Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn Suy nghĩ của em về truyền thống Tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hay, chọn lọc giúp học sinh lớp 11 viết các bài văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
Văn mẫu: Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lý mà người ta vẫn gọi là “Tôn sư trọng đạo”.
II. Thân bài:
* Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?
- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo
- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí
⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lý, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.
- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.
* Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?
Cần biết ơn thầy cô bởi:
- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời
- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp
- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha
- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc
- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa
* Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”
- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn
- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:
+ Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11
+ Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…
* Mở rộng vấn đề
- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lý truyền thống không được tôn trọng, học tập...
- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:
· Hỗn láo với thầy cô
· Bày trò chọc phá thầy cô
· Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng
⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán
- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu, thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...
* Liên hệ bản thân:
- Điều tuyệt vời nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước
- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô
- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người
Video suy nghĩ của em về truyền thống Tôn sư trọng đạo của người Việt Nam
Video suy nghĩ của em về truyền thống Tôn sư trọng đạo của người Việt Nam
“Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy…” Đó là câu hát cứ ngân nga mãi trong lòng tôi và những ai đã từng cắp sách đến trường, bước chân vào một thế giới mới, xa lạ hơn và không một chút thân thuộc thì người thầy là người đã dìu dắt, nâng đỡ mỗi bước chân của chúng ta trên hành trình tích lũy tri thức và nhân cách làm người.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Một gánh sách không bằng một người thầy tốt”. Tại sao vậy? Học là một công việc cả một cuộc đời con người và không có điểm dừng. Trong hành trình đó sẽ có nhiều lúc ta gặp khó khăn, thắc mắc thì người thầy, người cô sẽ là người giúp đỡ, giải gỡ những băn khoăn cho chúng ta.
Thầy cô không là người vĩ đại nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn trong việc tiếp thu thêm tri thức và nâng cao nhân cách làm người của mỗi người chúng ta. Từ lẽ đó mà nhân dân ta thường có câu “Tôn sư trọng đạo” là không sai.
Tôn sư trọng đạo là một đạo nghĩa, một nhân cách làm người, chỉ cho chúng ta cách đối nhân xử thế với người đã giúp đỡ chúng ta như người cha, người mẹ thứ hai. Vậy thế nào là tôn sư? Thế nào là trọng đạo?
Tôn trong tôn sư nghĩa là tôn kính, kính trọng. Sư trong tôn sư là người thầy, người cô. Tôn sư chính là một lời khuyên nhủ, một lời răn dạy mỗi người chúng ta đều phải tôn trọng và kính yêu mỗi người thầy, mỗi người cô đã dạy cho ta biết chữ, biết cách làm người và biết cách sống cho đúng đạo nghĩa.
Tôn trọng thầy cô cũng như tôn trọng chính cha mẹ của chúng ta. Từ đó, với hai từ tôn sư, ta có thể hiểu được vai trò của thầy tại sao lại to lớn đến như vậy, lại vĩ đại đến mức độ chúng ta cần tôn trọng. Thế còn trọng đạo? Trọng trong trọng đạo cũng như tôn trong tôn sư đều chỉ đến sự tôn kính, tôn trọng của ai đó dành cho một người nào đó mà mình kính yêu, quý mến.
Đạo trong trọng đạo là đạo lý, đạo đức. Trọng đạo nghĩa là chúng ta phải tôn trọng người đã dạy cho chúng ta đạo đức, hiểu được đạo lý làm người, đối nhân xử thế trong cuộc sống. Người đó không là ai khác ngoài người thầy, người cô, những người lái đò dìu dắt, đưa đón chúng ta cập đến đến bến bờ của tương lai.
Trọng đạo ở đây còn có nghĩa là tôn trọng đạo đức làm người. Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một cụm từ của ông cha ta thời xưa dùng để khuyên răn con cháu nên tôn trọng và kính yêu người thầy, người cô – những người ngày đêm không ngại khó khăn mà thắp sáng lên ánh đèn soi rọi trên con đường đến thành công của chúng ta.
Tại sao người làm thầy, người làm cô lại có ý nghĩa và vai trò lớn lao đến như vậy? Có một ai đó đã từng nói ” Cho tôi một con cá thì tôi sẽ ăn hết nó trong một ngày.
Nhưng nếu dạy tôi cách câu cá thì tôi sẽ được ăn cá suốt đời”. Vai trò của người thầy cũng như vậy đấy. Thầy không có phép màu nhiệm, không có đũa thần giúp chúng ta trở nên thông minh hơn, sáng tạo hơn nhưng thầy là người có thể dạy cho chúng ta cách câu cá để ta có thể vững bước chân trên mọi nẻo đường, không bao giờ “chết đói”.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam sẽ còn lưu giữ mãi theo năm tháng nhằm khuyên nhủ con người nên tôn trọng người thầy cũng như tôn trọng nghề giáo.
Trên đất nước này, trên thế giới có rất nhiều nghề khác nhau nhưng tại sao con người nên tôn trọng nghề giáo nhất. Đó là vì nghề giáo không như những ngành nghề khác, nghề giáo là nghề “trồng người”. Tạo ra những con người có tri thức, có văn minh, có đạo đức, đó chính là nhiệm vụ lớn lao và cao cả nhất trong mọi ngành nghề.
Một đất nước có những con người thông minh, sáng tạo lại vừa có đạo đức thì đất nước ấy sẽ trở nên phát triển vượt bậc. Do đó, nghề giáo cũng như vai trò người làm thầy, người làm cô là cao cả, là vĩ đại và tôn sư trọng đạo là một trong vô vàn truyền thống văn hóa của dân tộc ta có ý nghĩa lớn lao và sâu sắc nhất.
Cùng sự ra đời của truyền thống tôn sự trọng đạo thì đã có rất nhiều câu thơ, câu nói dân gian được ra đời như “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nghĩa là một chữ cũng là thầy và nữa chữ cũng là thầy.
Dù một chữ hay nữa chữ thì vẫn là thầy đã dạy. “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư ” ba người cùng đi trên một con đường thì sẽ có một người đóng vai trò là người thầy dìu dắt hai người còn lại đi trên con đường đó.
Hay rất nhiều câu nói khác nhau được ra đời như John Steinbeck đã từng nói ” Một thầy giáo tuyệt vời cũng chính là một nghệ sĩ tuyệt vời và trên thế giới chỉ có số ít những người như vậy. Dạy học là nghệ thuật vĩ đại nhất vì đó là sự kết hợp giữa lý trí và tinh thần.”
Tôn sư trọng đạo không chỉ là truyền thống của riêng dân tộc ta mà còn là lời khuyên, sự răn dạy của người xưa dành cho con cháu ngày nay, không tùy thuộc vào khu vực nào, quốc gia nào đều phải thực hiện tôn sư và trọng đạo.
Bác sĩ Helen Caldicott đã có một quan điểm về người thầy “Tôi tin rằng giáo viên là người quan trọng và chịu nhiều trọng trách nhất của xã hội vì những nỗ lực trong nghề nghiệp của họ ảnh hưởng tới số phận của trái đất”. Vai trò của người thầy không bất cứ thứ gì, không mọi ngành nghề nào sánh bằng.
Người thầy là người cha, người cô là người mẹ và thầy cô là người lái đò đưa chúng học trò cập đến bến bờ tương lai với niềm vui và hạnh phúc. Thầy cô là những người rất giản dị thôi nhưng vai trò của thầy cô là vô cùng lớn lao, là vô cùng cao cả. Suốt một đời học sinh chỉ mong gặp được một người giáo viên tốt và suốt đời của người làm thầy, làm cô cũng chỉ hy vọng chúng học trò được nên người và một lời cảm ơn chân thành từ chúng ta.
Đơn giản là thế! Đã nhắc đến công ơn của thầy cô thì ta không thể không nhớ đến những người thầy vĩ đại như thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu,…Trong đó ta không thể nào không nhớ đến hình ảnh của thầy Nguyễn Tất Thành – Người vừa xây dựng đất nước vừa dạy trò để nên người như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.
Tôn sư trọng đạo không gì khác hơn ngoài việc khuyên răn mỗi người chúng ta nên tôn trọng, kính yêu thầy cô giáo. Thế nhưng, ngày nay lại có rất nhiều học sinh không nghĩ như vậy. Họ không coi trọng, lễ phép với thầy cô, nhiều lúc làm loạn trong lớp học, không chú ý nghe theo sự răn dạy, sự chỉ bảo của thầy cô mà ngược lại họ có những hành động đáng xấu hổ như nói xấu thầy cô, chửi bới,..
Rất nhiều hành động đáng xấu hổ như vậy đang ngày càng diễn ra không chỉ ở riêng đất nước chúng ta mà nó đã lan rộng trên khắp thế giới và chúng ta cần phê phán, khuyên răn hay làm bất cứ điều gì có thể để ngăn cản những trường hợp như vậy.
Một khía cạnh khác rằng thầy cô ngày nay có lẽ một phần đã quên đi trọng trách của người làm thầy, quên đi nhiệm vụ lớn lao của sự nghiệp “trồng người”. Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.
