Top 50 bài Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến hay nhất

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến hay, chọn lọc giúp học sinh lớp 11 viết các bài văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Văn mẫu: Chí Phèo (Nam Cao)

Dàn ý ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến

1. Mở bài

Giới thiệu về cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến: Chí Phèo là đại diện tiêu biểu cho những người nông dân cùng khổ bị đẩy vào tấn bi kịch tha hóa về nhân tính. Cuối cùng, khi đã được thức tỉnh về nhân tính, Chí Phèo đã quyết định giết chết Bá Kiến, người đã đẩy mình vào con đường tha hóa và lựa chọn cái chết như cách để tự giải thoát cho bản thân.

2. Thân bài

– “Chí Phèo” kết thúc bằng hai cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến

–> không chỉ là lựa chọn của Nam Cao để khép lại tấn bi kịch của cuộc đời Chí mà nó còn là chi tiết nghệ thuật độc đáo, một cái kết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

– Quá đau khổ, tuyệt vọng khi con đường trở về làm người lương thiện bị chặn đứng, Chí Phèo đã uống đến hai chai rượu và mang dao đến nhà Thị Nở với ý định “chém chết cả nhà nó”.

– miệng nói đến nhà Thị Nở để trả thù nhưng bước chân của Chí lại đi đến nhà Bá Kiến.

– Lần cuối cùng Chí đến nhà Bá Kiến đã không còn trong trạng thái mơ hồ về nhận thức mà vô cùng tỉnh táo:

– Chí đã vung dao lên, lưỡi dao của Chí đã lấy đi mạng sống của Bá Kiến, và cũng chính lưỡi dao ấy đã lấy đi mạng sống của Chí.

– Ý nghĩa:

3. Kết bài

Thông qua cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến, tác giả Nam Cao đã lên án gay gắt chế độ phong kiến đã đày đọa, chà đạp con người, từ đó thể hiện thái độ trân trọng đối với những phần “người” tốt đẹp bên trong những con người dưới đáy xã hội ấy.

Video ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến

Video ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến – Mẫu 1

Chí Phèo là nhân vật chính trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, đồng thời cũng là nhân vật điển hình của nền văn học Việt Nam. Chí Phèo là đại diện tiêu biểu cho những người nông dân cùng khổ bị đẩy vào tấn bi kịch tha hóa về nhân tính. Cuối cùng, khi đã được thức tỉnh về nhân tính, Chí Phèo đã quyết định giết chết Bá Kiến, người đã đẩy mình vào con đường tha hóa và lựa chọn cái chết như cách để tự giải thoát cho bản thân.

“Chí Phèo” kết thúc bằng hai cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến, cái chết này không chỉ là lựa chọn của Nam Cao để khép lại tấn bi kịch của cuộc đời Chí mà nó còn là chi tiết nghệ thuật độc đáo, một cái kết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Sau khi bị Thị Nở “ném” vào mặt những lời miệt thị khắc nghiệt của bà cô Thị Nở, quá đau khổ, tuyệt vọng khi con đường trở về làm người lương thiện bị chặn đứng, Chí Phèo đã uống đến hai chai rượu và mang dao đến nhà Thị Nở với ý định “chém chết cả nhà nó”. Tuy miệng nói đến nhà Thị Nở để trả thù nhưng bước chân của Chí lại đi đến nhà Bá Kiến.

Không giống như những lần đến nhà Bá Kiến đòi tiền mua rượu, lần cuối cùng Chí đến nhà Bá Kiến đã không còn trong trạng thái mơ hồ về nhận thức mà vô cùng tỉnh táo. Sự tỉnh táo này thể hiện trong chính lời khẳng định rõ ràng “Tao muốn làm người lương thiện”. Có thể thấy sự uất ức, tuyệt vọng đã để Chí thốt lên lời kêu gào đầy đau đớn “Ai cho tao lương thiện”, và Chí cũng nhận ra không thể trở về với con đường lương thiện được nữa “Tao không thể là người lương thiện nữa”.

Kể từ khi Chí trở thành tay sai của Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ta chưa bao giờ thấy Chí tỉnh táo như thế. Bởi lúc này Chí đã ý thức được toàn bộ bi kịch của bản thân, và để chấm dứt mọi khổ đau ấy, Chí đã lựa chọn con đường tiêu cực nhất, đó chính là cái chết. tuy nhiên cũng chính quyết định này đã thể hiện thái độ dứt khoát của Chí đối với tội ác, với con đường tha hóa mà mình đã bị sa vào trước đó.

Chí đã vung dao lên, lưỡi dao của Chí đã lấy đi mạng sống của Bá Kiến, và cũng chính lưỡi dao ấy đã lấy đi mạng sống của Chí. Lựa chọn cái chết đầy dữ dội của hai nhân vật Bá Kiến và Chí Phèo để khép lại truyện ngắn, nhà văn Nam Cao không chỉ tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc mà còn truyền tải rất nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến chính là sự tố cáo quyết liệt, mạnh mẽ nhất đối với xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy những người dân lương thiện như Chí đến bi kịch tha hóa về nhân cách, đến con đường cùng không có lối ra.

Cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo còn thể hiện được sự phản kháng của con người dưới đáy xã hội đối với chế độ bóc lột đã đẩy họ đến bước đường cùng. Hành động của Chí có phần liều nhất, manh động nhưng đó lại là đòn chí tử đối với những kẻ có tội ác, mà đại diện ở đây chính là Bá Kiến. Cái chết của Bá Kiến là sự đền tội cho bao tội ác mà hắn gây ra cho người dân làng Vũ Đại, cái chết của Chí Phèo lại mang tính giải thoát cho bi kịch của bản thân. Cái chết tuy không làm thay đổi được toàn bộ cục diện đen tối của xã hội nhưng đó chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những con người sống trong xã hội ấy, cần phải vùng lên đấu tranh bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình, bảo vệ cuộc sống tốt lành, lương thiện.

Như vậy, thông qua cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến, tác giả Nam Cao đã lên án gay gắt chế độ phong kiến đã đày đọa, chà đạp con người, từ đó thể hiện thái độ trân trọng đối với những phần “người” tốt đẹp bên trong những con người dưới đáy xã hội ấy.

Top 50 bài Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao hay nhất (ảnh 1)

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến – Mẫu 2

Tác phẩm Chí Phèo khép lại ở trang cuối cùng với một cảnh tượng hãi hùng, hai xác chết của hai con người – hai sinh vật. Cả hai đều làm người nhưng lại không là người, đó là Bá Kiến và Chí Phèo. Máu me loang lổ, lênh láng khắp hai xác không khỏi khiến người đọc rùng mình. Xung quanh hai cái chết này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có kẻ mừng ra mặt, đi đâu cũng nói toang toác: “ Ai chứ hai thằng ấy chết thiên hạ được nhờ”. Người kín đáo hơn thì tự nhủ” Thói đời tre già măng mọc. Hết thằng ấy lại có thằng khác…”Nhưng suy cho cùng thì cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến là tất yếu, không thể tránh khỏi.

Toàn truyện Chí Phèo là một sức căng: Nam Cao đã đưa người đọc lạc vào một cung bậc khác của những sự căng thẳng về tinh thần bởi những câu choang choang của Chí, bởi những cơn nốc rượu như nước, bởi những lần rạch mặt ăn vạ ghê rợn. Tưởng thế đã là đáng nhớ lắm. Nam Cao còn bất ngờ đưa tay,lia ngòi bút một lần cuối để kết thúc tác phẩm của mình, cả trang sách như rung lên chi Chí vung dao chém vào người bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời mình.

Khi tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan…ra đời, mấy ai còn có thể tượng tượng tới một mảnh đời nào bần cùng hơn, bế tắc hơn, tủi cực hơn thế. Tưởng như chị Dậu và anh Pha đã là tột cùng của đau khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa, bị giày đạp, bị cào xé, bị hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình. Chị Dậu, anh Pha dù có khổ mấy, vẫn được công nhận là người. Còn Chí, con người hiền lành, chất phác , qua lần vào tù ra tội đã bán cả nhân tính, nhân hình để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Thoát được cửa tù con, Chí Phèo lại ra vào cửa tù lớn và lần này thì mãi mãi. Chí bị khóa chặt trong cuộc đời thú vật mà chế độ thực dân phong kiến “ ban cho”. Từng ấy bất hạnh đáng để cho nhân vật nổi loạn tử thương rồi, nhưng ngòi bút của Nam Cao tỉnh táo và sắc sảo để cùng nhân vật đi đến cuối truyện. Mọi cái được nâng lên với mức độ cao hơn khi Chí Phèo định đến nhà thị Nở, nhưng quen chân thuận đường lại đến nhà bá Kiến. Vô tình một cách có ý thức, Nam Cao cho nhân vật của mình đi chệch đường mà đúng hướng, đúng cái đích mà Nam Cao vạch ra cho nhân vật của mình. Cái chết của bá Kiến đầy bất ngờ, không ai nghĩ rằng con cáo già như bá Kiến lại có thể chết nhanh gọn đến thế. Với Chí Phèo thì không có gì là không thể bởi sự liều lĩnh của hắn đã được tôi luyện từ lâu rồi trong xã hội cũ.

Khi bị thị Nở từ chối không chấp nhận sống chung với mình, tuyệt vọng, Chí đã uống rượu nhưng càng uống thì lại càng buồn. Lần uống rượu này khác với bao lần trước đó. Nếu trước đó, rượu khơi gợi cái bản năng để dẫn đến những hành động đập phá thì lần này rượu lại khơi gợi cả một thế giới của tình người, của tình thương cứ bốc lên” hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Chí Phèo khóc bởi vì hắn hạnh phúc với thời gian ít ỏi nhưng ngọt ngào ở bên cạnh thị Nở, đồng thời hắn khóc vì bát cháo hành chỉ còn lại thoang thoảng. Một thế giới tình yêu vô cùng đẹp đẽ thật sự đã sụp đổ. Có thể nói mất tình yêu với thị Nở, Chí như một người đi trong bóng tối vừa nhìn thấy chút ánh sáng cho cuộc đời thì ánh sáng đó lại vụt tắt. Tuy vậy, cái tia chớp lóe lên đó dù không đủ sức soi sáng toàn bộ cuộc đời u tối của Chí thì ít nhiều cũng giúp Chí nhận thấy tình cảnh tuyệt vọng của mình và bộ mặt của kẻ thù. Do đó khi say Chí đã vác dao đi với ý định đâm chết bà cô thị Nở nhưng cái vô thức đã đưa Chí đến nhà bá Kiến “ Tao muốn làm người lương thiện”. Cả đời, chưa bao giờ Chí lại dõng dạc như thế, dứt khoát như thế, kiêu hãnh và đầy tự tin như thế. Phải chăng anh canh điền hai mươi tuổi khỏe mạnh và lòng đầy tự trọng của ngày trước đã trở về? Trở về để đòi lại thứ quý giá nhất của cuộc đời mình.

