Top 50 bài Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang hay nhất

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang hay, chọn lọc giúp học sinh lớp 11 viết các bài văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Văn mẫu: Tràng giang (Huy Cận)

Dàn ý cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

·         Xuất hiện vào giai đoạn toàn thịnh của thơ Mới, Huy Cận (1919 – 2005), quê ở Hương Sơn – Hà Tĩnh, là một trong những thi sĩ có công đưa phong trào này lên tới đỉnh cao. Ở độ chín nhất, phong cách thơ Huy Cận có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển nhất là cổ điển Đường thi với yếu tố thơ Mới, cụ thể hơn là sự hòa hợp giữa nỗi sầu vũ trụ và thế nhân từng chan chứa trong thơ Đường với nỗi cô đơn của cái “tôi” cá nhân, cá thể trong thơ Mới tạo nên nỗi sầu vạn kỉ.

·         Bài thơ Tràng giang sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng là bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám được xếp vào hàng kiệt tác.

b) Thân bài

*Bức tranh thiên nhiên về trời rộng sông dài trong Tràng giang

+) Khổ 1: Bức tranh sông nước buồn vắng

- Câu thơ mở đầu đã mở ra một không gian sóng nước mênh mông:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

- Trên bức tranh sông nước ấy hiện lên một hình ảnh quen thuộc:

Con thuyền xuôi mái nước song song

·         Sự xuất hiện của con thuyền trong thơ văn xưa nay thường chỉ sự lênh đênh trôi dạt.

·         Ở đây ngoài ý nghĩa ước lệ ấy, con thuyền hiện lên giữa sông nước mênh mang còn gợi ra sự bé nhỏ, đơn độc, lẻ loi.

·         Con thuyền ấy lại đang ở trạng thái “xuôi mái”, nghĩa là còn có thêm tính chất thụ động, phó mặc cho dòng nước đẩy đưa…

- Đến câu thơ thứ ba, nhà thơ tiếp tục những nét vẽ về thuyền và nước nhưng lại đặt trong sự chia lìa:

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”

- Giữa dòng tràng giang cổ điển mang phong vị Đường thi, nhà thơ đã thả xuống một hình ảnh “sống sít” của hiện thực (chữ dùng của Xuân Diệu) ở câu cuối cùng:

Củi một cành khô lạc mấy dòng

+ Hình ảnh cành củi khô nhỏ bé được tác giả đặt vào một thế tương phản mạnh mẽ, lạc giữa mấy dòng.

-> Hình ảnh cành củi khô nhỏ bé được tác giả đặt vào một thế tương phản mạnh mẽ, lạc giữa mấy dòng nước mênh mang vô tận đã càng nhấn mạnh sự vô định, lạc lõng, bơ vơ hết sức tội nghiệp.

+) Khổ 2: Bức tranh cồn bãi hoang vắng

- Trên nền không gian dòng sông dài rộng không cùng và cổ kính lâu đời, nổi bật lên hình ảnh của cồn bãi:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

·         Từ láy “lơ thơ” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự thưa thớt, khiến cồn cát vốn đã nhỏ càng trở nên trống trải giữa mênh mang sông nước.

·         Từ láy “đìu hiu” gợi ra hình ảnh của ngọn gió lạnh vắng, hiu hắt.

- Nhà thơ không chỉ cảm nhận Tràng giang bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác:

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

+ Âm thanh của tiếng chợ chiều dù là dấu hiệu của sự sống con người nhưng lại vào lúc đã vãn, gợi ra sự tàn tạ, chứa chất nỗi buồn.

+ Âm thanh ấy lại vẳng đến từ một không gian rất xa, càng trở nên nhỏ nhoi và buồn vắng, gọi cảm giác đây là chốn bị bỏ quên trên trái đất này.

- Đến hai câu thơ cuối, cái nhìn của Huy Cận còn bao quát một phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ gần đến xa:

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”

+ Hai cặp tiểu đối “nắng xuống – trời lên”, “sông dài – trời rộng” đã tạo nên một bức tranh không gian ba chiều rất đặc sắc.

+ Xuất thần nhất là cụm từ “sâu chót vót”.

=> Giữa không gian vũ trụ mênh mang không cùng, nổi bật lên hình ảnh “bến cô liêu” nhỏ bé, lạc lõng đến tội nghiệp.

* Bức tranh tâm trạng trong Tràng giang

(Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng trong Tràng giang được lồng vào nhau, hòa quyện với nhau. Vì vậy khi nêu cảm nhận bức tranh thiên nhiên không thể bỏ qua bức tranh tâm trạng của tác giả, tuy nhiên các em học sinh nên điều chỉnh dung lượng của phần cảm nhận này vừa phải cho phù hợp với đề bài.)

+) Khổ 1:

- Ngay từ câu thơ mở đầu, dòng tràng giang hiện lên vừa là một hình ảnh ngoại giới vừa là một hình ảnh tâm giới, mang nặng nỗi niềm của thi nhân “buồn điệp điệp”.

·         “Buồn điệp điệp” là nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng trùng trùng lớp lớp, triền miên, dai dẳng

·         Nỗi buồn ấy đang trải ra cùng với không gian sông nước mênh mang…

- Sự xuất hiện của con thuyền phần nào gợi lên nét tâm lí chán trường của tác giả, của tầng lớp thanh niên tiểu tư sản trong hoàn cảnh đất nước…

- Hình ảnh thuyền nước chia lìa làm cho nỗi buồn trong lòng người tiếp tục lan tỏa rộng thêm và lặn xuống ở chiều sâu “sầu trăm ngả”.

- Hình ảnh cành củi khô phải chăng là một ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa sự mênh mông của dòng đời.

+) Khổ 2:

- 2 câu đầu là hình ảnh cồn bãi hoàn toàn vắng vẻ, trong cảm giác trống trải, thi nhân đã cố gắng đi tìm dấu hiệu của sự sống con người, của hơi ấm tình người nhưng sự hiện hữu ấy quá nhỏ bé và mờ nhạt nên thi sĩ càng thêm thấm thía sự cô đơn đến cùng cực.

- 2 câu cuối lại nổi bật hình ảnh của “bến cô liêu” bé nhỏ và lạc lõng giữa sông dài, trời rộng đang mở ra không cùng, đó phải chăng chính là bóng dáng, là nỗi niềm của chính Huy Cận.

* Tổng hợp đánh giá

- Giá trị nội dung:

+ Bài thơ đã khắc họa bức tranh mênh mông vô biên và quạnh hiu hoang vắng. Từ thiên nhiên ấy đã làm nổi bật hình ảnh cái tôi là một lữ thứ bơ vơ, cô đơn với nỗi buồn vô tận trước trời nước – biểu hiện của nỗi lòng yêu nước thầm kín thiết tha trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.

- Đặc sắc nghệ thuật:

·         Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại.

·         Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình

·         Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm

·         Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ,...

·         Cách ngắt nhịp 2/2/3

c) Kết luận

- Khẳng định lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng giang.

- Nêu cảm nhận của em về bức tranh ấy.

Video cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang

Video cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 1

Nhắc đến phong trào Thơ mới không thể không nhắc đến Huy Cận. Tràng giang là một bài thơ được trích trong tập thơ "Lửa thiêng", nổi tiếng của ông, được viết vào những năm trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ không chỉ bộc lộ được nỗi tâm trạng u sầu, nỗi buồn mênh mông của lòng người mà còn khắc hoạ hình ảnh thiên nhiên mang nét đẹp đượm buồn.

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng."

Giữa dòng sông rộng mênh mông, dài vô tâm ấy, từng con sóng gợn lăn tăn, mênh mang, trùng điệp. Dòng nước cứ thế lững lờ trôi có chút gì đó chậm chạp, hững hờ, vô định. Con thuyền nhỏ bé lênh đênh xuôi theo dòng nước cuốn như một lẽ tự nhiên thuận theo ý muốn đất trời. Chiếc thuyền vẫn xuôi theo từng nhịp, sóng vẫn gợn nhẹ giữa dòng mà sao thấy cảnh vật như tĩnh lặng đứng yên. Dòng sông cứ bao la, mênh mang như thế, mang vẻ buồn vô tận của thời gian

"Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng"

Cành củi nhỏ bé trôi vô định giữa những dòng nước cuốn, lạc lối đơn độc giữa dòng sông rộng mênh mông. Nhành củi khô ấy dường nhiều mất đi sức sống, vẻ tươi xanh vốn có, một hình ảnh cô độc, nhỏ nhoi giữa không gian sông nước bao la, rợn ngợp càng tô đậm thêm nỗi cô đơn trống vắng trong lòng người.

Giữa đất trời vũ trụ bao la mà thiên nhiên dành tặng, vậy mà đâu đó vẫn hiện lên cảnh hiu quạnh, vắng vẻ, lạnh lẽo:

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu".

Một khung cảnh tiêu điều hiện ra trước mắt, nhìn nơi đâu cũng thấy lạnh lẽo, hoang tàn. Tiếng vãn chợ xa xôi vọng lại càng tô đậm nét buồn nơi cảnh vật, chẳng thể xua bớt đi vẻ tĩnh mịch nơi thiên nhiên. Có sóng, có nắng, có đất trời, mọi cảnh vật dường như đang chuyển động trước thời gian. Không gian rợn ngợp ngút ngàn mà con người thì nhỏ nhoi, cô đơn, sầu muộn" bến cô liêu".

"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."

Từ khung cảnh tổng quát, tác giả cảm nhận thiên nhiên một cách chi tiết hơn mong tìm thấy chút hi vọng nhỏ nhoi của niềm vui, nhưng càng nhìn lại càng buồn, càng soi thấu lại càng khắc khoải, từng cánh bèo hàng nối hàng trôi nổi, không đích đến giữa biển nước bao la. Nó như tượng trưng cho những kiếp người bạc bẽo, nổi trôi vô định giữa cuộc đời. Bờ xanh với bãi vàng song hành cùng nhau, nhìn đâu cũng mang vẻ buồn tư lự, ngước đâu cũng chẳng thấy bóng người qua chuyến đò ngang. Tất thảy, vẫn là thiên nhiên với thiên nhiên, vẫn là mình ta với đất trời rợn ngợp, với vũ trụ bao la trùm kín nỗi sầu nhân thế.

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Từng đám mây chuyển động theo từng lớp tạo nên vẻ đẹp của bầu trời xanh.Từng cánh chim nhỏ nhoi đã xuống dòng sông bay về nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc lúc hoàng hôn buông xuống. Tất cả tạo nên một khung cảnh buồn vương vấn. Không gian mở rộng đến rợn ngợp, nỗi buồn cứ thế cũng dài bất tận, dằng dặc.

Thiên nhiên tuy đẹp đấy, hùng vĩ thật đấy nhưng lại lặng lẽ buồn. Phải chăng bởi được khúc xạ qua tâm hồn của một thi sĩ nhiều tâm sự với người, với đời, bởi vốn dĩ:" Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Bằng những nét vẽ tinh tế, bút pháp chấm phá đặc sắc, kết hợp giữa vẻ đẹp hiện đại và cổ điển, Huy Cận đã vẻ nên một bức tranh thiên nhiên rất riêng. Phải có một tình yêu tuyệt vời dành cho thiên nhiên, cho quê hương, Huy Cận mới viết nên những vần thơ đầy tinh tế, gợi cảm đến như thế.

Top 50 bài Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận hay nhất (ảnh 1)

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 2

Tràng giang là bài thơ hay nói về thiên nhiên của dòng sông Trường Giang, dưới con mắt của thi sĩ nó trở nên vô cùng thơ mộng và đầy tinh tế. Dưới cái nhìn đầy gợi cảm và phong phú, bài thơ đã có sự kết hợp mạnh mẽ giữa những yếu tố kì ảo và thơ mộng trữ tình, để có thể có được một bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ.

Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện hình ảnh sóng gợn trên con sông Trường Giang dài mà mang một nỗi buồn man mác, ở đây tác giả cũng đang thể hiện đúng dòng tâm trạng của mình, trước khung cảnh thiên nhiên rộng mênh mang, con người như đang trôi chảy theo nhịp sống, cũng tấp nập và cũng vô cùng dịu dàng, trước một khung cảnh thiên nhiên, tươi tắn và cũng vô cùng thơ mộng:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Hình ảnh của con sóng đang gợn, đó là dòng tâm trạng của con người cũng đang chảy trôi, lăn tăn trên dòng nước, ở đó con người như đang hòa nhập và tạo nên nhiều khung cảnh trữ tình, dòng nước trôi miên man, con người cũng đang hòa nhập trên dòng sông, với những cảm xúc buồn man mác, con người ở đây cũng phải hòa mình vào dòng cảm xúc đang chảy của thiên nhiên trữ tình. Hình ảnh con thuyền tự trôi theo dòng nước, cứ xuôi mái, ở đây dường như không có người lái đò, nó tự trôi chảy, ở đây thiên nhiên cũng giống như tâm trạng của con người, cũng đang lững lờ trôi mà không có một bờ vô định nào, cuộc sống cũng đang chảy trôi theo những dòng cảm xúc hỗn dung nhiều cảm giác của con người.

Ở đây trong không gian mênh mông rộng lớn đó, dường như sóng, và dòng nước đang làm bạn với con thuyền, nhưng khi thuyền mà về thì dòng nước cũng mang những nỗi buồn man mác, cách xây dựng biện pháp nhân hóa ở đây được thể hiện một cách có ý nghĩa nhất. Tác giả thổi hồn mình vào sự vật, làm cho nó trở nên có hồn hơn, con người cũng đang chảy trôi theo dòng nước, nỗi buồn của nước giống như nỗi buồn của con thuyền, ở đó con người đang phải lênh đênh, vô định, trước một khoảng không gian mênh mông. Con thuyền ở đây nó được thể hiện trong cảm xúc của con người, nó vô định, dạt dào và mang nhiều cảm giác mới mẻ, ở đó con người được sống những giây phút hạnh phúc nhất khi đang hòa mình vào thiên nhiên mặc dù con người đang phải trải qua những giây phút trống vắng trong tâm hồn.

Ở đây biện pháp đảo ngữ cũng được sử dụng hết sức tinh tế, tác giả không viết là củi khô mà lại viết “củi một cành khô”, ở đây biện pháp đảo ngữ làm tăng thêm độ mênh mang, dào dạt trong cảm xúc của con người, ở đó con người đang dạt dào nhiều cảm xúc, hình ảnh lạc mấy dòng cũng thể hiện được dòng tâm trạng hiu hắt, nó làm lay động trái tim của người đọc bởi tính chất và mức độ thể hiện ở đó, cách thể hiện đầy tinh tế, nó làm gia tăng thêm cảm xúc và giá trị trong tác phẩm, mỗi lời thơ đều được cảm nhận bằng những tính chất và mức độ khác nhau, chính vì vậy cuộc sống của con người cũng đang rơi vào những bờ lạc lõng, tâm trạng của thi sĩ cũng mang nhiều cảm xúc bởi nó có hồn và chứa chan nhiều giá trị sống:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, chiều lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Hình ảnh dài và rộng của dòng sông cũng được thể hiện một cách sâu sắc và có nhiều ý nghĩa nhất, dòng sông mênh mang chứa chan bao nhiêu cảm xúc của thi sĩ, trước con mắt của tác giả dòng sông đang trôi dạt theo nhiều cảm xúc và nó cũng trở nên trữ tình:

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Hình ảnh của bèo dạt thể hiện được sự trôi nổi, không có bờ đến, và rồi sự mênh mông đó cũng thể hiện cảm xúc của con người đang hòa mình vào dòng tâm trạng và cảm xúc của con người, bờ xanh thể hiện một cảnh vật thiên nhiên tươi tắn, nó cũng thể hiện một dòng tâm trạng xa xôi và hiu hắt của con người:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Hình ảnh của núi bạc, của những cánh chim nghiêng đang sà vào bóng chiều xa, với những hình ảnh đó tác giả đang có cảm xúc với hình ảnh của nhớ dòng sông và nhớ quê hương, hình ảnh đó gợi lại cho con người nhiều cảm xúc.

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang như vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh thiên nhiên, và dòng sông rộng mênh mang, trong đó tâm hồn con người cũng đang dạt dào trước nỗi nhớ quê hương.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 3

Chẳng biết tự bao giờ, thiên nhiên trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Thời đại nào cũng vậy, thiên nhiên luôn gợi nên nhiều cảm xúc trong lòng thi nhân. Thơ mới những năm 1930 đã coi thiên nhiên là một đề tài không thể thiếu. Những Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,… đã mang tới những bức tranh thiên nhiên đẹp trong thơ. Và không thể không nhắc tới Huy Cận – một gương mặt xuất sắc, tiêu biểu của phong trào thơ mới. Tuy thơ ông luôn chất chứa sâu nặng nỗi buồn nhân thế nhưng vẫn khiến người đọc nao lòng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Điều đó được thể hiện rõ nét qua bài thơ Tràng giang – một sáng tác in trong tập Lửa thiêng (1940).

Thiên nhiên trong Tràng giang được gợi cảm hứng từ một con sông rộng lớn, mênh mông vào buổi chiều mùa thu 1939 khi tác giả đạp xe ngắm cảnh. Dù đó là con sông Hồng nhưng nhà thơ không gọi đích danh tên, mà gọi là “tràng giang” như thể đại diện cho bất cứ con sông nào của quê hương đất nước. Bởi vậy mà mọi cảnh vật đều thu hút vào tầm mắt của thi nhân, dẫu đẹp, dẫu buồn nhưng vẫn chất chứa những tình cảm thầm kín. Bức tranh thiên nhiên vì thế được hiện lên qua không gian của trời nước bao la, mênh mang đến rợn ngợp cõi lòng thi nhân.

Trước hết, Tràng giang mở ra một bức tranh thiên nhiên đẹp, bàng bạc một nét đẹp cổ xưa. Vẫn là đề tài quen thuộc, những thi liệu và bút pháp nghệ thuật vốn có trong thơ cổ, Huy Cận đã vẽ nên trên nền trời mây, sông nước mênh mông vô cùng, vô tận những sự vật nhỏ bé, đặc trưng. Có lẽ điều khiến người đọc ấn tượng trong bài thơ là những hình ảnh như sóng gợn, thuyền trôi, gió đìu hiu, bến cô liêu, bèo dạt, mây cao, núi bạc, chim nghiêng… gợi nên cái hồn thiên nhiên của thơ ca cả nghìn năm trước. Quả thực, nếu cứ nhìn người ta vẫn ngỡ đó là không gian của cảnh đẹp tiêu sơ, vắng lặng vốn thấy trong thơ Đường. Mà có lẽ nét cổ xưa nhất trong bài thơ phải kể đến hình ảnh chim nghiêng cánh nhỏ ở khổ cuối cùng. Nó gợi lên cảnh sắc rất thơ. Cánh chim trở trời chiều, chở linh hồn của vũ trụ reo rắc xuống trần gian.

Nhưng tác giả của Lửa thiêng lại kiếm tìm những sự vật mới, khiến bức tranh thiên nhiên mang hơi thở hiện đại. Có lẽ chưa bao giờ người ta bắt gặp trong thơ trước đó những thứ đời thường, bình dị, mộc mạc, chẳng hề ước lệ tượng trưng như Củi một cành khô lạc mấy dòng. Sắc thái của khung cảnh thiên nhiên bỗng trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết, khi thi nhân bỗng nhìn thấy một sự vật đã khô kiệt, mất hết sức sống, đang trôi nổi, lênh đênh trên dòng nước. Chưa bàn đến ý nghĩa tâm tư mà nhà thơ gửi gắm, chỉ thấy chi tiết này đã phác họa thêm cho bức tranh tràng giang cái nét đẹp rất riêng. Thiên nhiên đẹp chưa chắc đã là những gì mơn mởn sức sống, chính cái khô kiệt của cành củi trên dòng sông càng làm cho cảnh vật có nét đẹp cuốn hút của nó. Thậm chí ngay cả cái cách nhìn hàng bèo của tác giả cũng gợi lên cảm giác về một khung cảnh thiên nhiên không phải bằng những nét vẽ cầu kì.

Và không thể phủ nhận nét đẹp bao trùm của thiên nhiên trong Tràng giang không phải là những khoảnh khắc giao mùa trong cái nhìn say đắm của Xuân Diệu, không có nét đặc trưng riêng có của một vùng quê xứ Huế như trong thơ Hàn Mặc Tử, mà đẹp theo những góc độ khác nhau của không gian. Điều hấp dẫn người đọc chính là nhà thơ đã mở nó rộng ra ở mọi chiều mà ngay từ nhan đề “Tràng giang” hay lời đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài", thiên nhiên được nhìn theo cái biên độ vô cùng, vô tận của nó. Suốt cả bài thơ, độ lớn không giới hạn ấy, còn được gọi là không gian vũ trụ đã làm nền cảnh để bức tranh tràng giang mang một nét đẹp đặc trưng, riêng có mà không bài thơ nào có được.

Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu

Chỉ riêng câu thơ này đã tạo nên những chiều kích hết tầm của không gian ở cả ba chiều. Khung cảnh thiên nhiên được đo bởi khoảng cách ngược chiều trong độ sâu của nắng, độ cao rộng của trời và độ dài của sông. Thực ra chỉ cần những thứ nhỏ bé mà nhà thơ nhìn thấy trong khung cảnh ấy cũng đủ để nói lên sự rộng lớn của khung cảnh giống như thơ xưa. Nhưng dường sự cảm thức bị ám ảnh bởi không gian trong hồn thơ Huy Cận đã khiến ông phác họa nên những nét vẽ rộng hơn, mênh mông hơn. Chính vì thế trong con mắt của thi nhân đâu đâu cũng là thiên nhiên: lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng hay:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Thiên nhiên bỗng mang những nét hùng vĩ, tráng lệ mà chẳng cần đến những núi non trùng điệp, chỉ cần mọi thứ được khuếch đại hết tầm theo mọi chiều của không gian như trong bài thơ này. Nét thơ mộng trong khung cảnh vì thế cũng dần dần được mở ra.

Tuy nhiên cái vắng lặng, hoang sơ, im lìm đến hiu hắt cũng là một nét đẹp riêng trong khung cảnh thiên mà Tràng giang thể hiện được. Có thể thấy phông nền chủ đạo của thiên nhiên trong bài thơ là sự rộng lớn, mênh mông của sông nước, mây trời, nhưng cái cảm giác tĩnh lặng mới chính là cái hồn cốt tạo nên nét đẹp của bức tranh này. Có lẽ chưa bao giờ người ta thấy một không gian nào lớn như Tràng giang, nhưng cũng chưa bao giờ thấy không gian rộng lớn nào mà lại yên ắng, quạnh hiu như thế. Sóng dẫu nhiều cũng chỉ gợn trên mặt nước mênh mông. Thuyền những tưởng gieo sự sống nhưng lại buông trôi, lững lờ như chẳng liên quan gì đến nước. Những cồn nhỏ gió đìu hiu, bến cô liêu càng tô đậm sự yên ắng. Và ngay cả âm thanh làng xa vãn chợ chiều có thực sự phảng phất đâu đây cũng không làm cho khung cảnh thêm phần sống động. Chính cái mênh mông không cầu, không đò của một dòng sông như thế cũng là một nét đẹp mà thiên nhiên trong bài thơ đã mang lại. Vẫn phải thừa nhận nhà thơ Huy Cận đã sử dụng một hệ thống từ láy gợi cảm giác, nhất là những từ láy nguyên đã làm cho cái không khí vắng vẻ, quạnh hiu trên dòng sông hiển hiện được. Các từ như điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, lặng lẽ, lớp lớp, dợn dợn… cứ nối tiếp nhau từ đầu đến cuối bài thơ đã duy trì cái cảm giác cô quạnh như thế trong khung cảnh thiên nhiên.