Người làm thầy, người làm cô thì điều đầu tiên cần là nhân cách. Ngày nay, có một số thầy cô đã quên đi nhiệm vụ cao cả đó mà tước bỏ nhân cách của một người làm thầy để làm ra những điều đáng xấu hổ như thực hiện những hành vi đồi trụy với học trò của mình hay chỉ đơn giản là hạ hạnh kiểm hoặc điểm thi của học trò nào đó nếu không đi học thêm ở nhà người thầy đó,…
Có rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra và đang làm cho nền giáo dục của nước ta ngày càng đi xuống một cách trầm trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải ngăn cản, phê phán những hành vi như vậy, cả thầy và trò, để đưa nền giáo dục về đúng bản chất thực sự của nó – tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa với cha mẹ, giúp ích cho đất nước.
Ngày 20 tháng 11 hằng năm đã được chọn là ngày để ghi nhớ công vinh của thầy cô giáo. Trong ngày này, những cô cậu học trò sẽ dâng tặng cho thầy cô những món quà vô cùng dung dị như một cành hoa, một con điểm tốt hay chỉ đơn giản là một lời cảm ơn cũng đủ để thầy cô nhận thấy được tấm lòng chân tình của chúng ta. Hy vọng ngày 20 tháng 11 hằng năm đều là những kỉ niệm tốt đẹp, vui vẻ giữa thầy và cô, là khoảng khắc mà chúng học trò như tôi sẽ thực hiện truyền thống tôn sư trọng đạo một cách ý nghĩa nhất.
“Hôm nay ngồi nhớ lại
Ngày đầu tiên đến trường
Nhớ thầy tôi ngày ấy
Với tấm lòng luyến thương!”
Thầy cô mãi là cha mẹ thứ hai của chúng ta và tôn sư trọng đạo luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hãy cùng nhau phát huy và giữ gìn truyền thống tốt đẹp này, bạn nhé!
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính tốt đẹp, truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tôn là sự tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Trọng là coi trọng, tôn trọng; còn đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo mang ý nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta mà bất cứ người học sinh nào cũng cần có. Tôn sự trọng đạo chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người nhằm mục đích đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy. Muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt. Mỗi người học sinh phải tôn trọng chính thầy cô giáo của mình vì đó là một trong những đạo lí cơ bản của việc làm người. Bên cạnh đó có nhiều người học trò không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Thậm chí có những người hành xử bất lịch sự, thô lỗ với thầy cô giáo đi ngược lại với đạo lí Tôn sư trọng đạo. Mỗi chúng ta muốn trưởng thành thì đều phải trải qua giai đoạn làm người học trò nhỏ và được người thầy dìu dắt. Chính vì thế, ngay từ hôm nay hãy tôn trọng, yêu thương, kính mến với thầy cô giáo của mình để xứng đáng là người học trò có tấm lòng hiếu kính.
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Câu ca dao qua lời mẹ ru ấy không biết từ lúc nào đã đi sâu vào trí nhớ của những người dân Việt Nam. Ngay từ thuở còn bé, chúng ta đã được dạy về truyền thống tôn sư trọng đạo đã có từ lâu đời của dân tộc. Quả thật, vai trò của người làm thầy trong bất cứ thời kì nào cũng đáng được trân trọng. Nhất là hiện nay, các thế hệ học sinh vẫn tiếp thu truyền thống tôn sư trọng đạo của cha ông đi trước và phát triển nó ngày càng rực rỡ hơn nữa.
Trước hết, ta cần hiểu “tôn sư trọng đạo” có nghĩa là gì? Tôn sư nghĩa là kính trọng, biết ơn và đề cao vai trò của người thầy trong học tập cũng như cuộc sống. Còn trọng đạo là coi trọng đạo lí, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Thầy cô giáo là người đã truyền cho ta biết bao kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, họ cũng là những người lái đò thầm lặng, hi sinh tất cả để đưa ta đến bến bờ thành công. Vì vậy, tôn trọng, biết ơn thầy cô giáo không chỉ là vấn đề truyền thống mà đã trở thành một phạm trù đạo đức, phản ánh nhân cách, văn hóa của mỗi con người.
Dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào, vai trò của người thầy cũng được xã hội tôn trọng, bởi lẽ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tôn sư trọng đạo không chỉ là sự kính trọng, biết ơn đối với những người làm nhiệm vụ truyền dạy kiến thức mà còn thể hiện lòng ham học hỏi, say mê đối với học tập. Truyền thống tốt đẹp ấy đã được dân tộc ta ca ngợi từ lâu đời, những nhà giáo có phẩm chất cao quý, nhân cách chính trực được lưu danh muôn đời. Chu Văn An là một thầy giáo nổi tiếng thời Trần. Những học trò được ông chỉ dạy sau này đều trở thành người có ích cho đất nước. Hàng năm, vào ngày sinh nhật ông, những người học trò cũ dù có là quyền cao chức trọng vẫn không quên về thăm và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy. Ngày nay, xã hội hiện đại, việc học càng đóng vai trò quan trọng hơn. Người thầy không chỉ là người truyền dạy tri thức mà còn là người chỉ dẫn, người lắng nghe, khơi nguồn ước mơ, đam mê cho học sinh. Nghề giáo vẫn là một nghề cao quý và được nhiều người ngưỡng mộ: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Mối quan hệ thầy- trò dù có gần gũi, thân thiết đến mấy cũng không thể thiếu đi sự tôn trọng.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, vẫn có một số học sinh, dù là vô tình hay cố ý đang đi ngược lại với truyền thống của dân tộc. Họ không làm tròn bổn phận học sinh, làm cho thầy cô giáo phiền lòng, giẫm đạp lên tình cảm thầy trò cao quý. Những học sinh ấy đáng bị lên án và phê phán gay gắt.
Học sinh chúng ta ngày nay cần tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Không chỉ dừng lại ở việc biết ơn, kính trọng thầy cô, chúng ta còn cần biến sự biết ơn đó thành hành động. Mỗi người học sinh cần có ý thức ham tìm tòi, hiểu biết, say mê đối với việc học, cố gắng, nỗ lực hết mình để trở thành người có ích trong xã hội và góp phần dựng xây quê hương, đất nước.
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Vai trò và vị trí của người làm thầy dù trong bất kì hoàn cảnh, xã hội nào cũng sẽ không thay đổi. Hiểu được sự nặng nhọc và vất vả của công việc ấy, chúng ta càng phải cố gắng hơn nữa để sao cho xứng đáng với sự kì vọng và tin tưởng của các thầy cô giáo.
Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nền tảng đạo đức của một xã hội văn minh. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống trên?
Thật vậy, tôn sư trọng đạo quả là một truyền thống vô cùng tốt đẹp. “Tôn sư” là tôn kính những người đã dạy dỗ mình, đạo thầy trò là một trong những mối quan hệ đạo đức quan trọng. “Tôn sư trọng đạo” đã trở thành một truyền thống đạo đức quý giá của người Việt… Nhờ coi trọng việc học, tôn kính người thầy, nhân dân đã góp phần tạo nên nền văn hiến lâu đời của đất nước. Thời đại nào cũng có những tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Có những người thầy đã khuất nhưng tài năng và nhân cách của họ vẫn tỏa sáng. Có những học trò dù đã đỗ đạt thành tài, có quyền cao chức trọng nhưng vẫn luôn nhớ về người thầy đã dạy dỗ mình nên người.
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo ấy vẫn được tiếp nối và phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm, phát huy giáo dục. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người làm thầy làm cô. Các gia đình ở cấp học nào thỉ tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi con người.
Bên cạnh đó cũng có nhiều hiện tượng tiêu cực tác động không tốt đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương chưa nhận đủ để trang trải chi phí hàng ngày, thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm việc thêm để kiếm sống. Và vì lí do đó thì không ít người ngán ngẩm ngành sư phạm cao quý này vì mức lương quá thấp. Chẳng hạn một sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại thương có thể dễ dàng tìm kiếm công việc với mức lương bảy, tám triệu. Còn sinh viên sư phạm đã tốt nghiệp khó kiếm việc làm mà còn nếu kiếm được chỉ có hai đến ba triệu cùng biết bao trăn trở và áp lực từ công việc và từ xã hội. Cũng có những học trò ra trường khi thành đạt không hề nhớ đến sự tảo tần của thầy cô khi dạy dỗ mình, thậm chí cũng có những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm đến nhân phẩm và nhân cách của thầy cô. Đây quả là một hành động đáng phê phán và lên án. Vì vậy mọi người cần phải chung tay và loại bỏ những hành động đó.
Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp và chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy nó. Bản thân tôi cũng sẽ luôn hướng về và nhớ ơn những thầy cô đã dạy dỗ mình.
Câu tục ngữ đã thấm nhầm những quan niệm của ông cha ta. Có thể nói đây là một đạo lý mà con người Việt Nam không thể nào chối bỏ được. Nó mang một nghĩa sâu xa cho sự tôn kính, biết ơn đối với người đã có công dạy dỗ mình.
Mở đầu câu tục ngữ là từ tôn nó mang ý nghĩa sâu xa của sự tôn kính, kính trọng ông cha ta có câu “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” đây là một câu tục ngữ hay, người thầy ở đây được ví ngang ngửa với bố mẹ mình. Không chỉ có thế người thầy cũng là người cho ta kiến thức, trang bị cho ta vào đời. có thể nói công ơn của thầy rất to lớn. chúng ta không thể phủ nhận công ơn đó đi mà phải ghi nhớ trong lòng, tôn kính thầy như cha mẹ mình. Từ tôn bổ nghĩa cho từ sư để nói lên công ơn dạy dỗ, của các thầy cô.
Trọng đạo ở đây có nghĩa là trọng những đạo lý của phận làm con, làm em phải biết quý trọng những gì mà thầy cô đã cho mình không chỉ có vậy còn phải biết tôn trọng, không nên dùng những việc làm không tốt không tôn kính .
Và không chỉ có thế Tôn sư trọng đạo được coi là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Và bên cạnh đó Tôn sư trọng đạo được coi là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này.
Và bổn phận làm con làm em phải biết quý trọng những gì mà ông cha ta đã để lại kế thừa và phát huy một cách tốt nhất cho truyền thống này.
Dân tộc ta có biết bao truyền thống tốt đẹp như nhân ái “Thương người như thể thương thân “, cần cù trong lao động, có lòng yêu nước nồng nàn,… Con người Việt Nam rất hiếu học. Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống cao đẹp ngày một phát huy rực rỡ.
Chỉ có bốn chữ “Tôn sư trọng đạo” nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, bao tư tưởng tình cảm tốt đẹp. “Sư” nghĩa là thầy, “tôn sư” nghĩa là tôn trọng, tôn kính ông thầy. “Đạo” có nghĩa là đạo học, cũng có nghĩa là đạo lý làm người: “trọng đạo ” là coi trọng, trân trọng, quý trọng đạo học, đạo làm người. Thật là giản dị, dễ hiểu: có biết trọng đạo học, đạo làm người thì mới biết tôn kính ông thầy; hay có biết tôn trọng ông thầy thì mới coi trọng đạo học, quý trọng đạo làm người.
Trong xã hội phong kiến, ông thầy là một trong ba giềng mối lớn: quân, sư, phụ. Cổ nhân đã dạy: “Nhất tự vi sư, bán tự VI sư”. Tục ngữ, ca dao có nhiều câu ca ca ngợi người thầy với tất cả lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Hay:
“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Đọc “Quốc âm thi tập ”, ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi không chỉ canh cánh vì “ưu ái” mà còn trằn trọc thao thức bởi “nợ cũ” đeo nặng hai vai:
“Nợ cũ trước nào báo bổ
Ơn thầy, ơn chúa, liễn ơn cha”
Ngày xưa, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân ta còn nhiều thiếu thốn khó khăn, số người được nấu sử sôi kinh nơi của Khổng sân Trình rất ít ỏi. Thế mà truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã in sâu vào tâm hồn triệu triệu con người. Ông thầy và đạo học được tôn vinh, được bồi đắp ngày thêm tốt đẹp.
Sau Cách mạng tháng Tám, nạn mù chữ được thanh toán trong một thời gian ngắn. Việc học hành được mở mang và phát triển. Dân trí được nâng cao không ngừng. Phổ cập Tiểu học, phổ cập Trung học cơ sở là mục tiêu phấn đấu của nhiều địa phương. Các trường Đại học, trường Cao đẳng, trường Dạy nghề mở ra khắp mọi nơi. Cứ 3 người dân là có một người đi học. Thành tựu vĩ đại ấy, một phần to lớn là có sự đóng góp tâm hồn, trí tuệ, công sức của hàng triệu thầy giáo, cô giáo từ các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học, đến Cao đẳng, Đại học. “Vì hạnh phúc mười năm: trồng cây; vì hạnh phúc trăm năm: trồng người “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Những câu nói ấy đã thể hiện sự tôn vinh vị thế ông thầy trong cộng đồng, coi trọng giáo dục là quốc sách. Hàng vạn thầy cô giáo đã được phong tặng danh hiệu cao quý: “Nhà giáo nhân dân “, “Nhà giáo ưu tú”. Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày: “Nhà giáo Việt Nam”. Trò kính thầy, thầy mến trò. Phong trào “dạy tốt, học tốt” trong các trường học ngày một đơm hoa kết trái.
Ngày xưa, với truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” mà những tên tuổi bất tử như: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm như những vì sao tỏa sáng. Ngày nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo “, đã và đang được nối tiếp và phát huy mạnh mẽ. Vai trò ông thầy càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ trí thức để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Dân tộc ta vốn được biết đến là một đất nước hiếu học với truyền thống tôn sư trọng đạo sâu sắc. Trong kho tàng ca dao tục ngữ đã có rất nhiều những câu ca nói về tình cảm thầy trò như “một chữ cũng là thầy/ nửa chữ cũng là thầy” hay “muốn sang thì bắc cầu kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”... Và trong hoàn cảnh hiện tại truyền thống đó vẫn được kế thừa và phát huy sâu rộng.
Để hiểu hết ý nghĩa trọn vẹn của câu ca dao này thì chúng ta cần phải đi cắt nghĩa đầy đủ về “tôn sư” và “trọng đạo”. Tôn sư là thái độ tôn trọng người thầy. Còn trọng đạo tức là coi trọng mối quan hệ giữa thầy và trò. Qua đây ông cha ta muốn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc đó chính là phải biết tôn trọng thầy cô giáo, những người đã cho ta kiến thức đồng thời phải trân trọng tình thầy trò. Nó trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ ngàn năm trước. Khi mà đất nước ta còn là đất nước phong kiến. Việc học đã được đề cao và vai trò của những người làm thầy mà cụ thể là “thầy đồ” đã được chú ý. Hình ảnh những người thầy đồ ngày đêm tận tụy mài mực đọc sách đã trở thành những nguồn cảm hứng dạt dào của biết bao tác phẩm văn học. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đến vị thánh hiền người đã đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam là thầy Chu Văn An. Một người thầy lỗi lạc đã đào tạo nên biết bao nhiêu bậc hiền triết cho đất nước. Tấm gương học trò Phạm Sư Mạnh là một trong những minh chứng điển hình cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà chúng ta phải noi theo.
Sau khi đỗ đạt làm quan to, những dịp lễ tết Phạm Sư Mạnh vẫn thường ghé qua thăm thầy của mình. Thế nhưng dù đứng trên cả vạn người, đức cao vọng trọng nhưng chưa bao giờ người trò đó dám ngồi ngang hàng với thầy mình. Đến nhà thầy vẫn khoanh tay chào từ ngoài cửa, một hai giữ thái độ kính trọng với người thầy của mình. Thế mới thấy truyền thống ấy đã ăn sâu và trở thành gốc rễ vững chắc cho biết bao nhiêu thế hệ người dân Việt NAm.
Các cụ ta thường có câu rằng “Mùng một tết Cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba tết Thầy” để thấy được tầm quan trọng của truyền thống đó trong chiều dài lịch sử dân tộc. Đến ngày nay, khi mà đất nước ngày càng phát triển thì giá trị của câu nói đó vẫn còn nguyên vẹn. Hơn ai hết, Đảng và Nhà nước ta hiểu rằng để phát triển đất nước thì việc nâng cao giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Và để tạo ra những thế hệ học trò xuất sắc thì quan tâm đến đời sống của đội ngũ nhà giáo là điều cốt lõi. Chính vì thế có thể tự hào khẳng định rằng Việt Nam là đất nước duy nhất có ngày hiến chương nhà giáo 20/11 ngày mà toàn thể thế hệ con người hiến chương thầy cô giáo của mình. Hàng năm có rất nhiều các cuộc thi viết về thầy cô, và có rất nhiều những bài văn vô cùng xúc động về tình cảm thầy trò được trao giải. Mỗi dịp 20/11, hay kỷ niệm thành lập trường rất nhiều các thế hệ học sinh dù làm gì hay ở bất cứ đâu vẫn tụ họp đầy đủ về trường cũ để tri ân và bày tỏ sự kính trọng với thầy cô....
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những trường hợp “con sâu bỏ dầu nồi canh”, làm xấu đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Song nó cũng chỉ là một số ít tồn tại nho nhỏ mà thôi. Điều quan trọng đó là cả dân tộc ta vẫn kế thừa và phát huy truyền thống này một sâu rộng.
Truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc,. Dù đến ngàn năm sau đi chăng nữa nó cũng sẽ mãi mãi trường tồn cùng dòng chảy của lịch sử. Trở thành một trong những thước đo sự văn minh của xã hội.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niềm vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.
Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lý làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.
Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.
Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỷ luật. Xã hội cần có biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” – tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy – trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.
Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân – Sư – Phụ (Vua – thầy – cha).
Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tày học bạn” – ý nói bạn cũng có thể là thầy.
Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định – những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.
Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.
Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)…
Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.
“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân – Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.
Mối quan hệ thầy – trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.
Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang…
Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.
Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối – người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam.
Kho tàng ca dao tục ngữ của cha ông đã để lại cho ta bao nhiêu bài học quý giá về cách sống, lối sống, cách ứng xử để trở thành người sống ý nghĩa, biết kính trên nhường dưới. Và chắc hẳn mỗi người từng trải qua thời học sinh cũng đều rất thấm thía lời dạy: "Tôn sư trọng đạo"
Dân gian xưa cũng đã đúc rút rằng:
"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"
Như vậy vai trò, vị trí của người thầy luôn có tầm quan trọng trong việc giáo dục mỗi cá nhân. Tương tự như vậy thì "tôn sư" tức là tôn trọng, kính trọng của người học trò với thầy giáo trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Còn "trọng đạo" là coi trọng, thực hiện đúng những đạo lý, đạo đức tốt đẹp của một con người. Như vậy, câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích như một bài học, một châm ngôn sống đồng thời là lời nhắc nhở mọi người phải biết lễ phép, tôn trọng thầy cô. Đó không chỉ là đạo nghĩa tất yếu ở đời mà còn là sự thể hiện đạo đức của mỗi cá nhân.
Từ xa xưa, khi mà việc học hành chưa được bài bản thì dân ta cũng ý thức được rằng "không thầy đố mày làm nên". Còn ở phương Bắc, họ quan niệm: "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo chỉ xếp sau nhà vua nhưng trước cha mẹ: "Quân- Sư- Phụ". Ngày nay, những nhà giáo được cả xã hội vinh danh là "kĩ sư tâm hồn" còn nghề dạy học là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý" (Hồ Chí Minh). Lớp lớp bao thầy cô giáo đã đóng góp sức mình vào sự nghiệp trồng người, truyền đạt cho học trò mình không chỉ kiến thức sách vở mà còn là kĩ năng sống, cách làm người, cách đối nhân xử thế... để khi bước ra khỏi giảng đường, ta trưởng thành và chững chạc hơn, có thể hướng tới thành công dễ dàng và thuận tiện hơn bằng gói kiến thức đã được trang bị. Bản thân mỗi người khi nhận được sự giáo dục đầy tận tâm để khôn lớn, trưởng thành hơn mỗi ngày thì chắc hẳn từ sâu thẳm trái tim đều dành sự yêu quý, kính trọng và biết ơn với thầy cô giáo. Thời xa xưa, Platon, Aritxtot, Khổng Tử ... đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò, được biết bao thế hệ ngưỡng vọng và kính trọng. Dù ở phương Đông hay phương Tây, mối quan hệ thầy trò có bình đẳng tới đâu thì vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống tốt đẹp của loài người đặc biệt là ở Việt Nam- một dân tộc luôn tâm niệm "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn". Truyền thống ấy được kéo dài và kế thừa, phát huy theo suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Nếu trẻ em như một tờ giấy trắng tinh, đầy ngây thơ và trong sáng thì chính những người thầy người cô sẽ nắn nót, cẩn thận viết lên đó những điều hay lẽ phải, những chân trời kiến thức, những bài học làm người. Tôn trọng thầy cô giáo cũng là biểu hiện của tình yêu với tri thức, lòng ham học hỏi, ý chí và khát vọng vươn tới những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Đối với người dân Việt Nam, có một người thầy được coi là người thầy vĩ đại của muôn đời, cả đời tận trung vì dân vì nước thầy giáo Chu Văn An. Thầy Đồ Chiểu dù có bị mù cả hai mắt nhưng cả đời vẫn kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh của bè lũ xâm lược. Ngày nay, bao thế hệ học sinh Việt Nam lại dành sự tôn trọng cho thầy giáo Văn Như Cương- con người tận tâm trong sự nghiệp giáo dục, hết lòng dạy dỗ học sinh đến tận những ngày cuối đời. Những người thầy đáng kính đó sẽ mãi mãi được những học trò Việt Nam tôn trọng và ca tụng.
Ngày nay truyền thống "tôn sự trọng đạo" đã có nhiều điều cần phải bàn. Các thầy cô vẫn vậy, vẫn cần mẫn ngày đêm nghiên cứu, nghiền ngẫm để đem đến cho học trò những bài học, những kiến thức quý giá nhất. Vậy mà một số cô cậu học trò không ý thức được điều ấy, nhiều lần làm thầy cô phiền lòng như vô lễ với thầy cô giáo, xúc phạm họ... Phải chăng đó là những lần người ta trót quên đi đạo làm trò hay đó là hệ quả của một cuộc sống biến đổi đến không ngừng mà ở đó Internet và một số công cụ khác đã trở thành một con dao hai lưỡi? Xã hội đã, đang và sẽ phê phán những học sinh như thế.
Chúng ta đang là những học sinh- những mầm non tương lai của đất nước nên hãy tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; cùng góp phần dựng xây đất nước như một cách đáp đền công lao cô thầy.
"Tôn sư trọng đạo" không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào "Tôn sư trọng đạo" vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mỗi người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình:
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.
"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩ thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.
Người xưa từng nói :"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" nghĩa là "Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy". Từ xưa đến nay, truyền thống "Tôn sư trọng đạo" đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người Việt Nam, trở thành chuẩn mực đạo đức cho mỗi con người vào mỗi thời đại. Dù có bao biến cố xảy ra, xã hội có thay đổi nhưng người thầy vẫn giữ một vị trí trang trọng trong cuộc sống của mỗi con người.
Trước hết, "tôn" là tôn trọng, "sư" là thầy, "đạo" là đạo lý, lễ nghĩa mà thầy răn dạy. Như vậy, "Tôn sư trọng đạo" tức là nhắc đến sự tôn kính, kính trọng tới những người thầy giáo về những đạo nghĩa mà thầy đã truyền dạy. Chỉ với 4 từ ngắn gọn mà người xưa đã gửi gắm vào đó biết bao nhiêu giá trị. Câu nói không chỉ nhắc nhở cho mọi người về truyền thống quý báu ấy, nó còn nhắc nhở những thế hệ sau này – những lớp người đi sau cần cố gắng gìn giữ và bảo toàn trọn vẹn truyền thống của dân tộc. Đó là một truyền thống hết sức tốt đẹp của con người Việt Nam ta, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Khi xưa ta đã bắt gặp những ông đồ dạy chữ, cụ Chu Văn An đã được tôn vinh là nhà giáo vĩ đại nhất trong lịch sử nước Việt, thì cho đến nay, chúng ta có hẳn một ngày lễ lớn để tôn vinh các nhà giáo. Đó là ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam 20-11, là dịp mà mỗi người học trò dù hiện tại hay đã từng đều trở về và bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã từng dạy dỗ mình qua bao năm tháng. Cô thầy không sinh thành nhưng lại có công dưỡng dục chúng ta nên người. Bởi vậy, mỗi mùa tri ân đến là mỗi mùa học sinh trở về bày tỏ tình thương mến của mình với những người đã chèo lái con thuyền tri thức cần mẫn ngày đêm. Đôi khi chỉ cần là một sự trở lại thăm ngôi trường xưa, chỉ cần là một cuốn sổ hay một lời chúc cũng đủ làm thầy cô vui lắm rồi. Chứng kiến những lớp học trò mình từng dạy dỗ khi xưa đã nên người, thử hỏi thầy cô nào không thấy lòng mình vui?
Đối với những nhà giáo có công lao to lớn tới sự phát triển giáo dục, nhà nước đã ban tặng những danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân rất cao quý. Đó là những phần thưởng xứng đáng dành cho những người có sức cống hiến lớn lao dành cho nền giáo dục, là sự tri ân dành cho những con người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người.
Làm thầy, không gì vui hơn là việc nhìn ngắm từng lớp thế hệ học trò trưởng thành. Bởi vậy, sự nên người của học sinh chĩnh là món quà to lớn nhất dành cho thầy cô. Việc thi đua cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt để dành bông hoa điểm mười cho thầy cô mùa 20-11 là một hoạt động hết sức ý nghĩa mà mỗi nhà trường đều phát động mỗi mùa tri ân đến. Nhìn ngắm những mầm non tương lai của đất nước cố gắng hết sức để dành những bông hoa điểm tốt để dành tặng cô thầy, đó là niềm vui lớn mà bất kì nhà giáo nào cũng muốn mình được tặng.
Tuy nhiên, thời nào cũng có những con sâu làm rầu nồi canh. Không phải bất cứ lúc nào truyền thống "tôn sư trọng đạo" cũng được nhắc đến một cách trân trọng. Xã hội đã chứng kiến rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra: học sinh vì xích mích với thầy giáo đã thẳng tay đánh thầy hay thậm chí là nhẫn tâm giết chết cả những người đã dạy dỗ mình. Có những em học sinh vì sự bồng bột của tuổi mới lớn mà đã làm những hành vi vô nhân tính, vô đạo đức đối với người thầy mà đáng lẽ ra các em cần phải kính trọng. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải làm sao để những sự việc đau lòng ấy không xảy ra nữa, để thầy và trò được trả lại vị trí vốn có của mình, và người thầy lại có thể trở thành một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.