Qua cách xây dựng những xung đột, mâu thuẫn của truyện, Nam Cao đã chứng tỏ cho chúng ta thấy một cảnh quan hiện thực hết sức rõ ràng, mãnh liệt, ông thấy rõ mối xung đột giai cấp ở nông dân, địa chủ đã lên mức sâu sắc và không có gì để xoa dịu. Nam Cao xây dựng cho mối quan hệ bá Kiến – Chí Phèo trở nên hết sức gay gắt, mối tình dang dở với thị Nở cũng là cách đổ thêm dầu vào lửa, biến cơn say, cơn buồn, cơn thất tình ở Chí Phèo thành lòng căm hận, tức tối, quyết đến nhà thị Nở để trả thù. Nhưng quy luật không phải như thế, quy luật đã kéo Chí đi nhưng là đến nhà bá Kiến chứ không phải ai khác. Kẻ đáng giết là bá Kiến, mọi xấu xa bắt đầu từ bá Kiến thi cũng sẽ kết thúc từ bá Kiến. Với cái kết thúc bất ngờ dữ dội của thiên truyện ngắn. Nam Cao đã cho chúng ta thấy kết quả tất yếu sẽ xảy ra, điều đó là không thể tránh khỏi. Giai cấp thống trị có thể khôn ngoan, xảo quyệt, mánh khóe, có thể đàn áp làm lu mờ cả ý thức của người dân thì trong họ ngọn lửa lòng căm ghét những kẻ bóc lột vẫn âm ỉ cháy. Ở Chí, cho dù tâm trí tê liệt, mọi cái bị xóa sổ trong trí nhớ của hắn thì tận trong cơn say, hắn vẫn như mơ màng nhận thấy điều gì. Chí quyết tâm đến nhà thị Nở để trả thù là biểu hiện bên ngoài, trong tiềm thức Chí chỉ có bá Kiến, không đòi rượu, không đòi tiền mà đòi lại bộ mặt và tâm hồn – những thứ bị tước đoạt. Qua cái chết của bá Kiến, chúng ta đã nhận ra quy luật của cuộc đời: những kẻ vấy máu người phải đền tội theo luật nhân quả đã đành, nhưng những kẻ ném đá dấu tay như bá Kiến cũng không tránh khỏi quy luật “ ác giả ác báo”. Càng mưu mô nham hiểm thì càng nhận được cái kết cục bi đát và bất ngờ. Trong bài toán của mình, bá Kiến đã rất khôn ngoan, cứ tưởng rằng Chí Phèo sẽ là Binh Chức, Năm Thọ nhưng hắn đâu lường được tình yêu của thị Nở đã trở thành một thứ thần dược rũ lốt quỷ để Chí thành người…và cuộc báo thù đã xảy ra.

Nhưng cái chết của bá Kiến mới chỉ được một nửa công việc, Chí Phèo làm nốt phần việc còn lại bằng cách giết luôn cả mình. Nếu còn sống, Chí Phèo vẫn phải tiếp tục cuộc đời quỷ dữ của mình vẫn phải đối chọi với con trai của bá Kiến. Ta còn nhớ Nam Cao đã cho một nhân vật của mình ăn bả chó tự tử, đó là lão Hạc. Nay ta lại thấy Chí Phèo tự kết liễu đời mình. Phải chăng, với suy nghĩ riêng của Nam Cao, những con người quá khốn khó, quá cùng quẫn thì chỉ có cái chết mới giải thoát được tất cả? Chí Phèo phải chết mới chấm dứt cuộc đời nhục nhã của mình để hóa kiếp sang một con người khác tốt đẹp hơn?.

Chí Phèo chỉ ao ước trở lại làm một người lao động bình thường được sống cùng thị Nở nhưng không được. Cách xây dựng nhân vật của Nam Cao thật độc đáo: Chí Phèo vừa là một gã mất trí, là công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị, lại vừa là nô lệ thức tỉnh, trở thành con người có đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa khái quát sâu sắc vượt quá mức thường ngày, vượt qua tầm khôn ngoan của bá Kiến. “ Ai cho tao lương thiện?” Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?. Nỗi day dứt rất con người, đầy nhân văn này lại được thốt ra từ miệng một kẻ chuyên uống rượu say mềm. Bá Kiến cũng bất ngờ, mất cảnh giác nên Chí đã dễ dàng ra tay sát hại. Chí Phèo ngay sau đó cũng tự kết liễu đời mình bởi mọi điều mình làm. Không tự giết, Chí Phèo cũng sẽ phải chết vì lí Cường còn đó, vì bao đối tượng muốn xóa sổ hắn. Giết được bá Kiến, Chí Phèo như lấy lại được danh dự cho mình, như đã hài lòng về bản thân cảm thấy không còn phải sống để đòi nợ ai nữa. Hắn không chết cũng sẽ không còn ai cho hắn tiền uống rượu, không còn bá Kiến cho hắn rạch mặt ăn vạ nên hắn chết. Có những cái chết bế tắc, nhưng cái chết của Chí Phèo lại là bước mở đầu cho sự sống, giải thoát cho chính mình. Bình thường ở ngoài đời những kẻ như Chí Phèo sẽ chết một cách vô nghĩa lý. Nếu Nam Cao kết thúc tác phẩm của mình cũng như thế thì truyện của ông cũng đã có giá trị nhân đạo sâu sắc nhưng là một nhà văn có tài và có bản lĩnh, Nam Cao lại để cho Chí thức tỉnh, ánh sáng của cuộc đời lương thiện đã le lói ở phía trước, sau đó hắn mới phải chết. Một cái chết như thế sẽ đau đớn hơn gấp nhiều lần so với cái chết vô nghĩa lý và lẽ dĩ nhiên, giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm đã tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, Nam Cao đã lờ mờ nhận thấy một sức sống tiềm tàng trong con người lao động bị áp bức. Đắng sau đâm chém hãi hùng kia có cái gì như là sự vật vã tuyệt vọng đang cố vùng vẫy để thoát khỏi nó. Bi kịch của Chí không phải là sự bần cùng, nghèo hèn vật chất và địa vị xã hội mà ở chỗ là người mà không được loài người dung nạp. Sống trong sự ghẻ lạnh, thờ ơ của mọi người càng làm cho Chí cùn thêm, liều thêm cho đến khi ý thức được điều đó thì hắn chỉ còn biết tìm đến cái chết. Thật ra chuỗi ngày dài trong đời hắn, hắn không hề biết mình đang sống, sự tha hóa tột cùng làm hắn không còn ý niệm về sự tồn tại của mình. Kết thúc truyện ngắn hắn đã tìm đến cái chết, cũng là lúc hắn nhận biết được cuộc sống thú vật của hắn. Còn bá Kiến, sẽ còn Chí Phèo. Hết bá Kiến, Chí Phèo cũng không tồn tại. Ở đây, ta còn thấy sự thâm thúy sâu xa của Nam Cao khi cho cả hai nhân vật tồn tại song song và có vai trò tác động lẫn nhau. Nếu không phải là bá Kiến thì anh Chí ngày xưa chưa hẳn đã là Chí Phèo bây giờ. Vì bá Kiến kết tinh đầy đủ của sự ranh ma lừa lọc, một kẻ ném đá giấu tay rất cáo già.

Hành động giết bá Kiến và sự tự sát của Chí thì lời tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội vô nhân, lời kêu cứu khẩn thiết về quyền con người. Bá Kiến chết đi là mong muốn sự kết thúc một chế độ đen tối bất công. Chí Phèo chết đó là cách duy nhất Nam Cao ở thời điểm năm 1941 ấy hóa kiếp cho thứ người đau khổ, cái chết giải thoát cho họ. Cái nhìn của Nam Cao tuy hơi cực đoan,bế tắc song nó hợp với logic của truyện và nhận thức của nhà văn. Khi cái xấu xa đã ăn sâu vào thành tính cách phẩm chất của nhân vật mà tác giả chưa biết cách nào thay đổi, chỉ chết đi mới rũ bỏ được tất cả. Tìm đến cái chết, nghĩa là Chí Phèo đang tìm kiếm sự sống, một cuộc sống thật sự. Chí chết, mồm ngáp trong vũng máu, nhưng Chí không tuyệt tự. Sức sống mở và giá trị điển hình của nhân vật này là vô biên. Chí không chỉ đại diện cho nỗi khổ của của người nông dân thời kỳ nước ta còn sống trong vòng nô lệ mà còn đại diện cho cái phần khùng điên khuất tối mà sinh ra trên cõi đời này, ai cũng có thể có, nếu không biết tự kiềm chế và nếu bị các thế lực hắc ám xô đẩy và nuôi dưỡng. Chính Nam Cao cũng dự báo điều này khi ông để cho thị Nở liếc nhanh xuống bụng và trong óc thị thoáng hiện ra cái lò gạch hoang đầu làng, vắng chỗ người qua lại. Sẽ có một Chí Phèo con ra đời để rồi lặp lại cuộc đời của bố hắn, cũng như bố hắn đã lặp lại cuộc đời của Năm Thọ, Binh Chức. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ chẳng bao giờ đổi thay nếu như chưa có một ngọn gió mới, một con đường mới, một không khí mới.

Nếu như khi viết truyện Chí Phèo, bỗng nhiên Nam Cao lại để cho Chí giết bá Kiến rồi trốn lên chiến khu theo Việt Minh. Ít lâu sau, hắn về giải phóng quê hương và biết đâu đấy hắn có thể làm Chủ tịch xã nữa…Nếu như thế chắc chắn là Nam Cao đã làm hỏng thiên truyện xuất sắc của ông. Sở dĩ chúng ta nói như thế bởi vì cái chết của Chí Phèo với tác phẩm này là một tất yếu, không thể khác được. Bởi vì khi ấy quay về kiếp sống cũ thì Chí Phèo không thể, sau mấy ngày thức tỉnh hắn đã hiểu cuộc đời đã qua của hắn không thể lặp lại, còn tiến lên để hòa nhập với xã hội bằng phẳng thân thiện thì người ta không chấp nhận. Hắn làm gì còn chỗ đứng trên cuộc đời này nữa nên hắn phải chết. Chí Phèo chẳng thể trốn chạy.

Truyện ngắn Chí Phèo đã đánh dấu một sự nghiệp sáng tác lớn của Nam Cao. Người ta nói trong mỗi truyện ngắn nhà văn đều chọn cho mình một mục tiêu để vươn tới . Sẽ có những đoạn, những chỗ mà ý định, tâm huyết của người cầm bút hiện lên rất rõ rệt, có khi thành định, quan niệm. Không nêu lên một khái niệm cụ thể về chất nhân bản trong con người nhưng cái chết của Chí Phèo là một lời khẳng định về khát vọng sống lương thiện của con người. Mọi chuẩn bị trước đó dường như chỉ để đợi cái giây phút Chí Phèo vung dao giết bá Kiến rồi giết luôn cả bản thân mình. Chủ đề truyện đến đây đã được nâng lên thành ý nghĩa nhân đạo cao cả. Chí Phèo đã nói hộ Nam Cao những điều nhà văn muốn nói và mang đến cho mọi người.

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến – Mẫu 3

Truyện ngắn Chí Phèo khép lại bằng hai cái chết của hai nhân vật đối địch nhau: bá Kiến và Chí Phèo. Một người bị giết, một người tự sát. Hai cái chết xảy ra cùng một lúc: Chí Phèo văng dao tới chém bá Kiến túi bụi và quay ngang lưỡi dao còn vấy máu kẻ thù vào cổ họng mình. Vì sao lại có chuyện lạ như vậy? Giết được kẻ thù, lẽ ra phải sống, nhưng sao Chí Phèo lại tự sát? Điều này chỉ có thể lí giải khi ta nhìn lại toàn bộ cuộc đời nhân vật trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, trong quan hệ khác với các nhân vật khác của truyện.