Bởi vậy mới nói, thiên nhiên trong Tràng giang hay thiên nhiên trong thơ mới, dẫu đẹp đến đâu nhưng vẫn đượm buồn. Cái nét yên ắng, tách rời nhau trong những sự vật trên của thiên nhiên thực chất được gợi dậy từ hồn buồn trong lòng thi nhân. Huy Cận chở nỗi sầu quá lớn, thậm chí là nỗi sầu của cả một thế hệ nên không gian trong thơ ông cứ nới rộng ra mà lòng người vẫn u uất. Không gian thiên nhiên càng lớn thì con người càng nhỏ bé, cô đơn và lạc lõng. Nhưng đằng sau những xúc cảm ấy người ta vẫn nhìn thấy những lắng đọng về tâm sự thầm kín của thi nhân. Nhà thơ hẳn phải yêu và gắn bó với mảnh đất quê hương lắm, mới nhìn đâu cũng thấy ám ảnh bởi nỗi buồn. Đứng trên đất quê mình, cảnh đẹp quê mình mà sao đâu đâu cũng thấy vắng lặng, tàn lụi. Nỗi nhớ nhà ở cuối bài thơ vì thế mới trỗi dậy để xóa nhòa cái cảm giác thiếu thốn ngay khi còn ở trên quê hương.

Nếu nói đến cái đẹp về thiên nhiên trong bài thơ này thì quả thực Tràng giang đã làm được điều ấy. Huy Cận miêu tả khung cảnh trên một dòng sông với những gì vốn có, thậm chí cả những thứ quá nhỏ bé, tầm thường. Nhưng dưới con mắt đa sầu, đa cảm của thi nhân, ông đã biến hóa nó thành những hình ảnh đầy chất nghệ thuật. Cái đẹp không phải cứ phải hiện lên qua những cảnh sắc lung linh, mà đôi khi chỉ cần nó cũng đồng điệu với lòng người thì sự vật có tầm thường thì cũng trở nên đẹp đẽ.

Top 50 bài Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận hay nhất (ảnh 2)

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 4

Tràng giang là bài thơ hay nói về thiên nhiên của dòng sông, dưới con mắt của thi sĩ nó trở nên vô cùng thơ mộng và đầy tinh tế. Dưới cái nhìn đầy gợi cảm và phong phú, bài thơ đã có sự kết hợp mạnh mẽ giữa những yếu tố kì ảo và thơ mộng trữ tình, để có thể có được một bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ.

Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện hình ảnh sóng gợn trên con sông dài mà mang một nỗi buồn man mác, ở đây tác giả cũng đang thể hiện đúng dòng tâm trạng của mình, trước khung cảnh thiên nhiên rộng mênh mang, con người như đang trôi chảy theo nhịp sống, cũng tấp nập và cũng vô cùng dịu dàng, trước một khung cảnh thiên nhiên, tươi tắn và cũng vô cùng thơ mộng:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Hình ảnh của con sóng đang gợn, đó là dòng tâm trạng của con người cũng đang chảy trôi, lăn tăn trên dòng nước, ở đó con người như đang hòa nhập và tạo nên nhiều khung cảnh trữ tình, dòng nước trôi miên man, con người cũng đang hòa nhập trên dòng sông, với những cảm xúc buồn man mác, con người ở đây cũng phải hòa mình vào dòng cảm xúc đang chảy của thiên nhiên trữ tình. Hình ảnh con thuyền tự trôi theo dòng nước, cứ xuôi mái, ở đây dường như không có người lái đò, nó tự trôi chảy, ở đây thiên nhiên cũng giống như tâm trạng của con người, cũng đang lững lờ trôi mà không có một bờ vô định nào, cuộc sống cũng đang chảy trôi theo những dòng cảm xúc hỗn dung nhiều cảm giác của con người.

Ở đây trong không gian mênh mông rộng lớn đó, dường như sóng, và dòng nước đang làm bạn với con thuyền, nhưng khi thuyền mà về thì dòng nước cũng mang những nỗi buồn man mác, cách xây dựng biện pháp nhân hóa ở đây được thể hiện một cách có ý nghĩa nhất. Tác giả thổi hồn mình vào sự vật, làm cho nó trở nên có hồn hơn, con người cũng đang chảy trôi theo dòng nước, nỗi buồn của nước giống như nỗi buồn của con thuyền, ở đó con người đang phải lênh đênh, vô định, trước một khoảng không gian mênh mông. Con thuyền ở đây nó được thể hiện trong cảm xúc của con người, nó vô định, dạt dào và mang nhiều cảm giác mới mẻ, ở đó con người được sống những giây phút hạnh phúc nhất khi đang hòa mình vào thiên nhiên mặc dù con người đang phải trải qua những giây phút trống vắng trong tâm hồn.

Ở đây biện pháp đảo ngữ cũng được sử dụng hết sức tinh tế, tác giả không viết là củi khô mà lại viết “củi một cành khô”, ở đây biện pháp đảo ngữ làm tăng thêm độ mênh mang, dào dạt trong cảm xúc của con người, ở đó con người đang dạt dào nhiều cảm xúc, hình ảnh lạc mấy dòng cũng thể hiện được dòng tâm trạng hiu hắt, nó làm lay động trái tim của người đọc bởi tính chất và mức độ thể hiện ở đó, cách thể hiện đầy tinh tế, nó làm gia tăng thêm cảm xúc và giá trị trong tác phẩm, mỗi lời thơ đều được cảm nhận bằng những tính chất và mức độ khác nhau, chính vì vậy cuộc sống của con người cũng đang rơi vào những bờ lạc lõng, tâm trạng của thi sĩ cũng mang nhiều cảm xúc bởi nó có hồn và chứa chan nhiều giá trị sống:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, chiều lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Hình ảnh dài và rộng của dòng sông cũng được thể hiện một cách sâu sắc và có nhiều ý nghĩa nhất, dòng sông mênh mang chứa chan bao nhiêu cảm xúc của thi sĩ, trước con mắt của tác giả dòng sông đang trôi dạt theo nhiều cảm xúc và nó cũng trở nên trữ tình:

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Hình ảnh của bèo dạt thể hiện được sự trôi nổi, không có bờ đến, và rồi sự mênh mông đó cũng thể hiện cảm xúc của con người đang hòa mình vào dòng tâm trạng và cảm xúc của con người, bờ xanh thể hiện một cảnh vật thiên nhiên tươi tắn, nó cũng thể hiện một dòng tâm trạng xa xôi và hiu hắt của con người:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Hình ảnh của núi bạc, của những cánh chim nghiêng đang sà vào bóng chiều xa, với những hình ảnh đó tác giả đang có cảm xúc với hình ảnh của nhớ dòng sông và nhớ quê hương, hình ảnh đó gợi lại cho con người nhiều cảm xúc.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang đã đọng lại trong lòng người đọc một khung cảnh thiên nhiên và dòng sông rộng mênh mang, trong đó tâm hồn nhà thơ cũng đang dạt dào một nỗi nhớ quê hương bất tận.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 5

Huy Cận một trong những nhà thơ nổi bật nhất trong phong trào Thơ Mới. Tập thơ đầu tay của ông là Lửa thiêng đã ghi những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Nổi bật nhất trong tập thơ ấy ta không thể không nhắc đến Tràng giang. Tác phẩm không chỉ là nỗi niềm cô đơn khắc khoải của nhân vật trữ tình mà dưới ngòi bút tài hoa của Huy Cận một thiên nhiên thật đẹp, thật buồn cũng hiện lên vô cùng ấn tượng, rõ nét.

Tác phẩm được gợi cảm hứng từ những con sông rộng lớn, mênh mông của đất nước. Đọc Tràng giang người ta cố công tìm kiếm hình ảnh một con sông cụ thể lẩn khuất sau những câu chữ của Huy Cận. Nhưng tuyệt nhiên không thể xác định được nó là con sông nào, ở đâu. Bởi con sông ấy ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam này, đó là con sông quê hương, con sông thương nhớ. Nhan đề bài thơ là Tràng giang, tức những con sông dài, sông lớn, như vậy không gian mênh mông sông nước chính là nơi khơi nguồn cảm hứng thi ca trong lòng Huy Cận.

Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang là tuyệt tác, đượm buồn và thấm đẫm nỗi cô đơn. Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên mang những nét cổ điển đặc trưng:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng

Khung cảnh mênh mông trời nước nối tiếp nhau mở ra, những con sóng nhỏ lăn tăn nối tiếp xô vào bờ, không gian mở được mở rộng với từ láy “điệp điệp”. Trên mặt sông rộng mênh mông ấy con thuyền xuất hiện thật nhỏ bé, đơn độc, kết hợp với những cành củi khô trôi lặng lờ giữa dòng sông, khiến cho khung cảnh thiên nhiên lại càng trở nên buồn bã, đìu hiu hơn.

Sang đến khổ thơ thứ hai, điểm nhìn của Huy Cận đã có sự dịch chuyển, thi sĩ hướng mắt ra xa hơn và trước mắt ông là “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều/ Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Vẫn là sông nước đấy thôi, nhưng tâm hồn thi sĩ đang cố gắng tìm kiếm trong không gian ảm đạm kia một chút hơi thở của sự sống ở nơi cồn nhỏ, ở tiếng chợ xa xa. Nhưng vẳng lại chỉ là sự nín thinh của vạn vật. Khổ thơ sử dụng hàng loạt các từ chỉ cái bé nhỏ: lơ thơ, cồn nhỏ kết hợp với các từ đìu hiu, cô liêu gợi nên hồn cốt sự vật đã làm nổi bật bức tranh phong cảnh buồn bã. Đọc câu thơ ta bất giác nhớ đến Chinh phụ ngâm:

“Non kì quạnh quẽ trăng treo
Bến thì gió thổi đìu hiu mấy gò”.

Tuy thời thế thay đổi, tuy cách nhau cả trăm năm, nhưng cảnh ấy, tình này vẫn chẳng hề đổi thay. Vẫn là sự hiu quạnh, vắng vẻ đến nao lòng của tạo vật. Thiên nhiên đó còn có sự tĩnh lặng đến tuyệt đối, âm thanh chợ xa hư thực thực hư khó lòng có thể xác định nổi. Nếu âm thanh đó là thực thì có lẽ không gian đã phải yên ắng biết chừng nào, con người mới có thể nghe được như vậy. Rời tầm mắt, Huy Cận di chuyển lên cao, trời đất mênh mông, “sâu chót vót” càng khiến con người cô đơn, lạc lõng hơn. Bức tranh thiên nhiên mở rộng cả ba chiều: chiều rộng, chiều cao và chiều sâu đến vô cùng. Những sự vật vận động trái chiều nhau nắng xuống trời lên khiến không gian càng được mở rộng hơn nữa. Sử dụng từ “sâu chót vót” là một từ rất lạ, không phải là cao mà là sâu đã nhấn mạnh cái sâu không cùng của cảnh vật, màu xanh ngút ngàn của bầu trời khiến có cái gì đó rờn rợn ở trong lòng.

Bức tranh cô đơn, hiu quạnh tiếp tục được bổ sung ở khổ thơ thứ ba:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Những cánh bèo lặng lờ trôi trên dòng sông mênh mông rộng lớn, với những bờ xanh lặng lẽ tiếp bãi vàng. Sự quạnh hiu qua mỗi khổ thơ lại càng rõ nét hơn. Đây không chỉ đơn thuần là sự cô quạnh của khung cảnh mà nó còn là sự cô đơn trong chính tâm hồn người thi sĩ. Nguyễn Du đã từng đúc kết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” cũng chính là vì lẽ đó. Cái nhìn của tâm trạng đã ảnh hưởng, đã thấm dần sang cảnh vật, khiến cho mọi vật trở nên ảm đạm, cô đơn như chính thân phận của người thi sĩ. Không gian thiên nhiên đó chính là không gian tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Khổ thơ cuối bài thơ đã mở ra một bức tranh khác, hùng vĩ, tráng lệ:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Các lớp mây chồng xếp lên nhau thành từng tầng, từng bậc, đùn lên thành những núi mây bạc trắng xóa. Hòa cùng cái ráng chiều đỏ của hoàng hôn làm cho bức tranh diễm lệ, kì vĩ hơn bao giờ hết. Tương phản với sự hùng vĩ của thiên nhiên là cánh chim cô đơn, bé nhỏ đến đáng thương, tội nghiệp. Nhìn khung cảnh ấy lòng ông cũng không thôi nhớ về quê nhà: “Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận đẹp mà thấm đẫm nỗi buồn, đó là nỗi buồn thê lương khắc khoải. Dù cuối bức tranh ấy có xuất hiện sự kì vĩ, mĩ lệ, nhưng chỉ là trong thoáng chốc, ngưng đọng ở bài thơ vẫn là nỗi cô đơn, lạc lõng thấm đầy trong từng cảnh vật.