Suy cho cùng, truyền thống "Tôn sư trọng đạo" vẫn cần được bảo vệ, giữ gìn và phát huy trong cuộc sống hôm nay và cả mai sau, trở thành một chuẩn mực đạo đức của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Kính trọng thầy cô giáo, là cách chúng ta bồi đắp thêm cho tâm hồn mình những tình cảm đẹp đẽ và cao cả nhất.
Nhân dân ta từ ngàn xưa đã có câu:
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Câu nói ấy thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo mà nhân dân ta đã lưu giữ từ đời này qua đời khác. Mỗi lớp thế hệ lại có những cách riêng để gìn giữ đạo lý tốt đẹp này. Và cho đến tận ngày nay, nó vẫn còn vẹn nguyên những giá trị tốt đẹp, làm ngời sáng lên vẻ đẹp phẩm chất của những người dân đất Việt.
“Tôn sư” có nghĩa là tôn trọng, kính trọng thầy, cô, những người đã có công lao truyền dạy cho mình những kiến thức, những đạo lý tốt đẹp trong cuộc sống. “Trọng đạo” có nghĩa là coi trọng những đạo lý, những điều tốt đẹp được lưu giữ, truyền bá trong cuộc sống. Nói cách khác, “tôn sư trọng đạo” là đạo lý thể hiện sự tôn kính, tôn trọng những người thầy, những người đào tạo, nuôi dưỡng tri thức của nhân loại. Đồng thời, nó cũng đề cao vai trò, vẻ đẹp phẩm chất và công lao của những người thầy.
“Tôn sư trọng đạo”, kính trọng thầy cô không chỉ là một đạo lý, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà nó còn là một thước đo đánh giá phẩm chất của mỗi con người. Bởi người thầy, hay nghề giáo trong bất cứ một thời đại, một quốc gia cũng đều đóng những vai trò vô cùng quan trọng. Người thầy là những người truyền thụ cho chúng ta những kiến thức, những đạo lý để ta dần hoàn thiện mình hơn cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Mỗi con người lớn lên, bên cạnh sự dạy bảo của gia đình thì công lao của những người thầy cũng vô cùng lớn lao. Họ cũng theo sát chúng ta trong suốt những giai đoạn đầu tiên và quan trọng của cuộc đời. Họ giúp ta hoàn thiện những phần còn thiếu, giúp ta khai thác những năng lực chưa được bộc lộ và nhiều hơn thế nữa. Có lẽ vì vậy mà người xưa đã có câu dạy rằng:
“Không thầy đố mày làm nên.”
Đặc biệt là trong nhịp sống thay đổi hiện nay, khi mà hệ thống kiến thức tại các cấp học từ mẫu giáo đến đại học đang ngày một đổi mới, ngày một phong phú hơn thì bản thân những người thầy cũng phải không ngừng đổi mới cách thức giảng dạy, đổi mới kiến thức để bắt kịp với tiến độ đó. Những thứ họ làm âm thầm thôi nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn đối với các thế hệ học sinh. Bởi từ chính những tâm huyết của các thầy, các cô, thì học sinh mới có được 1 nền tảng kiến thức vững chắc, để bắt kịp với những sự thay đổi của xã hội. Người ta vẫn thường nói nghề giáo như những người lái đò tần tảo, cần mẫn đưa hết thế hệ học sinh này đến thế hệ học sinh khác cập bến tri thức.
Nếu đánh mất đi đạo lý quý báu ấy, chẳng khác nào chúng ta phủ nhận đi công lao của thầy cô, tự biến mình thành những kẻ vô ơn, những kẻ qua cầu rút ván…
Tại Việt Nam, đạo lý tôn sư trọng đạo được gìn giữ và phát huy như một truyền thống quý báu. Hằng năm có ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày để tôn vinh những người có công “trồng người”. Lịch sử Việt Nam đã có không ít những người thầy mẫu mực như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu hay Người thầy lớn của dân tộc Hồ Chí Minh… Họ đã đào tạo ra biết bao thế hệ người tài cho đất nước. Lòng tôn sư trọng đạo không phải là những món quà vật chất, đôi khi nó chỉ là những lời chúc thật tâm, những cử chỉ lễ phép hay những lời hỏi thăm thân mật. Những điều đơn giản đó cũng đủ để mối quan hệ thầy trò thêm thân mật, gắn kết.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều những trường hợp tiêu cực, nông nổi đánh mất đi đạo lý tốt đẹp ấy. Có nhiều trường hợp học sinh vô lễ với thầy cô, có những lời nói và hành động xúc phạm tới sức khỏe và danh dự của thầy cô. Đi xa hơn nữa, chắc hẳn chúng ta đã được báo chí đưa tin về những trường hợp học trò bạo hành, thậm chí là giết thầy giáo chỉ vì những phút nông nổi. Những trường hợp ấy cần được quan tâm nhiều hơn để giúp họ có nhận thức đúng đắn hơn về cách sống.
Bản thân tôi cũng có những người thầy trong cuộc đời của mình. Tôi luôn trân trọng và kính phục họ với tài năng và tâm huyết. Với tôi họ là những tấm gương mà tôi cần noi theo. Và điều mà tôi luôn làm là cố gắng hết mình vươn tới thành công, vì sự thành công của tôi là lời cảm ơn chân thành nhất đối với họ.
“Tôn sư trọng đạo” sẽ luôn là đạo lý, là truyền thống quý báu mà mỗi chúng ta đều phải có ý thức để gìn giữ và phát huy nó.
Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, sư; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã có nhiều thay đổi.
Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo ? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lý (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lý thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.
Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.
Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học. Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.
Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.
Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học, phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.
Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lý phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đó, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.
Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo có từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được yêu cầu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dạy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.
Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lý làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.
Comenxki- một nhà giáo dục, nhà hoạt động nhân văn vĩ đại người Séc đã nói rằng: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, để tôn vinh nghề giảng dạy, đồng thời gián tiếp nêu bật lên sự đáng quý, đáng trọng của những con người làm nghề giáo, những người cả đời lái những chuyến đò đưa học sinh đến bến bờ của tri thức. Ở Việt Nam ta truyền thống tôn sư trọng đạo đã có từ ngàn đời nay, trở thành một chuẩn mực đạo đức, một lối ứng xử tốt đẹp mà mỗi một con người đều phải ghi nhớ không quên. Mỗi thế hệ con em đều được ông cha nhắc nhở rằng “Một ngày làm thầy cả đời làm cha”, thầy cô chính là người cha người mẹ thứ hai, mà chúng ta phải yêu thương, kính trọng bằng hết tầm lòng, không khác gì những người thân ruột thịt trong gia đình, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
“Tôn sư” tức là tôn trọng, kính mến, và có tấm lòng biết ơn với những người làm thầy, làm cô, bất kể là họ đã từng hay chưa từng dạy dỗ chúng ta. Còn “trọng đạo” có nghĩa là coi trọng, đặt những lời thầy cô giáo truyền đạt ở trong lòng để ngẫm nghĩ, suy xét, xem trọng đạo lý làm người, giữ chuẩn mực đạo đức, đối xử với thầy cô đúng phép tắc lễ nghĩa, không được có những hành động xấc xược, thiếu đạo đức. Biểu hiện rõ nét của truyền thống tôn sư trọng đại trong xã hội ngày nay, chính là sự chăm ngoan, lễ phép, kính thầy yêu bạn của các thế hệ học sinh. Các em học sinh tham gia giờ học một cách nghiêm túc, tích cực xây dựng bài vở, đạt kết quả tốt để làm vui lòng thầy cô giáo, đền đáp lại những gì mà người giáo viên đã truyền dạy. Tôn trọng lời thầy cô dạy dỗ, hết lòng giúp đỡ thầy cô trong công tác giảng dạy, quan tâm thầy cô giống như người thân thiết của mình. Bên cạnh đó vào những ngày lễ tết, đặc biệt là ngày nhà giáo Việt Nam, để tôn vinh nghề giáo và lòng biết ơn của mình, các thế hệ học sinh luôn có truyền thống thăm hỏi, tặng quà, chúc mừng thầy cô giáo của mình. Thậm chí có người đã ra trường gần 20 năm, nhưng không năm nào quên về thăm lại thầy cô giáo cũ, ôn lại chuyện xưa một cách đầy trân trọng và yêu thương.
Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc, đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong phong tục tập quán. Từ thuở xa xưa, đặc biệt là nước ta dưới ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ của nền Nho học đã có quan niệm về ba vị trí có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội ấy là “Quân-Sư-Phụ”, tức đứng đầu là bậc cửu ngũ chí tôn, sau đó là vị trí của người thầy và cuối cùng chính là người cha. Như vậy vị trí của người thầy chỉ đứng sau vua, nhận đủ mọi sự tôn trọng, kính mến từ những người khác trong xã hội, họ được coi là tấm gương sáng, là “khuôn vàng thước ngọc” để đánh giá các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đất nước, là người trực tiếp bồi dưỡng đào tạo các nhân tài cho quốc gia, chính vì thế xã hội lại càng tin tưởng vào nhân cách, đạo đức và tu dưỡng của bậc làm thầy. Bởi vậy, nên để trở thành một người thầy giáo trong xã hội xưa được nhiều người kính trọng, thì họ cũng phải tự đặt ra cho mình những quy tắc, nề nếp nghiêm cẩn, tác phong đứng đắn, để không phụ lòng mong mỏi của đất nước, nhân dân đồng thời làm tấm gương sáng cho học trò noi theo, mong có ngày trò giỏi hơn thầy. Không chỉ vậy, lời nói của người thầy trong xã hội cũ vô cùng có sức ảnh hưởng, việc được tiếp xúc giao lưu với những con người được coi là biểu tượng, khuôn mẫu của nhân cách và đạo đức khiến người ta vô cùng vinh dự và quý trọng. Đặc biệt, giữa thầy và trò luôn có sự phân biệt rạch ròi tôn ti, người thầy có quyền nặng lời trách mắng, xử phạt nếu học sinh vi phạm, yếu kém mà học sinh thì phải răm rắp nghe theo, lệnh thầy có lẽ chỉ kém lệnh của thiên tử, sức nặng của truyền thống “tôn sư trọng đạo” vào thời này được bộc lộ vô cùng rõ ràng.
Ngày nay xã hội có nhiều đổi thay, vị thế của thầy và trò ngày càng được kéo gần, người thầy vẫn đóng vai trò truyền đạt tri thức như bao đời nay, thế nhưng tiếng nói và vị trí xã hội thì không giống như trong xã hội cũ, nghề giáo trở thành một nghề như bao nghề khác. Thế nhưng truyền thống tôn sư trọng đạo thì vẫn không hề thay đổi trong ý thức hệ của dân tộc ta, và những người làm nghề giáo cũng vẫn giữ được những phẩm cách, tư chất của người làm thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho lớp học trò noi theo. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, sự chi phối của tiền quyền, sự mai một của truyền thống tôn sư trọng đạo trong một số con người, sự xuống cấp của đạo đức đã khiến cho vai trò và vị trí của người thầy, người cô trong xã hội không còn được xem trọng như trước. Có lẽ chúng cũng ít nhiều nghe hoặc chứng kiến những sự việc đáng tiếc như học sinh hành hung, dọa nạt, thách thức, thậm chí là dọa giết cả người thầy người cô của mình chỉ vì những lý do không đâu, chỉ vì sự bồng bột của tuổi trẻ mà không màng tới luân thường đạo lý. Còn các bậc phụ huynh lại càng chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của mình khi bao che những hành vi sai trái của con em, đổ lỗi cho giáo viên, coi họ chỉ là những người làm công ăn lương, chỉ được quyền dạy chứ không có quyền trách phạt. Điều đó đã dẫn tới những hệ lụy hết sức nguy hiểm, là tạo cho con em những tư tưởng không tôn trọng thầy cô, ỷ vào sự chở che của cha mẹ, đánh mất đi truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc, cuối cùng là cha mẹ đã không dạy dỗ được con cái, cũng không để cho thầy cô uốn nắn. Hậu quả là biến một bộ phận các em học sinh thành lớp người vừa thiếu hụt tri thức lại vừa thiếu hụt cả nhân cách và phẩm chất đạo đức, vô cùng nguy hại cho xã hội. Còn đối với người giáo viên, sự suy đồi về nhân cách và đạo đức của một số thầy cô đã đem đến những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực cho nghề nhà giáo, có khi nào mà người ta lại thấy một cô giáo dùng ma túy, một người thầy xâm hại học sinh, rồi những người thầy người cô hành hung học sinh của mình một cách tàn ác chỉ vì sự nóng giận nhất thời... Những điều đó đã đánh mất niềm tin của học sinh, phụ huynh và cả xã hội về nhân cách và đạo đức của người thầy, thứ vốn được coi như “khuôn vàng thước ngọc” từ bao đời nay. Bên cạnh đó sự thiếu hụt kiến thức, chậm trễ trong việc cập nhập chuyên môn, yếu kém trong nghiệp vụ, sự lười biếng trong hoạt động dạy và học đã khiến các em học sinh cảm thấy chán nản trong học tập, hình tượng người thầy truyền dạy kiến thức từ đó cũng dần trở nên phai mờ trong lòng các em học sinh. Cuối cùng là thái độ của xã hội đối với người thầy và cả ngành giáo dục đôi khi còn quá phiến diện và tầm nhìn hạn hẹp, biết một mà không biết hai. Trong thời buổi lên ngôi của facebook và truyền thông, thì chỉ một clip nho nhỏ hoặc một tin tức giật gân về người giáo viên hoặc ngành giáo dục cũng khiến dân tình đổ xô vào bình luận, người đủ tầm suy xét nhìn sự thật thì ít, thế nhưng những kẻ tù mù, thích chửi bới thì đông hơn cả quân Mông, gây nên những hiệu ứng tiêu cực trong cộng đồng. Điều đó cũng làm cho những người làm nghề giáo phải gánh chịu nhiều áp lực, thậm chí không còn thiết tha với nghề, từ đó những nỗ lực cải thiện giáo dục của nhà nước cũng trở nên khó khăn hơn.
Từ những điều tôi trình bày ở trên, mong rằng mỗi chúng ta dù là học sinh, phụ huynh hay là bất kỳ một ai trong xã hội cần phải có suy nghĩ đúng đắn về nghề nhà giáo, nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày hôm nay chúng ta không chỉ tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo mà còn phải nỗ lực bảo vệ những người thầy người cô đáng kính của chúng ta khỏi những tác động tiêu cực của xã hội, để họ có thể tiếp tục cống hiến, tiếp tục miệt mài với phấn bảng với con thuyền tri thức của mình, đóng góp cho đất nước.
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho một người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử... từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩ thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.
Hiếu học là một trong những đức tính nổi bật của người Việt chúng ta. Chẳng thế mà người thầy luôn được tôn vinh trong xã hội. Ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu rằng “nhất tự vi sư bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy) hay “không thầy đố mày làm nên”. Công lao người thầy được sánh ngang hàng với công ơn cha mẹ “cơm cha áo mẹ chữ thầy”. Vì thế “ tôn sư trọng đạo” cũng trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, và truyền thống ấy vẫn luôn được các thế hệ học trò trân trọng, giữ gìn và phát huy.
Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn người làm thầy. Thầy cô chính là những người chèo lái con đò kiến thức đưa học trò cập bến bờ cuộc sống, đến với kho tri thức vô tận của nhân loại, đến tương lai hạnh phúc và dạy cho ta đạo lí, nhân cách để ta làm người trong xã hôi. Vì vậy chúng ta phải luôn ghi nhớ công ơn người thầy, phải sống sao cho phải đạo làm người.
Trọng đạo là coi trọng đạo lí làm người, coi trọng nghề dạy học, coi trọng lời thầy cô dạy dỗ.
Tôn sư trọng đạo là quý trọng thầy dạy, luôn khắc ghi lời thầy cô, luôn chăm lo học tập trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội, làm giàu cho quê hương đất nước.
“Tôn sư trọng đạo” đã trở thành truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp đó đã được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Dù là ở đâu, ở thời đại nào thì nghề dạy học vẫn luôn được coi trọng và người thầy vẫn luôn được tin tưởng, mến yêu vì những cống hiến, những tâm huyết, những hi sinh thầm lặng của họ cho “sự nghiệp trồng người”. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng. chẳng phải ngẫu nhiên mà giáo dục lại được coi là quốc sách hàng đầu của nước ta, và cũng đâu phải ngẫu nhiên mà ngày 20-11 hằng năm lại trở thành ngày hiến chương các nhà giáo. Hình ảnh các bậc phụ huynh, tặng hoa thầy cô giáo của con, học sinh cũ trở lại thăm trường, thăm các thầy cô giáo cũ trong ngày này đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Và đây cũng là một minh chứng cho thấy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Từ đạo “lí tôn sư trọng đạo” ngày nay đã gắn liền với tư tưởng “trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Tôn sư trọng đạo” ở đây không đơn thuần chỉ là đạo lí, tình cảm mà đã trở thành động lực sức mạnh, hành động cách mạng đưa đất nước tiến lên sánh vai các cường quốc năm châu. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta.
Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Bên cạnh các nhà giáo tâm huyết với nghề, yêu thương học trò thì cũng có những người không yêu nghề, mến trẻ mà chỉ đơn thuần coi nghề dạy học là kế sinh nhai, bán chất xám, bán điểm, xúc phạm nhân phẩm của học sinh. Và học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, thì cũng có không ít bạn cãi lời thầy cô, thậm chí là xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đối với những hành vi tiêu cực như vậy, chúng ta phải kịch liệt lên án và bài trừ. Tôn trọng thầy cô là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Hiện nay, giáo dục có nhiều đổi mới, trong đó có sự thay đổi về vai trò của người thầy và nghề dạy học. Tuy vậy, nhưng vị trí của người thầy vẫn vô cùng quan trọng. Trong khi cuộc sống mới ngày càng kéo theo nhiều vấn đề phúc tạp, đặc biệt là sự xuống cấp về vấn đề đạo đức chúng ta càng phải cố gắng kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa đã có câu ca:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Hoặc thâm thúy hơn, ông cha ta cũng từng nhắc con cháu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Tôn sư là đề cao, tôn vinh, coi trọng người thầy. Vì sao vậy? Người thầy dạy chữ, dạy kiến thức cho ta, đem đến cho ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có ích hơn. Người thầy lại dạy ta đạo lí, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội. Vai trò người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Thế thì sao lại không tôn vinh, đề cao người thầy? Đây là tôn vinh một con người đã góp phần đem lại lợi ích cho cả một dân tộc. Sự tôn vinh này xuất phát từ chức năng cao quý và trách nhiệm lớn lao của người thầy. Trọng đạo là gì? Trong kết câu hai vế cân đối tôn sư/trọng đạo, nếu tôn sư là tôn vinh người thầy thì trọng đạo là coi trọng nghề dạy học. Đạo ở đây là đạo làm thầy, là nghề dạy học. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người, như ai đó đã nói: "Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất". Nhân dân ta "trọng đạo" chính là trọng cái nghề "trồng người" cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những "kĩ sư tâm hồn".
Tôn sư trọng đạo hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, đó là sự suy nghĩ nhìn nhận đúng đắn và tiến bộ của nhân dân ta về một nghề đáng được coi trọng và một con người đáng được tôn vinh. Nó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, bởi coi trọng nghề dạy học là một biểu hiện sâu sắc của một dân tộc văn hiến và tôn vinh người thầy là bằng chứng hùng hồn của một dân tộc hiếu học. Nhưng ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo chính là nó gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. bồi dưỡng nhân lực; bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp. Xưa, ông cha ta đã nói "hiền tài là nguyên khí quốc gia"; nay, ta lại khẳng định "giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu" - những điều đó không thể không liên quan đến truyền thông tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính là như thế. Nó là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến và giàu mạnh.
Truyền thống tốt đẹp đó đã được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng ông thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái nhất, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc thầy, đã dạy con cái họ nên người. Trong hoàn cảnh nước nhà còn nghèo, đời sống thầy giáo còn nhiều khó khăn, họ đã tận tình giúp đỡ thầy một cách chân thành và cảm động. Các dân tộc vùng cao đã coi các thầy giáo, cô giáo miền xuôi lên dạy học như người con của quê hương minh. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, và ngày 20-11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân đế tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý. Hình ảnh cha mẹ học sinh tặng hoa các thầy, cô giáo trong ngày 20- 11 và cả những cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm thầy giáo cũ đã nói lên sâu sắc truyền thông và đạo lý cao đẹp đó. Từ một đạo lý truyền thống của dân tộc, tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng "trồng người" cua Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó không chỉ là đạo lý, tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta.
Bước sang thế kỷ XXI, cuộc sống có nhiều đổi mới kéo theo sự đổi mới của giáo dục, của vai trò người thầy và nghề dạy học. Trên cơ sở kế thừa, giữ gìn những mặt tốt đẹp của truyền thống, chúng ta cần biết phát huy và vận dụng đạo lí tôn sư trọng đạo một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng mới để đạt kết quả tốt đẹp nhất.
Nói về thầy có chúng ta thường có câu: “Không thầy đố mày làm nên” hay “ Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, đặc biệt là “ Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Có thể thấy tất cả những câu nói ấy đều nhằm nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của mỗi người thầy trong cuộc sống này. Nếu bố mẹ mang đến cho chúng ta cuộc sống thì thầy mang đến cho ta chữ nghĩa, hay chính là tri thức. Chính vì thế những câu nói ấy khuyên ta nên tôn sư trọng đạo. Vậy tôn sư trọng đạo có nghĩa là gì? Truyền thống ấy được nối tiếp đến ngày nay như thế nào?
Trước hết chúng ta đi giải thích câu nói tôn sư trọng đạo là gì? Tôn chính là tôn trọng và sư ở đây chính là thầy, chúng ta vẫn thường nghe thấy những danh từ để chỉ những người dạy học như gia sư là vì thế hay “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Trọng đạo ở đây là trọng đạo nghĩa thầy trò. Chính vì thế ta có thể hiểu câu nói trên là tôn trọng thầy cô và tôn trọng đạo nghĩa thầy trò. Qua câu nói ấy chúng ta thấy được lời khuyên của ông cha ta rằng hãy biết kính trọng những người đã dạy cho mình và hãy trân trọng những tình thầy trò ấy. Đồng thời tôn sự trọng đạo còn thể hiện sự hiếu học của nhân dân ta.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay. Trước tiên truyền thống ấy được biểu hiện rõ từ những năm tháng người xưa. Từ những năm tháng của lịch sử thì ta cũng thấy được những biểu hiện của truyền thống ấy. Hình ảnh những ông đồ ngày đêm tận tụy viết chữ giảng bài, áo the đen khăn xếp một tay cầm bút một tay nâng vạt tay áo thể hiện sự đường hoàng mực thước. Những câu học trò ngoan ngoãn đọc theo những lời thầy dạy cái đầu không thôi lắc lư theo nhịp bài nhân chi sơ tính bản thiện. Khi ấy nước ta học chữ Hán của bên Trung Quốc cho nên cách thức cũng giống so với nước đó. Tuy nhiên tình cảm thầy trò, sự tôn sư trọng đạo của chúng ta vẫn chỉ Việt Nam ta mới có. Tình cảm thầy trò là một thứ rất thiêng liêng, những người thầy như những người lái đò đưa những thế hệ trẻ đến bến bờ của sự hiểu biết sự thành công. Còn những người trò giống như những người con trai con gái của người thầy dạy dỗ đó, rất mến yêu và có những cái ngu ngơ cần phải dạy thêm.
Truyền thống ấy còn được thể hiện rõ ở giai đoạn hiện nay. Đã có rất nhiều bài văn viết về cảm xúc khi ra trường của những cô cậu học sinh khiến cho người ta phải rơi nước mắt, không biết rằng những bài văn ấy đã lấy nước mắt của bao nhiêu người, không biết được những thầy cô được nhắc đến trong bài là ai mà chỉ biết rằng tình cảm thầy trò được hiện lên thật sự rất cảm động và nó rất đỗi thiêng liêng như chính tình cảm mẫu tử hay tình yêu quê hương đất nước. Chưa cần chúng ta phải làm gì cho những người thầy người cô dạy dỗ cho ta mà chỉ cần biết rằng nhớ đến thầy cô cũng là một sự tôn trọng, một biểu hiện tôn sư trọng đạo. Đó là tình cảm của những người con dành cho những người cha người mẹ thứ hai.
Tất nhiên truyền thống nào cũng vậy, đều có con sâu làm giàu nồi canh. Nếu như truyền thống yêu nước có những người yêu nước xả thân mình nhưng cũng có những kẻ phản động bán rẻ nước nhà thì truyền thống tôn sư trọng đạo cũng có những tình trạng rất bất cập. mới đây trên các báo đều đưa tin thầy giáo đánh học sinh thậm tệ chỉ vì không làm bài tập. Đó là một sự thật đau lòng cho truyền thống giáo dục nước nhà. Lỗi cơ bản ở đây là do thầy nhiều hơn khi bản thân thầy không làm gương về cách cư xử dẫn đến hành vi kia của học trò.
Qua đây ta thấy tôn sư trọng đạo là một truyền thống của dân tộc ta, mỗi chúng ta nên yêu mến quý trọng lấy thầy cô giáo của mình. Đồng thời những thầy cô cũng cần có một thái độ yêu mến học sinh, những cách cư xử cho học sinh thấy nể chứ không thể khinh được. Và một điều mà chúng ta vẫn biết rằng học sinh nhớ nhà trường mình từng học một phần do bạn bè một phần do thầy cô để lại những tình cảm những kỉ niệm khiến nó in sâu vào mỗi cá nhân học sinh. Vậy nên hãy biết cách sống sao cho tốt với nhau giữ gìn truyền thống tôn sư trọng đạo.
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đạo lý mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp từ ngàn xưa cho đến nay. Trải qua thời gian, dù xã hội có phát triển và đổi thay thì truyền thống ấy vẫn là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Trong xã hội xưa và nay, “Tôn sư trọng đạo” có gì khác nhau?
Trong xã hội xưa, thầy giáo được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò học, noi theo thầy mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước. Trong ba vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội xưa “Quân – Sư – Phụ” thì người thầy chỉ đứng sau vua, người được xã hội, nhân dân đặc biệt coi trọng và tôn vinh, là người mà nhân dân gửi gắm niềm tin để giúp con em họ học hành mà thành tài. Đã nhiều câu tục ngữ, ca dao xưa mang ý nghĩa răn dạy con người về vai trò của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”, “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”, “Trọng thầy mới được làm thầy”…
Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, các vua Hùng đã chú trọng đến việc dạy chữ. Nhà vua đã mời thầy cô đến dạy học cho các công chúa. Theo cuốn “Ngọc phả đình thôn Hương Lan” (xã Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ) thì chuyện kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 18, niên hiệu Hùng Duệ Vương, từ vua đến dân rất quan tâm đến việc học hành, “tôn sư trọng đạo”, tu thân và lập thân của con người. Vì thế, Vua Hùng Duệ Vương đã mời hai vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục (quê Bắc Ninh) vào cung dạy học trực tiếp cho hai Công chúa mà nhà Vua rất mực yêu quý là Công chúa Tiên Dung và Công chúa Ngọc Hoa.