Nhân vật điển hình xuất sắc của nhà văn Nam Cao là Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên ra đời năm 1941. Chí là một người nông dân vốn lương thiên, hiền lành, nhưng từ khi gặp Bá Kiến cuộc đời Chí lại bước sang trang sách mới. Chí bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hóa, côn đồ hóa. Sau khi gặp Thị Nở, gặp được tình yêu của đời mình, được hưởng tình cảm yêu đương. Chí thèm muốn được lương thiện. Tuy nhiên không phải lúc nào "quay đầu cùng là bờ", không thể hoàn lương Chí tuyệt vọng. Chí cầm dao giết Bá Kiến sau khi đã nốc rất nhiều rượu rồi tự sát. Vậy là một kẻ bị giết và một kẻ tự giết. Tuy nhiên người ta vẫn không lí giải được hành động của Chí là say hay tỉnh?

Tại sao người ta lại nói rằng không biết Chí đang say hay tỉnh. Bởi vốn từ trước đến giờ mỗi khi uống rượu là Chí lại chửi, chửi đời, chửi người, nhưng lần này Chí không chửi, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Hắn khẳng định: "Tao muốn làm người lương thiện!". Một câu đầy uất hận: "Ai cho tao lương thiện?" và một câu khiến người ta đau lòng "Tao không thể là người lương thiện nữa". Chí hiểu, chí biết mình như thế nào, tình yêu đã đánh thức Chí, nhưng nó cũng đã kết thúc cuộc đời của Chí. Bởi vậy ta mới nói quay đầu không phải lúc nào cũng là bờ. Hắn hiểu rõ mình, hắn hiểu rằng không phai vết sẹo nào cũng lành lại được, hắn hiểu rằng những vết mảnh chai trên mặt, dấu vết của tội lỗi, của bao lần rạch mặt, ăn vạ, ức hiếp, gây rối không bao giờ lành đực, không bao giờ thay đổi được. Chí còn hiểu rõ rằng bản thân mình đang muốn gì, đang cần gì, ai làm cho mình như vậy. Như vậy là Chí rất tỉnh. Vả lại lời văn của Nam Cao cho chúng ta thấy rõ khi Chí Phèo uống thêm chai rượu nữa nhưng "càng uống càng tỉnh ra". Tỉnh ra, Chí buồn, khóc rưng rức rồi ra đi với con dao ở thắt lưng. Phải nói, theo cách dẫn truyện Nam Cao, Chí Phèo đang tỉnh.

Cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nó tố cáo xã hội thực dân - phong kiến đã tàn nhẫn đẩy người cố nông như Chí Phèo vào bế tắc, cùng đường không lối thoát. Chí Phèo vốn lương thiện, có nhân cách. Chỉ vì sự ghen hão của tên bá hộ cáo già, anh trai làng vô tội đó đã phải vào tù đến bảy, tám năm. Nhà tù của thực dân đã lưu manh hóa con người lương thiện ấy. Rồi Bá Kiến tiếp tục đẩy sâu Chí Phèo vào vũng bùn tội lỗi, biến anh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Kết cục là Chí Phèo tự sát sau khi đã đâm chết tên thủ phạm Bá Kiến. Anh chưa tìm được lối thoát, một mặt không thể sống hung hãn, ngập trong rượu và máu như trước được nữa, mặt khác cũng không thể trở lại con đường sống lương thiện. Ý nghĩa khách quan của cái chết Chí Phèo là khi chưa được ánh sáng cách mạng soi rọi thì cuộc đời người nông dân nghèo hèn trong xã hội cũ rất dễ rơi và kết thúc bi thảm.

Và sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo đã quay lưỡi dao còn vấy máu kẻ thù vào cổ họng mình để kết liễu một cuộc đời đầy bi thảm: chết vì xã hội không cho mình được quyền sống làm người. Bi kịch cự tuyệt quyền sống làm người. Bi kịch cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết bất đắc kì tử, hơn nữa thế kỉ qua, vẫn không thôi nhức nhối trong lòng người đọc chúng ta.

Bi kịch Chí Phèo vang lên day dứt trong hai câu nói cuối cùng của nhân vật trước khi tự sát đã bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện ngắn: "Tao muốn làm người lương thiện" nhưng "Ai cho tao lương thiện? Tao không thể là người lương thiện nữa". Đó cũng chính là giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm.

Trước hết là giá trị hiện thực của truyện. Bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo tuy chỉ xảy ra ở giai đoạn cuối truyện ngắn nhưng bi kịch đó cho ta thấy rõ một cuộc đời vô cùng thê thảm, một số phận cực kì bi đát của người nông dân nghèo bị đẩy vào con đường lưu manh hóa trong xã hội cũ đến mức mất cả nhân tính, nhân hình và nhân dạng. Đó là lí do khiến họ không thể quay về cuộc sống làm người, dù họ muốn sống lương thiện.

Không những thế, bi kịch này còn tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến vô cùng độc ác, bất nhân, đã bóp chết từ trong trứng cái ước mơ muôn hoàn lương của con người. Chính cái xã hội này đã đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa rồi lại sập cánh cửa, chặn đứng không cho y quay trở về với cuộc sống của con người. Một xã hội như thế thấy rõ sự dã man, tàn bạo. Tiếng nói phê phán, tố cáo của Nam Cao ở đây cũng thật mạnh mẽ, sâu sắc.

Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện Chí Phèo còn có giá trị nhân đạo cao cả. Nam Cao đã có một cái nhìn đầy nhân đạo đối với con người. Đó là cái nhìn cảm thông, thương yêu và trân trọng đối với những nạn nhân của chế độ cũ. Ông đã phát hiện và nhìn thấy một điều hết sức quý giá và có ý nghĩa của họ: ngay cả những con quỷ dữ như Chí Phèo thì phần nhân tính vẫn chưa mất hết, và khi có điều kiện, nó sẽ được thức tỉnh để trở lại làm người lương thiện. Môi tình Chí Phèo - thị Nở đã được nhà văn xây dựng bằng một ngòi bút chứa chan tình người "mùi cháo hành" đã đẩy lùi "hơi rượu" là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc bắt nguồn từ trái tim nhân đạo của nhà văn.

Chính nhờ Nam Cao mà Chí Phèo có được sức sống mạnh mẽ đến vậy trong lòng độc giả. Mỗi lần đọc Chí Phèo là mỗi lần cảm nhận khác nhau về cảnh đời, số phận của những con người trong xã hội cũ. Và mỗi lần như vậy, người đọc lại càng thương cảm hơn cho cái dáng vẻ ngất ngưởng, dềnh dàng bước ra từ trang sách của Chí Phèo. Càng thêm căm ghét cái xã hội bất công cũ đã đày đọa, vùi dập con người, biến họ trở thành lưu manh và cắt đứt con đường hoàn lương của họ. Khiến họ, một khi không có cơ may tìm thấy lối ra, mà sự khát khao làm người rực cháy thì chỉ còn một con đường là cùng chết với kẻ thù.

Top 50 bài Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao hay nhất (ảnh 2)

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến – Mẫu 4

Nam Cao được coi là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại, với giọng văn tỉnh táo, phác lặng, thấm đẫm những suy tư, triết lý nhưng đằng sau giọng văn ấy là một tâm hồn đằm thắm yêu thương trĩu nặng những nỗi xót xa về số kiếp của những con người cùng khổ dưới đáy xã hội lúc bấy giờ. Nam Cao viết Lão Hạc, viết Đời thừa, rồi viết Chí Phèo, và thực sự mỗi tác phẩm đều là một tấn bi kịch, là bức tranh hiện thực đầy đau xót của xã hội Việt Nam trước cách mạng. Và trong Chí Phèo người ta lại càng thêm bàng hoàng, thêm đau xót về cái bi kịch không lối thoát, đó là bi kịch bị tha hóa, bị từ chối quyền làm người, quyền được sống hạnh phúc của nhân vật Chí Phèo. Sự bức ép của xã hội, sự tuyệt vọng đến cùng cực đã đẩy Chí Phèo đến con đường tự sát và giết luôn cả kẻ thù của mình là Bá Kiến, đây là một cái kết không có hậu nhưng lại là cái kết hợp lý để giải quyết tất cả các nút thắt và bi kịch trong cuộc đời bất hạnh của Chí.

Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến chính là kết quả của cái tấn bi kịch cùng đường tuyệt lộ, mà không còn cách tháo gỡ nào khác ngoài cái chết để giải thoát. Cuộc đời Chí Phèo lần lượt bước qua những bi kịch đau đớn, đầu tiên là bi kịch bị cha mẹ ruột bỏ rơi, phải sống cuộc đời thiếu tình thương yêu, sau khi lớn lên cứ ngỡ yên ổn làm một anh canh điền thật thà chất phác thì lại vướng nỗi oan khuất phải ngồi tù vì sự ghen tuông của Bá Kiến. Chính cuộc sống không bằng chết ở trong tù đã khiến Chí Phèo dần lưu manh hóa, bị tha hóa trong nhân cách. Trả thù đời, trả thù Bá Kiến, hắn tiếp tục trượt dài trên con đường tha hóa ấy, không thể hòa nhập với cuộc sống, bị cái định kiến đầy ác nghiệt của xã hội chối bỏ quyền được làm người. Thế nhưng dẫu cuộc sống có nhiều đớn đau, dù hắn có bị lưu manh hóa, có rạch mặt ăn vạ thì sâu thẳm trong tâm hồn Chí Phèo vẫn còn một chút tỉnh táo len lỏi trong những cơn say dài. Bản chất hắn vẫn là một anh canh điền lương thiện, hắn sẵn sàng ra tay rạch mặt mình, nhưng không hề làm tổn thương đến kẻ thù, kẻ vốn đẩy hắn đến những bi kịch mãi về sau này.

Thế nhưng cuộc gặp gỡ nhân văn với Thị Nở lại cũng chính là cái bi kịch to lớn nhất, và cũng là bi kịch cuối cùng trong cuộc đời mà Chí Phèo phải gánh chịu. Gặp thị, Chí Phèo thấy mình như sống lại, tình yêu ấy đã đánh thức cái tâm hồn ham sống, ham hạnh phúc, mong ước về một mái ấm gia đình trong Chí, dù hắn đã bước sang đến dốc bên kia của cuộc đời. Thế nhưng cái xã hội vốn bất công, vốn cay nghiệt với hắn chỉ cho hắn được đê mê, được hạnh phúc có năm ngày chẵn rồi người ta lại dội cho hắn một gáo nước lạnh, dìm hắn vào vực sâu của tuyệt vọng. Những lời không thể cay nghiệt hơn của bà cô, chính là thông điệp của cả cái làng Vũ Đại, của cả cái xã hội này dành cho hắn "Đàn ông đã chết hết hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ". Con người ta nhẫn tâm xoáy sâu vào cái bi kịch vào cái nỗi đau vốn gần liền vảy của hắn, hơn thế nữa những lời ấy giá như là lời của một người nào khác chứ chẳng phải Thị Nở truyền cho hắn nghe trong tức tối thì có lẽ Chí đã chẳng đau đớn và tuyệt vọng đến như thế.