Bài thơ Tràng giang là một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, xinh xắn mà cũng thật độc đáo trong thơ ca Việt Nam. Đằng sau bức tranh ấy là nỗi nhớ quê hương khắc khoải, là tình yêu nước sâu đậm mà kín đáo của Huy Cận dành cho non sông, đất nước.

Top 50 bài Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận hay nhất (ảnh 3)

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 6

Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thi ca, là cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà thơ. Mỗi tác giả lại có một cái nhìn riêng, một phương thức khác biệt để tái hiện cảnh thiên nhiên. Nếu như thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu gây ấn tượng với vẻ đẹp mơn mởn tràn đầy sức sống thì thiên nhiên trong thơ Huy Cận lại gợi lên nhiều nghĩ suy bởi vẻ đẹp buồn man mác. Điều này được thể hiện vô cùng rõ nét qua bức tranh nhiên nhiên trong bài thơ "Tràng giang". Thiên nhiên "Tràng giang" dưới ngòi bút Huy Cận hiện lên với vẻ đẹp cổ điển xen lẫn hiện đại, đẹp mà quạnh vắng cô liêu, bâng khuâng nỗi sầu.

Gợi mở bức tranh thiên nhiên là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. 7 chữ ngắn gọn vừa diễn tả cảm hứng, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ vừa dẫn dắt độc giả bước vào không gian thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ. Từ đó, hé mở dòng cảm xúc với nỗi nhớ bâng khuâng, sự lạc lõng, hoang mang giữa cảnh thiên nhiên rộng lớn, vô tận của một hồn thơ nhạy cảm, lẻ loi:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Vẫn sử dụng những thi liệu và bút pháp nghệ thuật quen thuộc song Huy Cận lại vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng ấn tượng. Giữa dòng sông rộng lớn mênh mang, vô tận, từng con sóng gợn lăn tăn, gối đầu lên nhau "điệp điệp" như không dứt. Dòng nước lững lờ trôi đi, chậm chạp mà hờ hững, vô định. Xuôi theo nó là con thuyền nhỏ bé lênh đênh "xuôi mái song song" không phương hướng dường như phó mặc theo ý muốn của đất trời.

Thuyền và nước vốn song song đồng hành với nhau, đến đây lại cách xa đầy buồn tủi. Hình ảnh "thuyền về nước lại" gợi cảm giác xót xa chia lìa, mang theo hơi thở của nỗi sầu thương vây bủa. Kết hợp cùng hình ảnh "củi một cành khô lạc mấy dòng", khung cảnh thiên nhiên vốn buồn man mác bỗng trở nên càng ưu sầu. Cành củi khô nhỏ bé nổi trôi, vô định, lẻ loi gấp nhiều lần khi chỉ có một mình giữa những dòng chảy mênh mông, cuộn xoáy. Nó dường nhiều mất đi sức sống, mất đi toàn bộ vẻ tươi xanh, nhỏ nhoi giữa không gian sông nước bao la càng khắc sâu thêm nỗi cô đơn trống vắng trong lòng người. Đồng thời, đây là hình ảnh ẩn dụ hiện đại, tượng trưng cho bao kiếp người nhỏ bé thời đại bấy giờ, nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi trôi dạt giữa dòng sông cuộc đời bao la không tìm thấy bến bờ.

Dòng xúc cảm lặng lẽ chảy trôi, ngòi bút tài hoa của Huy Cận tiếp tục đặc tả cảnh thiên nhiên hoang vắng đến nao lòng:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

Hai từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” được sử dụng khéo léo cùng biện pháp tu từ nhân hóa đã nhấn mạnh tâm trạng buồn thương của con người. Vẫn là sông nước mênh mông, vẫn là không gian bao la rộng lớn, vậy mà chỉ thưa thớt vài cồn cát, hắt hiu vài ngọn gió lạ. Ngay cả âm thanh của cuộc sống "tiếng làng xa vãn chợ chiều" dường như cũng biến mất, không biết "đâu". Thi sĩ càng cố chạm tay vào hơi thở mong manh của cuộc sống càng thấy lòng mình thêm bâng khuâng, cô độc giữa cảnh thiên nhiên vốn bao la, nay càng mênh mang vô định bởi "nắng xuống, trời lên".

Hình ảnh “Trời rộng sông dài” ở lời đề từ đến đây đã được đổi ngược lại thành tiểu đối “Sông dài trời rộng. Kết hợp với cụm từ “bến cô liêu”, nó khiến người đọc cảm nhận được tận cùng của thiên nhiên hoang vắng và nỗi cô đơn của con người.

Chưa dừng lại ở đó, bức tranh thiên nhiên buồn bã, hiu quạnh vẫn tiếp tục được chấm phá thêm ở khổ thơ tiếp theo:

"Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng"

Trên dòng tràng giang mênh mang sóng nước, một chuyến đò ngang cũng chưa từng xuất hiện, có chăng chỉ là vài cánh bèo lặng lờ trôi. Sự quạnh hiu đến đây đã thấm đượm qua từng cảnh vật. Nó không chỉ là sự hoang vắng của thiên nhiên mà còn là sự cô đơn toát lên từ chính tâm hồn thi sĩ giống như câu thơ "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Những từ láy “mênh mông”, “lặng lẽ” kết hợp cùng điệp từ “không” và cụm từ “không một chuyến đò”, “không cầu” đã đẩy sự hoang vắng lên đến cực điểm, đưa độc giả đến tận cùng nỗi cô đơn, lạc lõng. Để rồi chỉ có “Bờ xanh tiếp bãi vàng” mênh mông đến hút tầm mắt.

Nét vẽ cuối cùng cho bức tranh ấy là khung cảnh hùng vĩ, bao la cùng nỗi sầu nhân thế bâng khuâng:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Mây trắng chuyển động thành từng lớp. Cánh chim nhỏ nhoi chao nghiêng bay về sau một ngày mệt nhọc. Trong bóng hoàng hôn, những hình ảnh ấy tạo nên một khung cảnh buồn vương vấn. Không gian rộng mở rợn ngợp còn nỗi buồn thì dằng dặc, bất tận. Nhà thơ chợt nhớ về quê hương, nhớ về cả thời đại. Đây chính là nỗi lòng của cả thế hệ trí thức lúc ấy trước thời cuộc rối ren.

Có thể nói, chỉ với 4 khổ thơ 7 chữ ngắn gọn nhưng bằng những nét bút tinh tế, khéo léo cùng bút pháp chấm phá đặc sắc, sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và cổ điển, Huy Cận đã vẽ lên trước mắt độc giả một bức tranh thiên nhiên vô cùng rung động: mênh mông vô tận và man mác nỗi buồn. Khung cảnh ấy không những thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ mà còn gửi gắm nỗi niềm tâm sự của cả thế hệ trí thức trong hoàn cảnh đất nước nhiều biến động.

Với những ý nghĩa đó, "Tràng giang" được đánh giá là bài thơ tiêu biểu cho phong cách Huy Cận. Nỗi “buồn” vô tận kết hợp với nỗi ám ảnh không gian lạ lùng đã ghi dấu ấn mạnh mẽ cho hồn thơ Huy Cận trong phong trào thơ Mới 1932-1945 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Từ đó đóng góp cho nước nhà một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, đáng nâng niu, giữ gìn.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 7

Thiên nhiên là đề tài muôn thuở gợi cảm hứng sáng tác thơ ca cho các thi nhân, cũng giống như bao nhà thơ trung đại hay các nhà thơ mới khác Huy Cận cũng tả cảnh thiên nhiên nhưng đó không phải là thiên nhiên giàu sức sống, mơn mởn như trong “Vội vàng” của Xuân Diệu mà trong bài thơ “Tràng giang” đó là khung cảnh bao la, rộng lớn của sông nước mây trời. Bức tranh đó tuy đẹp mà buồn quạnh vắng, cô liêu. Bức tranh vừa mang nét đẹp cổ điển và hiện đại ẩn đằng sau đó là nỗi buồn sâu thẳm và tình yêu quê hương đất nước thầm kín của thi sĩ Huy Cận.

Ngay trong nhan đề “Tràng giang” đã gợi ra cảnh sông nước mênh mông, khi nhà thơ đứng trên bến Chèm sông Hồng quan sát cảnh vật xung quanh mà sáng tác, dù đó là một con sông cụ thể có tên gọi nhưng thi sĩ dùng cách nói khác để gợi ra hình ảnh dòng sông trải dài đến vô tận. Lời đề từ thể hiện cảm xúc chủ đạo của tác phẩm là nỗi buồn, nỗi nhớ xuyên suốt toàn bài của thi sĩ cô đơn trước cảnh “trời rộng nhớ sông dài”.

Trước tiên ta thấy thiên nhiên ở đây mang dáng dấp cổ kính trong thơ Đường. Thi sĩ cũng tả cảnh sông nước, mây trời có sử dụng các hình ảnh thuyền, bèo, cánh chim…đó đều là các thi liệu trong thơ ca cổ được các nhà thơ trung đại dùng để miêu tả cảnh chiều tà với nỗi buồn nỗi nhớ quê hương của những người khách lứ thứ xa quê.

Nhưng thiên nhiên ấy cũng mang đậm chất chất dân tộc rất gần gũi với cuộc sống người dân Việt. Dù thi sĩ miêu tả cảnh sông nước của con sông Hồng cụ thể nhưng lại không gọi tên mà chỉ tả cảnh vật để cho ta thấy đó là bất kì con sông nào của đất Việt đều hiện lên rất quen thuộc của dòng sông sóng gợn, thuyền xuôi mái chèo hay bèo dạt trên sông và tiếng chợ chiều xa xa... Tuy nhiên thiên nhiên trong bài thơ cũng mang những dấu ấn đặc sắc riêng biệt bởi hình ảnh: “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng” nó không phải là từng cánh bèo, khóm bèo mà là hàng nối hàng đang bị trôi dạt bởi dòng nước rất nhiều. Thiên nhiên trong cái nhìn của thi nhân thật khác biệt vừa có nét cổ kính trang nhã trong thơ xưa, vừa hiện đại mang đậm phong vị dân tộc.

Không gian trong bức tranh thiên nhiên là sự mênh mông, bao la đến rợn ngợp của “Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Nắng với trời sẽ chẳng thể tách rời ấy vậy mà “Nắng xuống, trời lên” tạo nên một khoảng cách sâu chót vót. Người ta nói cao chót vót còn với thi nhân nó lại là sâu bởi nắng càng xuống khuất bóng nhường hoàng hôn thì trời càng cao tạo nên độ sâu thăm thẳm. Dường như nhà thơ đang đứng từ dưới nhìn lên nên mới có thể cảm nhận được điều đó. Trải rộng ra là “Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật”. Thi nhân muốn có gì đó để bấu víu lấy cảm xúc cho đỡ trơ trọi nhưng đổi lại chỉ là một chữ không được điệp lại hai lần ở câu trên và câu dưới chỉ còn biết lặng lẽ với bờ xanh tiếp bãi vàng. Mọi thứ trở nên tĩnh lặng vô cùng, dường như sự sống ở đây chỉ có một mình nhà thơ với cảnh vật đẹp mà cô liêu, ảm đạm.