Khi thầy cô tạ thế, Vua Hùng cùng người dân thôn Hương Lan tiếc thương công đức của hai thầy cô nên đã an táng ngay tại địa điểm Thầy Cô mở lớp dạy học, táng cùng một ngôi mộ. Nhà Vua cũng cho phép thôn Hương Lan lập miếu để thờ cúng, hương hỏa cho Thầy Cô. Từ đó, trải từ đời này sang đời khác, muôn dân đất Việt noi theo mà kính trọng người thầy, coi trọng sự học và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” luôn được gìn giữ như một nét đẹp của dân tộc.
Ngày xưa, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để cho con em đi học và cũng không có sẵn trường lớp như bây giờ. Vì thế, gia đình nào có điều kiện thường mời thầy đến nhà để thầy dạy cho hai, ba đứa con mình, giúp con em đọc được chữ, học vỡ nghĩa sách thánh hiền để làm cơ sở học cao hơn rồi thi thố, đỗ đạt mong được ra làm quan giúp dân, giúp nước. Cũng có người thầy từ bỏ chốn quan trường để về quê mở lớp dạy học cho con nhà nghèo và không ít học trò nghèo đã nghe lời thầy, hiếu học mà đỗ đạt thành danh. Vì thế, ngày xưa, chỉ có thầy mới thực sự là người có thể dạy chữ cho con em nhân dân, giúp cho con em họ thành người có ích cho xã hội. Từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn truyền nhau câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Cái nghĩa “Yêu thầy” ở đây cần hiểu đó là trọng thầy, trọng sự học chứ không phải mang cho thầy vàng bạc hay những giá trị vật chất gì.
Trong xã hội xưa, cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” được gắn với tính mô phạm, khuôn phép, nhân cách, đạo đức theo đúng lời dạy của đạo Nho. Vì thế, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò chứ không thể có bất cứ một yếu tố nào chi phối giá trị này. Muốn được học trò tôn kính, thầy phải giữ đúng chữ “đạo thầy”, thầy phải là biểu tượng của nhân cách cao đẹp, đạo đức chuẩn mực và tài trí hơn người. Có nghĩa là, thầy phải xứng là “khuôn vàng thước ngọc”. Còn nếu không có được những điều trên, thầy sẽ bị xã hội khinh rẻ, bị học trò coi thường. Về phía học trò, cũng phải giữ đúng “đạo học trò”, biết nghe lời thầy, biết chăm chỉ học tập và biết ứng xử cho phải đạo. Nếu phạm lỗi phải biết kính cẩn xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Chính vì vậy, trò vi phạm, nhất là phạm lỗi đạo đức, thầy trách phạt, thậm chí dùng roi đánh vào tay, vào lưng, thậm chí từ chối sự giáo dục để học trò nhận ra lỗi lầm của mình nhưng trò và gia đình không hề kêu ca, không hề trách mắng thầy vì họ đều nhận thức được rằng, có như vậy, bản thân mới nên người, mới cố gắng học hành để thành đạt. Khi gặp thầy, trò phải thực hiện những nghi lễ chào hỏi một cách cung kính, theo đúng lễ nghĩa đã được ghi chép trong các sách của Khổng Tử. Nếu không làm hoặc làm sai có nghĩa là không giữ đúng đạo làm trò.
Trong xã hội ngày nay, người thầy vẫn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy. Bởi lẽ, dù là xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. Dù các phương tiện trong quá trình giáo dục có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ cho bài giảng của thầy còn vai trò quan trọng vẫn là người thầy trên bục giảng, là phấn trắng, bảng đen. Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Thầy là người định hướng tri thức để học trò khám phá, tìm tòi tri thức.
Vì thế, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn còn nguyên giá trị về sự kính trọng người thầy, coi trọng sự học và những lời dạy của cha ông xưa vẫn không hề cũ đối với các thế hệ học trò. Tuy nhiên, cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” ngày nay có phần thay đổi so với xưa kia. Ở xã hội ngày nay, khoảng cách giữa thầy và trò không cách xa như trước. Thầy và trò gần gũi, thân thiện hơn. Mối quan hệ giữa thầy và trò không còn bị chi phối bởi những giáo lý nghiêm ngặt như trong xã hội xưa mà có phần được giảm nhẹ, giản hóa những quy định về lễ nghĩa. Vì thế, học trò ngày nay thể hiện sự kính trọng thầy bằng nhiều cách khác nhau chứ không bó hẹp như xưa.
Người thầy trong xã hội ngày nay vẫn phải là chuẩn mực của đạo đức, nhân cách và trí tuệ. Đặc biệt, khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ đạt được những thành tựu to lớn, khi thế giới bước vào thời đại công nghệ 4.0 thì người thầy phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để bắt kịp với thời đại, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nếu không, có thể thầy sẽ thua học trò và khi ấy, hình ảnh thầy trong tâm hồn học trò không còn thiêng liêng như trước nữa.
Có thể nói, “Tôn sư trọng đạo” dù ở ngày xưa hay hôm nay và mãi mãi mai sau vẫn luôn là một nét đẹp không gì có thể thay thế được của dân tộc Việt Nam. Dù ở đâu, thời nào, người thầy vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Nói như Nhà giáo Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng, là biểu tượng thiêng liêng về đạo học và hình ảnh người thầy của dân tộc Việt Nam: “Ta chưa từng thấy nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được”.
Ở nước ta, "tôn sư trọng đạo" chẳng còn là vấn đề xa lạ gì nữa, nó không đơn giản là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống bao nghìn năm nay của dân tộc Việt Nam. Cuộc sống còn cần kiến thức đến bao giờ, con người còn sự văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Nhưng liệu loài người có chịu quay trở về cái thời ăn lông ở lỗ nữa không? Bởi vậy chuyện con người không cần kiến thức, mất đi tính văn minh là điều dường như chẳng thể.
Vậy "tôn sư trọng đạo" là gì? Trong "tôn sư" thì tôn là tôn trọng, kính trọng, đề cao; sư là người thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư nghĩa là tôn trọng, đề cao, kính trọng người thầy đã dạy mình học, dạy mình viết chữ và dạy mình làm người. Còn trong "trọng đạo", Trọng nghĩa là coi trọng, tôn trọng; đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy vì đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người.
Bởi vậy dù ở thời kì lịch sử nào, xã hội nào thì "tôn sư trọng đại" vẫn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, bởi một phần nó là truyền thống nên cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Phát triển hay giữ gìn được nền tảng đạo đức thì xã hội mới văn minh.
Nhân dân ta cũng có những câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo mà chứa những ý nghĩa sâu sắc. Những câu ca dao đó vừa tôn vinh người thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người.
"Không thầy đố mày làm nên"
Câu nói có ý người thầy chính là người vạch đường chỉ lối cho mỗi người, bởi vậy mà công ơn của người thầy ngang hàng với vị trí của cha mẹ "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Và chúng ta cũng luôn tự nhắc nhắc bản thân:
"Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Người làm thầy dù ở bất kì xã hội nào cũng đều luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy mà "tôn sư trọng đạo" đã không còn chỉ là vấn đề quan niệm sống mà còn là phạm trù đạo đức. Tuy vị trí của người thầy không còn tuyệt đối như thời xưa nữa nhưng hiện tại thì "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".
Thực tế hiện nay, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay còn nhiều điều cần phải bàn đến. Thầy cô giáo phải đứng trước nhiều khó khăn của cuộc sống nhưng vẫn ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền đạt cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Và bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính trọng thầy cô giáo thì cũng không có ít bạn quên đi nhiệm vụ làm tròn nghĩa vụ làm trò. Những người học sinh đó đã vô tình hay cố ý vi phạm làm đau lòng thầy cô giáo. Có những câu chuyện đau lòng thật mà chúng ta không muốn nhắc đến về hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với chính những người ngày đêm thao thức để truyền đạt điều hay lẽ phải, dạy ta trở thành người.
Xã hội ngày càng văn minh hơn thì càng cần phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Người thầy ở hiện đại không chỉ đơn giản dừng lại là người truyền đạt tri thức mà còn trở thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường để đi đến tri thức. Tuy có sự thay đổi nhưng vị trí của người thầy trong xã hội không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy, thậm chí ngày càng quan trọng hơn. Xã hội dù có đi đến đâu thì vẫn luôn có những người muốn học và có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo.
Đặc biệt với truyền thống dân tộc Việt Nam ta thì "tôn sư trọng đạo" như là một điều hết sức tốt đẹp. Trước xã hội đầy rẫy những hiện tượng đi xuống về vấn đề đạo đức học đường chúng ta cần phải có những hành động cần thiết và cấp thiết để nhắc nhở từng người nhìn lại chính cách ứng xử của mình với người làm thầy trong xã hội.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.