Tình yêu của hắn đã bị cả cái xã hội này bóp chết, cả cái xã hội này, thậm chí đến cả Thị Nở cũng chối từ hắn thì sống liệu có còn ý nghĩa? Tuy nhiên giữa những người trong cuộc thì chẳng ai có thể nhận ra rằng, thị chẳng hề tức Chí mà thực chất rằng, thị đang tức thay cho Chí, thị tức cho cái phần người vừa mới quay lại không bao lâu của Chí bị những lời lẽ đay nghiến vùi dập, thị tức lắm. Bi kịch của Chí Phèo ở chỗ ấy, họ không hiểu nhau nên thành ra cái tức tối của người đàn bà dở hơi lại chính là cú giáng đoàn cuối cùng vào tâm hồn tàn tạ, tuyệt vọng của Chí, dồn Chí Phèo đến cái cách giải quyết tiêu cực nhất là chết! Bởi Chí đã ý thức được cái thân phận lạc loài không cha không mẹ, Chí bàng hoàng tuyệt vọng đuổi theo nắm lấy tay thị như người chết đuối nắm lấy cọng rơm cứu mạng cuối cùng, thế nhưng cọng rơm ấy cũng tuột khỏi tay Chí, Chí chết thật rồi chết từ trong tâm hồn cô độc, lạc lõng.

Hắn lại say, hắn định giết thị, giết cả bà cô để trả thù nhưng Chí Phèo lại không bước vào nhà Thị Nở, mà theo như Nam Cao nói thì "Những thằng điên và thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm". Nhưng có phải như vậy không, xét kỹ người ta mới thấy rằng có lẽ trong tiềm thức của một thằng say rượu như Chí đã dần tỉnh táo, hắn chợt nhận ra Thị Nở chẳng có lỗi, tình yêu thương của thị thức tỉnh tính người của hắn, bà cô của thị cũng không có lỗi, những lời cay nghiệt của bà ta thức tỉnh Chí bằng định kiến của một dân làng tỉnh táo, để Chí Phèo ý thức về bi kịch của bản thân. Chí nhận ra rằng kẻ thù lớn nhất, độc ác nhất trong cuộc đời Chí luôn luôn chỉ có một mà thôi đó chính là tên Bá Kiến, tiềm thức đã ngủ yên biết bao năm nay của hắn bỗng được thức tỉnh, cùng dậy hét lên trong tuyệt vọng đau đớn "Ai cho tao lương thiện?...Tao không thể làm người lương thiện nữa. Biết không...Chỉ còn một cách...Biết không...". Chí Phèo giết Bá Kiến để trả thù, để xả hết bao nỗi khốn nhục uất ức mà hắn phải chịu bấy lâu nay, để trả thù cho cái lương thiện mà tên Bá Kiến đã cướp mất của hắn. Nhìn sâu hơn người ta thấy Chí Phèo chính là đại diện cho tầng lớp nông dân cùng khổ trước cách mạng tháng tám vùng dậy đấu tranh, chống lại cái cường hào áp bức của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Dẫu đó là cách thức liều lĩnh, đơn độc nhưng không còn cách nào khác, chỉ còn con đường bạo lực, chỉ có bạo lực mới có thể giải quyết được tất cả những vấn đề bất công, tàn ác mà bè lũ tay sai phong kiến đã gây ra cho nhân dân ta lúc bấy giờ. Mặt khác cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo còn tố cáo mạnh mẽ bộ mặt độc ác và tàn nhẫn của xã hội cũ đã đẩy người nông dân lương thiện đến chốn cùng đường tuyệt lộ, khiến họ không còn lối thoát buộc phải giải quyết bằng những cách thức có vẻ tàn ác, suy cho cùng đó là cái giá mà một kẻ độc ác như Bá Kiến phải nhận. Chí Phèo giết được Bá Kiến rồi, sau đó hắn tự sát, tại sao hắn lại tự sát? Kẻ thù duy nhất của hắn đã chết đáng lý ra hắn có thể tiếp tục bước tiếp cuộc đời quỷ dữ của mình như bao nhiêu lâu nay hắn đã từng, nhưng Chí lại chọn cho mình cái chết. Có thể nói rằng, chi tiết tự sát của Chí Phèo chính là chi tiết đánh dấu mạnh mẽ sự trở lại của tính người trong cái tâm hồn vốn tàn tạ của hắn, Chí không thể tiếp tục làm quỷ dữ được nữa, hắn có khao khát được làm người lương thiện, thế nhưng cuộc đời này không cho hắn được cái quyền ấy, thì chi bằng hắn chết đi kết thúc hơn 40 năm cuộc đời mòn mỏi, đầy bi kịch của mình. Chí Phèo chọn cho mình cái chết có thể nói là một phương cách quyết liệt và tiêu cực để giữ lại cái phần người vừa được thức tỉnh của hắn, để chống lại cái sự tha hóa đã ăn mòn gần hết nhân cách của hắn. Cái chết của Chí Phèo chính là cái chết để chứng minh cho khao khát được trở về cuộc đời lương thiện, của một con người vừa phát hiện ra cái lương thiện quay về ngự trị trong tâm hồn của hắn, dẫu rằng ngoài hắn và Thị Nở thì chẳng ai hay biết điều ấy.

Với truyện ngắn Chí Phèo bức tranh xã hội hiện thực Việt Nam tàn ác đã được Nam Cao lột tả một cách sinh động và chân thực nhất, theo đó những giá trị nhân văn, nhân đạo đã được bộc lộ một cách sâu sắc. Đó là sự xót thương, thông cảm cho những thân phận con người ở dưới đáy xã hội, bị chèn ép, chà đạp, bị tước quyền được sống lương thiện. Đồng thời tố cáo bộ mặt tàn ác, vô nhân tính của chính quyền thực dân nửa phong kiến đã dồn ép con người đến đường cùng, buộc họ phải lựa chọn cách giải thoát cuối cùng là cái chết để được quay về với tấm lòng lương thiện thuở ban đầu, để bảo vệ cái nhân cách của mình khỏi sự tha hóa tồi tệ.

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến – Mẫu 5

Chí Phèo là nhân vật điển hình xuất hiện sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo ra đời năm 1941. Đây là một người nông dân cùng quẫn vốn lương thiện, hiền lành, tự trọng nhưng đã bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hóa, côn đồ hóa. Sau khi gặp Thị Nở, được hưởng tình cảm yêu thương. Chí muốn trở lại lương thiện. Tuyệt vọng vì không thể hoàn lương. Chí cầm dao đến nhà kẻ thù, sau khi đã nốc rất nhiều rượu. Vậy Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái say hay tỉnh?

Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống đến hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà thị Nở "để đâm chết cả nhà nó". Chí có ý định đó vì Thị Nở nghe lời bà cô của thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà người tình bội bạc mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhà văn đưa ra lời bình: "Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm". Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khẳng định quyết liệt: "Tao muốn làm người lương thiện!". Một câu hỏi uất ức: "Ai cho tao lương thiện?". Rồi một câu phủ định đau xót: "Tao không thể là người lương thiện nữa". Chí Phèo muốn. Chí Phèo hỏi và Chí Phèo hiểu mình không thể trở thành người lương thiện được nữa với những vết mảnh chai trên mặt, dấu vết của tội lỗi, của bao lần rạch mặt, ăn vạ, ức hiếp, gây rối. Như vậy là Chí rất tỉnh. Vả lại lời văn của Nam Cao cho chúng ta thấy rõ khi Chí Phèo uống thêm chai rượu nữa nhưng "càng uống càng tỉnh ra". Tỉnh ra, Chí buồn, khóc rưng rức rồi ra đi với con dao ở thắt lưng. Phải nói, theo cách dẫn truyện Nam Cao, Chí Phèo đang tỉnh.

Do đó, người đọc hiểu Chí Phèo đã giết Bá Kiến trong trạng thái vừa tỉnh vừa say, nhưng có lẽ phần tỉnh nhiều hơn.

Cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nó tố cáo xã hội thực dân – phong kiến đã tàn nhẫn đẩy người cố nông như Chí Phèo vào bế tắc, cùng đường không lối thoát. Chí Phèo vốn lương thiện, có nhân cách. Chỉ vì sự ghen hão của tên bá hộ cáo già, anh trai làng vô tội đó đã phải vào tù đến bảy, tám năm. Nhà tù của thực dân đã lưu manh hóa con người lương thiện ấy. Rồi Bá Kiến tiếp tục đẩy sâu Chí Phèo vào vũng bùn tội lỗi, biến anh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Kết cục là Chí Phèo tự sát sau khi đã đâm chết tên thủ phạm Bá Kiến. Anh chưa tìm được lối thoát, một mặt không thể sống hung hãn, ngập trong rượu và máu như trước được nữa, mặt khác cũng không thể trở lại con đường sống lương thiện. Ý nghĩa khách quan của cái chết Chí Phèo là khi chưa được ánh sáng cách mạng soi rọi thì cuộc đời người nông dân nghèo hèn trong xã hội cũ rất dễ rơi và kết thúc bi thảm.

Cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo còn nói lên sự phản kháng của con người dưới đáy xã hội. Dù sự phản kháng này là manh động, liều lĩnh, đơn độc nhưng cũng giáng một đòn chí tử, đích đáng vào kẻ có tội ác, đầu mối của những bi kịch trong cái làng Vũ Đại khốn khổ. Kẻ gieo gió đã phải gặt bão. Bá Kiến đã bị trừng phạt bởi chính người mà hắn đã đào luyện thành tên tay chân đắc lực. Bá Kiến chết cùng với tội lỗi của hắn. Chí Phèo chết trong người cố nông đáng thương, đáng giận ấy gục xuống trên vũng máu, chưa phải là hết chuyện. Sẽ có thể có Chí Phèo con ra đời nếu xã hội bất công, xấu xa ấy chưa thay đổi.

Top 50 bài Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao hay nhất (ảnh 3)

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến – Mẫu 6

Nam Cao được coi là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại, với giọng văn tỉnh táo, phác lặng, thấm đẫm những suy tư, triết lý nhưng đằng sau giọng văn ấy là một tâm hồn đằm thắm yêu thương trĩu nặng những nỗi xót xa về số kiếp của những con người cùng khổ dưới đáy xã hội lúc bấy giờ. Nam Cao viết Lão Hạc, viết Đời thừa, rồi viết Chí Phèo, và thực sự mỗi tác phẩm đều là một tấn bi kịch, là bức tranh hiện thực đầy đau xót của xã hội Việt Nam trước cách mạng. Và trong Chí Phèo người ta lại càng thêm bàng hoàng, thêm đau xót về cái bi kịch không lối thoát, đó là bi kịch bị tha hóa, bị từ chối quyền làm người, quyền được sống hạnh phúc của nhân vật Chí Phèo. Sự bức ép của xã hội, sự tuyệt vọng đến cùng cực đã đẩy Chí Phèo đến con đường tự sát và giết luôn cả kẻ thù của mình là Bá Kiến, đây là một cái kết không có hậu nhưng lại là cái kết hợp lý để giải quyết tất cả các nút thắt và bi kịch trong cuộc đời bất hạnh của Chí.

Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến chính là kết quả của cái tấn bi kịch cùng đường tuyệt lộ, mà không còn cách tháo gỡ nào khác ngoài cái chết để giải thoát. Cuộc đời Chí Phèo lần lượt bước qua những bi kịch đau đớn, đầu tiên là bi kịch bị cha mẹ ruột bỏ rơi, phải sống cuộc đời thiếu tình thương yêu, sau khi lớn lên cứ ngỡ yên ổn làm một anh canh điền thật thà chất phác thì lại vướng nỗi oan khuất phải ngồi tù vì sự ghen tuông của Bá Kiến. Chính cuộc sống không bằng chết ở trong tù đã khiến Chí Phèo dần lưu manh hóa, bị tha hóa trong nhân cách. Trả thù đời, trả thù Bá Kiến, hắn tiếp tục trượt dài trên con đường tha hóa ấy, không thể hòa nhập với cuộc sống, bị cái định kiến đầy ác nghiệt của xã hội chối bỏ quyền được làm người. Thế nhưng dẫu cuộc sống có nhiều đớn đau, dù hắn có bị lưu manh hóa, có rạch mặt ăn vạ thì sâu thẳm trong tâm hồn Chí Phèo vẫn còn một chút tỉnh táo len lỏi trong những cơn say dài. Bản chất hắn vẫn là một anh canh điền lương thiện, hắn sẵn sàng ra tay rạch mặt mình, nhưng không hề làm tổn thương đến kẻ thù, kẻ vốn đẩy hắn đến những bi kịch mãi về sau này.

Thế nhưng cuộc gặp gỡ nhân văn với Thị Nở lại cũng chính là cái bi kịch to lớn nhất, và cũng là bi kịch cuối cùng trong cuộc đời mà Chí Phèo phải gánh chịu. Gặp thị, Chí Phèo thấy mình như sống lại, tình yêu ấy đã đánh thức cái tâm hồn ham sống, ham hạnh phúc, mong ước về một mái ấm gia đình trong Chí, dù hắn đã bước sang đến dốc bên kia của cuộc đời. Thế nhưng cái xã hội vốn bất công, vốn cay nghiệt với hắn chỉ cho hắn được đê mê, được hạnh phúc có năm ngày chẵn rồi người ta lại dội cho hắn một gáo nước lạnh, dìm hắn vào vực sâu của tuyệt vọng. Những lời không thể cay nghiệt hơn của bà cô, chính là thông điệp của cả cái làng Vũ Đại, của cả cái xã hội này dành cho hắn "Đàn ông đã chết hết hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ". Con người ta nhẫn tâm xoáy sâu vào cái bi kịch vào cái nỗi đau vốn gần liền vảy của hắn, hơn thế nữa những lời ấy giá như là lời của một người nào khác chứ chẳng phải Thị Nở truyền cho hắn nghe trong tức tối thì có lẽ Chí đã chẳng đau đớn và tuyệt vọng đến như thế.

Tình yêu của hắn đã bị cả cái xã hội này bóp chết, cả cái xã hội này, thậm chí đến cả Thị Nở cũng chối từ hắn thì sống liệu có còn ý nghĩa? Tuy nhiên giữa những người trong cuộc thì chẳng ai có thể nhận ra rằng, thị chẳng hề tức Chí mà thực chất rằng, thị đang tức thay cho Chí, thị tức cho cái phần người vừa mới quay lại không bao lâu của Chí bị những lời lẽ đay nghiến vùi dập, thị tức lắm. Bi kịch của Chí Phèo ở chỗ ấy, họ không hiểu nhau nên thành ra cái tức tối của người đàn bà dở hơi lại chính là cú giáng cuối cùng vào tâm hồn tàn tạ, tuyệt vọng của Chí, dồn Chí Phèo đến cái cách giải quyết tiêu cực nhất là chết! Bởi Chí đã ý thức được cái thân phận lạc loài không cha không mẹ, Chí bàng hoàng tuyệt vọng đuổi theo nắm lấy tay thị như người chết đuối nắm lấy cọng rơm cứu mạng cuối cùng, thế nhưng cọng rơm ấy cũng tuột khỏi tay Chí, Chí chết thật rồi chết từ trong tâm hồn cô độc, lạc lõng.

Hắn lại say, hắn định giết thị, giết cả bà cô để trả thù nhưng Chí Phèo lại không bước vào nhà Thị Nở, mà theo như Nam Cao nói thì "Những thằng điên và thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm". Nhưng có phải như vậy không, xét kỹ người ta mới thấy rằng có lẽ trong tiềm thức của một thằng say rượu như Chí đã dần tỉnh táo, hắn chợt nhận ra Thị Nở chẳng có lỗi, tình yêu thương của thị thức tỉnh tính người của hắn, bà cô của thị cũng không có lỗi, những lời cay nghiệt của bà ta thức tỉnh Chí bằng định kiến của một dân làng tỉnh táo, để Chí Phèo ý thức về bi kịch của bản thân. Chí nhận ra rằng kẻ thù lớn nhất, độc ác nhất trong cuộc đời Chí luôn luôn chỉ có một mà thôi đó chính là tên Bá Kiến, tiềm thức đã ngủ yên biết bao năm nay của hắn bỗng được thức tỉnh, cùng dậy hét lên trong tuyệt vọng đau đớn "Ai cho tao lương thiện?...Tao không thể làm người lương thiện nữa. Biết không...Chỉ còn một cách...Biết không...". Chí Phèo giết Bá Kiến để trả thù, để xả hết bao nỗi khốn nhục uất ức mà hắn phải chịu bấy lâu nay, để trả thù cho cái lương thiện mà tên Bá Kiến đã cướp mất của hắn. Nhìn sâu hơn người ta thấy Chí Phèo chính là đại diện cho tầng lớp nông dân cùng khổ trước cách mạng tháng tám vùng dậy đấu tranh, chống lại cái cường hào áp bức của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Dẫu đó là cách thức liều lĩnh, đơn độc nhưng không còn cách nào khác, chỉ còn con đường bạo lực, chỉ có bạo lực mới có thể giải quyết được tất cả những vấn đề bất công, tàn ác mà bè lũ tay sai phong kiến đã gây ra cho nhân dân ta lúc bấy giờ. Mặt khác cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo còn tố cáo mạnh mẽ bộ mặt độc ác và tàn nhẫn của xã hội cũ đã đẩy người nông dân lương thiện đến chốn cùng đường tuyệt lộ, khiến họ không còn lối thoát buộc phải giải quyết bằng những cách thức có vẻ tàn ác, suy cho cùng đó là cái giá mà một kẻ độc ác như Bá Kiến phải nhận. Chí Phèo giết được Bá Kiến rồi, sau đó hắn tự sát, tại sao hắn lại tự sát? Kẻ thù duy nhất của hắn đã chết đáng lý ra hắn có thể tiếp tục bước tiếp cuộc đời quỷ dữ của mình như bao nhiêu lâu nay hắn đã từng, nhưng Chí lại chọn cho mình cái chết. Có thể nói rằng, chi tiết tự sát của Chí Phèo chính là chi tiết đánh dấu mạnh mẽ sự trở lại của tính người trong cái tâm hồn vốn tàn tạ của hắn, Chí không thể tiếp tục làm quỷ dữ được nữa, hắn có khao khát được làm người lương thiện, thế nhưng cuộc đời này không cho hắn được cái quyền ấy, thì chi bằng hắn chết đi kết thúc hơn 40 năm cuộc đời mòn mỏi, đầy bi kịch của mình. Chí Phèo chọn cho mình cái chết có thể nói là một phương cách quyết liệt và tiêu cực để giữ lại cái phần người vừa được thức tỉnh của hắn, để chống lại cái sự tha hóa đã ăn mòn gần hết nhân cách của hắn. Cái chết của Chí Phèo chính là cái chết để chứng minh cho khao khát được trở về cuộc đời lương thiện, của một con người vừa phát hiện ra cái lương thiện quay về ngự trị trong tâm hồn của hắn, dẫu rằng ngoài hắn và Thị Nở thì chẳng ai hay biết điều ấy.

Với truyện ngắn Chí Phèo bức tranh xã hội hiện thực Việt Nam tàn ác đã được Nam Cao lột tả một cách sinh động và chân thực nhất, theo đó những giá trị nhân văn, nhân đạo đã được bộc lộ một cách sâu sắc. Đó là sự xót thương, thông cảm cho những thân phận con người ở dưới đáy xã hội, bị chèn ép, chà đạp, bị tước quyền được sống lương thiện. Đồng thời tố cáo bộ mặt tàn ác, vô nhân tính của chính quyền thực dân nửa phong kiến đã dồn ép con người đến đường cùng, buộc họ phải lựa chọn cách giải thoát cuối cùng là cái chết để được quay về với tấm lòng lương thiện thuở ban đầu, để bảo vệ cái nhân cách của mình khỏi sự tha hóa tồi tệ.

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến – Mẫu 7

Tác phẩm Chí Phèo khép lại ở trang cuối cùng với một cảnh tượng hãi hùng, hai xác chết của hai con người – hai sinh vật. Cả hai đều làm người nhưng lại không là người, đó là Bá Kiến và Chí Phèo. Máu me loang lổ, lênh láng khắp hai xác không khỏi khiến người đọc rùng mình. Xung quanh hai cái chết này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có kẻ mừng ra mặt, đi đâu cũng nói toang toác: “ Ai chứ hai thằng ấy chết thiên hạ được nhờ”. Người kín đáo hơn thì tự nhủ” Thói đời tre già măng mọc. Hết thằng ấy lại có thằng khác…”Nhưng suy cho cùng thì cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến là tất yếu, không thể tránh khỏi.

Toàn truyện Chí Phèo là một sức căng: Nam Cao đã đưa người đọc lạc vào một cung bậc khác của những sự căng thẳng về tinh thần bởi những câu choang choang của Chí, bởi những cơn nốc rượu như nước, bởi những lần rạch mặt ăn vạ ghê rợn. Tưởng thế đã là đáng nhớ lắm. Nam Cao còn bất ngờ đưa tay,lia ngòi bút một lần cuối để kết thúc tác phẩm của mình, cả trang sách như rung lên chi Chí vung dao chém vào người bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời mình.

Khi tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan…ra đời, mấy ai còn có thể tượng tượng tới một mảnh đời nào bần cùng hơn, bế tắc hơn, tủi cực hơn thế. Tưởng như chị Dậu và anh Pha đã là tột cùng của đau khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa, bị giày đạp, bị cào xé, bị hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình. Chị Dậu, anh Pha dù có khổ mấy, vẫn được công nhận là người. Còn Chí, con người hiền lành, chất phác , qua lần vào tù ra tội đã bán cả nhân tính, nhân hình để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Thoát được cửa tù con, Chí Phèo lại ra vào cửa tù lớn và lần này thì mãi mãi. Chí bị khóa chặt trong cuộc đời thú vật mà chế độ thực dân phong kiến “ ban cho”. Từng ấy bất hạnh đáng để cho nhân vật nổi loạn tử thương rồi, nhưng ngòi bút của Nam Cao tỉnh táo và sắc sảo để cùng nhân vật đi đến cuối truyện. Mọi cái được nâng lên với mức độ cao hơn khi Chí Phèo định đến nhà thị Nở, nhưng quen chân thuận đường lại đến nhà bá Kiến. Vô tình một cách có ý thức, Nam Cao cho nhân vật của mình đi chệch đường mà đúng hướng, đúng cái đích mà Nam Cao vạch ra cho nhân vật của mình. Cái chết của bá Kiến đầy bất ngờ, không ai nghĩ rằng con cáo già như bá Kiến lại có thể chết nhanh gọn đến thế. Với Chí Phèo thì không có gì là không thể bởi sự liều lĩnh của hắn đã được tôi luyện từ lâu rồi trong xã hội cũ.