Giữa không gian mênh mông, vời vợi ấy các sự vật hiện lên với sự nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng. Đó là hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Thiên nhiên không có sức sống nó chỉ là một cành củi khô từ rừng sâu xa thẳm lạc giữa chốn sông nước. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ thật độc đáo nhấn mạnh đặc điểm đối tượng. Câu thơ khiến cho ta nhớ tới hình ảnh chiếc bách trong thơ Hồ Xuân Hương “Chiếc bách buồn vì thân phận nổi nênh/ Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh” gợi đến tâm trạng cô đơn trước thiên nhiên và cuộc đời của tác giả. Đó là cánh chim nghiêng trong bóng chiều xa giữa khung nền “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều cùng sà xuống mặt nước tràng giang hay bóng chiều đè nặng lên cánh chim khiến nó phải chao nghiêng đôi cánh. Cánh chim nhỏ dưới bóng chiều buông xuống mang nặng tư tưởng tác giả, ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé bị bão táp cuộc đời xô đẩy, ngả nghiêng ẩn dụ cho cái tôi cá nhân phiền não của thi nhân trải nỗi buồn ra khắp không gian.

Sự chuyển động của cảnh vật cũng rất nhẹ nhàng như có như không của “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” hay gió đìu hiu thổi trên cồn cỏ. Sóng gợn nhẹ trên mặt nước ta đã từng bắt gặp trong câu thơ Nguyễn Khuyến “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí” thật bình lặng với nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Cùng với đó là “Con thuyền xuôi mái nước song song/ Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”. Hai sự vật thuyền và nước đi liền với nhau nhưng trong cái nhìn của thi nhân dường như có sự tan tác, li biệt. Chi tiết “xuôi mái” cho thấy sự phó mặc, buông xuôi. Thuyền và nước thường phải có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng ở đây ta thấy nó như rời rạc, tách nhau ra bởi “thuyền xuôi” còn “mái nước song song”, thuyền và nước lại ngược hướng với nhau “thuyền về nước lại” tạo ra sự ngăn cách. Nỗi sầu của nước tan chảy ra trăm ngả trên sông. Nỗi sầu ấy cũng là nỗi sầu nhân thế của thi nhân mang tâm trạng chán nản, buồn tủi. Hình ảnh con thuyền bơ vơ, cô độc là một thi liệu quen thuộc đã từng xuất hiện trong thơ xưa như: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận/ Duy kiến trường giang thiên tế lưu” (Bóng buồm đã khuất bầu không/ Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời).

Ẩn đằng sau bức tranh thiên nhiên đẹp mà buồn ấy là tâm trạng của thi nhân “Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” được gợi từ hai câu thơ trong bài “Lầu Hoàng Hạc” của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” nếu tiền nhân đời Đường bên Trung Hoa nhìn khói sóng trên sông mà nhớ quê hương thì Huy Cận thật sáng tạo khi “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Đó còn là nỗi buồn của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ khi đứng trước hoàn cảnh nước mất nhà tan của dân tộc cho thấy tình yêu quê hương đất nước thầm kín được thể hiện trong thơ Huy Cận.

Với những nét đặc sắc nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại trong lối thơ bảy chữ niêm luật chặt chẽ như thơ Đường, dồi dào nhạc điệu đã khiến cho bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Tràng giang” hiện lên thật đẹp mà buồn ảm đạm mang nặng tư tưởng của tác giả.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 8

Bài thơ Tràng giang in trong tập Lửa thiêng là bài thơ hay nhất của Huy Cận và cũng là trường hợp tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ ông trước Cách mạng. Bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang đã kết tụ nỗi buồn “mang mang thiên cổ” ở Huy Cận, được diễn đạt bằng hình thức thơ trang trọng, cổ kính, đậm đà phong vị Đường thi mà vẫn giản dị, mới lạ, độc đáo, mang rõ dấu ấn thời đại của Thơ mới.

Ngay ở nhan đề, Tràng giang đã cho ta biết cảm hứng của bài thơ là cảm hứng từ một không gian. Thật thế, chính tác giả đã thổ’ lộ: “Nhìn dòng sông lớn gợi những lớp sóng, tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra những lớp sóng”. Tràng giang là sông dài, “trường” cũng là dài nhưng “tràng” có âm “ang” là âm mở rộng, gợi được cả dài lẫn rộng. Hơn nữa Tràng giang láy âm cuối “ang” càng khơi gợi cảm giác mênh mang, bát ngát của dòng sông lớn.

Tiếp theo, câu đề càng thổ hiện đầy đủ tình, cảnh gợi tứ cho bài thơ. Tình là bâng khuâng, nhớ cảnh là trời rộng, sông dài. Bài thơ mở ra trước tầm mắt ta bức tranh bao la, rộng lớn của cảnh trời nước mênh mang. Không gian ở đây thật vô định. Nó được trải ra ở cả ba chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, với những hình ảnh phong phú: tràng giang, trăm ngả, mấy dòng, sâu chót vót, sông dài, trời rộng, mây cao, núi bạc… Tất cả bầu trời, mặt đất đều là vô tận, không cùng của vũ trụ. Huy Cận sử dụng nghệ thuật đối lập rất tự nhiên bởi ông đã đặt vào giữa cái không gian bất tận mênh mông ấy những hiện thực của cuộc sống không thế thiếu vắng. Đó là những sự vật cụ thể, nhỏ nhoi, đơn chiếc, con thuyền xuôi mái, củi một cành khô, cồn nhỏ lơ thơ, chim nghiêng cánh nhỏ… nhưng càng làm tăng thêm cái cao rộng của bầu trời, mặt đất. Cái hữu hạn thì vô nghĩa, vô hướng, nhỏ bé, nhạt nhòa, không đáng kể nhưng đã làm nổi bật cái vô hạn không cùng.

Tràng giang không chỉ là bức tranh phong cảnh đẹp với những đường nét, hình khối, trái lại, đây còn là một bức tranh tuyệt đẹp mang nét buồn mênh mang, quạnh vắng, cô liêu. “Thơ mới” đã đem đến cho người đọc những bức tranh thiên nhiên rạng rỡ nhiều thanh sắc. Thiên nhiên trong Tràng giang cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Đó là vẻ đẹp nên thơ của những con sóng điệp điệp đuổi nhau trên mặt nước, của cồn nhỏ lơ thơ, của bờ xanh tiếp bãi vàng chạy dài tít tắp. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh nắng xuống trời lên sâu chót vót, của cảnh sông dài trời rộng, của mây cao, núi bạc…

Cái đẹp thường gắn với nỗi buồn, đó là cảm quan nghệ thuật của các nhà thơ lãng mạn. Ớ Tràng giang cũng vậy, thiên nhiên trong Tràng giang thật đẹp mà cũng thật buồn. Nỗi buồn cũng bao la mà hiu quạnh. Nhà thơ đã đem nỗi lòng mình và tâm trạng của một thế hệ nhà thơ mới phủ lên cảnh vật. Thôi thì đủ các cung bậc: buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, bên cô liêu, bờ sông lặng lẽ như thời tiền sử, lòng quê dạn dợn… đặc biệt bức tranh thiên nhiên ở đây không hề có lây một dấu hiệu của con người, giao cảm, gặp gỡ… bởi đã được phủ định: không dò, không cầu, không khói… quạnh vắng, thê lương.

Ngoài ra, bài thơ Tràng giang còn là một bức tranh thiên nhiên mang màu sắc cổ điển mà hiện đại.

Cả bài Tràng giang mang tính chất trang nghiêm, cổ kính, đậm đà phong vị Đường thi, nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại. Chất cố điển hiện ở cảm xúc của bài thơ (con người một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn vô cùng của không gian, thời gian, để nghĩ về kiếp người), cổ điển trong việc học tập Chinh phụ ngâm, cổ điển có nhạc diệu và tứ thơ Đỗ Phủ (trong bài Đãng cao), cổ điển ở việc lấy ý thơ của Thôi Hiệu (trong Hoàng Hạc lâu)… Nhưng đồng thời cảnh vật trong bài thơ cũng hết sức cụ thể, đời thường (cành củi khô, cồn cát, cánh bèo… ). Hơn nữa, đây còn là một bức tranh đậm đà phong vị Việt Nam. Tràng giang, cái tên gợi nhớ đến dòng Trường giang ngàn dặm ở Trung Quốc từng là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ thi nhân. Tứ thơ Thôi Hiệu ở cuối bài Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà lại càng tăng thêm không khí Đường thi của bài thơ. Tuy thế, bức tranh thiên nhiên ở đây lại rất Việt Nam. Một dòng sông, một cành củi trôi, một cồn cát nhỏ, một chợ chiều ở một làng xa, những cánh bèo trên mặt nước, cánh chim chao liệng trên nền mây bạc lúc hoàng hôn đều là những cảnh quê hương đất nước, gần gũi, thân thuộc với mỗi con người Việt Nam.

Nói tóm lại, bài thơ Tràng giang toát lên một nỗi buồn mênh mang, thấm vào linh hồn cảnh sắc quê hương, gợi tình mến yêu quê hương một cách sâu lắng. Xuân Diệu nhận xét: “Tràng giang, là một bài thơ ca ngợi non sông đất nước, do đó, dọn đường cho tình yêu giang sơn Tổ quốc”.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 9

Tràng giang là bài thơ hay nói về thiên nhiên của dòng sông Trường Giang, dưới con mắt của thi sĩ nó trở nên vô cùng thơ mộng và đầy tinh tế. Dưới cái nhìn đầy gợi cảm và phong phú, bài thơ đã có sự kết hợp mạnh mẽ giữa những yếu tố kì ảo và thơ mộng trữ tình, để có thể có được một bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ.

Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện hình ảnh sóng gợn trên con sông Trường Giang dài mà mang một nỗi buồn man mác, ở đây tác giả cũng đang thể hiện đúng dòng tâm trạng của mình, trước khung cảnh thiên nhiên rộng mênh mang, con người như đang trôi chảy theo nhịp sống, cũng tấp nập và cũng vô cùng dịu dàng, trước một khung cảnh thiên nhiên, tươi tắn và cũng vô cùng thơ mộng:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Hình ảnh của con sóng đang gợn, đó là dòng tâm trạng của con người cũng đang chảy trôi, lăn tăn trên dòng nước, ở đó con người như đang hòa nhập và tạo nên nhiều khung cảnh trữ tình, dòng nước trôi miên man, con người cũng đang hòa nhập trên dòng sông, với những cảm xúc buồn man mác, con người ở đây cũng phải hòa mình vào dòng cảm xúc đang chảy của thiên nhiên trữ tình. Hình ảnh con thuyền tự trôi theo dòng nước, cứ xuôi mái, ở đây dường như không có người lái đò, nó tự trôi chảy, ở đây thiên nhiên cũng giống như tâm trạng của con người, cũng đang lững lờ trôi mà không có một bờ vô định nào, cuộc sống cũng đang chảy trôi theo những dòng cảm xúc hỗn dung nhiều cảm giác của con người.

Ở đây trong không gian mênh mông rộng lớn đó, dường như sóng, và dòng nước đang làm bạn với con thuyền, nhưng khi thuyền mà về thì dòng nước cũng mang những nỗi buồn man mác, cách xây dựng biện pháp nhân hóa ở đây được thể hiện một cách có ý nghĩa nhất. Tác giả thổi hồn mình vào sự vật, làm cho nó trở nên có hồn hơn, con người cũng đang chảy trôi theo dòng nước, nỗi buồn của nước giống như nỗi buồn của con thuyền, ở đó con người đang phải lênh đênh, vô định, trước một khoảng không gian mênh mông. Con thuyền ở đây nó được thể hiện trong cảm xúc của con người, nó vô định, dạt dào và mang nhiều cảm giác mới mẻ, ở đó con người được sống những giây phút hạnh phúc nhất khi đang hòa mình vào thiên nhiên mặc dù con người đang phải trải qua những giây phút trống vắng trong tâm hồn.

