Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia hay, chọn lọc giúp học sinh lớp 11 viết các bài văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
Văn mẫu: Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
1. Mở bài
- Những nét chủ yếu nhất về nhà văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết hiện thực Số đỏ
2. Thân bài
– “Hạnh phúc của một tang gia” là đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ nói về đám ma của cụ cố Tổ và thái độ của những thành viên trong gia đình.
– Qua hình ảnh đám tang đầy lạ lùng, khác người này, tác giả Vũ Trọng Phụng đã lên án xã hội thực dân nửa phong kiến lố lăng, đồi bại, cũng chính cái đen tối của xã hội đã làm mai một đi những giá trị tốt đẹp của đạo đức.
– Vũ Trọng Phụng trực tiếp phê phán những kẻ tự xưng trí thức, trưởng giả thuộc tầng lớp thượng lưu bên ngoài chiếc mặt nạ của sự sang trọng, tử tế nhưng thực chất chỉ là những thứ cặn bã, quái thai của xã hội:
+ cố Hồng – người đứng đầu gia đình đại tư sản nhưng lại ham hư vinh đến mức giả dối.
+ Văn Minh vì đồng tiền mà đánh mất đi giá trị của tình thân hay Phán Mọc Sừng lợi dụng đám ma để kiếm trác, dùng danh dự của bản thân để đổi chác danh lợi.
– Vũ Trọng Phụng còn tố cáo lối sống vô nghĩa, không lành mạnh của đám thanh thiếu niên trong xã hội đương thời.
–> Đám ma là không gian cần sự nghiêm túc, trang nghiêm nhưng đám thanh niên trai gái lại biến thành cái “chợ” để hội họp, chim chuột nhau, là nơi để trò chuyện bôi xấu, bình phẩm về phụ nữ.
– Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”tác giả Vũ Trọng Phụng đã phê phán, châm biếm đầy sâu cay lối sống bất nhân, bất nghĩa, xã hội chạy theo đồng tiền mà chà đạp lên những giá trị đạo đức tốt đẹp.
– Bằng nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tác giả Vũ Trọng Phụng đã lột trần tính chất bịp bợm, giả nhân giả nghĩa của tầng lớp thượng lưu đại tư sản.
– Đám ma hoành tráng của đại gia đình đại tư sản nhưng lại phô bày được bản chất đại bất hiếu của những con người tự xưng trí thức.
3. Kết bài
- Nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên giá trị hiện thực và tố cáo trong tác phẩm: nghệ thuật trào phúng, bút pháp hiện thực,…
- Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị tố cáo là một trong những yếu tố tiêu biểu làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm Số đỏ nói chung
Video phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Video phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Vũ Trọng Phụng cây bút hiện thực đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Bằng con mắt sắc sảo, sự quan sát tinh tường, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần bộ mặt, bản chất chó đểu của xã hội Âu hóa đương thời. Trong các tác phẩm của ông luôn thấm đẫm giá trị hiện thực và tố cáo. Hạnh phúc một tang gia tuy chỉ là một trích đoạn nhỏ trong cuốn tiểu thuyết Số đỏ nhưng giá trị hiện thực mà nó phản ánh cũng vô cùng to lớn.
Giá trị hiện thực của một tác phẩm tức là toàn bộ hiện thực cuộc sống được nhà văn nắm bắt và phản ánh trong tác phẩm văn học. Hiện thực đó có thể đồng nhất với thực tế cuộc sống có thể cường điệu hóa nhưng vẫn phải xuất phát từ hiện thực nhằm nêu lên một vấn đề, phản ánh một hiện tượng xấu trong cuộc sống xã hội lúc bấy giờ.
Trước hết đoạn trích Hạnh phúc một tang gia mang giá trị hiện thực lớn bởi nó đã phản ánh được sự lên ngôi của đồng tiền. Trong văn học Việt Nam, phản ánh sức mạnh, sự lên ngôi của đồng tiền có rất nhiều, có thể kể đến Truyện Kiều của Nguyễn Du :
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
Hay : Trong tay có sẵn đồng tiền
Dễ dàng đổi trắng thay đen khó gì
Như vậy, ngay từ xưa, người ta đã ý thức rất rõ về sức mạnh ghê gớm của đồng tiền, nó có thể mua bán trao đổi con người, mua bán nhân phẩm, lương tâm. Trong đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng một lần nữa nhấn mạnh vào sức mạnh khủng khiếp của nó. Cái chết của cụ cố tổ là điều mong mỏi với tất cả mọi người trong gia đình. Nghe thì có vẻ nghịch lí nhưng sự thật lại chính xác như vậy. Khi Xuân Tóc Đỏ gây nên cái chết của cụ cố tổ cả gia đình tri thức, văn minh ấy sung sướng đến cực độ: Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm, bởi bản di chúc trên giấy sắp được đưa vào giai đoạn thực thi, họ sắp được thừa hưởng những món tiền khổng lồ. Ai nấy đều vui mừng, một niềm vui sướng thầm kín: người ta tưng bừng, vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma,… . Đồng tiền đã làm mất đi tình nghĩa, làm tha hóa con người. Cảnh cuối khi hạ huyệt cụ cố tổ, ông Phán mọc sừng đã lén lút đưa cho Xuân Tóc Đỏ tờ năm đồng gấp làm tư và cũng thật nhanh nhẹn, Xuân nắm chặt để không ai trông thấy. Một thương vụ công khai mà bí mật diễn ra vô cùng nhanh chóng vạch trần bộ mặt xấu xa của hiện thực xã hội đương thời.
Không chỉ vậy, hiện thực được Vũ Trọng Phụng phản ánh trong tác phẩm còn là hiện thực của những con người băng hoại, tha hóa về đạo đức, đó là những kẻ lố lăng, kệch cỡm. Cái chết của một người không hề khiến cho họ cảm thương, xót xa hơn nữa đây lại là cái chết của một người trong gia đình, người ông, người cha của họ. Họ chỉ thấy sung sướng, hạnh phúc cực điểm, niềm vui chung hòa với niềm vui riêng của mỗi cá nhân. Niềm vui chung ấy là cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Và niềm vui chung của mỗi thành viên lại càng thể hiện rõ hơn sự bất nhân, đạo đức tha hóa của họ. Đầu tiên phải kể đến là cụ cố Hồng, dù mới ngoài năm mươi tuổi nhưng luôn muốn những người xung quanh gọi là cụ cố, khi bố chết, cụ cố Hồng nằm mơ màng nghĩ đến khoảnh khắc mặc áo xô gai, chống gậy lụ khụ và để cho thiên hạ phải khen rằng con chết lớn đã già thế kia kìa. Là con đẻ, bố chết nhưng không một phút xúc động, một chút xót thương chỉ nghĩ đến sự khoa trương cho bản thân. Ông Văn Minh thì sung sướng vì sắp được chia gia tài, vừa băn khoăn khó xử trước hai cái tội nhỏ, một cái ơn tocủa Xuân Tóc Đỏ, khuôn mặt đăm chiêu thành ra rất hợp với khuôn mặt nhà có đám tang. Vợ chồng bà Văn Minh và ông thì hạnh phúc bởi đây chính là cơ hội giúp họ lăng xê những bộ đồ tân thời nhất, mốt nhất của tiệm may Âu hóa, đây chính là cơ hội làm ăn lớn. Kẻ vô sỉ, thiếu nhân cách tiếp theo chính là ông Phán mọc sừng. Bị vợ cắm sừng nhưng hắn ta không lấy làm ê chề, nhục nhã, ngược lại cảm thấy sung sướng khi nghe cụ Hồng nói sẽ chia con gái và rể thêm một vài nghìn đồng coi đó là tiền bồi hoàn danh dự, chính ông ta cũng không ngờ giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến như thế . Với cô Tuyết đây là cơ hội để mặc những bộ đồ ngây thơ, nửa kín nửa hở, và trưng diện bộ mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt. Cô buồn vì gia đình có việc mà sao mãi người tình vẫn chưa đến. Niềm hạnh phúc của cậu Tú Tân là được sử dụng cái máy ảnh mà bấy lâu nay không có cơ hội dùng đến. Cậu cứ điên hết cả lên, trong ngày hạ huyệt, cậu chỉnh người này, nắn người kia sao cho có những bức hình bi thương đẹp đẽ nhất. Cả gia đình văn minh đó bối rối trong nỗi niềm rất riêng nhưng đó là cái bối rối trong cách diễn làm sao cho thật đạt, thật chuẩn, cái bối rối của sự băng hoại, phi đạo đức.
Số đỏ là tiểu thuyết hiện thực phê phán đặc sắc, đó là một “cuốn sách ghê gớm”, giá trị của Số đỏ có thể “làm vinh dự cho mọi nền văn học có nó”. Thông qua việc xây dựng tình huống trào phúng, nhân vật trào phúng điển hình, Vũ Trọng Phụng không chỉ thành công khi bóc trần bộ mặt giả tạo, xấu xa của xã hội tư sản thành thị, lên án những con người tự xưng trí thức nhưng lại mang bộ dạng giả tạo, lố lăng đến vô tình. Có thể nói giá trị của “Số đỏ” trước hết thể hiện qua giá tị hiện thực và giá trị tố cáo sâu sắc.
“Hạnh phúc của một tang gia” là đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ nói về đám ma của cụ cố Tổ và thái độ của những thành viên trong gia đình. Qua hình ảnh đám tang đầy lạ lùng, khác người này, tác giả Vũ Trọng Phụng đã lên án xã hội thực dân nửa phong kiến lố lăng, đồi bại, cũng chính cái đen tối của xã hội đã làm mai một đi những giá trị tốt đẹp của đạo đức. Không chỉ hướng ngòi bút đến cái rộng lớn của xã hội mà tác giả còn hướng ngòi bút trực tiếp vào những đối tượng thuộc tầng lớp tư sản thành thị với những cái lố lăng, giả dối đáng khinh.
Thông qua việc xây dựng tình huống trào phúng đặc sắc, sâu cay, Vũ Trọng Phụng đã bóc trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của tầng lớp trưởng giả, trí thức rởm học đòi lối sống văn minh, chạy theo đồng tiền mà đánh mất đi cả những giá trị đạo đức, trở thành những con người vô tình, đáng khinh. Vũ Trọng Phụng trực tiếp phê phán những kẻ tự xưng trí thức, trưởng giả thuộc tầng lớp thượng lưu manh bên ngoài chiếc mặt nạ của sự sang trọng, tử tế nhưng thực chất chỉ là những thứ cặn bã, quái thai của xã hội. Đó là cố Hồng – người đứng đầu gia đình đại tư sản nhưng lại ham hư vinh đến mức giả dối, đó là Văn Minh vì đồng tiền mà đánh mất đi giá trị của tình thân hay Phán Mọc Sừng lợi dụng đám ma để kiếm trác, dùng danh dự của bản thân để đổi chác danh lợi.
Vũ Trọng Phụng còn tố cáo lối sống vô nghĩa, không lành mạnh của đám thanh thiếu niên trong xã hội đương thời. Đám ma là không gian cần sự nghiêm túc, trang nghiêm nhưng đám thanh niên trai gái lại biến thành cái “chợ” để hội họp, chim chuột nhau, là nơi để trò chuyện bôi xấu, bình phẩm về phụ nữ.
Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”tác giả Vũ Trọng Phụng đã phê phán, châm biếm đầy sâu cay lối sống bất nhân, bất nghĩa, xã hội chạy theo đồng tiền mà chà đạp lên những giá trị đạo đức tốt đẹp. Tác giả đã hướng ống kính đến đám ma nửa ta nửa tây đầy lố lăng với kèn Tây, kèn ta, nhìn từ xa có vẻ hoàng tráng, long trạng nhưng thực chất chỉ là sự phô trương không cần thiết, thể hiện sự thiếu hiểu biết của những kẻ giả dối, rởm đời.
Bằng nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tác giả Vũ Trọng Phụng đã lột trần tính chất bịp bợm, giả nhân giả nghĩa của tầng lớp thượng lưu đại tư sản. Đám ma hoành tráng của đại gia đình đại tư sản nhưng lại phô bày được bản chất đại bất hiếu của những con người tự xưng trí thức danh giá.
Số đỏ là bức tranh thu nhỏ của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời của Việt Nam. Qua mỗi hành động, suy nghĩ của nhân vật trào phúng trong tác phẩm, tác giả Vũ Trọng Phụng đã phơi bày đến tận cùng cái xấu xa của xã hội, làm nổi bật lên những cái bi hài khiến người đọc cười ra nước mắt.
Mỗi một tác phẩm đều đúc kết lên những giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị hiện thực trong tác phẩm đó và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một tác phẩm như thế, Vũ trọng Phụng không chỉ thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực thông qua những nhân vật trong tác phẩm, mà nó còn mang ý nghĩa tố cáo một xã hội thối nát. Tác phẩm đã để lại cho người đọc những tiếng cười sâu cay, bởi nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong tác phẩm vô cùng sâu sắc, giá trị của nó đem lại cho người đọc không chỉ là thấy được một xã hội bị bần cùng hóa, khi con người tham lam vô độ, sống không có văn hóa và đạo đức.
Những chi tiết đặc sắc được tác giả thể hiện trong tác phẩm cũng phần nào phản ánh sâu sắc của xã hội lúc bấy giờ, con người sống trong xã hội mục ruỗng, thoái hóa cả về đạo đức và văn hóa. Giá trị hiện thực mà tác phẩm thể hiện đó là nêu lên những nhân vật, những câu chuyện có thật của xã hội lúc bấy giờ. Những con người tham lam vô độ, họ bỊ bần cùng hóa về mặt đạo đức, bị đồng tiền làm mờ mắt, họ bị lu mờ về mặt đạo đức. Trong cảnh đám tang mà bản chất của họ được bộc lộ rõ nét bởi những chi tiết rất đặc biệt, khi cảnh đưa tiễn đám ma cụ cố Tổ, tất cả con cháu của cụ tố làm trò để che mắt đi thiên hạ, thế nhưng nó lại là một cách để người đọc thấy được những bản chất xấu xa của họ. Họ bì bần cùng không chỉ về lối sống mà còn trong cách ứng xử với những người đã mất. Đám tang trở thành nơi để cho họ diễn trò. Bản chất của con người trong tác phẩm này là tham lam họ chỉ vì muốn dành lấy số tiền để lại của cụ Tổ mà mong ngóng cụ mất đi từ rất lâu. Nay được cơ hội Xuân tóc đỏ gây ra cái chết của cụ, tất cả bọn chúng đều vui mừng da diết, coi Xuân Tóc đỏ là người đem lại hạnh phúc cho mọi người.
Hiện thực của xã hội lúc bấy giờ là mất đi trật tự tôn ti, xã hội bị đảo lộn bởi những con người tham lam, bỉ ổi, họ bì bần cùng hóa về mặt đạo đức và trong cách sống. Ví như cụ cố Hồng thì dở thói đạo đức giả ra để diễn trò che mắt thiên hạ, với bộ dạng lụ khụ, chống gậy, khóc lóc, để giả làm người con hiếu thảo trước mắt thiên hạ. Hành động này đang bị chê trách bởi thói đạo đức giả của chúng. Trong tác phẩm còn rất nhiều những nhân vật khác cũng được Vũ Trọng Phụng miêu tả rất hiện thực, chi tiết để thể hiện một xã hội đang bị suy tàn, khi xuất hiện những con người này, tồn tại trong xã hội. Hình ảnh đó đã phản ánh sâu sắc nhất những con người sống trong một xã hội mục ruỗng, ở đó có những thói hư tật xấu, hành động vô đạo đức. Tác giả không chỉ miêu tả sâu sắc hành động và cách ăn mặc của con cháu nhà cụ Tổ mà ông còn miêu tả cả những đoàn người đi tham gia đưa tiễn đám ma, tất cả những hình ảnh đó đều khắc họa sâu sắc giá trị hiện thực của xã hội lúc bấy giờ.
Những con người đó đều đại diện cho những con người có thói hư tật xấu trong xã hội, họ bị xã hội phê phán, đè bẹp, cũng như bị phản ánh sâu sắc.Hình ảnh trong tác phẩm cũng đã khắc họa thật sâu sắc những con người tham lam khi sống trong xã hội đó. Với nghệ thuật trào phúng sâu sắc, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả và khắc họa thành công những nhân vật đại diện cho sự mục ruỗng, thối nát, để từ đó làm nổi bật lên giá trị tố cáo trong tác phẩm. Một xã hội chỉ có xuất hiện những con người vô văn hóa, đạo đức bị suy tàn, con người thoái hóa về đạo đức và lối sống.
Phê phán thói đạo đức giả. Không chỉ khắc họa những hành động và cách hành xử của các nhân vật mà tác giả còn miêu tả hình ảnh cô Tuyết ngây thơ, mặc dù đi đám tang nhưng lại diện trên mình bộ quần áo hở, hang, thói đạo đức giả thể hiện ngay trong cảnh tỏ ra ngây thơ, trong sáng. Còn tiếp đến bà văn Minh, xốn xang để mặc bộ quần áo mới tân thời. tất cả những hành động đó thể hiện sự lố bịch, lố lăng trong cách sống cũng như cách ứng xử của mọi người đối với một đám tang buồn thương. Không chỉ dừng lại ở giá trị phản ánh hiện thực, mà tác giả còn tố cáo sâu sắc những hình ảnh sinh động, hấp dẫn trong tác phẩm, tố cáo những thành phần tham lam, vô độ, thói quen, xấu xa, mục ruỗng của những thành phần tận cùng của xã hội lúc bấy giờ.
Với tài năng nghệ thuật và phong cách sáng tác chuyên nghiệp, tác giả đã để lại cho người đọc những tiếng cười thâm cay, sâu lắng, nó không chỉ tố cáo thế lực cầm quyền, mà còn phê phán, tố cáo những con người tham lam, một xã hội mục ruỗng không có một tôn ti trật tự sống.
Tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng là một tác phẩm được coi là một trong những kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là tác phẩm tiêu biểu và nổi bật nhất trong nền văn học trào phúng. Nói về Số đỏ nhà văn Nguyễn Khải đã có một lời khen rất hay, rất trân trọng rằng "Đây là một cuốn sách ghê gớm có làm vinh dự cho bất kỳ một nền văn học nào". Một trong những trích đoạn ấn tượng nhất phải kể đến trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia, mà ở nơi đó người ta đã thấy những bộ mặt con người, những giá trị văn hóa bị bóp méo một cách tồi tệ, trở nên vặn vẹo với những trò hết sức lố lăng, đồi bại của một xã hội hỗn tạp. Từ đó làm nổi bật nên những giá trị hiện thực và giá trị tố cáo sâu sắc của một ngòi bút trào phúng, một giọng văn hóm hỉnh mang tên Vũ Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939), mất sớm vì bệnh ho lao do cuộc đời quá lao lực vất vả, thế nhưng số lượng tác phẩm có giá trị cho đời mà ông để lại trong vòng gần chục năm sáng tác ấy lại không khỏi khiến người khác phải nể phục. Sinh ra và lớn lên giữa lòng Hà Nội, thế nên đề tài phản ánh, trào phúng của ông chính là cái xã hội thượng lưu thối nát ở thành, thứ mà ông đã bao lần mắt thấy, tai nghe một cách trần trụi. Cảm hứng chủ yếu trong văn chương của Vũ Trọng Phụng là cảm hứng phê phán, đả kích sâu cay. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông phải kể đến như các phóng sự: Cạm bẫy (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1939),... các tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936), Lấy nhau vì tình (1937),...
Số đỏ ra đời năm 1936, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nằm ở chương thứ XV của tác phẩm, kể về đám tang "thượng lưu" của gia đình nhà ông cố Hồng, sau khi Xuân tóc đỏ vô tình gây ra cái chết của cụ cố.
Giá trị hiện thực hiện lên trước hết là ngay ở nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia", sự mâu thuẫn kỳ lạ ấy đã mở ra nội dung của toàn bộ đoạn trích, đó là cái hiện thực phũ phàng, thối nát của xã hội thượng lưu với những con người mang trên mình cái vỏ bọc bóng bẩy nhưng thực chất lại có một nhân cách xấu xí và tệ hại. Một đám tang nhưng lại đem đến hạnh phúc cho bao nhiêu con người, bởi những cái lợi ích riêng mà chính bản thân họ đạt được, cái chết của ông cụ cố trở thành niềm vui sướng, mãn nguyện của cả nhà ông cố Hồng. Nó hiện thực ở chỗ "Ba hôm sau ông cụ già chết thật", hóa ra người ta lại mong đợi cái chết của ông cụ cố đến thế, chỉ sợ rằng ông già không chết thật, nên mới có câu văn có phần thấp thỏm và kết bằng một điệu bộ nhẹ nhõm "chết thật" như thế. Cả gia đình ấy đã nhao lên, rối rít ra chiều lo lắng thế nhưng thực chất là đang mở cờ trong bụng mà mỗi người một cách để thể hiện ra cái lòng "lo lắng" của mình bằng việc gọi hết thầy này ông nọ cho đúng với cái lý thuyết "nhiều thầy thối ma". Và càng mâu thuẫn một cách hài hước ở chỗ kẻ thủ phạm làm ông già chết lại bỗng nhiên trở thành người ban ơn, "danh dự của Xuân lại càng to thêm", bởi nó không chịu ra tay chữa vì giận nên đã "quên mất lương tâm nhà nghề", người ta đã tự bào chữa cho tên Xuân như thế.
Người ta càng thêm ngỡ ngàng hơn với hiện thực tha hóa nhân cách của con người đến sự vô cảm của một gia đình thượng lưu rằng "Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm". Họ sung sướng bởi những thứ mà họ được nhận và có thể được nhận sau khi ông cụ cố chết chẳng có ai trong cái gia đình thượng lưu ấy thấy có chút nào đau xót. Có một sự thật rằng đồng tiền và lợi ích đã vượt lên trên tất cả những giá trị đạo đức, khi ông Phán con rể ông cố Hồng đã mặc nhiên vứt bỏ tất cả lòng tự trọng, liêm sỉ khi không ngờ rằng "cặp sừng hươu vô hình trên đầu ông ta" đáng giá đến vài ngàn đồng. Ông ta đã lập tức nghĩ ngay đến một cuộc giao thương mới với Xuân tóc đỏ, chứ chẳng thèm đoái hoài đến cái chết của kẻ xấu số là ông cố tổ. Ông ta cũng lộ cái bản chất giả tạo khi khóc lóc trong lúc hạ huyệt cốt chỉ để thiên hạ nhìn vào mà "để ý đến ông cháu rể quý hóa". Còn bản thân Xuân tóc đỏ, vốn dĩ là kẻ hạ lưu, hắn tự nhận thế, cũng chẳng còn sợ hãi bởi sự vô tình làm chết người của mình, mà vẫn ngang nhiên "dũng cảm" đi đưa ma, ngang nhiên nhận năm đồng bạc gấp tư mà ông Phán dúi cho nó với vẻ mặt bình tĩnh. Còn Văn Minh, phận là cháu nhưng ông ta cũng chỉ băn khoăn "thế là từ nay trở đi, cái chúc thư kia sẽ vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa". Riêng ông cố Hồng lại thầm vui sướng bởi cái viễn cảnh bản thân "mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu..." cốt chỉ để được vài lời khen ngợi chỉ trỏ của thiên hạ, cho thỏa nỗi lòng ham hư vinh của ông ta. Và hơn thế nữa, từ nay trở đi ông đã chính thức trở thành người làm chủ gia đình, có thực quyền, cái câu "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi" được lặp lại tới 1782 lần đã chứng minh cái hiện thực đáng buồn ấy. Người ta cũng thấy cái hiện thực về bộ mặt ích kỷ, ham hư vinh của một loạt những con người, ví như cụ bà thì thầm tâm đắc về một đám ma danh giá của một gia đình thượng lưu. Bà Văn Minh lại sốt ruột vì mãi không được mặc "những đồ xô gai tân thời", cậu Tú Tân thì cứ mãi "điên người lên vì sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà vẫn chưa được dùng đến". Chỉ riêng cô Tuyết buồn, nhưng ngặt nỗi cái buồn của cô Tuyết chẳng phải vì ông nội mình chết, mà buồn vì mãi chẳng thấy bóng tình lang là Xuân đến. Cái bản chất lẳng lơ, dâm đãng của cô con gái thứ ba nhà này đã thôi thúc cô mặc bộ áo voan có tên "Ngây thơ" nhưng "trông như hở cả nách và nửa vú" trong đám tang ông mình, cốt để chứng minh cho "cả thiên hạ biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh", lố bịch và đồi bại đến thế là cùng.
Bên cạnh bức tranh hiện thực về một gia đình thượng lưu thì đoạn trích cũng là hiện thực về một bức tranh xã hội thượng lưu lắm những trò lố bịch, con người đã trở nên tha hóa về đạo đức, sống vô cảm và ích kỷ. Đám bạn thân của ông cụ cố Hồng dường như đi để khoe những huy chương treo đầy trên ngực áo, thấy cảm động khi ngó thấy làn da trắng thập thò sau làn áo voan của cô Tuyết, họ lộ ra cái bản chất ham hư vinh cùng với cái đạo đức bại hoại dâm đãng ngay trước vong linh của ông bạn thân xấu số. Rồi hai viên cảnh sát Min Đơ và Minh Toa thì vỡ òa trong sung sướng bởi cuối cùng cũng có công ăn việc làm. Cả một sư cụ pháp danh Tăng Phú thì "sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe", đến đây người ta đã không còn dám tin, không còn lời nào để diễn tả về một xã hội mà các giá trị văn hóa, đạo đức đã bị đảo lộn hết cả. Cái xã hội bát nháo, loạn xạ ấy càng hiện lên một cách chân thực và sâu sắc ở trong đám đưa tang, thật không thể tưởng tượng được cái sự lố bịch và lộn xộn đến cực điểm của một đám ma mang trong mình cả ba phong cách Tây, Tàu, Ta chồng chéo lên nhau. Một đám ma mà tiếng máy ảnh tách tách như phường hội chợ, một đám ma mà người xem lại chỉ chú ý vào mấy kiểu quần áo đưa tang thời thượng, còn người đi đưa thì mải mê buôn chuyện lông gà, vỏ tỏi với nhau một cách "nghiêm chỉnh", họ "chim nhau", "cười tình với nhau", rồi cả ghen tuông với nhau, chứ chẳng ai quan tâm hay thương xót đớn đau gì đến kẻ nằm trong quan tài kia. Thậm chí người ta vô văn hóa, vô đạo đức đến mức nhảy cả lên mộ, lên mộ người chết để chụp ảnh, cậu tú Tân thì mải mê bắt bẻ từng người "chống gậy, gục đầu, cong lưng, lau mắt,..." cho đúng kiểu để cậu "chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt".
Từ những hiện thực xã hội phũ phàng và đau xót ấy Vũ Trọng Phụng đã tố cáo sự vô nhân tính, vô đạo đức của những kẻ mang danh "thượng lưu", những kẻ đã đánh mất nhân cách, lương tâm của bản thân trước ma lực của đồng tiền và quyền lực. Đồng thời châm biếm, trào phúng một cách gay gắt và mạnh mẽ cái xã hội thượng lưu, tự nhận mình là văn minh, nhưng điều cốt yếu nhất là tình người lại không có, thay vào đó là sự tha hóa, đi xuống cả về nhân cách, lẫn văn hóa với thói ham hư vinh, ích kỷ, dâm đãng. Tố cáo cả một xã hội lố lăng, đồi bại, sự lộn xộn trong trật tự với sự tiếp thu văn hóa một cách tràn lan, bậy bạ, dẫn đến những trò lố bịch, mà kẻ trong cuộc lại cứ u mê tưởng là văn minh, đúng mốt.
Hạnh phúc của một tang gia, tuy chỉ là một phần trích rất nhỏ nằm trong tiểu thuyết Số đỏ thế nhưng bằng ngòi bút trào phúng, nghệ thuật châm biếm sâu cay thông qua những mâu thuẫn nực cười từ một đám tang của một gia đình thượng lưu, Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên một bức tranh hiện thực đau xót, phũ phàng về thực trạng xã hội ở thành thị Việt Nam giai đoạn trước cách mạng. Đồng thời lên án, tố cáo cái xã hội thối nát, đồi bại ấy đã làm tha hóa nhân cách và đạo đức con người, bào mòn đi lương tâm và tình yêu thương, đổi lại bằng những thói hám của, ham hư vinh, dâm đãng, vô cảm với cuộc sống.
Balzac đã từng nói “Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại”. Đúng vậy một nhà văn chân chính phải phản ảnh được hiện thực xã hội trong tác phẩm của mình và bày tỏ một thái độ căm ghét, phê phán sâu sắc. Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn như vậy với tuyên ngôn văn học nổi tiếng: “Các ông muốn cuốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn có cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời”. Tuyên ngôn ấy đã làm nên thành công của “Số đỏ”cuốn tiểu thuyết viết về xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX với những thói hư tật xấu, với biết bao trò lố lăng. Tiêu biểu nhất là đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” có giá trị hiện thực sâu sắc một mặt tái hiện, một mặt tố cáo xã hội và ghi lại dấu ấn cá nhân của tác giả.
Vậy giá trị hiện thực là gì? Đó chính là những sự việc, con người diễn ra trong cuộc sống mà tác giả chứng kiến và được tái hiện lại bởi các chi tiết, yếu tố và các hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Tác phẩm văn học có giá trị hiện thực sẽ có sức công phá trước thử thách của thời gian và sống mãi trong lòng độc giả.
Đầu những năm ba mươi của thế kỉ XX thực dân Pháp thi hành nhiều chính sách cai trị nước ta trên tất cả các lĩnh vực trong đó có văn hóa xã hội với phong trào Âu hóa lừa bịp, trắng trợn. Tác phẩm được ra đời năm 1936 trong những năm đầu của Mặt trận dân chủ Đông Dương với khí thế sục sôi và chế độ kiểm duyệt sách báo của chính quyền thực dân tạm thời bị bác bỏ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà văn dùng ngòi bút của mình để vạch trần bản chất “khai hóa” giả dối của quân Pháp và lên án những con người Việt Nam mê muội chạy theo những giá trị hư ảo làm mất đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng mang giá trị hiện thực sâu sắc. Chuyện kể về đám tang xa hoa của người nhà giàu nhiều của nhiều tiền nhưng lại cạn kiệt tình thương yêu đồng loại. Vũ Trọng Phụng đã sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo để tái hiện bức tranh xã hội lúc bấy giờ. Gia đình của cụ cố Hồng với những biểu hiện của mọi người trong đám tang cụ cố Tổ là một xã hội lố lăng thu nhỏ.
Trước tiên đó là một xã hội của những con người thiếu tình thương yêu. Tất cả đám con cháu trong gia đình cụ cố Hồng từ người già cho tới người trẻ ai ai cũng mong đến cái ngày cụ Tổ tắt thở và khi thời khắc định mệnh ấy đến họ vô cùng hạnh phúc, sung sướng bởi đó là cơ hội để mỗi người có thể thỏa mãn sở thích, mong muốn của mình. Cụ cố Hồng trong lúc tang gia bối rối vẫn ung dung nằm trên gác với liều thuốc phiện mơ màng nghĩ đến cảnh mình mặc đồ xô gai, vừa ho khạc vừa lụ khụ chống gậy để thiên hạ chỉ trỏ rằng mình đã già, cháu rể Phán mọc sừng vui mừng vì được thêm vài nghìn, Văn Minh sung sướng được chia tài sản, cậu Tú Tân hạnh phúc được trổ tài nhiếp ảnh, cô Tuyết và bà Văn Minh mong ngóng trưng diện bộ đồ tang hở hang…người thân yêu qua đời mà họ không một chút thương tiếc, xót xa.
Những người đến tham dự đám tang cũng chẳng có một chút lòng xúc động đưa tiễn người quá cố. Từ người trong nhà cho tới những người ngoài gia đình đều rất vui mừng phấn khởi bởi vậy nên mới có “Hạnh phúc của một tang gia”điều bất thường làm nên tiếng cười trào phúng. Vũ Trọng Phụng đã bóc trần bộ mặt giả dối, trái tim cạn máu thương yêu, đua đòi chạy theo lối sống trưởng giả của những con người mang tiếng là văn minh, hiện đại cải cách xã hội.
Hiện thực xã hội lúc bấy giờ là xã hội của đồng tiền, danh vọng. Cái chết của cụ Tổ khiến cho cháu nội đích tôn là Văn Minh sung sướng bởi “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành, chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Hắn ta chỉ đau đáu mong chia tài sản mà cụ cố Tổ để lại khi nhắm mắt xuôi tay. Đám tang ấy là cơ hội hiếm có để cụ cố Hồng Con trai nhớn cụ Tổ được dịp khoe mẽ sự giàu có của gia đình với thiên hạ. Đám tang được tổ chức to như đám hội có đầy đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, bú-dích, vòng hoa, ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Một đám ma theo cả lối Ta, Tây, Tàu đủ cả. Nhà văn bình tâm nhận xét “Một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…”.Giá trị vật chất và những hư ảo đồng tiền mang lại khiến cho con người ta khô cạn đạo đức làm người.
Ngòi bút trào phúng sắc sảo của Vũ Trọng Phụng đã lên án tố cáo vạch trần bộ mặt xấu xa của tầng lớp tư sản thành thị chỉ chạy theo đồng tiền và danh vọng hão huyền mà đánh mất đi tình yêu thương, xem nhẹ đạo đức, chà đạp lên tình cảm gia đình thiêng liêng đáng trân trọng. Những con người ấy là những kẻ tai to mặt lớn, những người mang tiếng văn minh có tiền có quyền có thế trong xã hội mà lại bất nhân bất nghĩa với người thân yêu. Ống kính của nhà văn thật tinh tế lia thật chậm, quay cận cảnh từng chân tơ kẽ tóc, soi thấu ruột gan tâm can từng nhân vật, lột trần mặt nạ giả dối cho thấy thái độ căm ghét, đả kích, châm biếm sâu cay của nhà văn dành cho những xã hội ấy.
“Văn học là sự phản ánh hiện thực, nhiệm vụ của văn học là phản ánh hiện, vinh dự lớn lao nhất của nhà văn là phản ánh cho được đời sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân”. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” với giá trị hiện thực sâu sắc đã để lại ấn tượng trong lòng độc giả, thể hiện tài năng trào phúng và nhân cách của một nhà văn chân chính phản ánh được hiện thực xã hội và đời sống trong tác phẩm.
Tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng là một tác phẩm được coi là một trong những kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là tác phẩm tiêu biểu và nổi bật nhất trong nền văn học trào phúng. Nói về Số đỏ nhà văn Nguyễn Khải đã có một lời khen rất hay, rất trân trọng rằng "Đây là một cuốn sách ghê gớm có làm vinh dự cho bất kỳ một nền văn học nào". Một trong những trích đoạn ấn tượng nhất phải kể đến trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia, mà ở nơi đó người ta đã thấy những bộ mặt con người, những giá trị văn hóa bị bóp méo một cách tồi tệ, trở nên vặn vẹo với những trò hết sức lố lăng, đồi bại của một xã hội hỗn tạp. Từ đó làm nổi bật nên những giá trị hiện thực và giá trị tố cáo sâu sắc của một ngòi bút trào phúng, một giọng văn hóm hỉnh mang tên Vũ Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939), mất sớm vì bệnh ho lao do cuộc đời quá lao lực vất vả, thế nhưng số lượng tác phẩm có giá trị cho đời mà ông để lại trong vòng gần chục năm sáng tác ấy lại không khỏi khiến người khác phải nể phục. Sinh ra và lớn lên giữa lòng Hà Nội, thế nên đề tài phản ánh, trào phúng của ông chính là cái xã hội thượng lưu thối nát ở thành, thứ mà ông đã bao lần mắt thấy, tai nghe một cách trần trụi. Cảm hứng chủ yếu trong văn chương của Vũ Trọng Phụng là cảm hứng phê phán, đả kích sâu cay. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông phải kể đến như các phóng sự: Cạm bẫy (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1939),... các tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936), Lấy nhau vì tình (1937),...
Số đỏ ra đời năm 1936, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nằm ở chương thứ XV của tác phẩm, kể về đám tang "thượng lưu" của gia đình nhà ông cố Hồng, sau khi Xuân tóc đỏ vô tình gây ra cái chết của cụ cố.
Giá trị hiện thực hiện lên trước hết là ngay ở nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia", sự mâu thuẫn kỳ lạ ấy đã mở ra nội dung của toàn bộ đoạn trích, đó là cái hiện thực phũ phàng, thối nát của xã hội thượng lưu với những con người mang trên mình cái vỏ bọc bóng bẩy nhưng thực chất lại có một nhân cách xấu xí và tệ hại. Một đám tang nhưng lại đem đến hạnh phúc cho bao nhiêu con người, bởi những cái lợi ích riêng mà chính bản thân họ đạt được, cái chết của ông cụ cố trở thành niềm vui sướng, mãn nguyện của cả nhà ông cố Hồng. Nó hiện thực ở chỗ "Ba hôm sau ông cụ già chết thật", hóa ra người ta lại mong đợi cái chết của ông cụ cố đến thế, chỉ sợ rằng ông già không chết thật, nên mới có câu văn có phần thấp thỏm và kết bằng một điệu bộ nhẹ nhõm "chết thật" như thế. Cả gia đình ấy đã nhao lên, rối rít ra chiều lo lắng thế nhưng thực chất là đang mở cờ trong bụng mà mỗi người một cách để thể hiện ra cái lòng "lo lắng" của mình bằng việc gọi hết thầy này ông nọ cho đúng với cái lý thuyết "nhiều thầy thối ma". Và càng mâu thuẫn một cách hài hước ở chỗ kẻ thủ phạm làm ông già chết lại bỗng nhiên trở thành người ban ơn, "danh dự của Xuân lại càng to thêm", bởi nó không chịu ra tay chữa vì giận nên đã "quên mất lương tâm nhà nghề", người ta đã tự bào chữa cho tên Xuân như thế.
Người ta càng thêm ngỡ ngàng hơn với hiện thực tha hóa nhân cách của con người đến sự vô cảm của một gia đình thượng lưu rằng "Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm". Họ sung sướng bởi những thứ mà họ được nhận và có thể được nhận sau khi ông cụ cố chết chẳng có ai trong cái gia đình thượng lưu ấy thấy có chút nào đau xót. Có một sự thật rằng đồng tiền và lợi ích đã vượt lên trên tất cả những giá trị đạo đức, khi ông Phán con rể ông cố Hồng đã mặc nhiên vứt bỏ tất cả lòng tự trọng, liêm sỉ khi không ngờ rằng "cặp sừng hươu vô hình trên đầu ông ta" đáng giá đến vài ngàn đồng. Ông ta đã lập tức nghĩ ngay đến một cuộc giao thương mới với Xuân tóc đỏ, chứ chẳng thèm đoái hoài đến cái chết của kẻ xấu số là ông cố tổ. Ông ta cũng lộ cái bản chất giả tạo khi khóc lóc trong lúc hạ huyệt cốt chỉ để thiên hạ nhìn vào mà "để ý đến ông cháu rể quý hóa". Còn bản thân Xuân tóc đỏ, vốn dĩ là kẻ hạ lưu, hắn tự nhận thế, cũng chẳng còn sợ hãi bởi sự vô tình làm chết người của mình, mà vẫn ngang nhiên "dũng cảm" đi đưa ma, ngang nhiên nhận năm đồng bạc gấp tư mà ông Phán dúi cho nó với vẻ mặt bình tĩnh. Còn Văn Minh, phận là cháu nhưng ông ta cũng chỉ băn khoăn "thế là từ nay trở đi, cái chúc thư kia sẽ vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa". Riêng ông cố Hồng lại thầm vui sướng bởi cái viễn cảnh bản thân "mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu..." cốt chỉ để được vài lời khen ngợi chỉ trỏ của thiên hạ, cho thỏa cái lòng ham hư vinh của ông ta. Và hơn thế nữa, từ nay trở đi ông đã chính thức trở thành người làm chủ gia đình, có thực quyền, cái câu "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi" được lặp lại tới 1782 lần đã chứng minh cái hiện thực đáng buồn ấy. Người ta cũng thấy cái hiện thực về bộ mặt ích kỷ, ham hư vinh của một loạt những con người, ví như cụ bà thì thầm tâm đắc về một đám ma danh giá của một gia đình thượng lưu. Bà Văn Minh lại sốt ruột vì mãi không được mặc "những đồ xô gai tân thời", cậu Tú Tân thì cứ mãi "điên người lên vì sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà vẫn chưa được dùng đến". Chỉ riêng cô Tuyết buồn, nhưng ngặt nỗi cái buồn của cô Tuyết chẳng phải vì ông nội mình chết, mà buồn vì mãi chẳng thấy bóng tình lang là Xuân đến. Cái bản chất lẳng lơ, dâm đãng của cô con gái thứ ba nhà này đã thôi thúc cô mặc bộ áo voan có tên "Ngây thơ" nhưng "trông như hở cả nách và nửa vú" trong đám tang ông mình, cốt để chứng minh cho "cả thiên hạ biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh", lố bịch và đồi bại đến thế là cùng.
Bên cạnh bức tranh hiện thực về một gia đình thượng lưu thì đoạn trích cũng là hiện thực về một bức tranh xã hội thượng lưu lắm những trò lố bịch, con người đã trở nên tha hóa về đạo đức, sống vô cảm và ích kỷ. Đám bạn thân của ông cụ cố Hồng dường như đi để khoe những huy chương treo đầy trên ngực áo, thấy cảm động khi ngó thấy làn da trắng thập thò sau làn áo voan của cô Tuyết, họ lộ ra cái bản chất ham hư vinh cùng với cái đạo đức bại hoại dâm đãng ngay trước vong linh của ông bạn thân xấu số. Rồi hai viên cảnh sát Min Đơ và Minh Toa thì vỡ òa trong sung sướng bởi cuối cùng cũng có công ăn việc làm. Cả một sư cụ pháp danh Tăng Phú thì "sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe", đến đây người ta đã không còn dám tin, không còn lời nào để diễn tả về một xã hội mà các giá trị văn hóa, đạo đức đã bị đảo lộn hết cả. Cái xã hội bát nháo, loạn xạ ấy càng hiện lên một cách chân thực và sâu sắc ở trong đám đưa tang, thật không thể tưởng tượng được cái sự lố bịch và lộn xộn đến cực điểm của một đám ma mang trong mình cả ba phong cách Tây, Tàu, Ta chồng chéo lên nhau. Một đám ma mà tiếng máy ảnh tách tách như phường hội chợ, một đám ma mà người xem lại chỉ chú ý vào mấy kiểu quần áo đưa tang thời thượng, còn người đi đưa thì mải mê buôn chuyện lông gà, vỏ tỏi với nhau một cách "nghiêm chỉnh", họ "chim nhau", "cười tình với nhau", rồi cả ghen tuông với nhau, chứ chẳng ai quan tâm hay thương xót đớn đau gì đến kẻ nằm trong quan tài kia. Thậm chí người ta vô văn hóa, vô đạo đức đến mức nhảy cả lên mả, lên mộ người chết để chụp ảnh, cậu tú Tân thì mải mê bắt bẻ từng người "chống gậy, gục đầu, cong lưng, lau mắt,..." cho đúng kiểu để cậu "chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt".
Từ những hiện thực xã hội phũ phàng và đau xót ấy Vũ Trọng Phụng đã tố cáo sự vô nhân tính, vô đạo đức của những kẻ mang danh "thượng lưu", những kẻ đã đánh mất nhân cách, lương tâm của bản thân trước ma lực của đồng tiền và quyền lực. Đồng thời châm biếm, trào phúng một cách gay gắt và mạnh mẽ cái xã hội thượng lưu, tự nhận mình là văn minh, nhưng điều cốt yếu nhất là tình người lại không có, thay vào đó là sự tha hóa, đi xuống cả về nhân cách, lẫn văn hóa với thói ham hư vinh, ích kỷ, dâm đãng. Tố cáo cả một xã hội lố lăng, đồi bại, sự lộn xộn trong trật tự với sự tiếp thu văn hóa một cách tràn lan, bậy bạ, dẫn đến những trò lố bịch, mà kẻ trong cuộc lại cứ u mê tưởng là văn minh, đúng mốt.
Hạnh phúc của một tang gia, tuy chỉ là một phần trích rất nhỏ nằm trong tiểu thuyết Số đỏ thế nhưng bằng ngòi bút trào phúng, nghệ thuật châm biếm sâu cay thông qua những mâu thuẫn nực cười từ một đám tang của một gia đình thượng lưu, Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên một bức tranh hiện thực đau xót, phũ phàng về thực trạng xã hội ở thành thị Việt Nam giai đoạn trước cách mạng. Đồng thời lên án, tố cáo cái xã hội thối nát, đồi bại ấy đã làm tha hóa nhân cách và đạo đức con người, bào mòn đi lương tâm và tình yêu thương, đổi lại bằng những thói hám của, ham hư vinh, dâm đãng, vô cảm với cuộc sống.
Vũ Trọng Phụng cây bút hiện thực đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Bằng con mắt sắc sảo, sự quan sát tinh tường, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần bộ mặt, bản chất chó đểu của xã hội Âu hóa đương thời. Trong các tác phẩm của ông luôn thấm đẫm giá trị hiện thực và tố cáo. Hạnh phúc một tang gia tuy chỉ là một trích đoạn nhỏ trong cuốn tiểu thuyết Số đỏ nhưng giá trị hiện thực mà nó phản ánh cũng vô cùng to lớn.
Giá trị hiện thực của một tác phẩm tức là toàn bộ hiện thực cuộc sống được nhà văn nắm bắt và phản ánh trong tác phẩm văn học. Hiện thực đó có thể đồng nhất với thực tế cuộc sống có thể cường điệu hóa nhưng vẫn phải xuất phát từ hiện thực nhằm nêu lên một vấn đề, phản ánh một hiện tượng xấu trong cuộc sống xã hội lúc bấy giờ.
Trước hết đoạn trích Hạnh phúc một tang gia mang giá trị hiện thực lớn bởi nó đã phản ánh được sự lên ngôi của đồng tiền. Trong văn học Việt Nam, phản ánh sức mạnh, sự tên ngôi của đồng tiên có rất nhiều, có thê kể đến Truyện Kiều của Nguyễn Du :
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
Hay : Trong tay có sẵn đồng tiền
Dễ dàng đổi trắng thay đen khó gì
Như vậy, ngay từ xưa, người ta đã ý thức rất rõ về sức mạnh ghê gớm của đồng tiền, nó có thể mua bán trao đổi con người, mua bán nhân phẩm, lương tâm. Trong đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng một lần nữa nhấn mạnh vào sức mạnh khủng khiếp của nó. Cái chết của cụ cố tổ là điều mong mỏi với tất cả mọi người trong gia đình. Nghe thì có vẻ nghịch lí nhưng sự thật lại chính xác như vậy. Khi Xuân Tóc Đỏ gây nên cái chết của cụ cố tổ cả gia đình tri thức, văn minh ấy sung sướng đến cực độ: Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm, bởi bản di chúc trên giấy sắp được đưa vào giai đoạn thực thi, họ sắp được thừa hưởng những món tiền khổng lồ. Ai nấy đều vui mừng, một niềm vui sướng thầm kín: người ta tưng bừng, vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma,… . Đồng tiền đã làm mất đi tình nghĩa, làm tha hóa con người. Cảnh cuối khi hạ huyệt cụ cố tổ, ông Phán mọc sừng đã lén lút đưa cho Xuân Tóc Đỏ tờ năm đồng gấp làm tư và cũng thật nhanh nhẹn, Xuân nắm chặt để không ai trông thấy. Một thương vụ công khai mà bí mật diễn ra vô cùng nhanh chóng vạch trần bộ mặt xấu xa của hiện thực xã hội đương thời.
Không chỉ vậy, hiện thực được Vũ Trọng Phụng phản ánh trong tác phẩm còn là hiện thực của những con người băng hoại, tha hóa về đạo đức, đó là những kẻ lố lăng, kệch cỡm. Cái chết của một người không hề khiến cho họ cảm thương, xót xa hơn nữa đây lại là cái chết của một người trong gia đình, người ông, người cha của họ. Họ chỉ thấy sung sướng, hạnh phúc cực điểm, niềm vui chung hòa với niềm vui riêng của mỗi cá nhân. Niềm vui chung ấy là cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Và niềm vui chung của mỗi thành viên lại càng thể hiện rõ hơn sự bất nhân, đạo đức tha hóa của họ. Đầu tiên phải kể đến là cụ cố Hồng, dù mới ngoài năm mươi tuổi nhưng luôn muốn những người xung quanh gọi là cụ cố, khi bố chết, cụ cố Hồng nằm mơ màng nghĩ đến khoảnh khắc mặc áo xô gai, chống gậy lụ khụ và để cho thiên hạ phải khen rằng con chết lớn đã già thế kia kìa. Là con đẻ, bố chết nhưng không một phút xúc động, một chút xót thương chỉ nghĩ đến sự khoa trương cho bản thân. Ông Văn Minh thì sung sướng vì sắp được chia gia tài, vừa băn khoăn khó xử trước hai cái tội nhỏ, một cái ơn to của Xuân Tóc Đỏ, khuôn mặt đăm chiêu thành ra rất hợp với khuôn mặt nhà có đám tang. Vợ chồng bà Văn Minh và ông TYPN thì hạnh phúc bởi đây chính là cơ hội giúp họ lăng xê những bộ đồ tân thời nhất, mốt nhất của tiệm may Âu hóa, đây chính là cơ hội làm ăn lớn. Kẻ vô sỉ, thiếu nhân cách tiếp theo chính là ông Phán mọc sừng. Bị vợ cắm sừng nhưng hắn ta không lấy làm ê chề, nhục nhã, ngược lại cảm thấy sung sướng khi nghe cụ Hồng nói sẽ chia con gái và rể thêm một vài nghìn đồng coi đó là tiền bồi hoàn danh dự, chính ông ta cũng không ngờ giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến như thế . Với cô Tuyết đây là cơ hội để mặc những bộ đồ ngây thơ, nửa kín nửa hở, và trưng diện bộ mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt. Cô buồn vì gia đình có việc mà sao mãi người tình vẫn chưa đến. Niềm hạnh phúc của cậu Tú Tân là được sử dụng cái máy ảnh mà bấy lâu nay không có cơ hội dung đến. Cậu cứ điên hết cả lên, trong ngày hạ huyệt, cậu chỉnh người này, nắn người kia sao cho có những bức hình bi thương đẹp đẽ nhất. Cả gia đình văn minh đó bối rối trong nỗi niềm rất riêng nhưng đó là cái bối rối trong cách diễn làm sao cho thật đạt, thật chuẩn, cái bối rối của sự băng hoại, phi đạo đức. Không chỉ những người trong gia đình, thói đạo đức giả, tha hóa về nhân cách còn thể hiện trong những kẻ đi đưa đám tang. Bề ngoài họ buồn rầu, đau đớn mà thực chất là họ gặp gỡ, bàn tán, chim chuột nhau : Con bé nhà ai kháu thế ; Mỏ vàng hay mỏ chì ; Vợ béo thế, chồng gầy thế thì mọc sừng mất,… những câu chuyện chẳng hề liên quan đến tang lễ. Hay như các vị bạn cụ cố Hồng đến dự đám tang xúc động sâu sắc về chiếc ngực trắng lấp ló của cô Tuyết thay vì xúc động cho cái chết của một người đã lìa đời. Tất cả hợp lại một màn đại hài kịch lớn, vạch trần bộ mặt bất nhân, phi đạo đức của những kẻ giả dối, bịp bợm.
Với việc cảnh khắc họa đám tang và những chân dung hài hước, châm biếm Vũ Trọng Phụng đã phản ánh thực trạng suy thoái về đạo đức của một bộ phận không nhỏ tầng lớp tư sản thượng lưu đương thời đang theo đuổi trào lưu Âu hóa. Qua đó , ông cũng lên án, phê phán và thể hiện sự căm phẫn tột cùng với thói đạo đức giả trong gia đình và xã hội tư sản thành thị bấy giờ.
Mỗi một tác phẩm đều đúc kết lên những giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị hiện thực trong tác phẩm đó và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một tác phẩm như thế, Vũ trọng Phụng không chỉ thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực thông qua những nhân vật trong tác phẩm, mà nó còn mang ý nghĩa tố cáo một xã hội thối nát. Tác phẩm đã để lại cho người đọc những tiếng cười sâu cay, bởi nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong tác phẩm vô cùng sâu sắc, giá trị của nó đem lại cho người đọc không chỉ là thấy được một xã hội bị bần cùng hóa, khi con người tham lam vô độ, sống không có văn hóa và đạo đức.
Những chi tiết đặc sắc được tác giả thể hiện trong tác phẩm cũng phần nào phản ánh sâu sắc của xã hội lúc bấy giờ, con người sống trong xã hội mục ruỗng, thoái hóa cả về đạo đức và văn hóa. Giá trị hiện thực mà tác phẩm thể hiện đó là nêu lên những nhân vật, những câu chuyện có thật của xã hội lúc bấy giờ. Những con người tham lam vô độ, họ bỊ bần cùng hóa về mặt đạo đức, bị đồng tiền làm mờ mắt, họ bị lu mờ về mặt đạo đức. Trong cảnh đám tang mà bản chất của họ được bộc lộ rõ nét bởi những chi tiết rất đặc biệt, khi cảnh đưa tiễn đám ma cụ cố Tổ, tất cả con cháu của cụ tố làm trò để che mắt đi thiên hạ, thế nhưng nó lại là một cách để người đọc thấy được những bản chất xấu xa của họ. Họ bì bần cùng không chỉ về lối sống mà còn trong cách ứng xử với những người đã mất. Đám tang trở thành nơi để cho họ diễn trò. Bản chất của con người trong tác phẩm này là tham lam họ chỉ vì muốn dành lấy số tiền để lại của cụ Tổ mà mong ngóng cụ mất đi từ rất lâu. Nay được cơ hội Xuân tóc đỏ gây ra cái chết của cụ, tất cả bọn chúng đều vui mừng da diết, coi Xuân Tóc đó là người đem lại hạnh phúc cho mọi người.
Hiện thực của xã hội lúc bấy giờ là mất đi trật tự tôn ti, xã hội bị đảo lộn bởi những con người tham lam, bỉ ổi, họ bì bần cùng hóa về mặt đạo đức và trong cách sống. Ví như cụ cố Hồng thì dở thói đạo đức giả ra để diễn trò che mắt thiên hạ, với bộ dạng lụ khụ, chống gậy, khóc lóc, để giả làm người con hiếu thảo trước mắt thiên hạ. Hành động này đang bị chê trách bởi thói đạo đức giả của chúng. Trong tác phẩm còn rất nhiều những nhân vật khác cũng được Vũ Trọng Phụng miêu tả rất hiện thực, chi tiết để thể hiện một xã hội đang bị suy tàn, khi xuất hiện những con người này, tồn tại trong xã hội. Hình ảnh đó đã phản ánh sâu sắc nhất những con người sống trong một xã hội mục ruỗng, ở đó có những thói hư tật xấu, hành động vô đạo đức. Tác giả không chỉ miêu tả sâu sắc hành động và cách ăn mặc của con cháu nhà cụ Tổ mà ông còn miêu tả cả những đoàn người đi tham gia đưa tiễn đám ma, tất cả những hình ảnh đó đều khắc họa sâu sắc giá trị hiện thực của xã hội lúc bấy giờ.
Những con người đó đều đại diện cho những con người có thói hư tật xấu trong xã hội, họ bị xã hội phê phán, đè bẹp, cũng như bị phản ánh sâu sắc.Hình ảnh trong tác phẩm cũng đã khắc họa thật sâu sắc những con người tham lam khi sống trong xã hội đó. Với nghệ thuật trào phúng sâu sắc, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả và khắc họa thành công những nhân vật đại diện cho sự mục ruỗng, thối nát, để từ đó làm nổi bật lên giá trị tố cáo trong tác phẩm. Một xã hội chỉ có xuất hiện những con người vô văn hóa, đạo đức bị suy tàn, con người thoái hóa về đạo đức và lối sống.
Phê phán thói đạo đức giả. Không chỉ khắc họa những hành động và cách hành xử của các nhân vật mà tác giả còn miêu tả hình ảnh cô Tuyết ngây thơ, mặc dù đi đám tang nhưng lại diện trên mình bộ quần áo hở, hang, thói đạo đức giả thể hiện ngay trong cảnh tỏ ra ngây thơ, trong sáng. Còn tiếp đến bà văn Minh, xốn xang để mặc bộ quần áo mới tân thời. tất cả những hành động đó thể hiện sự lố bịch, lố lăng trong cách sống cũng như cách ứng xử của mọi người đối với một đám tang buồn thương. Không chỉ dừng lại ở giá trị phản ánh hiện thực, mà tác giả còn tố cáo sâu sắc những hình ảnh sinh động, hấp dẫn trong tác phẩm, tố cáo những thành phần tham lam, vô độ, thói quen, xấu xa, mục ruỗng của những thành phần tận cùng của xã hội lúc bấy giờ.
Với tài năng nghệ thuật và phong cách sáng tác chuyên nghiệp, tác giả đã để lại cho người đọc những tiếng cười thâm cay, sâu lắng, nó không chỉ tố cáo thế lực cầm quyền, mà còn phê phán, tố cáo những con người tham lam, một xã hội mục ruỗng không có một tôn ti trật tự sống.
Mỗi một tác phẩm đều đúc kết lên những giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị hiện thực trong tác phẩm đó và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một tác phẩm như thế, Vũ trọng Phụng không chỉ thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực thông qua những nhân vật trong tác phẩm, mà nó còn mang ý nghĩa tố cáo một xã hội thối nát. Tác phẩm đã để lại cho người đọc những tiếng cười sâu cay, bởi nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong tác phẩm vô cùng sâu sắc, giá trị của nó đem lại cho người đọc không chỉ là thấy được một xã hội bị bần cùng hóa, khi con người tham lam vô độ, sống không có văn hóa và đạo đức.
Những chi tiết đặc sắc được tác giả thể hiện trong tác phẩm cũng phần nào phản ánh sâu sắc của xã hội lúc bấy giờ, con người sống trong xã hội mục ruỗng, thoái hóa cả về đạo đức và văn hóa. Giá trị hiện thực mà tác phẩm thể hiện đó là nêu lên những nhân vật, những câu chuyện có thật của xã hội lúc bấy giờ. Những con người tham lam vô độ, họ bỊ bần cùng hóa về mặt đạo đức, bị đồng tiền làm mờ mắt, họ bị lu mờ về mặt đạo đức. Trong cảnh đám tang mà bản chất của họ được bộc lộ rõ nét bởi những chi tiết rất đặc biệt, khi cảnh đưa tiễn đám ma cụ cố Tổ, tất cả con cháu của cụ tố làm trò để che mắt đi thiên hạ, thế nhưng nó lại là một cách để người đọc thấy được những bản chất xấu xa của họ. Họ bì bần cùng không chỉ về lối sống mà còn trong cách ứng xử với những người đã mất. Đám tang trở thành nơi để cho họ diễn trò. Bản chất của con người trong tác phẩm này là tham lam họ chỉ vì muốn dành lấy số tiền để lại của cụ Tổ mà mong ngóng cụ mất đi từ rất lâu. Nay được cơ hội Xuân tóc đỏ gây ra cái chết của cụ, tất cả bọn chúng đều vui mừng da diết, coi Xuân Tóc đỏ là người đem lại hạnh phúc cho mọi người.
Hiện thực của xã hội lúc bấy giờ là mất đi trật tự tôn ti, xã hội bị đảo lộn bởi những con người tham lam, bỉ ổi, họ bì bần cùng hóa về mặt đạo đức và trong cách sống. Ví như cụ cố Hồng thì dở thói đạo đức giả ra để diễn trò che mắt thiên hạ, với bộ dạng lụ khụ, chống gậy, khóc lóc, để giả làm người con hiếu thảo trước mắt thiên hạ. Hành động này đang bị chê trách bởi thói đạo đức giả của chúng. Trong tác phẩm còn rất nhiều những nhân vật khác cũng được Vũ Trọng Phụng miêu tả rất hiện thực, chi tiết để thể hiện một xã hội đang bị suy tàn, khi xuất hiện những con người này, tồn tại trong xã hội. Hình ảnh đó đã phản ánh sâu sắc nhất những con người sống trong một xã hội mục ruỗng, ở đó có những thói hư tật xấu, hành động vô đạo đức. Tác giả không chỉ miêu tả sâu sắc hành động và cách ăn mặc của con cháu nhà cụ Tổ mà ông còn miêu tả cả những đoàn người đi tham gia đưa tiễn đám ma, tất cả những hình ảnh đó đều khắc họa sâu sắc giá trị hiện thực của xã hội lúc bấy giờ.
Những con người đó đều đại diện cho những con người có thói hư tật xấu trong xã hội, họ bị xã hội phê phán, đè bẹp, cũng như bị phản ánh sâu sắc.Hình ảnh trong tác phẩm cũng đã khắc họa thật sâu sắc những con người tham lam khi sống trong xã hội đó. Với nghệ thuật trào phúng sâu sắc, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả và khắc họa thành công những nhân vật đại diện cho sự mục ruỗng, thối nát, để từ đó làm nổi bật lên giá trị tố cáo trong tác phẩm. Một xã hội chỉ có xuất hiện những con người vô văn hóa, đạo đức bị suy tàn, con người thoái hóa về đạo đức và lối sống.
Phê phán thói đạo đức giả. Không chỉ khắc họa những hành động và cách hành xử của các nhân vật mà tác giả còn miêu tả hình ảnh cô Tuyết ngây thơ, mặc dù đi đám tang nhưng lại diện trên mình bộ quần áo hở, hang, thói đạo đức giả thể hiện ngay trong cảnh tỏ ra ngây thơ, trong sáng. Còn tiếp đến bà văn Minh, xốn xang để mặc bộ quần áo mới tân thời. tất cả những hành động đó thể hiện sự lố bịch, lố lăng trong cách sống cũng như cách ứng xử của mọi người đối với một đám tang buồn thương. Không chỉ dừng lại ở giá trị phản ánh hiện thực, mà tác giả còn tố cáo sâu sắc những hình ảnh sinh động, hấp dẫn trong tác phẩm, tố cáo những thành phần tham lam, vô độ, thói quen, xấu xa, mục ruỗng của những thành phần tận cùng của xã hội lúc bấy giờ.
Với tài năng nghệ thuật và phong cách sáng tác chuyên nghiệp, tác giả đã để lại cho người đọc những tiếng cười thâm cay, sâu lắng, nó không chỉ tố cáo thế lực cầm quyền, mà còn phê phán, tố cáo những con người tham lam, một xã hội mục ruỗng không có một tôn ti trật tự sống.
Số đỏ là tiểu thuyết hiện thực phê phán đặc sắc, đó là một “cuốn sách ghê gớm”, giá trị của Số đỏ có thể “làm vinh dự cho mọi nền văn học có nó”. Thông qua việc xây dựng tình huống trào phúng, nhân vật trào phúng điển hình, Vũ Trọng Phụng không chỉ thành công khi bóc trần bộ mặt giả tạo, xấu xa của xã hội tư sản thành thị, lên án những con người tự xưng trí thức nhưng lại mang bộ dạng giả tạo, lố lăng đến vô tình. Có thể nói giá trị của “Số đỏ” trước hết thể hiện qua giá tị hiện thực và giá trị tố cáo sâu sắc.
“Hạnh phúc của một tang gia” là đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ nói về đám ma của cụ cố Tổ và thái độ của những thành viên trong gia đình. Qua hình ảnh đám tang đầy lạ lùng, khác người này, tác giả Vũ Trọng Phụng đã lên án xã hội thực dân nửa phong kiến lố lăng, đồi bại, cũng chính cái đen tối của xã hội đã làm mai một đi những giá trị tốt đẹp của đạo đức. Không chỉ hướng ngòi bút đến cái rộng lớn của xã hội mà tác giả còn hướng ngòi bút trực tiếp vào những đối tượng thuộc tầng lớp tư sản thành thị với những cái lố lăng, giả dối đáng khinh.
Thông qua việc xây dựng tình huống trào phúng đặc sắc, sâu cay, Vũ Trọng Phụng đã bóc trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của tầng lớp trưởng giả, trí thức rởm học đòi lối sống văn minh, chạy theo đồng tiền mà đánh mất đi cả những giá trị đạo đức, trở thành những con người vô tình, đáng khinh. Vũ Trọng Phụng trực tiếp phê phán những kẻ tự xưng trí thức, trưởng giả thuộc tầng lớp thượng lưu manh bên ngoài chiếc mặt nạ của sự sang trọng, tử tế nhưng thực chất chỉ là những thứ cặn bã, quái thai của xã hội. Đó là cố Hồng – người đứng đầu gia đình đại tư sản nhưng lại ham hư vinh đến mức giả dối, đó là Văn Minh vì đồng tiền mà đánh mất đi giá trị của tình thân hay Phán Mọc Sừng lợi dụng đám ma để kiếm trác, dùng danh dự của bản thân để đổi chác danh lợi.
Vũ Trọng Phụng còn tố cáo lối sống vô nghĩa, không lành mạnh của đám thanh thiếu niên trong xã hội đương thời. Đám ma là không gian cần sự nghiêm túc, trang nghiêm nhưng đám thanh niên trai gái lại biến thành cái “chợ” để hội họp, chim chuột nhau, là nơi để trò chuyện bôi xấu, bình phẩm về phụ nữ.
Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”tác giả Vũ Trọng Phụng đã phê phán, châm biếm đầy sâu cay lối sống bất nhân, bất nghĩa, xã hội chạy theo đồng tiền mà chà đạp lên những giá trị đạo đức tốt đẹp. Tác giả đã hướng ống kính đến đám ma nửa ta nửa tây đầy lố lăng với kèn Tây, kèn ta, nhìn từ xa có vẻ hoàng tráng, long trạng nhưng thực chất chỉ là sự phô trương không cần thiết, thể hiện sự thiếu hiểu biết của những kẻ giả dối, rởm đời.
Bằng nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tác giả Vũ Trọng Phụng đã lột trần tính chất bịp bợm, giả nhân giả nghĩa của tầng lớp thượng lưu đại tư sản. Đám ma hoành tráng của đại gia đình đại tư sản nhưng lại phô bày được bản chất đại bất hiếu của những con người tự xưng trí thức danh giá.
Số đỏ là bức tranh thu nhỏ của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời của Việt Nam. Qua mỗi hành động, suy nghĩ của nhân vật trào phúng trong tác phẩm, tác giả Vũ Trọng Phụng đã phơi bày đến tận cùng cái xấu xa của xã hội, làm nổi bật lên những cái bi hài khiến người đọc cười ra nước mắt.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.