Khi bị thị Nở từ chối không chấp nhận sống chung với mình, tuyệt vọng, Chí đã uống rượu nhưng càng uống thì lại càng buồn. Lần uống rượu này khác với bao lần trước đó. Nếu trước đó, rượu khơi gợi cái bản năng để dẫn đến những hành động đập phá thì lần này rượu lại khơi gợi cả một thế giới của tình người, của tình thương cứ bốc lên” hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Chí Phèo khóc bởi vì hắn hạnh phúc với thời gian ít ỏi nhưng ngọt ngào ở bên cạnh thị Nở, đồng thời hắn khóc vì bát cháo hành chỉ còn lại thoang thoảng. Một thế giới tình yêu vô cùng đẹp đẽ thật sự đã sụp đổ. Có thể nói mất tình yêu với thị Nở, Chí như một người đi trong bóng tối vừa nhìn thấy chút ánh sáng cho cuộc đời thì ánh sáng đó lại vụt tắt. Tuy vậy, cái tia chớp lóe lên đó dù không đủ sức soi sáng toàn bộ cuộc đời u tối của Chí thì ít nhiều cũng giúp Chí nhận thấy tình cảnh tuyệt vọng của mình và bộ mặt của kẻ thù. Do đó khi say Chí đã vác dao đi với ý định đâm chết bà cô thị Nở nhưng cái vô thức đã đưa Chí đến nhà bá Kiến “ Tao muốn làm người lương thiện”. Cả đời, chưa bao giờ Chí lại dõng dạc như thế, dứt khoát như thế, kiêu hãnh và đầy tự tin như thế. Phải chăng anh canh điền hai mươi tuổi khỏe mạnh và lòng đầy tự trọng của ngày trước đã trở về? Trở về để đòi lại thứ quý giá nhất của cuộc đời mình.

Qua cách xây dựng những xung đột, mâu thuẫn của truyện, Nam Cao đã chứng tỏ cho chúng ta thấy một cảnh quan hiện thực hết sức rõ ràng, mãnh liệt, ông thấy rõ mối xung đột giai cấp ở nông dân, địa chủ đã lên mức sâu sắc và không có gì để xoa dịu. Nam Cao xây dựng cho mối quan hệ bá Kiến – Chí Phèo trở nên hết sức gay gắt, mối tình dang dở với thị Nở cũng là cách đổ thêm dầu vào lửa, biến cơn say, cơn buồn, cơn thất tình ở Chí Phèo thành lòng căm hận, tức tối, quyết đến nhà thị Nở để trả thù. Nhưng quy luật không phải như thế, quy luật đã kéo Chí đi nhưng là đến nhà bá Kiến chứ không phải ai khác. Kẻ đáng giết là bá Kiến, mọi xấu xa bắt đầu từ bá Kiến thi cũng sẽ kết thúc từ bá Kiến. Với cái kết thúc bất ngờ dữ dội của thiên truyện ngắn. Nam Cao đã cho chúng ta thấy kết quả tất yếu sẽ xảy ra, điều đó là không thể tránh khỏi. Giai cấp thống trị có thể khôn ngoan, xảo quyệt, mánh khóe, có thể đàn áp làm lu mờ cả ý thức của người dân thì trong họ ngọn lửa lòng căm ghét những kẻ bóc lột vẫn âm ỉ cháy. Ở Chí, cho dù tâm trí tê liệt, mọi cái bị xóa sổ trong trí nhớ của hắn thì tận trong cơn say, hắn vẫn như mơ màng nhận thấy điều gì. Chí quyết tâm đến nhà thị Nở để trả thù là biểu hiện bên ngoài, trong tiềm thức Chí chỉ có bá Kiến, không đòi rượu, không đòi tiền mà đòi lại bộ mặt và tâm hồn – những thứ bị tước đoạt. Qua cái chết của bá Kiến, chúng ta đã nhận ra quy luật của cuộc đời: những kẻ vấy máu người phải đền tội theo luật nhân quả đã đành, nhưng những kẻ ném đá dấu tay như bá Kiến cũng không tránh khỏi quy luật “ ác giả ác báo”. Càng mưu mô nham hiểm thì càng nhận được cái kết cục bi đát và bất ngờ. Trong bài toán của mình, bá Kiến đã rất khôn ngoan, cứ tưởng rằng Chí Phèo sẽ là Binh Chức, Năm Thọ nhưng hắn đâu lường được tình yêu của thị Nở đã trở thành một thứ thần dược rũ lốt quỷ để Chí thành người…và cuộc báo thù đã xảy ra.

Nhưng cái chết của bá Kiến mới chỉ được một nửa công việc, Chí Phèo làm nốt phần việc còn lại bằng cách giết luôn cả mình. Nếu còn sống, Chí Phèo vẫn phải tiếp tục cuộc đời quỷ dữ của mình vẫn phải đối chọi với con trai của bá Kiến. Ta còn nhớ Nam Cao đã cho một nhân vật của mình ăn bả chó tự tử, đó là lão Hạc. Nay ta lại thấy Chí Phèo tự kết liễu đời mình. Phải chăng, với suy nghĩ riêng của Nam Cao, những con người quá khốn khó, quá cùng quẫn thì chỉ có cái chết mới giải thoát được tất cả? Chí Phèo phải chết mới chấm dứt cuộc đời nhục nhã của mình để hóa kiếp sang một con người khác tốt đẹp hơn?.

Chí Phèo chỉ ao ước trở lại làm một người lao động bình thường được sống cùng thị Nở nhưng không được. Cách xây dựng nhân vật của Nam Cao thật độc đáo: Chí Phèo vừa là một gã mất trí, là công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị, lại vừa là nô lệ thức tỉnh, trở thành con người có đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa khái quát sâu sắc vượt quá mức thường ngày, vượt qua tầm khôn ngoan của bá Kiến. “ Ai cho tao lương thiện?” Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?. Nỗi day dứt rất con người, đầy nhân văn này lại được thốt ra từ miệng một kẻ chuyên uống rượu say mềm. Bá Kiến cũng bất ngờ, mất cảnh giác nên Chí đã dễ dàng ra tay sát hại. Chí Phèo ngay sau đó cũng tự kết liễu đời mình bởi mọi điều mình làm. Không tự giết, Chí Phèo cũng sẽ phải chết vì lí Cường còn đó, vì bao đối tượng muốn xóa sổ hắn. Giết được bá Kiến, Chí Phèo như lấy lại được danh dự cho mình, như đã hài lòng về bản thân cảm thấy không còn phải sống để đòi nợ ai nữa. Hắn không chết cũng sẽ không còn ai cho hắn tiền uống rượu, không còn bá Kiến cho hắn rạch mặt ăn vạ nên hắn chết. Có những cái chết bế tắc, nhưng cái chết của Chí Phèo lại là bước mở đầu cho sự sống, giải thoát cho chính mình. Bình thường ở ngoài đời những kẻ như Chí Phèo sẽ chết một cách vô nghĩa lý. Nếu Nam Cao kết thúc tác phẩm của mình cũng như thế thì truyện của ông cũng đã có giá trị nhân đạo sâu sắc nhưng là một nhà văn có tài và có bản lĩnh, Nam Cao lại để cho Chí thức tỉnh, ánh sáng của cuộc đời lương thiện đã le lói ở phía trước, sau đó hắn mới phải chết. Một cái chết như thế sẽ đau đớn hơn gấp nhiều lần so với cái chết vô nghĩa lý và lẽ dĩ nhiên, giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm đã tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, Nam Cao đã lờ mờ nhận thấy một sức sống tiềm tàng trong con người lao động bị áp bức. Đắng sau đâm chém hãi hùng kia có cái gì như là sự vật vã tuyệt vọng đang cố vùng vẫy để thoát khỏi nó. Bi kịch của Chí không phải là sự bần cùng, nghèo hèn vật chất và địa vị xã hội mà ở chỗ là người mà không được loài người dung nạp. Sống trong sự ghẻ lạnh, thờ ơ của mọi người càng làm cho Chí cùn thêm, liều thêm cho đến khi ý thức được điều đó thì hắn chỉ còn biết tìm đến cái chết. Thật ra chuỗi ngày dài trong đời hắn, hắn không hề biết mình đang sống, sự tha hóa tột cùng làm hắn không còn ý niệm về sự tồn tại của mình. Kết thúc truyện ngắn hắn đã tìm đến cái chết, cũng là lúc hắn nhận biết được cuộc sống thú vật của hắn. Còn bá Kiến, sẽ còn Chí Phèo. Hết bá Kiến, Chí Phèo cũng không tồn tại. Ở đây, ta còn thấy sự thâm thúy sâu xa của Nam Cao khi cho cả hai nhân vật tồn tại song song và có vai trò tác động lẫn nhau. Nếu không phải là bá Kiến thì anh Chí ngày xưa chưa hẳn đã là Chí Phèo bây giờ. Vì bá Kiến kết tinh đầy đủ của sự ranh ma lừa lọc, một kẻ ném đá giấu tay rất cáo già.

Hành động giết bá Kiến và sự tự sát của Chí thì lời tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội vô nhân, lời kêu cứu khẩn thiết về quyền con người. Bá Kiến chết đi là mong muốn sự kết thúc một chế độ đen tối bất công. Chí Phèo chết đó là cách duy nhất Nam Cao ở thời điểm năm 1941 ấy hóa kiếp cho thứ người đau khổ, cái chết giải thoát cho họ. Cái nhìn của Nam Cao tuy hơi cực đoan,bế tắc song nó hợp với logic của truyện và nhận thức của nhà văn. Khi cái xấu xa đã ăn sâu vào thành tính cách phẩm chất của nhân vật mà tác giả chưa biết cách nào thay đổi, chỉ chết đi mới rũ bỏ được tất cả. Tìm đến cái chết, nghĩa là Chí Phèo đang tìm kiếm sự sống, một cuộc sống thật sự. Chí chết, mồm ngáp trong vũng máu, nhưng Chí không tuyệt tự. Sức sống mở và giá trị điển hình của nhân vật này là vô biên. Chí không chỉ đại diện cho nỗi khổ của của người nông dân thời kỳ nước ta còn sống trong vòng nô lệ mà còn đại diện cho cái phần khùng điên khuất tối mà sinh ra trên cõi đời này, ai cũng có thể có, nếu không biết tự kiềm chế và nếu bị các thế lực hắc ám xô đẩy và nuôi dưỡng. Chính Nam Cao cũng dự báo điều này khi ông để cho thị Nở liếc nhanh xuống bụng và trong óc thị thoáng hiện ra cái lò gạch hoang đầu làng, vắng chỗ người qua lại. Sẽ có một Chí Phèo con ra đời để rồi lặp lại cuộc đời của bố hắn, cũng như bố hắn đã lặp lại cuộc đời của Năm Thọ, Binh Chức. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ chẳng bao giờ đổi thay nếu như chưa có một ngọn gió mới, một con đường mới, một không khí mới.

Nếu như khi viết truyện Chí Phèo, bỗng nhiên Nam Cao lại để cho Chí giết bá Kiến rồi trốn lên chiến khu theo Việt Minh. Ít lâu sau, hắn về giải phóng quê hương và biết đâu đấy hắn có thể làm Chủ tịch xã nữa…Nếu như thế chắc chắn là Nam Cao đã làm hỏng thiên truyện xuất sắc của ông. Sở dĩ chúng ta nói như thế bởi vì cái chết của Chí Phèo với tác phẩm này là một tất yếu, không thể khác được. Bởi vì khi ấy quay về kiếp sống cũ thì Chí Phèo không thể, sau mấy ngày thức tỉnh hắn đã hiểu cuộc đời đã qua của hắn không thể lặp lại, còn tiến lên để hòa nhập với xã hội bằng phẳng thân thiện thì người ta không chấp nhận. Hắn làm gì còn chỗ đứng trên cuộc đời này nữa nên hắn phải chết. Chí Phèo chẳng thể trốn chạy.