Ở đây biện pháp đảo ngữ cũng được sử dụng hết sức tinh tế, tác giả không viết là củi khô mà lại viết “củi một cành khô”, ở đây biện pháp đảo ngữ làm tăng thêm độ mênh mang, dào dạt trong cảm xúc của con người, ở đó con người đang dạt dào nhiều cảm xúc, hình ảnh lạc mấy dòng cũng thể hiện được dòng tâm trạng hiu hắt, nó làm lay động trái tim của người đọc bởi tính chất và mức độ thể hiện ở đó, cách thể hiện đầy tinh tế, nó làm gia tăng thêm cảm xúc và giá trị trong tác phẩm, mỗi lời thơ đều được cảm nhận bằng những tính chất và mức độ khác nhau, chính vì vậy cuộc sống của con người cũng đang rơi vào những bờ lạc lõng, tâm trạng của thi sĩ cũng mang nhiều cảm xúc bởi nó có hồn và chứa chan nhiều giá trị sống:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, chiều lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Hình ảnh dài và rộng của dòng sông cũng được thể hiện một cách sâu sắc và có nhiều ý nghĩa nhất, dòng sông mênh mang chứa chan bao nhiêu cảm xúc của thi sĩ, trước con mắt của tác giả dòng sông đang trôi dạt theo nhiều cảm xúc và nó cũng trở nên trữ tình:

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Hình ảnh của bèo dạt thể hiện được sự trôi nổi, không có bờ đến, và rồi sự mênh mông đó cũng thể hiện cảm xúc của con người đang hòa mình vào dòng tâm trạng và cảm xúc của con người, bờ xanh thể hiện một cảnh vật thiên nhiên tươi tắn, nó cũng thể hiện một dòng tâm trạng xa xôi và hiu hắt của con người:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Hình ảnh của núi bạc, của những cánh chim nghiêng đang sà vào bóng chiều xa, với những hình ảnh đó tác giả đang có cảm xúc với hình ảnh của nhớ dòng sông và nhớ quê hương, hình ảnh đó gợi lại cho con người nhiều cảm xúc.

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang như vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh thiên nhiên, và dòng sông rộng mênh mang, trong đó tâm hồn con người cũng đang dạt dào trước nỗi nhớ quê hương.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 10

Huy Cận một trong những nhà thơ nổi bật nhất trong phong trào Thơ Mới. Tập thơ đầu tay của ông là Lửa thiêng đã ghi những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Nổi bật nhất trong tập thơ ấy ta không thể không nhắc đến Tràng giang. Tác phẩm không chỉ là nỗi niềm cô đơn khắc khoải của nhân vật trữ tình mà dưới ngòi bút tài hoa của Huy Cận một thiên nhiên thật đẹp, thật buồn cũng hiện lên vô cùng ấn tượng, rõ nét.

Tác phẩm được gợi cảm hứng từ những con sông rộng lớn, mênh mông của đất nước. Đọc Tràng giang người ta cố công tìm kiến hình ảnh một con sông cụ thể lẩn khuất sau những câu chữ của Huy Cận. Nhưng tuyệt nhiên không thể xác định được nó là con sông nào, ở đâu. Bởi con sông ấy ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam này, đó là con sông quê hương, con sông thương nhớ. Nhan đề bài thơ là Tràng giang, tức những con sông dài, sông lớn, như vậy không gian mênh mông sông nước chính là nơi khơi nguồn cảm hứng thi ca trong lòng Huy Cận.

   Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang là tuyệt tác, đượm buồn và thẫm đẫm nỗi cô đơn. Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên mang những nét cổ điển đặc trưng:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Khung cảnh mênh mông trời nước nối tiếp nhau mở ra, những con sóng nhỏ lăn tăn nối tiếp xô vào bờ, không gian mở được mở rộng với từ láy “điệp điệp”. Trên mặt sông rộng mênh mông ấy con thuyền xuất hiện thật nhỏ bé, đơn độc, kết hợp với những cành củi khô trôi lặng lờ giữa dòng sông, khiến cho khung cảnh thiên nhiên lại càng trở nên buồn bã, đìu hiu hơn.

Sang đến khổ thơ thứ hai, điểm nhìn của Huy Cận đã có sự dịch chuyển, thi sĩ hướng mắt ra xa hơn và trước mắt ông là “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều/ Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Vẫn là sông nước đấy thôi, nhưng tâm hồn thi sĩ đang cố gắng tìm kiếm trong không gian ảm đạm kia một chút hơi thở của sự sống ở nơi cồn nhỏ, ở tiếng chợ xa xa. Nhưng vẳng lại chỉ là sự nín thinh của vạn vật. Khổ thơ sử dụng hàng loạt các từ chỉ cái bé nhỏ: lơ thơ, cồn nhỏ kết hợp với các từ đìu hiu, cô liêu gợi nên hồn cốt sự vật đã làm nổi bật bức tranh phong cảnh buồn bã. Đọc câu thơ ta bất giác nhớ đến Chinh phụ ngâm:

“Non kì quạnh quẽ trăng treo

Bến thì gió thổi đìu hiu mấy gò”.

Tuy thời thế thay đổi, tuy cách nhau cả trăm năm, nhưng cảnh ấy, tình ầy vẫn chẳng hề đổi thay. Vẫn là sự hiu quạnh, vắng vẻ đến nao lòng của tạo vật. Thiên nhiên đó còn có sự tĩnh lặng đến tuyệt đối, âm thanh chợ xa hư thực thực hư khó lòng có thể xác định nổi. Nếu âm thanh đó là thực thì có lẽ không gian đã phải yên ắng biết chừng nào, con người mới có thể nghe được như vậy. Rời tầm mắt, Huy Cận di chuyển lên cao, trời đất mênh mông, “sâu chót vót” càng khiến con người cô đơn, lạc lõng hơn. Bức tranh thiên nhiên mở rộng cả ba chiều: chiều rộng, chiều cao và chiều sâu đến vô cùng. Những sự vật vận động trái chiều nhau nắng xuống trời lên khiến không gian càng được mở rộng hơn nữa. Sử dụng từ “sâu chót vót” là một từ rất lạ, không phải là cao mà là sâu đã nhấn mạnh cái sâu không cùng của cảnh vật, màu xanh ngút ngàn của bầu trời khiến có cái gì đó rờn rợn ở trong lòng.

Bức tranh cô đơn, hiu quạnh tiếp tục được bổ sung ở khổ thơ thứ ba:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Những cánh bèo lặng lờ trôi trên dòng sông mênh mông rộng lớn, với những bờ xanh lặng lẽ tiếp bãi vàng. Sự quạnh hiu qua mỗi khổ thơ lại càng rõ nét hơn. Đây không chỉ đơn thuần là sự cô quạnh của khung cảnh mà nó còn là sự cô đơn trong chính tâm hồn người thi sĩ. Nguyễn Du đã từng đúc kết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” cũng chính là vì lẽ đó. Cái nhìn của tâm trạng đã ảnh hưởng, đã thấm dần sang cảnh vật, khiến cho mọi vật trở nên ảm đạm, cô đơn như chính thân phận của người thi sĩ. Không gian thiên nhiên đó chính là không gian tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Khổ thơ cuối bài thơ đã mở ra một bức tranh khác, hùng vĩ, tráng lệ:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Các lớp mây chồng xếp lên nhau thành từng tầng, từng bậc, đùn lên thành những núi mây bạc trắng xóa. Hòa cùng cái ráng chiều đỏ của hoàng hôn làm cho bức tranh diễm lệ, kì vĩ hơn bao giờ hết. Tương phản với sự hùng vĩ của thiên nhiên là cánh chim cô đơn, bé nhỏ đến đáng thương, tội nghiệp. Nhìn khung cảnh ấy lòng ông cũng không thôi nhớ về quê nhà: “Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận đẹp mà thấm đẫm nỗi buồn, đó là nỗi buồn thê lương khắc khoải. Dù cuối bức tranh ấy có xuất hiện sự kì vĩ, mĩ lệ, nhưng chỉ là trong thoáng chốc, ngưng đọng ở bài thơ vẫn là nỗi cô đơn, lạc lõng thấm đầy trong từng cảnh vật.

Bài thơ Tràng giang là một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, xinh xắn mà cũng thật độc đáo trong thơ ca Việt Nam. Đằng sau bức tranh ấy là nỗi nhớ quê hương khắc khoải, là tình yêu nước sâu đậm mà kín đáo của Huy Cận dành cho non sông, đất nước.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 11

Chẳng biết tự bao giờ, thiên nhiên trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Thời đại nào cũng vậy, thiên nhiên luôn gợi nên nhiều cảm xúc trong lòng thi nhân. Thơ mới những năm 1930 đã coi thiên nhiên là một đề tài không thể thiếu. Những Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,… đã mang tới những bức tranh thiên nhiên đẹp trong thơ. Và không thể không nhắc tới Huy Cận – một gương mặt xuất sắc, tiêu biểu của phong trào thơ mới. Tuy thơ ông luôn chất chứa sâu nặng nỗi buồn nhân thế nhưng vẫn khiến người đọc nao lòng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Điều đó được thể hiện rõ nét qua bài thơ Tràng giang – một sáng tác in trong tập Lửa thiêng (1940).

Thiên nhiên trong Tràng giang được gợi cảm hứng từ một con sông rộng lớn, mênh mông vào buổi chiều mùa thu 1939 khi tác giả đạp xe ngắm cảnh. Dù đó là con sông Hồng nhưng nhà thơ không gọi đích danh tên, mà gọi là “tràng giang” như thể đại diện cho bất cứ con sông nào của quê hương đất nước. Bởi vậy mà mọi cảnh vật đều thu hút vào tầm mắt của thi nhân, dẫu đẹp, dẫu buồn nhưng vẫn chất chứa những tình cảm thầm kín. Bức tranh thiên nhiên vì thế được hiện lên qua không gian của trời nước bao la, mênh mang đến rợn ngợp cõi lòng thi nhân.

Trước hết, Tràng giang mở ra một bức tranh thiên nhiên đẹp, bàng bạc một nét đẹp cổ xưa. Vẫn là đề tài quen thuộc, những thi liệu và bút pháp nghệ thuật vốn có trong thơ cổ, Huy Cận đã vẽ nên trên nền trời mây, sông nước mênh mông vô cùng, vô tận những sự vật nhỏ bé, đặc trưng. Có lẽ điều khiến người đọc ấn tượng trong bài thơ là những hình ảnh như sóng gợn, thuyền trôi, gió đìu hiu, bến cô liêu, bèo dạt, mây cao, núi bạc, chim nghiêng… gợi nên cái hồn thiên nhiên của thơ ca cả nghìn năm trước. Quả thực, nếu cứ nhìn người ta vẫn ngỡ đó là không gian của cảnh đẹp tiêu sơ, vắng lặng vốn thấy trong thơ Đường. Mà có lẽ nét cổ xưa nhất trong bài thơ phải kể đến hình ảnh chim nghiêng cánh nhỏ ở khổ cuối cùng. Nó gợi lên cảnh sắc rất thơ. Cánh chim chở trời chiều, chở linh hồn của vũ trụ reo rắc xuống trần gian.

Nhưng tác giả của Lửa thiêng lại kiếm tìm những sự vật mới, khiến bức tranh thiên nhiên mang hơi thở hiện đại. Có lẽ chưa bao giờ người ta bắt gặp trong thơ trước đó những thứ đời thường, bình dị, mộc mạc, chẳng hề ước lệ tượng trưng như Củi một cành khô lạc mấy dòng. Sắc thái của khung cảnh thiên nhiên bỗng trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết, khi thi nhân bỗng nhìn thấy một sự vật đã khô kiệt, mất hết sức sống, đang trôi nổi, lênh đênh trên dòng nước. Chưa bàn đến ý nghĩa tâm tư mà nhà thơ gửi gắm, chỉ thấy chi tiết này đã phác họa thêm cho bức tranh tràng giang cái nét đẹp rất riêng. Thiên nhiên đẹp chưa chắc đã là những gì mơn mởn sức sống, chính cái khô kiệt của cành củi trên dòng sông càng làm cho cảnh vật có nét đẹp cuốn hút của nó. Thậm chí ngay cả cái cách nhìn hàng bèo của tác giả cũng gợi lên cảm giác về một khung cảnh thiên nhiên không phải bằng những nét vẽ cầu kì.

