông dân Lục tỉnh, ta mới hiểu hết tấm lòng trung nghĩa của ông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nhận xét về bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc như sau: “Bài văn của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ lại bài Đại Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn sống hiên ngang, sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...”.

Nếu như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca bi tráng sống mãi cùng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc thì Lục Vân Tiên lại được đánh giá là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”, ca ngợi “những đạo đức đáng quý trọng ở đời”. Tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng những tác phẩm này vẫn thể hiện được cái hay, cái đẹp của về cả nội dung lẫn hình thức. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỉ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, trong sinh hoạt văn hoá quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên -Kiều Nguyệt Nga đã sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn này vừa mới ra đời trên kịch trường Nam Bộ. Gần đây đề tài này đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện...

“Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.

Về quan điểm văn chương, Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đề cao đạo trời nhưng trong thực tế ông cho rằng đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Văn chương chiến đấu vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Cái sâu sắc, thâm thuý trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chính tà minh bạch, hợp đạo lí, thuần tình người, theo đúng chuẩn mực văn hoá Việt Nam với quan điểm xem ngòi bút là vũ khí chiến đấu:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Nhìn chung, các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân. Lý tưởng thẩm mĩ trong các nhân vật anh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hoá và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lí và công bằng xã hội, trong con người và căm ghét áp bức bất công. Hơn một thế kỉ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của nhân dân như vậy.

Tóm lại, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông là minh chứng hùng hồn cho vị trí và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là bài học cho hôm nay mà cho cả mai sau. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một tấm gương sáng, một tượng đài của dân tộc Việt Nam. “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng).

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 7

Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt Nam.

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, một con người tiêu biểu cho nhân cách Việt Nam trong thời kỳ đất nước đầy biến cố, đau thương, nhưng vô cùng vĩ đại. Đất nước bị ngoại xâm, nỗi nhà tai biến, nỗi mình bi thương, bao nhiêu nghiệt ngã của cuộc đời trút lên vai một người mù lòa, sự nghiệp công danh nửa đường dang dở.Sự thách thức nghiệt ngã ấy đặt ra cho Nguyễn Đình Chiểu thái độ phải lựa chọn lối sống và cách sống như thế nào cho thích hợp với vai trò người trí thức trước thời cuộc "quốc gia lâm nguy that phu hữu trách". Vì người, cụ sẵn sàng hy sinh xả thân không màng danh lợi. Vì đời,cụ chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền.

Với tất cả vai trò xã hội và sứ mạng của con người mà Nguyễn Đình Chiểu phải gánh vác: Nhà thơ, nhà giáo, thầy thuốc, người công dân, chiến sĩ yêu nước... cho đến cuối đời cụ vẫn kiên cường vượt qua số phận, hoàn thành xuất sắc thiên chức của mình, để lại cho đời sau một tấm gương về cách sống trong sáng đến tuyệt vời:

"Sự đời thà khuất đôi tròng thịt
Lòng đạo xin tròn một tấm gương"

Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng nhân cách của con người không chỉ là sản phẩm thụ động của hoàn cảnh.Ngày xưa cụ Nguyễn Du từng cho rằng: "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều".

Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận.Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.

Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen,biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt Nam, Nhà thơ mù lòa ấy là một trong những người đầu tiên đưa ra thông điệp tố cáo hành động phản văn hóa, mất tính người của bọn thực dân xâm lược. Về tội ác hủy diệt cuộc sống yên lành của nhân dân, ông viết:

"Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim nháo nhác bay".

Tranh ngói là cả một dinh cơ sự nghiệp, nhà cửa, đền, miếu, đình, chùa phải mấy trăm năm với bàn tay và khối óc của nhiều người mới dựng nên cơ nghiệp lớn lao ấy. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, một bọn người mang danh kẻ sĩ đã hèn nhát đầu hàng kẻ thù, phản bội đất nước. Nguyễn Đình Chiểu là người sớm biểu lộ thái độ khinh miệt bọn đê hèn và phản văn hóa ấy:

"Dù đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Dù đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình".

Với quan điểm xem ngòi bút là vũ khí chiến đấu "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà",Nguyễn Đình Chiểu đã trực tiếp đả kích bọn Việt gian khoác áo văn chương như loại Tôn Thọ Tường thường mượn màu chữ nghĩa làm đảo lộn trắng đen. Cụ viết:

"Thây nay cũng nhóm văn chương
Vóc dê da cọp khôn lường thực hư".

Các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân. Lý tưởng thẩm mỹ trong các nhân vật anh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hóa và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lý và công bằng xã hội, trọng con người và căm ghét áp bức bất công. Cái "hào khí Đồng Nai" ấy được thể hiện qua hành động của các nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên, trong các nghĩa sĩ Cần Giuộc và nghĩa sĩ lục tỉnh thời Nam Kỳ kháng Pháp đến nay vẫn còn được tiếp nối và phát huy trong đời sống văn hóa của nhân dân ta ở miền Nam. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỷ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, ca ra bộ trong sinh hoạt văn hóa quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn nầy vừa mới ra đời trên kịch trường Nam bộ. Gần nay đề tài nầy đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện v.v... Hơn một thế kỷ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hóa của nhân dân như vậy.

Trên lĩnh vực giáo dục, là một nhà giáo, trọn đời thầy Đồ Chiểu chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam về đạo lý truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ. Hào khí Đồng Nai, một nét đẹp văn hóa của con người Nam bộ được nuôi dưỡng và phát huy chính là nhờ sự nghiệp giáo dục của biết bao thế hệ người thầy đầy tâm huyết mà được truyền thụ đến ngày nay, trong đó nhà thơ - nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu là một trong những người có công lớn. Chúng ta đều biết Nguyễn Đình Chiểu là học trò đời thứ hai của nhà giáo Võ Trường Toản ở Gia Định, một ông thầy nổi tiếng về phương pháp giáo dục tri ngôn, dưỡng khí, tập nghĩa, một nhà trí thức sớm nổi tiếng ở đất Đồng Nai - Gia Định, không màng danh lợi, suốt đời chăm lo đào tạo thế hệ moan sinh có chí, có tài, biết lấy "thảo ngay làm nghĩa cả".

Võ Trường Toản là thầy học của Nghè Chiêu.
Nghè Chiêu là thầy dạy Nguyễn Đình Chiểu.

Từ lò đào tạo Hòa Hưng của Võ Trường Toản mà thế hệ các nhà văn thơ trước đó và cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu dù vận nước đến thế nào cũng tràn đầy "hơi chính khí". Kẻ sĩ Gia Định chính là sản phẩm của phong cách rèn luyện của một ông thầy giỏi, giỏi đến mức dạy nên những người học trò nổi tiếng hơn mình.

Thầy Đồ Chiểu dạy học trò theo phong cách ấy.

Nhiều thế hệ môn sinh của Đồ Chiểu tiếp thu sự giáo dục của thầy nuôi dưỡng ý chí, rèn luyện tinh thần để sẵn sàng trở thành "trang dẹp loạn" mà sinh thời cụ Đồ Chiểu hằng mong ước. Từ Nhiêu Đẩu, Nhiêu Gương ở Mỏ Cày cuối thế kỷ XIX đến các trí thức Nho học Lê Văn Đẩu, Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn ở Ba Tri nửa đầu thế kỷ XX đều là những thế hệ môn sinh đầy nhiệt huyết mang đậm dấu ấn giáo dục của thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu.

Nhân cách của nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu có ảnh hưởng rất lớn đối với vùng đất Bến Tre và xa hơn nữa. Đất anh hùng từng sản sinh ra nhiều nhân vật anh hùng trong sự nghiệp chống giặc cứu nước. Ngày nay nói đất Bến Tre là quê hương của cụ Đồ Chiểu chính là nói đến truyền thống văn hóa Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu là một con người tiêu biểu và là người có công bảo vệ và truyền lại cho các thế hệ sau nầy những gì tốt đẹp nhất của truyền thống văn hóa ấy.

Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lý phương Đông và y lý Việt Nam cả về y thuật và y đức mà y đức của cụ chính là đạo cứu người +++g trong nghĩa vụ cứu dân cứu nước. Tác phẩm lớn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là quyển "Ngư Tiều y thuật vấn đáp", một quyển sách dạy đạo làm người và đạo làm thầy thuốc cứu người. Yêu nước và yêu thương con người chính là tư tưởng chủ đề của tác phẩm:

"Xưa rằng quốc thử lời khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ trời"

Giáo sư Lê Trí Viễn viết trong lời tựa quyển "Ngư tiều y thuật vấn đáp" lần xuất bản năm 1982: "Y thuật ấy là kết tinh nghề thuốc trong hằng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỷ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu lịch sử dân tộc hằng mấy ngàn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lý sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân, vừa giúp nước...".

Đối với lương y Nguyễn Đình Chiểu, y đạo tức là nhân đạo, mà chủ nghĩa nhân đạo của cụ là chủ nghĩa nhân đạo nhân dân rất gần gũi với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản:

"Thấy người đau giống mình đau
Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành.
Đứa ăn mày cũng trời sanh
Bịnh còn cứu đặng thuốc dành cho không".

Cảm ơn đức của cụ, khi cụ Đồ Chiểu mất, nhiều bịnh nhân được cụ cứu khỏi bịnh ngặt nghèo đến xin để tang cụ như con cháu trong nhà.

Kỳ Nhân Sư một hình tượng lý tưởng trong tác phẩm "Ngư Tiều y thuật vấn đáp" của Nguyễn Đình Chiểu đã tự xông đui đôi mắt của mình cho tròn y đạo và nhân đạo để không phải đem nghề y ra phục vụ cho kẻ thù của Tổ quốc và nhân dân. Nhân cách cao thượng ấy của Nguyễn Đình Chiểu còn để lại dấu ấn sâu sắc trong các thế hệ lương y sau nầy. Người thầy thuốc chân chính trong nhân dân làm nghề thuốc còn vì mục đích từ thiện chớ không phải chỉ có kinh doanh trên sự đau khổ của đồng bào.

Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc; làm ông Đồ dạy học không biết mệt mỏi vì sự nghiệp nuôi dưỡng "hào khí Đồng Nai" giữ gìn bản sắc Việt Nam trong đời sống văn hóa của nhân dân giữa thời loạn ly; làm thầy thuốc vì đạo cứu người chứ không chỉ vì nghề để vụ lợi. Đó là lối sống có văn hóa, biết tự hào dân tộc, biết tự trọng của một người trí thức chân chính, biết trân trọng phẩm giá của con người, giữ đúng tiết tháo của một kẻ sĩ.

Bằng cuộc đời và sự nghiệp của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần xứng đáng cho đời sống văn hóa dân tộc trải qua thử thách nghiệt ngã được bảo tồn và phát triển. Sống trong tình thương và sự kính trọng của nhân dân, những người làm nên lịch sử và sáng tạo văn hóa, Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hóa chân chính của nhân dân

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 8

Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về cuộc đời và thơ của Nguyễn Đình Chiểu như sau: " Trên trời có vì sao có ánh khác thường". Điều khiến mỗi chúng ta ấn tượng sâu nhất về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có phải là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức. Ông chính là một người đã chiến đấu hết mình, sống thẳng thắn, chính trực với một nghị lực sống phi thường. Một người luôn đứng về chân lí, lẽ phải, luôn đấu tranh cho nhân dân thật đáng để ngưỡng mộ.

Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888, tên thường gọi là Đồ Chiểu. Ông là người học rộng tài cao, từng đỗ tú tài. Đến năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỉ Dậu 1849 nhưng trớ trêu thay mẹ ông mất. Vì quá thương nhớ mẹ mà ông đã khóc đến mù lòa hai mắt. Sau đó Pháp câm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây ông vẫn tiếp tục dạy học và làm thuốc. Ông nhanh chóng có liên hệ mật thiết với những những nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là và lãnh binh Trương Định. Dù bị mù cả hai mắt nhưng ông vẫn tích cực dùng văn chương để kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.

Ông cũng là một con người trọng đạo lý, sống nặng tình. Ông sống luôn giữ gìn và đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng. Vì cứu người cụ Đồ Chiểu có thể sẵn sàng hi sinh, không màng danh lợi. Ta thấy ở ông một ý chí kiên định, không bao giờ chịu khuât phục trước cường quyền. Nguyễn Đình Chiểu chính là một tấm gương sáng về nghị lực. Ông dùng văn chương để đánh giặc, ngôn từ là vũ khí sắc bén.

Cái tên Cụ Đồ Chiểu đã cho thấy rằng ông chính là người đã có công đóng góp rất lớn trong giáo dục. Ông được biết đến với hình ảnh một người thầy giáo trọn đời chăm lo cho những môn sinh của mình. Trong những bài học đạo lí của ông, ta thấy được một nhân cách vĩ đại của một kẻ sĩ. Ông là một trong những người đã dành tâm huyết để cống hiến cho lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu là một thầy thuốc giỏi, ông thông thạo sâu sắc y học phương Đông và Việt Nam và là một bầu trời y đức. Cuốn Ngư Tiều y là một trong những tác phẩm cuối đời của ông không chỉ dạy đạo làm thầy thuốc cứu người mà còn chỉ cả đạo làm người.

Không thể phủ nhận rằng chính cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng chói, ta sẽ càng cảm thấy sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu về thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu dùng thơ ca để tỏ nỗi lòng yêu nước, yêu thương con người:

" Xưa rằng quốc thử lời khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ trời"

Đọc những trang thơ văn yêu nước của ông ta còn thấy sống dậy trong lòng cả một thời oanh liệt chống Pháp, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

Qua những bài văn tế ta cũng cảm nhận được sự ca ngợi những sĩ phu, những người người nông dân đánh giặc, tấm lòng trung nghĩa của ông. Tác phẩm "Văn tế nghĩa Cần Giuộc" được xem là áng văn bi tráng, sống mãi trong lịch sử dân tộc chống ngoại xâm. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới truyện "Lục Vân Tiên" - bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, tác phẩm đã ca ngợi những giá trị đạo đức đáng quý trong cuộc đời, gửi gắm đến chúng ta một tấm lòng nhân ái, tượng trợ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc sống.

Xin được tiếp nối lời nhận xét của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về ông: " Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy". Văn thơ của ông thể hiện rất rõ tinh thần của ông. Một con người luôn đứng về lẽ phải chống lại cái ác và bọn bất nhân một cách quyết liệt đến cùng. Ông ca ngợi hết lời những con người cao đẹp vì nghĩa xả thân đánh cướp, trừ gian như Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực... Ông cũng ca ngợi và tôn vinh những con người thuỷ chung và trong sáng, có nghĩa có tình như Kiều Nguyệt Nga. Ông cũng lên án bọn người bất nhân, bất nghĩa như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Võ Thế Loan... Nguyễn Đình Chiểu yêu và ghét rạch ròi, phân minh không một chút lẫn lộn thiện ác, bạn thù.

Cụ Đồ Chiểu ngày đó luôn muốn gửi gắm việc học làm người đáng trân trọng như thế nào. Ta có thể cảm nhận được những thâm thúy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chính ở chỗ có chê khen rõ ràng, chuẩn đạo lý và văn hóa Việt Nam.

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"

Nguyễn Đình Chiểu là người dành cả cuộc đời vì nghĩa. Dù mù lòa, dù vất vả nhưng con người ấy vẫn một lòng tôn thờ chính nghĩa, quyết tâm chống lại những thế lực bạo tàn bằng những câu thơ ca sắc bén của mình. Chúng ta sẽ không thể quên một cuộc đời, một sự nghiệp văn chương sáng ngời và một nhân cách thật cao cả.

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 9

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ lớn, ưu tú của nước ta. "Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng" (Phạm Văn Đồng). Có người ví ông như một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc Việt Nam. Quả đúng như vậy, qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, người đọc chúng ta thấy rõ điều đó.

Trước hết về cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong thời loạn lạc vào năm 1822 ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình trong một gia đình quan lại nhỏ ở Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đã lớn lên dưới oai phong nghiêng trời của tả quân Lê Văn Duyệt. Là con đầu lòng trong một nhà đông con, lại là con của vợ lẽ nên ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã sớm chịu cảnh lận đận ngược xuôi. Sau khi Nam Kì bị chiếm, cha ông đã bỏ chạy về kinh và bị cách chức rồi quay lại vào Nam đưa ông ra Huế gửi ở nhà một người bạn cũng vừa bị giáng chức, Nguyễn Đình Chiểu lại càng có điều kiện nhìn rõ những thối nát trong đám quyền quý thời bấy giờ.

Bảy, tám năm sau vào khoảng năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về Nam. Năm 1843, ông thi đỗ tú tài và được một nhà giàu hứa gả con gái cho. Nhưng mấy năm đó chiến tranh vẫn xảy ra liên miên với người Xiêm và người Chân Lạp, dân tình cực kì đói khổ nên trong lòng người thanh niên mới bước vào đời ấy cũng khó mà yên. Năm 1847, Nguyễn Đình Chiểu vừa trở ra Huế để học và chuẩn bị đi thi thì nhận được tin mẹ mất. Nguyễn Đình Chiểu đành bỏ thi lập tức trở về Nam để chịu tang mẹ. Vì đường sá xa xôi, vì đau buồn lo nghĩ và thương mẹ nên ông bị đau mắt nặng. Bệnh tình quá nặng nên đôi mắt của ông đã vĩnh viễn không nhìn thấy nữa. Chuyện tình duyên cũng đầy éo le. Vì ông bị mù mà nhà kia liền bội ước. Ta thấy Nguyễn Đình Chiểu không chỉ lận đận ngược xuôi mà cuộc đời ông còn là một chuỗi những đau khổ, éo le mà hiếm có tác giả nào trong nền văn học phải chịu đựng. Giấc mộng công danh đã không thành lại thành người tàn phế, tình duyên thì trắc trở, tương lai tưởng như chấm hết, cánh cửa cuộc đời tưởng như đóng sập trước mặt ông. Thế nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường, ông đã vượt qua mọi khó khăn, biến đau thương thành sức mạnh vươn lên làm chủ số phận của mình, chứng minh cho mọi người thấy rằng mình tàn nhưng không phế. Khi Nguyễn Đình Chiểu về đến nhà, không đi đâu, ông đóng cửa ở nhà để tang mẹ. Từ đây ngoài việc đèn sách, Nguyễn Đình Chiểu còn gánh vác việc gia đình. Ông dạy dỗ, kèm cặp các em học hành. Nghe tiếng ông hay chữ, tính nết điền đạm, giàu lòng thương người nên học trò theo rất đông. Từ đó người ta gọi ông là Đồ Chiểu. Ngoài việc dạy học, ông còn nghiên cứu thêm về y học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.

Người ta nói, ý nghĩa cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có thái độ với nó ra sao, không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào. Đứng trước nỗi bất hạnh, Nguyễn Đình Chiểu đã tự vượt lên chính nỗi đau của riêng mình. Bài học mà chúng ta thấm thía nhất về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu chính là tấm gương đạo đức, nghị lực, là thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không ngơi nghỉ cho lẽ phải, cho công bằng của nhân dân. Thông thường một người sống, chiến đấu hết mình cho chân lý đã là rất đáng quý, đáng trân trọng, tôn vinh nhưng với Đồ Chiểu, một con người mù lòa mà vẫn giữ trọn đạo lý, đó là điều càng đáng quý hơn nữa. Tấm gương sáng ngời ấy không ai không khỏi thấy xúc động, ngưỡng mộ và kính phục.

Năm 1858, thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, Gia Định. Cũng từ đó nhân dân với tầm vông, dao phay đã đứng lên diệt giặc trừ gian. Nguyễn Đình Chiểu trong hoàn cảnh này thể hiện lòng yêu nước bằng cách riêng của mình, dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu với lũ gian tà. Cho nên có thể nói ông là một tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật của Nam Bộ những ngày đầu chống Pháp xâm lược. Tuy sống trong cảnh nghèo khó nhưng trước sau như một, Nguyễn Đình Chiểu vẫn sống thanh cao, trong sạch. Thực dân Pháp nhiều lần mua chuộc, dụ dỗ nhưng đều vấp phải sự từ chối đến mức quyết liệt của ông. Phải đặt trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, chúng ta mới nhận ra hết được tấm lòng son sắt, kiên trung của Đồ Chiểu.

Không chỉ sống cho lí tưởng nhân nghĩa, cuộc đời ông còn là "sự thống nhất cao độ, tuyệt đẹp giữa lí tưởng sống trong cuộc đời thực và trong thơ văn". Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện chân thực một thời đại đau thương của đất nước, của dân tộc, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí phấn đấu của nhân dân. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm quý: Lục Vân Tiên, Dương Từ-Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... Giá trị của những áng văn thơ ấy vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc bởi lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết của ông. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm những lí tưởng, tâm sự "phò đời giúp nước" của mình vào những tác phẩm và các nhân vật. Họ là những sĩ phu như Trương Định, tuy nặng lòng với hai chữ "trung quân" nhưng vì đại nghĩa của dân tộc đã dám chống lại mệnh lệnh vua ban. Họ là những Phan Tòng trên đầu còn trắng khăn tang nhưng vẫn cầm quân đánh giặc để lại gương sáng nghìn thu. Ông ca ngợi những con người vì nước quên thân, thủy chung, trong sáng, luôn đứng về lẽ phải, công bằng như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Quán...đồng thời phê phán gay gắt những kẻ hám danh hám lợi, bất nhân bất nghĩa như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm... Khi giặc Pháp đặt gót giày lên đất nước ta, ông ca ngợi những con người sẵn sàng xả thân vì non sông đất nước, thương xót cho những đau thương mất mát của họ. Tiếng súng Tây nổ báo hiệu một thảm họa ập đến. Trước là cảnh tan đàn xẻ nghé, cả một vùng trù phú vào bậc nhất nước Nam bỗng chốc tan thành mây khói, nỗi đau này không chỉ của riêng ai. Dần dần cả một dải đất hình chữ S rơi vào tay giặc. Thân hình của Nam Kì lục tỉnh đã đầy vết thương dưới gót giày đinh bạo ngược của giặc. Trước thảm cảnh đó, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu vang lên như một bản cáo trạng về tội ác của kẻ thù. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", đó là một khúc ca về những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang, sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc... Qua thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, ta thấy "cánh buồm thơ của cụ Đồ Chiểu đã bao lấy gió, lấy bão khóc than và gào thét đến nỗi bây giờ không thể tách cái khí thế của gió bão ra khỏi buồm".

Nói tóm lại, cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Có những vì sao có ánh sáng khác thường, phải chăm chú nhìn mới thấy, càng nhìn càng sáng". Nguyễn Đình Chiểu tựa vì sao như thế! Đôi mắt nhà thơ mù nhưng tấm lòng và thơ văn của ông sáng mãi trong lòng độc giả dù có trải qua bao lớp bụi thời gian.

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 10

Cuộc đời và thơ của Nguyễn Đình Chiểu  được Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét như sau: “ Trên trời có vì sao có ánh khác thường”. Điều khiến mỗi chúng ta ấn tượng sâu nhất về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có phải là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức. Ông chính là một người đã chiến đấu hết mình, sống thẳng thắn, chính trực với một nghị lực sống phi thường. Một người luôn đứng về chân lí, lẽ phải, luôn đấu tranh cho nhân dân thật đáng để ngưỡng mộ.

Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888, tên thường gọi là Đồ Chiểu. Ông là người học rộng tài cao, từng đỗ tú tài. Đến năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỉ Dậu 1849 nhưng trớ trêu thay mẹ ông mất. Vì quá thương nhớ mẹ mà ông đã khóc đến mù lòa hai mắt. Sau đó Pháp câm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây ông vẫn tiếp tục dạy học và làm thuốc. Ông nhanh chóng có liên hệ mật thiết với những những nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là và lãnh binh Trương Định. Dù bị mù cả hai mắt nhưng ông vẫn tích cực dùng văn chương để kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.

Ông cũng là một con người trọng đạo lý, sống nặng tình. Ông sống luôn giữ gìn và đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng. Vì cứu người cụ Đồ Chiểu có thể sẵn sàng hi sinh, không màng danh lợi. Ta thấy ở ông một ý chí kiên định, không bao giờ chịu khuât phục trước cường quyền.  Nguyễn Đình Chiểu chính là một tấm gương sáng về nghị lực. Ông dùng văn chương để đánh giặc, ngôn từ là vũ khí sắc bén.

Cái tên Cụ Đồ Chiểu đã cho thấy rằng ông chính là người đã có công đóng góp rất lớn trong giáo dục. Ông được biết đến với hình ảnh một người thầy giáo trọn đời chăm lo cho những môn sinh của mình. Trong những bài học đạo lí của ông, ta thấy được một nhân cách vĩ đại của một kẻ sĩ. Ông là một trong những người đã dành tâm huyết để cống hiến cho lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, ông thông thạo sâu sắc y học phương Đông và Việt Nam và là một bầu trời y đức. Cuốn Ngư Tiều y là một trong những tác phẩm cuối đời của ông không chỉ dạy đạo làm thầy thuốc cứu người mà còn chỉ cả đạo làm người.

Không chỉ thế mà nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về nghị lực và ý chí của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, đau thương: nước mất nhà tan, bản thân bị mù, bị từ hôn... nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời chính là thái độ sống có văn hoá, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn từ góc độ văn hoá, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lí, nặng tình người, tôn trọng, đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, ông sẵn sàng hi sinh, xả thân, không màng danh lợi. Vì đời, ông chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền. Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong lúc đất nước có ngoại xâm. Mặc dù bị mù đôi mắt, không trực tiếp cầm gươm, cầm súng đánh giặc được, ông đã dùng văn chương như một vũ khí sắc bén để chống kẻ thù, ca ngợi những tấm gương hi sinh vì nghĩa. Dù hoàn cảnh nào ông cũng nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước. Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu thật cao đẹp! Và ta càng khâm phục hơn nữa, càng cảm nhận sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu thơ văn của ông.  Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. Qua những bài văn tế ca ngợi những sĩ phu, những người nông dân Lục tỉnh, ta mới hiểu hết tấm lòng trung nghĩa của ông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nhận xét về bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc như sau: “Bài văn của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ lại bài Đại Cáo bình Ngô củaNguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà.Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn sống hiên ngang, sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...”.

Nếu như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca bi tráng sống mãi cùng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc thì Lục Vân Tiên lại được đánh giá là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”, ca ngợi “những đạo đức đáng quý trọng ở đời”. Tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng những tác phẩm này vẫn thể hiện được cái hay, cái đẹp của về cả nội dung lẫn hình thức. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỉ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, trong sinh hoạt văn hoá quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên -Kiều Nguyệt Nga đã sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn này vừa mới ra đời trên kịch trường Nam Bộ. Gần đây đề tài này đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện...

“Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. Về quan điểm văn chương, Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đề cao đạo trời nhưng trong thực tế ông cho rằng đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Văn chương chiến đấu vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Cái sâu sắc, thâm thuý trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chính tà minh bạch, hợp đạo lí, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hoá Việt Nam.chung, các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của quần chúng nhân dân. Lý tưởng thẩm mĩ trong các nhân vật anh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hoá và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lí và công bằng xã hội, trong con người và căm ghét áp bức bất công. Hơn một thế kỉ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của nhân dân như vậy

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông là minh chứng hùng hồn cho vị trí và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉlà bài học cho hôm nay mà cho cả mai sau.

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 11

Nền văn học trung đại như dãy núi trong đó nổi bật ba ngọn núi: ngọn núi đầu tiên là Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV, ngọn núi chính giữa là Nguyễn Du ở thế kỉXVIII và ngọn núi cuốicùng là Nguyễn Đình Chiểu ở thế kỉ XIX. Nhà thơ Đồ Chiểu từng được mệnh danh là “Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút”, đã cống hiến suốt đời cho đất nước bằng các tác phẩm văn học yêu nước của mình. Vì thế cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.

Trước hết chúng ta tìm hiểu tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu: Ông sinh năm 1822, mất năm 1888, tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); tại quê mẹ là làng TânThới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường CầuKho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1843, ông đỗ Tú tàiở trường thi Gia Định. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa KỉDậu1849.Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vị vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả dôi mắt. Về qua chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ. Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liênhệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.

Sau khi đọc xong tiểu sử, tôi có những cảm nhận rất sâu sắc về cuộc đời của ông. Trước hết, tôi rất khâm phục nhân cách cao cả của nhà thơ. Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về nghị lực và ý chí của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, đau thương: nước mất nhà tan, bản thân bị mù, bị từ hôn... nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời chính là thái độ sống có văn hoá, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn từ góc độ văn hoá, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lí, nặng tình người, tôn trọng, đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, ông sẵn sàng hi sinh, xả thân, không màng danh lợi. Vì đời, ông chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền. Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong lúc đất nước có ngoại xâm. Mặc dù bị mù đôi mắt, không trực tiếp cầm gươm, cầm súng đánh giặc được, ông đã dùng văn chương như một vũ khí sắc bén để chống kẻ thù, ca ngợi những tấm gương hi sinh vì nghĩa. Dù hoàn cảnh nào ông cũng nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước.

Điều tôi ngưỡng mộ nhất là những cống hiến của ông trong lĩnh vực giáo dục. Đồ Chiểu là một nhà giáo, một người thầy trọn đời chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hoá Việt Nam, về đạo lí truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ. Hào khí Đồng Nai, một nét đẹp văn hoá của con người Nam Bộ được nuôi dưỡng và phát huy chính là nhờ sự nghiệp giáo dục của biết bao thế hệ người thầy đầy tâm huyết mà được truyền thụ đến ngày nay, trong đó có nhà thơ -nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu. Chúng ta đều biết NguyễnĐình Chiểu thuộc thế hệ học trò thứ hai của nhà giáo Võ Trường Toản ở Gia Định, một người thầy nổi tiếng về phương pháp giáo dục tri ngôn, dưỡng khí, tập nghĩa, một nhà trí thức sớm nổi tiếng ở đất Đồng Nai - Gia Định, không màng danh lợi, suốt đời chăm lo đào tạo thế hệ môn sinh có chí, có tài, biết lấy “thảo ngay làm nghĩa cả”.    

Một điều nữa cũng làm cho tôi cảm phục, đó là những cống hiến của ông trong lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lí phương Đông và y lí Việt Nam cả về y thuật và y đức mà y đức của cụ chính là đạo cứu người lồng trong nghĩa vụ cứu dân cứu nước. Tác phẩm lớn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuốn Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một cuốn sách dạy đạo làm người và đạo làm thầy thuốc cứu người. Yêu nước và yêu thương con người chính là tư tưởng chủ đề của tác phẩm:

“Xưa rằng quốc thử lời khen phải

Giúp sống dân ta trọn lẽ trời”.

Giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Y thuật ấy là kết tinh nghề thuốc trong hằng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỉ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu lịch sử dân tộc hằng mấy ngàn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lí sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân, vừa giúp nước...”.

“Thấy người đau giống mình đau

Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành.

Đứa ăn mày cũng trời sanh

Bịnh còn cứu đặng thuốc dành cho không”.

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu thật cao đẹp! Và chúng ta càng khâm phục hơn nữa, càng cảm nhận sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. Qua những bài văn tế ca ngợi những sĩ phu, những người nông dân Lục tỉnh, ta mới hiểu hết tấm lòng trung nghĩa của ông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nhận xét về bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc như sau: “Bài văn của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ lại bài Đại Cáo bình Ngô củaNguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà.Bài Văn tếnghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn sống hiên ngang, sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...”.

Nếu như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca bi tráng sống mãi cùng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc thì Lục Vân Tiên lại được đánh giá là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”, ca ngợi “những đạo đức đáng quý trọng ở đời”. Tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng những tác phẩm này vẫn thể hiện được cái hay, cái đẹp của về cả nội dung lẫn hình thức. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỉ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, trong sinh hoạt văn hoá quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên -Kiều Nguyệt Nga đã sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn này vừa mới ra đời trên kịch trường Nam Bộ. Gần đây đề tài này đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện...

“Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.

Về quan điểm văn chương, Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đề cao đạo trời nhưng trong thực tế ông cho rằng đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Văn chương chiến đấu vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Cái sâu sắc, thâm thuý trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chính tà minh bạch, hợp đạo lí, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hoá Việt Nam với quan điểm xem ngòi bút là vũ khí chiến đấu:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Nhìn chung, các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân. Lý tưởng thẩm mĩ trong các nhân vậtanh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hoá và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lí và công bằng xã hội, trong con người và căm ghét áp bức bất công. Hơn một thế kỉ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của nhân dân như vậy.

Tóm lại, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông là minh chứng hùng hồn cho vị trí và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉlà bài học cho hôm nay mà cho cả mai sau. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một tấm gương sáng, một tượng đài của dân tộc Việt Nam. “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng).

Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Mẫu 12

Nền văn học trung đại như dãy núi trong đó nổi bật ba ngọn núi: ngọn núi đầu tiên là Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV, ngọn núi chính giữa là Nguyễn Du ở thế kỉXVIII và ngọn núi cuốicùng là Nguyễn Đình Chiểu ở thế kỉ XIX. Nhà thơ Đồ Chiểu từng được mệnh danh là “Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút”, đã cống hiến suốt đời cho đất nước bằng các tác phẩm văn học yêu nước của mình. Vì thế cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.

Trước hết chúng ta tìm hiểu tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu: Ông sinh năm 1822, mất năm 1888, tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); tại quê mẹ là làng TânThới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường CầuKho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1843, ông đỗ Tú tàiở trường thi Gia Định. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa KỉDậu1849.Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vị vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả dôi mắt. Về qua chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ. Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liênhệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.

Sau khi đọc xong tiểu sử, tôi có những cảm nhận rất sâu sắc về cuộc đời của ông. Trước hết, tôi rất khâm phục nhân cách cao cả của nhà thơ. Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về nghị lực và ý chí của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, đau thương: nước mất nhà tan, bản thân bị mù, bị từ hôn... nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời chính là thái độ sống có văn hoá, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn từ góc độ văn hoá, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lí, nặng tình người, tôn trọng, đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, ông sẵn sàng hi sinh, xả thân, không màng danh lợi. Vì đời, ông chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền. Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong lúc đất nước có ngoại xâm. Mặc dù bị mù đôi mắt, không trực tiếp cầm gươm, cầm súng đánh giặc được, ông đã dùng văn chương như một vũ khí sắc bén để chống kẻ thù, ca ngợi những tấm gương hi sinh vì nghĩa. Dù hoàn cảnh nào ông cũng nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước.

Điều tôi ngưỡng mộ nhất là những cống hiến của ông trong lĩnh vực giáo dục. Đồ Chiểu là một nhà giáo, một người thầy trọn đời chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hoá Việt Nam, về đạo lí truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ. Hào khí Đồng Nai, một nét đẹp văn hoá của con người Nam Bộ được nuôi dưỡng và phát huy chính là nhờ sự nghiệp giáo dục của biết bao thế hệ người thầy đầy tâm huyết mà được truyền thụ đến ngày nay, trong đó có nhà thơ -nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu. Chúng ta đều biết NguyễnĐình Chiểu thuộc thế hệ học trò thứ hai của nhà giáo Võ Trường Toản ở Gia Định, một người thầy nổi tiếng về phương pháp giáo dục tri ngôn, dưỡng khí, tập nghĩa, một nhà trí thức sớm nổi tiếng ở đất Đồng Nai - Gia Định, không màng danh lợi, suốt đời chăm lo đào tạo thế hệ môn sinh có chí, có tài, biết lấy “thảo ngay làm nghĩa cả”.    

Một điều nữa cũng làm cho tôi cảm phục, đó là những cống hiến của ông trong lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lí phương Đông và y lí Việt Nam cả về y thuật và y đức mà y đức của cụ chính là đạo cứu người lồng trong nghĩa vụ cứu dân cứu nước. Tác phẩm lớn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuốn Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một cuốn sách dạy đạo làm người và đạo làm thầy thuốc cứu người. Yêu nước và yêu thương con người chính là tư tưởng chủ đề của tác phẩm:

“Xưa rằng quốc thử lời khen phải

Giúp sống dân ta trọn lẽ trời”.

Giáo sư Lê Trí Viễn viết: “Y thuật ấy là kết tinh nghề thuốc trong hằng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỉ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu lịch sử dân tộc hằng mấy ngàn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lí sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân, vừa giúp nước...”.

“Thấy người đau giống mình đau

Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành.

Đứa ăn mày cũng trời sanh

Bịnh còn cứu đặng thuốc dành cho không”.

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu thật cao đẹp! Và chúng ta càng khâm phục hơn nữa, càng cảm nhận sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. Qua những bài văn tế ca ngợi những sĩ phu, những người nông dân Lục tỉnh, ta mới hiểu hết tấm lòng trung nghĩa của ông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nhận xét về bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc như sau: “Bài văn của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ lại bài Đại Cáo bình Ngô củaNguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà.Bài Văn tếnghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn sống hiên ngang, sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...”.

Nếu như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca bi tráng sống mãi cùng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc thì Lục Vân Tiên lại được đánh giá là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”, ca ngợi “những đạo đức đáng quý trọng ở đời”. Tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng những tác phẩm này vẫn thể hiện được cái hay, cái đẹp của về cả nội dung lẫn hình thức. Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỉ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã là nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình như nói thơ, hò, vè, trong sinh hoạt văn hoá quần chúng và chính đề tài Lục Vân Tiên -Kiều Nguyệt Nga đã sớm thể hiện trên sân khấu ca kịch cải lương khi bộ môn này vừa mới ra đời trên kịch trường Nam Bộ. Gần đây đề tài này đã và đang được dựng lên thành nhạc kịch hiện đại, dựng thành phim truyện...

“Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.

Về quan điểm văn chương, Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đề cao đạo trời nhưng trong thực tế ông cho rằng đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Văn chương chiến đấu vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Cái sâu sắc, thâm thuý trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chính tà minh bạch, hợp đạo lí, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hoá Việt Nam với quan điểm xem ngòi bút là vũ khí chiến đấu:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Nhìn chung, các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu có sức sống bền vững trong tình cảm nhân dân. Lý tưởng thẩm mĩ trong các nhân vậtanh hùng đã nêu bật một lối sống có văn hoá và khí phách anh hùng đặc trưng bản sắc Việt Nam. Đó là lối sống trọng đạo lí và công bằng xã hội, trong con người và căm ghét áp bức bất công. Hơn một thế kỉ qua, hiếm thấy nhà văn nào mà tác phẩm có tính phổ cập sâu rộng và có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của nhân dân như vậy.

Tóm lại, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông là minh chứng hùng hồn cho vị trí và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉlà bài học cho hôm nay mà cho cả mai sau. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một tấm gương sáng, một tượng đài của dân tộc Việt Nam. “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng).

 

 

Tài liệu có 38 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.1 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
620 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
676 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
537 1 0
Tải xuống