Truyện ngắn Chí Phèo đã đánh dấu một sự nghiệp sáng tác lớn của Nam Cao. Người ta nói trong mỗi truyện ngắn nhà văn đều chọn cho mình một mục tiêu để vươn tới . Sẽ có những đoạn, những chỗ mà ý định, tâm huyết của người cầm bút hiện lên rất rõ rệt, có khi thành định, quan niệm. Không nêu lên một khái niệm cụ thể về chất nhân bản trong con người nhưng cái chết của Chí Phèo là một lời khẳng định về khát vọng sống lương thiện của con người. Mọi chuẩn bị trước đó dường như chỉ để đợi cái giây phút Chí Phèo vung dao giết bá Kiến rồi giết luôn cả bản thân mình. Chủ đề truyện đến đây đã được nâng lên thành ý nghĩa nhân đạo cao cả. Chí Phèo đã nói hộ Nam Cao những điều nhà văn muốn nói và mang đến cho mọi người.

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến – Mẫu 8

Truyện ngắn Chí Phèo khép lại bằng hai cái chết của hai nhân vật đối địch nhau: bá Kiến và Chí Phèo. Một người bị giết, một người tự sát. Hai cái chết xảy ra cùng một lúc: Chí Phèo văng dao tới chém bá Kiến túi bụi và quay ngang lưỡi dao còn vấy máu kẻ thù vào cổ họng mình. Vì sao lại có chuyện lạ như vậy? Giết được kẻ thù, lẽ ra phải sống, nhưng sao Chí Phèo lại tự sát? Điều này chỉ có thể lí giải khi ta nhìn lại toàn bộ cuộc đời nhân vật trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, trong quan hệ khác với các nhân vật khác của truyện.

Nhân vật điển hình xuất sắc của nhà văn Nam Cao là Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên ra đời năm 1941. Chí là một người nông dân vốn lương thiên, hiền lành, nhưng từ khi gặp Bá Kiến cuộc đời Chí lại bước sang trang sách mới. Chí bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hóa, côn đồ hóa. Sau khi gặp Thị Nở, gặp được tình yêu của đời mình, được hưởng tình cảm yêu đương. Chí thèm muốn được lương thiện. Tuy nhiên không phải lúc nào "quay đầu cùng là bờ", không thể hoàn lương Chí tuyệt vọng. Chí cầm dao giết Bá Kiến sau khi đã nốc rất nhiều rượu rồi tự sát. Vậy là một kẻ bị giết và một kẻ tự giết. Tuy nhiên người ta vẫn không lí giải được hành động của Chí là say hay tỉnh?

Tại sao người ta lại nói rằng không biết Chí đang say hay tỉnh. Bởi vốn từ trước đến giờ mỗi khi uống rượu là Chí lại chửi, chửi đời, chửi người, nhưng lần này Chí không chửi, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Hắn khẳng định: "Tao muốn làm người lương thiện!". Một câu đầy uất hận: "Ai cho tao lương thiện?" và một câu khiến người ta đau lòng "Tao không thể là người lương thiện nữa". Chí hiểu, chí biết mình như thế nào, tình yêu đã đánh thức Chí, nhưng nó cũng đã kết thúc cuộc đời của Chí. Bởi vậy ta mới nói quay đầu không phải lúc nào cũng là bờ. Hắn hiểu rõ mình, hắn hiểu rằng không phai vết sẹo nào cũng lành lại được, hắn hiểu rằng những vết mảnh chai trên mặt, dấu vết của tội lỗi, của bao lần rạch mặt, ăn vạ, ức hiếp, gây rối không bao giờ lành đực, không bao giờ thay đổi được. Chí còn hiểu rõ rằng bản thân mình đang muốn gì, đang cần gì, ai làm cho mình như vậy. Như vậy là Chí rất tỉnh. Vả lại lời văn của Nam Cao cho chúng ta thấy rõ khi Chí Phèo uống thêm chai rượu nữa nhưng "càng uống càng tỉnh ra". Tỉnh ra, Chí buồn, khóc rưng rức rồi ra đi với con dao ở thắt lưng. Phải nói, theo cách dẫn truyện Nam Cao, Chí Phèo đang tỉnh.

Cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nó tố cáo xã hội thực dân - phong kiến đã tàn nhẫn đẩy người cố nông như Chí Phèo vào bế tắc, cùng đường không lối thoát. Chí Phèo vốn lương thiện, có nhân cách. Chỉ vì sự ghen hão của tên bá hộ cáo già, anh trai làng vô tội đó đã phải vào tù đến bảy, tám năm. Nhà tù của thực dân đã lưu manh hóa con người lương thiện ấy. Rồi Bá Kiến tiếp tục đẩy sâu Chí Phèo vào vũng bùn tội lỗi, biến anh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Kết cục là Chí Phèo tự sát sau khi đã đâm chết tên thủ phạm Bá Kiến. Anh chưa tìm được lối thoát, một mặt không thể sống hung hãn, ngập trong rượu và máu như trước được nữa, mặt khác cũng không thể trở lại con đường sống lương thiện. Ý nghĩa khách quan của cái chết Chí Phèo là khi chưa được ánh sáng cách mạng soi rọi thì cuộc đời người nông dân nghèo hèn trong xã hội cũ rất dễ rơi và kết thúc bi thảm.

Và sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo đã quay lưỡi dao còn vấy máu kẻ thù vào cổ họng mình để kết liễu một cuộc đời đầy bi thảm: chết vì xã hội không cho mình được quyền sống làm người. Bi kịch cự tuyệt quyền sống làm người. Bi kịch cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết bất đắc kì tử, hơn nữa thế kỉ qua, vẫn không thôi nhức nhối trong lòng người đọc chúng ta.

Bi kịch Chí Phèo vang lên day dứt trong hai câu nói cuối cùng của nhân vật trước khi tự sát đã bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện ngắn: "Tao muốn làm người lương thiện" nhưng "Ai cho tao lương thiện? Tao không thể là người lương thiện nữa". Đó cũng chính là giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm.

Trước hết là giá trị hiện thực của truyện. Bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo tuy chỉ xảy ra ở giai đoạn cuối truyện ngắn nhưng bi kịch đó cho ta thấy rõ một cuộc đời vô cùng thê thảm, một số phận cực kì bi đát của người nông dân nghèo bị đẩy vào con đường lưu manh hóa trong xã hội cũ đến mức mất cả nhân tính, nhân hình và nhân dạng. Đó là lí do khiến họ không thể quay về cuộc sống làm người, dù họ muốn sống lương thiện.

Không những thế, bi kịch này còn tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến vô cùng độc ác, bất nhân, đã bóp chết từ trong trứng cái ước mơ muôn hoàn lương của con người. Chính cái xã hội này đã đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa rồi lại sập cánh cửa, chặn đứng không cho y quay trở về với cuộc sống của con người. Một xã hội như thế thấy rõ sự dã man, tàn bạo. Tiếng nói phê phán, tố cáo của Nam Cao ở đây cũng thật mạnh mẽ, sâu sắc.

Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện Chí Phèo còn có giá trị nhân đạo cao cả. Nam Cao đã có một cái nhìn đầy nhân đạo đối với con người. Đó là cái nhìn cảm thông, thương yêu và trân trọng đối với những nạn nhân của chế độ cũ. Ông đã phát hiện và nhìn thấy một điều hết sức quý giá và có ý nghĩa của họ: ngay cả những con quỷ dữ như Chí Phèo thì phần nhân tính vẫn chưa mất hết, và khi có điều kiện, nó sẽ được thức tỉnh để trở lại làm người lương thiện. Môi tình Chí Phèo - thị Nở đã được nhà văn xây dựng bằng một ngòi bút chứa chan tình người "mùi cháo hành" đã đẩy lùi "hơi rượu" là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc bắt nguồn từ trái tim nhân đạo của nhà văn.

Chính nhờ Nam Cao mà Chí Phèo có được sức sống mạnh mẽ đến vậy trong lòng độc giả. Mỗi lần đọc Chí Phèo là mỗi lần cảm nhận khác nhau về cảnh đời, số phận của những con người trong xã hội cũ. Và mỗi lần như vậy, người đọc lại càng thương cảm hơn cho cái dáng vẻ ngất ngưởng, dềnh dàng bước ra từ trang sách của Chí Phèo. Càng thêm căm ghét cái xã hội bất công cũ đã đày đọa, vùi dập con người, biến họ trở thành lưu manh và cắt đứt con đường hoàn lương của họ. Khiến họ, một khi không có cơ may tìm thấy lối ra, mà sự khát khao làm người rực cháy thì chỉ còn một con đường là cùng chết với kẻ thù.

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến – Mẫu 9

Nam Cao được coi là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại, với giọng văn tỉnh táo, phác lặng, thấm đẫm những suy tư, triết lý nhưng đằng sau giọng văn ấy là một tâm hồn đằm thắm yêu thương trĩu nặng những nỗi xót xa về số kiếp của những con người cùng khổ dưới đáy xã hội lúc bấy giờ. Nam Cao viết Lão Hạc, viết Đời thừa, rồi viết Chí Phèo, và thực sự mỗi tác phẩm đều là một tấn bi kịch, là bức tranh hiện thực đầy đau xót của xã hội Việt Nam trước cách mạng. Và trong Chí Phèo người ta lại càng thêm bàng hoàng, thêm đau xót về cái bi kịch không lối thoát, đó là bi kịch bị tha hóa, bị từ chối quyền làm người, quyền được sống hạnh phúc của nhân vật Chí Phèo. Sự bức ép của xã hội, sự tuyệt vọng đến cùng cực đã đẩy Chí Phèo đến con đường tự sát và giết luôn cả kẻ thù của mình là Bá Kiến, đây là một cái kết không có hậu nhưng lại là cái kết hợp lý để giải quyết tất cả các nút thắt và bi kịch trong cuộc đời bất hạnh của Chí.

Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến chính là kết quả của cái tấn bi kịch cùng đường tuyệt lộ, mà không còn cách tháo gỡ nào khác ngoài cái chết để giải thoát. Cuộc đời Chí Phèo lần lượt bước qua những bi kịch đau đớn, đầu tiên là bi kịch bị cha mẹ ruột bỏ rơi, phải sống cuộc đời thiếu tình thương yêu, sau khi lớn lên cứ ngỡ yên ổn làm một anh canh điền thật thà chất phác thì lại vướng nỗi oan khuất phải ngồi tù vì sự ghen tuông của Bá Kiến. Chính cuộc sống không bằng chết ở trong tù đã khiến Chí Phèo dần lưu manh hóa, bị tha hóa trong nhân cách. Trả thù đời, trả thù Bá Kiến, hắn tiếp tục trượt dài trên con đường tha hóa ấy, không thể hòa nhập với cuộc sống, bị cái định kiến đầy ác nghiệt của xã hội chối bỏ quyền được làm người. Thế nhưng dẫu cuộc sống có nhiều đớn đau, dù hắn có bị lưu manh hóa, có rạch mặt ăn vạ thì sâu thẳm trong tâm hồn Chí Phèo vẫn còn một chút tỉnh táo len lỏi trong những cơn say dài. Bản chất hắn vẫn là một anh canh điền lương thiện, hắn sẵn sàng ra tay rạch mặt mình, nhưng không hề làm tổn thương đến kẻ thù, kẻ vốn đẩy hắn đến những bi kịch mãi về sau này.