Và không thể phủ nhận nét đẹp bao trùm của thiên nhiên trong Tràng giang không phải là những khoảnh khắc giao mùa trong cái nhìn say đắm của Xuân Diệu, không có nét đặc trưng riêng có của một vùng quê xứ Huế như trong thơ Hàn Mặc Tử, mà đẹp theo những góc độ khác nhau của không gian. Điều hấp dẫn người đọc chính là nhà thơ đã mở nó rộng ra ở mọi chiều mà ngay từ nhan đề “Tràng giang” hay lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, thiên nhiên được nhìn theo cái biên độ vô cùng, vô tận của nó. Suốt cả bài thơ, độ lớn không giới hạn ấy, còn được gọi là không gian vũ trụ đã làm nền cảnh để bức tranh tràng giang mang một nét đẹp đặc trưng, riêng có mà không bài thơ nào có được.

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu

Chỉ riêng câu thơ này đã tạo nên những chiều kích hết tầm của không gian ở cả ba chiều. Khung cảnh thiên nhiên được đo bởi khoảng cách ngược chiều trong độ sâu của nắng, độ cao rộng của trời và độ dài của sông. Thực ra chỉ cần những thứ nhỏ bé mà nhà thơ nhìn thấy trong khung cảnh ấy cũng đủ để nói lên sự rộng lớn của khung cảnh giống như thơ xưa. Nhưng dường sự cảm thức bị ám ảnh bởi không gian trong hồn thơ Huy Cận đã khiến ông phác họa nên những nét vẽ rộng hơn, mênh mông hơn. Chính vì thế trong con mắt của thi nhân đâu đâu cũng là thiên nhiên: lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng hay:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Thiên nhiên bỗng mang những nét hùng vĩ, tráng lệ mà chẳng cần đến những núi non trùng điệp, chỉ cần mọi thứ được khuếch đại hết tầm theo mọi chiều của không gian như trong bài thơ này. Nét thơ mộng trong khung cảnh vì thế cũng dần dần được mở ra.

Tuy nhiên cái vắng lặng, hoang sơ, im lìm đến hiu hắt cũng là một nét đẹp riêng trong khung cảnh thiên mà Tràng giang thể hiện được. Có thể thấy phông nền chủ đạo của thiên nhiên trong bài thơ là sự rộng lớn, mênh mông của sông nước, mây trời, nhưng cái cảm giác tĩnh lặng mới chính là cái hồn cốt tạo nên nét đẹp của bức tranh này. Có lẽ chưa bao giờ người ta thấy một không gian nào lớn như Tràng giang, nhưng cũng chưa bao giờ thấy không gian rộng lớn nào mà lại yên ắng, quạnh hiu như thế. Sóng dẫu nhiều cũng chỉ gợn trên mặt nước mênh mông. Thuyền những tưởng gieo sự sống nhưng lại buông trôi, lững lờ như chẳng liên quan gì đến nước. Những cồn nhỏ gió đìu hiu, bến cô liêu càng tô đậm sự yên ắng. Và ngay cả âm thanh làng xa vãn chợ chiều có thực sự phảng phất đâu đây cũng không làm cho khung cảnh thêm phần sống động. Chính cái mênh mông không cầu, không đò của một dòng sông như thế cũng là một nét đẹp mà thiên nhiên trong bài thơ đã mang lại. Vẫn phải thừa nhận nhà thơ Huy Cận đã sử dụng một hệ thống từ láy gợi cảm giác, nhất là những từ láy nguyên đã làm cho cái không khí vắng vẻ, quạnh hiu trên dòng sông hiển hiện được. Các từ như điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, lặng lẽ, lớp lớp, dợn dợn… cứ nối tiếp nhau từ đầu đến cuối bài thơ đã duy trì cái cảm giác cô quạnh như thế trong khung cảnh thiên nhiên.

Bởi vậy mới nói, thiên nhiên trong Tràng giang hay thiên nhiên trong thơ mới, dẫu đẹp đến đâu nhưng vẫn đượm buồn. Cái nét yên ắng, tách rời nhau trong những sự vật trên của thiên nhiên thực chất được gợi dậy từ hồn buồn trong lòng thi nhân. Huy Cận chở nỗi sầu quá lớn, thậm chí là nỗi sầu của cả một thế hệ nên không gian trong thơ ông cứ nới rộng ra mà lòng người vẫn u uất. Không gian thiên nhiên càng lớn thì con người càng nhỏ bé, cô đơn và lạc lõng. Nhưng đằng sau những xúc cảm ấy người ta vẫn nhìn thấy những lắng đọng về tâm sự thầm kín của thi nhân. Nhà thơ hẳn phải yêu và gắn bó với mảnh đất quê hương lắm, mới nhìn đâu cũng thấy ám ảnh bởi nỗi buồn. Đứng trên đất quê mình, cảnh đẹp quê mình mà sao đâu đâu cũng thấy vắng lặng, tàn lụi. Nỗi nhớ nhà ở cuối bài thơ vì thế mới trỗi dậy để xóa nhòa cái cảm giác thiếu thốn ngay khi còn ở trên quê hương.

Nếu nói đến cái đẹp về thiên nhiên trong bài thơ này thì quả thực Tràng giang đã làm được điều ấy. Huy Cận miêu tả khung cảnh trên một dòng sông với những gì vốn có, thậm chí cả những thứ quá nhỏ bé, tầm thường. Nhưng dưới con mắt đa sầu, đa cảm của thi nhân, ông đã biến hóa nó thành những hình ảnh đầy chất nghệ thuật. Cái đẹp không phải cứ phải hiện lên qua những cảnh sắc lung linh, mà đôi khi chỉ cần nó cũng đồng điệu với lòng người thì sự vật có tầm thường thì cũng trở nên đẹp đẽ.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 12

Tràng giang là bài thơ hay nói về thiên nhiên của dòng sông, dưới con mắt của thi sĩ nó trở nên vô cùng thơ mộng và đầy tinh tế. Dưới cái nhìn đầy gợi cảm và phong phú, bài thơ đã có sự kết hợp mạnh mẽ giữa những yếu tố kì ảo và thơ mộng trữ tình, để có thể có được một bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ.

Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện hình ảnh sóng gợn trên con sông dài mà mang một nỗi buồn man mác, ở đây tác giả cũng đang thể hiện đúng dòng tâm trạng của mình, trước khung cảnh thiên nhiên rộng mênh mang, con người như đang trôi chảy theo nhịp sống, cũng tấp nập và cũng vô cùng dịu dàng, trước một khung cảnh thiên nhiên, tươi tắn và cũng vô cùng thơ mộng:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Hình ảnh của con sóng đang gợn, đó là dòng tâm trạng của con người cũng đang chảy trôi, lăn tăn trên dòng nước, ở đó con người như đang hòa nhập và tạo nên nhiều khung cảnh trữ tình, dòng nước trôi miên man, con người cũng đang hòa nhập trên dòng sông, với những cảm xúc buồn man mác, con người ở đây cũng phải hòa mình vào dòng cảm xúc đang chảy của thiên nhiên trữ tình. Hình ảnh con thuyền tự trôi theo dòng nước, cứ xuôi mái, ở đây dường như không có người lái đò, nó tự trôi chảy, ở đây thiên nhiên cũng giống như tâm trạng của con người, cũng đang lững lờ trôi mà không có một bờ vô định nào, cuộc sống cũng đang chảy trôi theo những dòng cảm xúc hỗn dung nhiều cảm giác của con người.

Ở đây trong không gian mênh mông rộng lớn đó, dường như sóng, và dòng nước đang làm bạn với con thuyền, nhưng khi thuyền mà về thì dòng nước cũng mang những nỗi buồn man mác, cách xây dựng biện pháp nhân hóa ở đây được thể hiện một cách có ý nghĩa nhất. Tác giả thổi hồn mình vào sự vật, làm cho nó trở nên có hồn hơn, con người cũng đang chảy trôi theo dòng nước, nỗi buồn của nước giống như nỗi buồn của con thuyền, ở đó con người đang phải lênh đênh, vô định, trước một khoảng không gian mênh mông. Con thuyền ở đây nó được thể hiện trong cảm xúc của con người, nó vô định, dạt dào và mang nhiều cảm giác mới mẻ, ở đó con người được sống những giây phút hạnh phúc nhất khi đang hòa mình vào thiên nhiên mặc dù con người đang phải trải qua những giây phút trống vắng trong tâm hồn.

Ở đây biện pháp đảo ngữ cũng được sử dụng hết sức tinh tế, tác giả không viết là củi khô mà lại viết “củi một cành khô”, ở đây biện pháp đảo ngữ làm tăng thêm độ mênh mang, dào dạt trong cảm xúc của con người, ở đó con người đang dạt dào nhiều cảm xúc, hình ảnh lạc mấy dòng cũng thể hiện được dòng tâm trạng hiu hắt, nó làm lay động trái tim của người đọc bởi tính chất và mức độ thể hiện ở đó, cách thể hiện đầy tinh tế, nó làm gia tăng thêm cảm xúc và giá trị trong tác phẩm, mỗi lời thơ đều được cảm nhận bằng những tính chất và mức độ khác nhau, chính vì vậy cuộc sống của con người cũng đang rơi vào những bờ lạc lõng, tâm trạng của thi sĩ cũng mang nhiều cảm xúc bởi nó có hồn và chứa chan nhiều giá trị sống:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, chiều lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Hình ảnh dài và rộng của dòng sông cũng được thể hiện một cách sâu sắc và có nhiều ý nghĩa nhất, dòng sông mênh mang chứa chan bao nhiêu cảm xúc của thi sĩ, trước con mắt của tác giả dòng sông đang trôi dạt theo nhiều cảm xúc và nó cũng trở nên trữ tình:

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Hình ảnh của bèo dạt thể hiện được sự trôi nổi, không có bờ đến, và rồi sự mênh mông đó cũng thể hiện cảm xúc của con người đang hòa mình vào dòng tâm trạng và cảm xúc của con người, bờ xanh thể hiện một cảnh vật thiên nhiên tươi tắn, nó cũng thể hiện một dòng tâm trạng xa xôi và hiu hắt của con người:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Hình ảnh của núi bạc, của những cánh chim nghiêng đang sà vào bóng chiều xa, với những hình ảnh đó tác giả đang có cảm xúc với hình ảnh của nhớ dòng sông và nhớ quê hương, hình ảnh đó gợi lại cho con người nhiều cảm xúc.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang đã đọng lại trong lòng người đọc một khung cảnh thiên nhiên và dòng sông rộng mênh mang, trong đó tâm hồn nhà thơ cũng đang dạt dào một nỗi nhớ quê hương bất tận.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 13

Huy Cận một trong những nhà thơ nổi bật nhất trong phong trào Thơ Mới. Tập thơ đầu tay của ông là Lửa thiêng đã ghi những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Nổi bật nhất trong tập thơ ấy ta không thể không nhắc đến Tràng giang. Tác phẩm không chỉ là nỗi niềm cô đơn khắc khoải của nhân vật trữ tình mà dưới ngòi bút tài hoa của Huy Cận một thiên nhiên thật đẹp, thật buồn cũng hiện lên vô cùng ấn tượng, rõ nét.

Tác phẩm được gợi cảm hứng từ những con sông rộng lớn, mênh mông của đất nước. Đọc Tràng giang người ta cố công tìm kiếm hình ảnh một con sông cụ thể lẩn khuất sau những câu chữ của Huy Cận. Nhưng tuyệt nhiên không thể xác định được nó là con sông nào, ở đâu. Bởi con sông ấy ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam này, đó là con sông quê hương, con sông thương nhớ. Nhan đề bài thơ là Tràng giang, tức những con sông dài, sông lớn, như vậy không gian mênh mông sông nước chính là nơi khơi nguồn cảm hứng thi ca trong lòng Huy Cận.

Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang là tuyệt tác, đượm buồn và thấm đẫm nỗi cô đơn. Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên mang những nét cổ điển đặc trưng:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng

Khung cảnh mênh mông trời nước nối tiếp nhau mở ra, những con sóng nhỏ lăn tăn nối tiếp xô vào bờ, không gian mở được mở rộng với từ láy “điệp điệp”. Trên mặt sông rộng mênh mông ấy con thuyền xuất hiện thật nhỏ bé, đơn độc, kết hợp với những cành củi khô trôi lặng lờ giữa dòng sông, khiến cho khung cảnh thiên nhiên lại càng trở nên buồn bã, đìu hiu hơn.

Sang đến khổ thơ thứ hai, điểm nhìn của Huy Cận đã có sự dịch chuyển, thi sĩ hướng mắt ra xa hơn và trước mắt ông là “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều/ Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Vẫn là sông nước đấy thôi, nhưng tâm hồn thi sĩ đang cố gắng tìm kiếm trong không gian ảm đạm kia một chút hơi thở của sự sống ở nơi cồn nhỏ, ở tiếng chợ xa xa. Nhưng vẳng lại chỉ là sự nín thinh của vạn vật. Khổ thơ sử dụng hàng loạt các từ chỉ cái bé nhỏ: lơ thơ, cồn nhỏ kết hợp với các từ đìu hiu, cô liêu gợi nên hồn cốt sự vật đã làm nổi bật bức tranh phong cảnh buồn bã. Đọc câu thơ ta bất giác nhớ đến Chinh phụ ngâm:

“Non kì quạnh quẽ trăng treo
Bến thì gió thổi đìu hiu mấy gò”.

Tuy thời thế thay đổi, tuy cách nhau cả trăm năm, nhưng cảnh ấy, tình này vẫn chẳng hề đổi thay. Vẫn là sự hiu quạnh, vắng vẻ đến nao lòng của tạo vật. Thiên nhiên đó còn có sự tĩnh lặng đến tuyệt đối, âm thanh chợ xa hư thực thực hư khó lòng có thể xác định nổi. Nếu âm thanh đó là thực thì có lẽ không gian đã phải yên ắng biết chừng nào, con người mới có thể nghe được như vậy. Rời tầm mắt, Huy Cận di chuyển lên cao, trời đất mênh mông, “sâu chót vót” càng khiến con người cô đơn, lạc lõng hơn. Bức tranh thiên nhiên mở rộng cả ba chiều: chiều rộng, chiều cao và chiều sâu đến vô cùng. Những sự vật vận động trái chiều nhau nắng xuống trời lên khiến không gian càng được mở rộng hơn nữa. Sử dụng từ “sâu chót vót” là một từ rất lạ, không phải là cao mà là sâu đã nhấn mạnh cái sâu không cùng của cảnh vật, màu xanh ngút ngàn của bầu trời khiến có cái gì đó rờn rợn ở trong lòng.

Bức tranh cô đơn, hiu quạnh tiếp tục được bổ sung ở khổ thơ thứ ba:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Những cánh bèo lặng lờ trôi trên dòng sông mênh mông rộng lớn, với những bờ xanh lặng lẽ tiếp bãi vàng. Sự quạnh hiu qua mỗi khổ thơ lại càng rõ nét hơn. Đây không chỉ đơn thuần là sự cô quạnh của khung cảnh mà nó còn là sự cô đơn trong chính tâm hồn người thi sĩ. Nguyễn Du đã từng đúc kết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” cũng chính là vì lẽ đó. Cái nhìn của tâm trạng đã ảnh hưởng, đã thấm dần sang cảnh vật, khiến cho mọi vật trở nên ảm đạm, cô đơn như chính thân phận của người thi sĩ. Không gian thiên nhiên đó chính là không gian tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Khổ thơ cuối bài thơ đã mở ra một bức tranh khác, hùng vĩ, tráng lệ:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Các lớp mây chồng xếp lên nhau thành từng tầng, từng bậc, đùn lên thành những núi mây bạc trắng xóa. Hòa cùng cái ráng chiều đỏ của hoàng hôn làm cho bức tranh diễm lệ, kì vĩ hơn bao giờ hết. Tương phản với sự hùng vĩ của thiên nhiên là cánh chim cô đơn, bé nhỏ đến đáng thương, tội nghiệp. Nhìn khung cảnh ấy lòng ông cũng không thôi nhớ về quê nhà: “Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận đẹp mà thấm đẫm nỗi buồn, đó là nỗi buồn thê lương khắc khoải. Dù cuối bức tranh ấy có xuất hiện sự kì vĩ, mĩ lệ, nhưng chỉ là trong thoáng chốc, ngưng đọng ở bài thơ vẫn là nỗi cô đơn, lạc lõng thấm đầy trong từng cảnh vật.

Bài thơ Tràng giang là một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, xinh xắn mà cũng thật độc đáo trong thơ ca Việt Nam. Đằng sau bức tranh ấy là nỗi nhớ quê hương khắc khoải, là tình yêu nước sâu đậm mà kín đáo của Huy Cận dành cho non sông, đất nước.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang – Mẫu 14

Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thi ca, là cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà thơ. Mỗi tác giả lại có một cái nhìn riêng, một phương thức khác biệt để tái hiện cảnh thiên nhiên. Nếu như thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu gây ấn tượng với vẻ đẹp mơn mởn tràn đầy sức sống thì thiên nhiên trong thơ Huy Cận lại gợi lên nhiều nghĩ suy bởi vẻ đẹp buồn man mác. Điều này được thể hiện vô cùng rõ nét qua bức tranh nhiên nhiên trong bài thơ "Tràng giang". Thiên nhiên "Tràng giang" dưới ngòi bút Huy Cận hiện lên với vẻ đẹp cổ điển xen lẫn hiện đại, đẹp mà quạnh vắng cô liêu, bâng khuâng nỗi sầu.

Gợi mở bức tranh thiên nhiên là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. 7 chữ ngắn gọn vừa diễn tả cảm hứng, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ vừa dẫn dắt độc giả bước vào không gian thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ. Từ đó, hé mở dòng cảm xúc với nỗi nhớ bâng khuâng, sự lạc lõng, hoang mang giữa cảnh thiên nhiên rộng lớn, vô tận của một hồn thơ nhạy cảm, lẻ loi:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Vẫn sử dụng những thi liệu và bút pháp nghệ thuật quen thuộc song Huy Cận lại vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng ấn tượng. Giữa dòng sông rộng lớn mênh mang, vô tận, từng con sóng gợn lăn tăn, gối đầu lên nhau "điệp điệp" như không dứt. Dòng nước lững lờ trôi đi, chậm chạp mà hờ hững, vô định. Xuôi theo nó là con thuyền nhỏ bé lênh đênh "xuôi mái song song" không phương hướng dường như phó mặc theo ý muốn của đất trời.

Thuyền và nước vốn song song đồng hành với nhau, đến đây lại cách xa đầy buồn tủi. Hình ảnh "thuyền về nước lại" gợi cảm giác xót xa chia lìa, mang theo hơi thở của nỗi sầu thương vây bủa. Kết hợp cùng hình ảnh "củi một cành khô lạc mấy dòng", khung cảnh thiên nhiên vốn buồn man mác bỗng trở nên càng ưu sầu. Cành củi khô nhỏ bé nổi trôi, vô định, lẻ loi gấp nhiều lần khi chỉ có một mình giữa những dòng chảy mênh mông, cuộn xoáy. Nó dường nhiều mất đi sức sống, mất đi toàn bộ vẻ tươi xanh, nhỏ nhoi giữa không gian sông nước bao la càng khắc sâu thêm nỗi cô đơn trống vắng trong lòng người. Đồng thời, đây là hình ảnh ẩn dụ hiện đại, tượng trưng cho bao kiếp người nhỏ bé thời đại bấy giờ, nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi trôi dạt giữa dòng sông cuộc đời bao la không tìm thấy bến bờ.

Dòng xúc cảm lặng lẽ chảy trôi, ngòi bút tài hoa của Huy Cận tiếp tục đặc tả cảnh thiên nhiên hoang vắng đến nao lòng:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

Hai từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” được sử dụng khéo léo cùng biện pháp tu từ nhân hóa đã nhấn mạnh tâm trạng buồn thương của con người. Vẫn là sông nước mênh mông, vẫn là không gian bao la rộng lớn, vậy mà chỉ thưa thớt vài cồn cát, hắt hiu vài ngọn gió lạ. Ngay cả âm thanh của cuộc sống "tiếng làng xa vãn chợ chiều" dường như cũng biến mất, không biết "đâu". Thi sĩ càng cố chạm tay vào hơi thở mong manh của cuộc sống càng thấy lòng mình thêm bâng khuâng, cô độc giữa cảnh thiên nhiên vốn bao la, nay càng mênh mang vô định bởi "nắng xuống, trời lên".

Hình ảnh “Trời rộng sông dài” ở lời đề từ đến đây đã được đổi ngược lại thành tiểu đối “Sông dài trời rộng. Kết hợp với cụm từ “bến cô liêu”, nó khiến người đọc cảm nhận được tận cùng của thiên nhiên hoang vắng và nỗi cô đơn của con người.

Chưa dừng lại ở đó, bức tranh thiên nhiên buồn bã, hiu quạnh vẫn tiếp tục được chấm phá thêm ở khổ thơ tiếp theo:

"Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng"

Trên dòng tràng giang mênh mang sóng nước, một chuyến đò ngang cũng chưa từng xuất hiện, có chăng chỉ là vài cánh bèo lặng lờ trôi. Sự quạnh hiu đến đây đã thấm đượm qua từng cảnh vật. Nó không chỉ là sự hoang vắng của thiên nhiên mà còn là sự cô đơn toát lên từ chính tâm hồn thi sĩ giống như câu thơ "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Những từ láy “mênh mông”, “lặng lẽ” kết hợp cùng điệp từ “không” và cụm từ “không một chuyến đò”, “không cầu” đã đẩy sự hoang vắng lên đến cực điểm, đưa độc giả đến tận cùng nỗi cô đơn, lạc lõng. Để rồi chỉ có “Bờ xanh tiếp bãi vàng” mênh mông đến hút tầm mắt.

Nét vẽ cuối cùng cho bức tranh ấy là khung cảnh hùng vĩ, bao la cùng nỗi sầu nhân thế bâng khuâng:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Mây trắng chuyển động thành từng lớp. Cánh chim nhỏ nhoi chao nghiêng bay về sau một ngày mệt nhọc. Trong bóng hoàng hôn, những hình ảnh ấy tạo nên một khung cảnh buồn vương vấn. Không gian rộng mở rợn ngợp còn nỗi buồn thì dằng dặc, bất tận. Nhà thơ chợt nhớ về quê hương, nhớ về cả thời đại. Đây chính là nỗi lòng của cả thế hệ trí thức lúc ấy trước thời cuộc rối ren.

Có thể nói, chỉ với 4 khổ thơ 7 chữ ngắn gọn nhưng bằng những nét bút tinh tế, khéo léo cùng bút pháp chấm phá đặc sắc, sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và cổ điển, Huy Cận đã vẽ lên trước mắt độc giả một bức tranh thiên nhiên vô cùng rung động: mênh mông vô tận và man mác nỗi buồn. Khung cảnh ấy không những thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ mà còn gửi gắm nỗi niềm tâm sự của cả thế hệ trí thức trong hoàn cảnh đất nước nhiều biến động.

Với những ý nghĩa đó, "Tràng giang" được đánh giá là bài thơ tiêu biểu cho phong cách Huy Cận. Nỗi “buồn” vô tận kết hợp với nỗi ám ảnh không gian lạ lùng đã ghi dấu ấn mạnh mẽ cho hồn thơ Huy Cận trong phong trào thơ Mới 1932-1945 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Từ đó đóng góp cho nước nhà một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, đáng nâng niu, giữ gìn.

 

Tài liệu có 39 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
768 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
857 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
668 1 0
Tải xuống