Thế nhưng cuộc gặp gỡ nhân văn với Thị Nở lại cũng chính là cái bi kịch to lớn nhất, và cũng là bi kịch cuối cùng trong cuộc đời mà Chí Phèo phải gánh chịu. Gặp thị, Chí Phèo thấy mình như sống lại, tình yêu ấy đã đánh thức cái tâm hồn ham sống, ham hạnh phúc, mong ước về một mái ấm gia đình trong Chí, dù hắn đã bước sang đến dốc bên kia của cuộc đời. Thế nhưng cái xã hội vốn bất công, vốn cay nghiệt với hắn chỉ cho hắn được đê mê, được hạnh phúc có năm ngày chẵn rồi người ta lại dội cho hắn một gáo nước lạnh, dìm hắn vào vực sâu của tuyệt vọng. Những lời không thể cay nghiệt hơn của bà cô, chính là thông điệp của cả cái làng Vũ Đại, của cả cái xã hội này dành cho hắn "Đàn ông đã chết hết hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ". Con người ta nhẫn tâm xoáy sâu vào cái bi kịch vào cái nỗi đau vốn gần liền vảy của hắn, hơn thế nữa những lời ấy giá như là lời của một người nào khác chứ chẳng phải Thị Nở truyền cho hắn nghe trong tức tối thì có lẽ Chí đã chẳng đau đớn và tuyệt vọng đến như thế.

Tình yêu của hắn đã bị cả cái xã hội này bóp chết, cả cái xã hội này, thậm chí đến cả Thị Nở cũng chối từ hắn thì sống liệu có còn ý nghĩa? Tuy nhiên giữa những người trong cuộc thì chẳng ai có thể nhận ra rằng, thị chẳng hề tức Chí mà thực chất rằng, thị đang tức thay cho Chí, thị tức cho cái phần người vừa mới quay lại không bao lâu của Chí bị những lời lẽ đay nghiến vùi dập, thị tức lắm. Bi kịch của Chí Phèo ở chỗ ấy, họ không hiểu nhau nên thành ra cái tức tối của người đàn bà dở hơi lại chính là cú giáng đoàn cuối cùng vào tâm hồn tàn tạ, tuyệt vọng của Chí, dồn Chí Phèo đến cái cách giải quyết tiêu cực nhất là chết! Bởi Chí đã ý thức được cái thân phận lạc loài không cha không mẹ, Chí bàng hoàng tuyệt vọng đuổi theo nắm lấy tay thị như người chết đuối nắm lấy cọng rơm cứu mạng cuối cùng, thế nhưng cọng rơm ấy cũng tuột khỏi tay Chí, Chí chết thật rồi chết từ trong tâm hồn cô độc, lạc lõng.

Hắn lại say, hắn định giết thị, giết cả bà cô để trả thù nhưng Chí Phèo lại không bước vào nhà Thị Nở, mà theo như Nam Cao nói thì "Những thằng điên và thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm". Nhưng có phải như vậy không, xét kỹ người ta mới thấy rằng có lẽ trong tiềm thức của một thằng say rượu như Chí đã dần tỉnh táo, hắn chợt nhận ra Thị Nở chẳng có lỗi, tình yêu thương của thị thức tỉnh tính người của hắn, bà cô của thị cũng không có lỗi, những lời cay nghiệt của bà ta thức tỉnh Chí bằng định kiến của một dân làng tỉnh táo, để Chí Phèo ý thức về bi kịch của bản thân. Chí nhận ra rằng kẻ thù lớn nhất, độc ác nhất trong cuộc đời Chí luôn luôn chỉ có một mà thôi đó chính là tên Bá Kiến, tiềm thức đã ngủ yên biết bao năm nay của hắn bỗng được thức tỉnh, cùng dậy hét lên trong tuyệt vọng đau đớn "Ai cho tao lương thiện?...Tao không thể làm người lương thiện nữa. Biết không...Chỉ còn một cách...Biết không...". Chí Phèo giết Bá Kiến để trả thù, để xả hết bao nỗi khốn nhục uất ức mà hắn phải chịu bấy lâu nay, để trả thù cho cái lương thiện mà tên Bá Kiến đã cướp mất của hắn. Nhìn sâu hơn người ta thấy Chí Phèo chính là đại diện cho tầng lớp nông dân cùng khổ trước cách mạng tháng tám vùng dậy đấu tranh, chống lại cái cường hào áp bức của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Dẫu đó là cách thức liều lĩnh, đơn độc nhưng không còn cách nào khác, chỉ còn con đường bạo lực, chỉ có bạo lực mới có thể giải quyết được tất cả những vấn đề bất công, tàn ác mà bè lũ tay sai phong kiến đã gây ra cho nhân dân ta lúc bấy giờ. Mặt khác cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo còn tố cáo mạnh mẽ bộ mặt độc ác và tàn nhẫn của xã hội cũ đã đẩy người nông dân lương thiện đến chốn cùng đường tuyệt lộ, khiến họ không còn lối thoát buộc phải giải quyết bằng những cách thức có vẻ tàn ác, suy cho cùng đó là cái giá mà một kẻ độc ác như Bá Kiến phải nhận. Chí Phèo giết được Bá Kiến rồi, sau đó hắn tự sát, tại sao hắn lại tự sát? Kẻ thù duy nhất của hắn đã chết đáng lý ra hắn có thể tiếp tục bước tiếp cuộc đời quỷ dữ của mình như bao nhiêu lâu nay hắn đã từng, nhưng Chí lại chọn cho mình cái chết. Có thể nói rằng, chi tiết tự sát của Chí Phèo chính là chi tiết đánh dấu mạnh mẽ sự trở lại của tính người trong cái tâm hồn vốn tàn tạ của hắn, Chí không thể tiếp tục làm quỷ dữ được nữa, hắn có khao khát được làm người lương thiện, thế nhưng cuộc đời này không cho hắn được cái quyền ấy, thì chi bằng hắn chết đi kết thúc hơn 40 năm cuộc đời mòn mỏi, đầy bi kịch của mình. Chí Phèo chọn cho mình cái chết có thể nói là một phương cách quyết liệt và tiêu cực để giữ lại cái phần người vừa được thức tỉnh của hắn, để chống lại cái sự tha hóa đã ăn mòn gần hết nhân cách của hắn. Cái chết của Chí Phèo chính là cái chết để chứng minh cho khao khát được trở về cuộc đời lương thiện, của một con người vừa phát hiện ra cái lương thiện quay về ngự trị trong tâm hồn của hắn, dẫu rằng ngoài hắn và Thị Nở thì chẳng ai hay biết điều ấy.

Với truyện ngắn Chí Phèo bức tranh xã hội hiện thực Việt Nam tàn ác đã được Nam Cao lột tả một cách sinh động và chân thực nhất, theo đó những giá trị nhân văn, nhân đạo đã được bộc lộ một cách sâu sắc. Đó là sự xót thương, thông cảm cho những thân phận con người ở dưới đáy xã hội, bị chèn ép, chà đạp, bị tước quyền được sống lương thiện. Đồng thời tố cáo bộ mặt tàn ác, vô nhân tính của chính quyền thực dân nửa phong kiến đã dồn ép con người đến đường cùng, buộc họ phải lựa chọn cách giải thoát cuối cùng là cái chết để được quay về với tấm lòng lương thiện thuở ban đầu, để bảo vệ cái nhân cách của mình khỏi sự tha hóa tồi tệ.

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến – Mẫu 10

Chí Phèo là nhân vật điển hình xuất hiện sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo ra đời năm 1941. Đây là một người nông dân cùng quẫn vốn lương thiện, hiền lành, tự trọng nhưng đã bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hóa, côn đồ hóa. Sau khi gặp Thị Nở, được hưởng tình cảm yêu thương. Chí muốn trở lại lương thiện. Tuyệt vọng vì không thể hoàn lương. Chí cầm dao đến nhà kẻ thù, sau khi đã nốc rất nhiều rượu. Vậy Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái say hay tỉnh?

Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống đến hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà thị Nở "để đâm chết cả nhà nó". Chí có ý định đó vì Thị Nở nghe lời bà cô của thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà người tình bội bạc mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhà văn đưa ra lời bình: "Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm". Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khẳng định quyết liệt: "Tao muốn làm người lương thiện!". Một câu hỏi uất ức: "Ai cho tao lương thiện?". Rồi một câu phủ định đau xót: "Tao không thể là người lương thiện nữa". Chí Phèo muốn. Chí Phèo hỏi và Chí Phèo hiểu mình không thể trở thành người lương thiện được nữa với những vết mảnh chai trên mặt, dấu vết của tội lỗi, của bao lần rạch mặt, ăn vạ, ức hiếp, gây rối. Như vậy là Chí rất tỉnh. Vả lại lời văn của Nam Cao cho chúng ta thấy rõ khi Chí Phèo uống thêm chai rượu nữa nhưng "càng uống càng tỉnh ra". Tỉnh ra, Chí buồn, khóc rưng rức rồi ra đi với con dao ở thắt lưng. Phải nói, theo cách dẫn truyện Nam Cao, Chí Phèo đang tỉnh.

Do đó, người đọc hiểu Chí Phèo đã giết Bá Kiến trong trạng thái vừa tỉnh vừa say, nhưng có lẽ phần tỉnh nhiều hơn.

Cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nó tố cáo xã hội thực dân – phong kiến đã tàn nhẫn đẩy người cố nông như Chí Phèo vào bế tắc, cùng đường không lối thoát. Chí Phèo vốn lương thiện, có nhân cách. Chỉ vì sự ghen hão của tên bá hộ cáo già, anh trai làng vô tội đó đã phải vào tù đến bảy, tám năm. Nhà tù của thực dân đã lưu manh hóa con người lương thiện ấy. Rồi Bá Kiến tiếp tục đẩy sâu Chí Phèo vào vũng bùn tội lỗi, biến anh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Kết cục là Chí Phèo tự sát sau khi đã đâm chết tên thủ phạm Bá Kiến. Anh chưa tìm được lối thoát, một mặt không thể sống hung hãn, ngập trong rượu và máu như trước được nữa, mặt khác cũng không thể trở lại con đường sống lương thiện. Ý nghĩa khách quan của cái chết Chí Phèo là khi chưa được ánh sáng cách mạng soi rọi thì cuộc đời người nông dân nghèo hèn trong xã hội cũ rất dễ rơi và kết thúc bi thảm.

Cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo còn nói lên sự phản kháng của con người dưới đáy xã hội. Dù sự phản kháng này là manh động, liều lĩnh, đơn độc nhưng cũng giáng một đòn chí tử, đích đáng vào kẻ có tội ác, đầu mối của những bi kịch trong cái làng Vũ Đại khốn khổ. Kẻ gieo gió đã phải gặt bão. Bá Kiến đã bị trừng phạt bởi chính người mà hắn đã đào luyện thành tên tay chân đắc lực. Bá Kiến chết cùng với tội lỗi của hắn. Chí Phèo chết trong người cố nông đáng thương, đáng giận ấy gục xuống trên vũng máu, chưa phải là hết chuyện. Sẽ có thể có Chí Phèo con ra đời nếu xã hội bất công, xấu xa ấy chưa thay đổi.

 

Tài liệu có 37 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
539 1 0
TOP 10 mẫu Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
165 1 0
TOP 10 mẫu Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
212 1 0
TOP 10 mẫu Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
127 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống