Tìm kiếm

Lớp 10

tài liệu

10 câu Trắc nghiệm Bài 18 : Lực ma sát (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 18 : Lực ma sát (có đáp án) chọn lọc Câu 1. Khi ôtô chuyển động thẳng đều thì A. trọng lực cân bằng với phản lực. B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường. C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau. D. trọng lực cân bằng với lực kéo. Đáp án đúng: C Các lực tác dụng lên xe ôtô bao gồm: trọng lực, phản lực, lực kéo của động cơ, lực ma sát với đường, lực cản của không khí. Xe chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào xe cân bằng nhau. Câu 2. Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi. Đáp án đúng: D Lực ma sát Fmst=μt.NFmst=μt.N , không phụ thuộc vào vận tốc của vật. Câu 3. Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động được một đoạn sau đó chuyển động chậm dần vì A. quán tính. B. lực ma sát. C. phản lực. D. trọng lực Đáp án đúng: D Lực ma sát gây cản trở chuyển động của vật, làm cho vật chuyển động chậm dần. Câu 4. Chọn biểu thức đúng về lực ma sát trượt? A. −−→Fmst=μt→NFmst→=μtN→ . B. −−→Fmst=−μt→NFmst→=−μtN→ . C. Fmst=μtNFmst=μtN . D. Fmst<μtNFmst<μtN . Đáp án đúng: C Fmst=μtNFmst=μtN trong đó μtμt là hệ số ma sát trượt, N áp lực lên bề mặt. Câu 5. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật. B. Áp lực lên mặt tiếp xúc. C. Bản chất của vật. D. Điều kiện về bề mặt. Đáp án đúng: A Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật Câu 6. Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực có phương ngang với độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ A. lớn hơn 300 N. B. nhỏ hơn 300 N. C. bằng 300 N. D. bằng trọng lượng Đáp án đúng: C Do vật chuyển động thẳng đều, lực ma sát trượt cân bằng với lực đẩy →Fmst=Fd=300N→Fmst=Fd=300N Câu 7. Một vật trượt được một quãng đường s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 lần trọng lượng của vật và g =10 m/s2. Cho chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật A. = 7,589 m/s. B. = 75,89 m/s. C. = 0,7589 m/s. D. = 5,3666m/s. Đáp án đúng: A Áp dụng biểu thức của định luật II Newton: →P+→N+−−→Fmst=m→aP→+N→+Fmst→=ma→ (*) Chọn hệ trục xOy như hình vẽ, chiếu (*) lên trục Ox: −Fmst=ma−Fmst=ma (1) ⇒−0,06mg=ma⇒a=−0,06g=−0,6m/s2⇒−0,06mg=ma⇒a=−0,06g=−0,6m/s2 Áp dụng công thức liên hệ giữa v, a, s: v2−v20=2as⇒v0=√−2as=√2.0,6.48=7,589m/sv2−v02=2as⇒v0=−2as=2.0,6.48=7,589m/s Câu 8. Trong cuộc sống, có những tình huống lực ma sát có lợi nhưng có những tình huống lực ma sát có hại. Tình huống nào lực ma sát xuất hiện có hại? A. viết bảng. B. đi bộ trên đường nhựa. C. đi trên đường đất trời mưa. D. thêm ổ bi vào các trục quay. Đáp án đúng là: C A. viết bảng – lực ma sát nghỉ giữa phấn (hoặc bút) và mặt bảng giúp cho việc viết bảng dễ dàng hơn, phấn bám được trên bảng. B. đi bộ trên đường nhựa – lực ma sát nghỉ giữa chân và mặt đất giúp cho con người đi lại được. C. đi trên đường đất trời mưa – lực ma sát trượt xuất hiện làm cho việc đi lại khó khăn. D. thêm ổ bi vào các trục quay – lực ma sát lăn xuất hiện giúp cho ổ trục quay dễ dàng hơn. Câu 9. Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe và mặt đường là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là? A. 1000 N. B. 10000 N. C. 100 N. D. 10 N. Đáp án đúng: B Xe chuyển động trên đường nằm ngang nên N=P=mg=5000.10=50000NN=P=mg=5000.10=50000N ⇒Fmst=μtN=0,2.50000=10000N⇒Fmst=μtN=0,2.50000=10000N Câu 10. Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng ngang với vận tốc 54 km/h thì tắt máy. Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ = 0,01. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian từ lúc tắt xe máy đến lúc dừng lại là A. 180 s. ⇒Fmst=μtN=0,01.mg⇒Fmst=μtN=0,01.mg B. 90 s. C. 100 s. D. 150 s. Đáp án đúng: D Đổi v0=54km/h=15m/sv0=54 km/h=15m/s . Xe chuyển động trên đường nằm ngang N=P=mgN=P=mg ⇒Fmst=μtN=0,01.mg⇒Fmst=μtN=0,01.mg Áp dụng định luật II Newton −−→Fmst=m→aFmst→=ma→ Chọn chiều dương theo chiều chuyển động: −Fmst=ma⇒a=−Fmstm=−0,01.mgm=−0,01g=0,1m/s2−Fmst=ma⇒a=−Fmstm=−0,01.mgm=−0,01g=0,1m/s2 Thời gian xe đi từ lúc tắt máy cho đến khi dừng lại là: t=v−v0a=0−15−0,1=150s
513 6 3
10 câu Trắc nghiệm Bài 17 : Trọng lực và lực căng (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 17: Trọng lực và lực căng (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Ở gần Trái Đất trọng lực có đặc điểm nào sau đây? A. Phương thẳng đứng. B. Chiều từ trên xuống dưới. C. Điểm đặt tại trọng tâm của vật. D. Cả A, B, C. Đáp án đúng là: D. Trọng lực có đặc điểm: - Phương thẳng đứng - Chiều từ trên xuống dưới. - Điểm đặt tại trọng tâm của vật. Câu 2: Trọng lực là A. Lực hút do Trái Đất tác dụng lên vật. B. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật. C. Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho vật. D. Cả A, B, C. Đáp án đúng là: D. Trọng lực là - Lực hút do Trái Đất tác dụng lên vật. - Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật. - Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho vật. Câu 3: Công thức tính trọng lượng? A. P = m.g.P = m.g. B. ⇀P=m.g.P⇀=m.g. C. P = m.⇀gP = m.g⇀ D.P =mgP =mg . Đáp án đúng là: A. Công thức tính trọng lượng: P = m.g. Câu 4: Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây? A. P = 2 N. B. P = 200 N. C. P = 2000 N. D. P = 20 N. Đáp án đúng là: B. Lấy g = 9,8 m/s2 thì trọng lượng của vật là P=m.g=20.9,8=196NP=m.g=20.9,8=196N . Câu 5: Nhận xét nào sau đây sai? A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó. B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật. C. Vì P = mg nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật. D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó. Đáp án đúng là: C. A, B đúng: khối lượng chỉ lượng chất tạo nên vật đó, không thay đổi ở các vị trí khác nhau, và có tính chất cộng. C - sai vì: Công thức P = mg chỉ là công thức tổng quát. Khối lượng vật không thay đổi theo vị trí đặt vật nhưng gia tốc trọng trường g sẽ thay đổi theo vị trí đặt vật, dẫn đến trọng lượng sẽ thay đổi. Câu 6: Lực căng dây có đặc điểm nào sau đây? A. Điểm đặt ở hai đầu dây, chỗ tiếp xúc với vật. B. Phương trùng với phương sợi dây. C. Chiều luôn hướng vào giữa sợi dây. D. Cả A, B và C. Đáp án đúng là: D. Lực căng dây có đặc điểm: - Điểm đặt ở hai đầu dây, chỗ tiếp xúc với vật. - Phương trùng với phương sợi dây. - Chiều luôn hướng vào giữa sợi dây. Câu 7: Một vật khối lượng 10 kg được treo thẳng đứng bởi một sợi dây, vật ở trạng thái cân bằng. Tính độ lớn lực căng tác dụng vào vật. Lấy g =10 m/s2g =10 m/s2 . A. 100 N. B. 10 N. C. 150 N. D. 200 N. Đáp án đúng là: A. A - đúng. Vật cân bằng dưới tác dụng của hai lực ⇀PP⇀ và ⇀TT⇀ . Nên T=P=m.g=10.10=100 NT=P=m.g=10.10=100 N . Câu 8: Một dây treo chỉ chịu được lực căng giới hạn là 10 N, người ta treo một vật khối lượng 2 kg vào một đầu dây. Hỏi dây có bị đứt không? Lấy g =10 m/s2g =10 m/s2 . A. dây không bị đứt. B. dây bị đứt. C. còn phụ thuộc vào kích thước của vật. D. không xác định được. Đáp án đúng là: B. Lực căng dây khi treo vật là T=P=m.g=2.10=20 NT=P=m.g=2.10=20 N. Do T > TghT > Tgh nên dây bị đứt. Câu 9: Đơn vị của trọng lực là gì? A. Niuton (N) B. Kilogam (Kg) C. Lít (l) D. Mét (m) Đáp án đúng là: A. Đơn vị của trọng lực là Niuton (N). Câu 10: Đơn vị của lực căng là gì? A. Niuton (N) B. Kilogam (Kg) C. Lít (l) D. Mét (m) Đáp án đúng là: A. Đơn vị của lực căng là Niuton (N).
519 5 2
10 câu Trắc nghiệm Bài 16 : Định luật 3 Newton (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 16 : Định luật 3 Newton (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn: A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Đáp án đúng là: B. B - đúng, theo định luật III Newton. Cặp “lực và phản lực” có đặc điểm: - Cùng phương - Ngược chiều - Cùng độ lớn - Tác dụng vào hai vật khác nhau. Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ: A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa. B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa. C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa. D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh. Đáp án đúng là: B. B - đúng, theo định luật III Newton. Lực do búa tác dụng vào đinh và lực của đinh tác dụng vào búa là cặp lực và phản lực. Nên độ lớn của hai lực này phải bằng nhau. Câu 3: Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá. B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực tấm kính tác dụng vào hòn đá. C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá. D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính. Đáp án đúng là: B. B -đúng, theo định luật III Newton. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính và lực của tấm kính tác dụng hòn đá là cặp lực và phản lực. Hai lực này bằng nhau về độ lớn. Câu 4: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn? A. bằng 500 N. B. nhỏ hơn 500 N. C. Lớn hơn 500 N. D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất. Đáp án đúng là: A. A -đúng, theo định luật III Newton cặp lực và phản lực có độ lớn bằng nhau. Câu 5: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào? A. Không đẩy gì cả. B. Đẩy xuống. C. Đẩy lên. D. Đẩy sang bên. Đáp án đúng là: C. C - đúng, người này tác dụng vào đất một lực đi xuống, đất tác dụng ngược trở lại phản lực đi lên. Câu 6: Cặp lực – phản lực không có tính chất nào sau đây? A. là cặp lực trực đối. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. xuất hiện thành từng cặp. D. là cặp lực cân bằng. Đáp án đúng là: D. D - sai, lực và phản lực không cân bằng vì chúng tác dụng vào hai vật khác nhau. Câu 7: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng? A. Lực kéo của đội A lớn hơn đội B. B. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất. C. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất. D. Lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau. Đáp án đúng là: B. B - đúng, theo định luật III Newton. Đội A thắng đội B là do hợp lực tác dụng lên đội A lớn hơn hợp lực tác dụng lên đội B. - Lực tác dụng lên đội A gồm lực kéo do đội B tác dụng lên, lực do mặt đất dụng lên. - Lực tác dụng lên đội B gồm lực kéo do đội A tác dụng lên, lực do mặt đất dụng lên. Lực do đội A tác dụng lên đội B có độ lớn bằng với lực do đội B tác dụng lên đội A. Vậy đội A thắng đội B là do lực do mặt đất tác dụng lên đội A có độ lớn lớn hơn lực do mặt đất tác dụng lên đội B. Suy ra: Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất. Câu 8: Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B? A. ⇀FAB=−⇀FBAF⇀AB=−F⇀BA . B. ⇀FAB=⇀FBAF⇀AB=F⇀BA . C. ⇀FAB=FBAF⇀AB=FBA . D. ⇀FAB=−FBAF⇀AB=−FBA . Đáp án đúng là: A. A -đúng, theo định luật III Newton. Câu 9: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực? A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau. C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau. D. Lực và phản lực không cân bằng nhau. Đáp án đúng là: C. C - sai, lực và phản lực luôn ngược hướng với nhau. Câu 10: Lực và phản lực của nó luôn A. khác nhau về bản chất. B. xuất hiện và mất đi đồng thời. C. cùng hướng với nhau. D. cân bằng nhau. Đáp án đúng là: B. B - đúng,lực và phản lực của nó luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
548 5 3
10 câu Trắc nghiệm Bài 15 : Định luật 2 Newton (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 15 : Định luật 2 Newton (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Về mặt động lực học chất điểm,gia tốc của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật. B. Kích thước và khối lượng của vật. C. Lực tác dụng lên vật và kích thước của vật. D. Kích thước và trọng lượng của vật. Đáp án đúng là: A. A - đúng: Gia tốc của vật không những phụ thuộc vào lực tác dụng mà còn phụ thuộc vào khối lượng của vật. Câu 2: Chọn đáp án đúng: A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. B. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật. C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật. D. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật. Đáp án đúng là: A. A - đúng, theo nội dung định luật II Newton. Biểu thức: →a=→Fma→=F→m B, C, D - sai. Câu 3: Chọn đáp án đúng. Biểu thức của định luật II Newton xét về mặt Toán học? A. a =Fma =Fm . B. ⇀a=⇀Fma⇀=F⇀m . C. ⇀F=⇀amF⇀=a⇀m . D. ⇀a=m⇀Fa⇀=mF⇀ . Đáp án đúng là: B. B - đúng, biểu thức của định luật II Newton là ⇀a=⇀Fma⇀=F⇀m . Câu 4: Trong biểu thức của định II Newton là ⇀a=⇀Fma⇀=F⇀m . Thì ⇀FF⇀ là A. Hợp lực của các lực tác dụng lên vật. B. Là trọng lực. C. Là lực đẩy tác dụng lên vật. D. Là lực kéo tác dụng lên vật. Đáp án đúng là: A. A - đúng, khi vật chịu nhiều lực tác dụng thì ⇀F=⇀F1+⇀F2+⇀F3...F⇀=F⇀1+F⇀2+F⇀3... nên ⇀FF⇀ là hợp lực của các lực tác dụng lên vật. Câu 5: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là: A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Đáp án đúng là: B. B - đúng, theo định luật II Newton dưới tác dụng của cùng một lực không đổi vật nào có khối lượng càng lớn thì gia tốc càng nhỏ, có nghĩa càng khó thay đổi vận tốc, tức là có mức quán tính càng lớn. Câu 6: Chọn phát biểu đúng nhất . A. Vectơ hợp lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật. B. Hướng của vectơ hợp lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật. C. Hướng của hợp lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật. D. Hợp lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi. Đáp án đúng là: C. A, B – sai vì hướng của lực tác dụng cùng với hướng của gia tốc. Trong trường hợp vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì hướng của lực tác dụng mới cùng hướng với hướng chuyển động, còn trong trường hợp vật chuyển động thẳng chậm dần đều thì ngược lại. C - đúng vì theo định luật II Newton. D – sai vì hợp lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều bằng 0. Câu 7: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và không đổi chiều chuyển động. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là A. 4 N. B. 1 N. C. 2 N. D. 100 N. Đáp án đúng là: C. Áp dụng công thức d = v0.t +12.a.t2d = v0.t +12.a.t2 với: d=200cm=2m;v0=0;t=2sd=200cm=2m;v0=0;t=2s. Suy ra a = 1 m/s2a = 1 m/s2 . Độ lớn hợp lực tác dụng vào vật là F = m.a = 2.1 = 2 NF = m.a = 2.1 = 2 N . Câu 8: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật A. Cùng chiều với chuyển động. B. Cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. C. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần. D. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. Đáp án đúng là: D. A, B, C - sai. D - đúng vì theo định luật II Newton cùng hướng với , mà chuyển động thẳng chậm dần đều thì ngược chiều ( tức là ngược chiều chuyển động của vật), và có độ lớn không đổi. Câu 9: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng . A. 38,5 N. B. 38 N. C. 24,5 N. D. 34,5 N. Đáp án đúng là: A. Gia tốc của vật v2- v20= 2.a.d⇒a =v2- v202.d=0,92−0,222.50.10−2=0,77 m/s2v2- v02= 2.a.d⇒a =v2- v022.d=0,92−0,222.50.10−2=0,77 m/s2 . Hợp lực tác dụng lên vật là F = m.a = 0,77.50 = 38,5 N. Câu 10: Lực ⇀FF⇀ truyền cho vật khối lượng gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng ⇀FF⇀ gia tốc 6 . Lực ⇀FF⇀ sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1+ m2m = m1+ m2 thì gia tốc bằng A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s². Đáp án đúng là: A. Ta có : (F = 2.m1F = 6.m2)⇒(m1=F2m2=F6)⇒m1+m2=2.F3F = 2.m1F = 6.m2⇒m1=F2m2=F6⇒m1+ m2=2.F3 . ⇒a =Fm1+m2=F2.F3= 1,5 m/s2
520 5 4
10 câu Trắc nghiệm Bài 14 : Định luật 1 Newton (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 14 : Định luật  1  Newton (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng. A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng. C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng. D. Khi thấy vận tốc của vật bị thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật. Đáp án đúng là: D. A sai vì: lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động B sai vì hướng biến dạng của vật chưa chắc đã cùng hướng với lực tác dụng. C sai vì vật chuyển động thẳng đều, hợp lực bằng không. D - đúng vì theo định luật I Newton: Lực không phải là nguyên nhân gây ra và duy trì chuyển động, lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật. Câu 2: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên một đường thẳng. C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát. D. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi. Đáp án đúng là: D. A- sai vì vật luôn chịu tác dụng của lực hướng tâm B – sai vì chưa đủ dữ kiện C – sai vì đây là chuyển động thẳng nhanh dần đều D - đúng vì thỏa mãn định nghĩa quán tính. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên. B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó. C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật. D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại. Đáp án đúng là: C. A - sai vì vật có thể chuyển động thẳng đều mãi mãi B – sai vì lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động. C - đúng vì đúng với định luật I Newton D – sai vì vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi. Câu 4: Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật gọi là A. tính biến dạng nén của vật. B. tính biến dạng kéo của vật. C. tính đàn hồi của vật. D. quán tính của vật. Câu 5: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách A. dừng lại ngay. B. ngả người về phía sau. C. chúi người về phía trước. D. ngả người sang bên cạnh. Đáp án đúng là: B. B - đúng vì theo tính quán tính hành khách có xu hướng bảo toàn vận tốc đang có cả về hướng và độ lớn. Vậy khi xe tăng tốc đột ngột tiến về phía trước thì người có xu hướng ngả về phía sau. Câu 6: Có hai nhận định sau đây: (1) Một vật đang đứng yên, ta có thể kết luận vật không chịu tác dụng của lực nào. (2) Một hành khách ngồi ở cuối xe. Nếu lái xe phanh gấp thì một túi xách ở phía trước bay về phía anh ta. Chọn phương án đúng. A. (1) đúng, (2) sai. B. (1) đúng, (2) đúng. C. (1) sai, (2) sai. D. (1) sai, (2) đúng. Đáp án đúng là: C. Phát biểu (1) – sai vì vật đứng yên có thể không chịu tác dụng của lực nào nhưng cũng có thể chịu tác dụng của các lực, nhưng hợp lực của chúng bằng 0. Phát biểu (2) – sai vì theo định luật quán tính thì túi xách ở phía trước phải có xu hướng bay về phía trước. C - đúng vì cả hai nhận định trên đều không nghiệm đúng định luật I Newton. Câu 7: Nếu định luật I Newton đúng thì tại sao các vật chuyển động trên mặt đất đều dừng lại? A. vì có ma sát. B. vì các vật không phải là chất điểm. C. vì có lực hút của Trái Đất. Đáp án đúng là: A. A - đúng vìcác vật chuyển động trên mặt đất đều dừng lại do có ma sát. B, C, D - sai. Câu 8: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. vật dừng lại ngay. B. vật đổi hướng chuyển động. C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. Đáp án đúng là: D. A, B, C - sai. D- đúng vì theo tính quán tính vật có xu hướng bảo toàn vận tốc đang có cả về hướng lẫn độ lớn. Câu 9: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng, bỗng xe đột ngột rẽ sang trái. Hỏi hành khách ngồi trên xe sẽ như thế nào? A. Vẫn ngồi yên, không bị ảnh hưởng gì. B. Ngả người sang trái. C. Ngả người sang phải. D. Chúi người về phía trước. Đáp án đúng là: A. C – đúng vì theo định luật quán tính, người ngồi trong xe có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Khi xe rẽ sang trái thì người có xu hướng bị nghiêng sang phải. Câu 10: Hãy giải thích sự cần thiết của dây an toàn và cái tựa ở ghế ngồi trong xe taxi? (1) Khi xe chạy nhanh mà phanh gấp thì dây an toàn giữ cho người không bị lao ra khỏi ghế về phía trước và khi xe đột ngột tăng tốc cái tựa đầu giữ cho đầu khỏi giật mạnh về phía sau, tránh bị đau cổ. (2) Để trang trí xe cho đẹp. Chọn phương án đúng A. (1) đúng, (2) sai. B. (1) đúng, (2) đúng. C. (1) sai, (2) sai. D. (1) sai, (2) đúng. Đáp án đúng là: A. Khi xe chạy nhanh mà phanh gấp thì dây an toàn giữ cho người không bị lao ra khỏi ghế về phía trước và khi xe đột ngột tăng tốc cái tựa đầu giữ cho đầu khỏi giật mạnh về phía sau, tránh bị đau cổ.
476 6 3
10 câu Trắc nghiệm Bài 13: Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 13: Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực (có đáp án) chọn lọc (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Câu 1: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ? A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2. B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2. C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 v F2. D. Trong mọi trường hợp: (F1−F2)≤F≤(F1+F2)F1−F2≤F≤F1+F2 . Đáp án đúng là: D. A, B, C - Sai. D - đúng. Câu 2: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần A. Cùng phương, cùng chiều. B. Cùng phương, ngược chiều. C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc khác không. Đáp án đúng là: A. A - đúng vì khi hai lực cùng phương, cùng chiều thì lực tổng hợp có độ lớn F = F1+ F2F = F1+ F2 . Câu 3: Độ lớn của hợp lực hai lực đồng quy hợp với nhau góc α là: A. F2= F12+ F22+ 2F1F2.cosαF2= F12+ F22+ 2F1F2.cosα . B. F2=F12+F22−2F1F2.cosαF2=F12+F22−2F1F2.cosα . C. F=F1+F2−2F1F2.cosαF =F1+F2−2F1F2.cosα . D. F2=F12+F22−2F1F2F2=F12+F22−2F1F2 . Đáp án đúng là: A. A - đúng vì theo quy tắc hình bình hành khi tổng hợp hai lực đồng quy ta có: F2= F12+ F22+ 2F1F2.cosαF2= F12+ F22+ 2F1F2.cosα . Câu 4: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực? A. 25 N. B. 15 N . C. 2 N. D. 1 N. Đáp án đúng là: B. B - đúng vì (F1−F2)≤F≤(F1+F2)⇒(12−9)≤F≤(12+9)⇒3≤F≤21F1−F2≤F≤F1+F2⇒12−9≤F≤12+9⇒3≤F≤21 . Câu 5: Có hai lực đồng quy −→F1F1→ và −→F2F2→ . Gọi αα là góc hợp bởi −→F1F1→ và −→F2F2→ và →F=−→F1+−→F2F→=F1→+F2→ . Nếu F=F1+F2F=F1+F2 thì : A. α=00α=00. B. α=900α=900 . C. α=1800α=1800 . D. 0<a<9000<a<900 . Đáp án đúng là: B. B - đúng vì trường hợp này độ lớn lực tổng hợp bằng tổng hai lực thành phần nên −→F1F1→ và −→F2F2→ là hai lực cùng phương, cùng chiều. Suy ra góc xen giữa hai lực bằng 00. Câu 6: Có hai lực đồng quy −→F1F1→ và −→F2F2→ . Gọi αα là góc hợp bởi −→F1F1→ và −→F2F2→ và →F=−→F1+−→F2F→=F1→+F2→ . Nếu F=F1−F2F=F1−F2 thì : A. α=00α=00 . B. α=900α=900 . C. α=1800α=1800 . D. 0<a<9000<a<900 . Đáp án đúng là: C. C - đúng vì trường hợp này độ lớn lực tổng hợp bằng hiệu hai lực thành phần nên −→F1F1→ và −→F2F2→ là hai lực cùng phương, ngược chiều. Suy ra góc xen giữa hai lực bằng 1800. Câu 7: Phân tích lực là phép A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều. B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều. C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy. D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì. Đáp án đúng là: C Phân tích lực là phép thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy. Câu 8: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ? A. 4 N. B. 20 N. C. 28 N. D. Chưa có cơ sở kết luận. Đáp án đúng là: B. B - đúng vì vật đứng yên nên hợp lực của ba lực trên bằng 0, hợp lực của hai lực còn lại sẽ có độ lớn bằng lực thứ ba. Hợp lực của hai lực 12 N và 16 N sẽ có độ lớn bằng 20 N. Câu 9: Phân tích lực →FF→ thành hai lực →F1F→1 và →F2F→2 hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100N ; F1 = 60N thì độ lớn của lực F2 là: A. F2=40F2=40 N. B. √1360013600N. C. F2=80F2=80 N. D. F2=640F2=640 N. Đáp án đúng là: C. Ta sử dụng quy tắc hình bình hành cho hai lực vuông góc F =√F21+F22⇒100=√602+F22⇒F2=80F =F12+F22⇒100=602+F22⇒F2=80 N. Câu 10: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 30 N. Góc tạo bởi hai lực là 120o. Độ lớn của hợp lực : A. 60 N B. 30√2302 N. C. 30 N. D.15√3153 N . Đáp án đúng là: C. Áp dụng công thức: F2= F12+ F22+ 2F1F2.cosαF2= F12+ F22+ 2F1F2.cosα ⇒F2=2.302+2.30.30.cos1200⇒F2=2.302+2.30.30.cos1200 ⇒F = 30 N
484 5 5
10 câu Trắc nghiệm Bài 12: Chuyển động ném (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 12: Chuyển động ném (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào A. Vận tốc ném. B. Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất. C. Khối lượng của vật. D. Thời điểm ném. Đáp án đúng là: B. B - đúng vì công thức tính thời gian rơi trong chuyển động ném ngang là t=√2.Hgt=2.Hg với H là độ cao của vật từ chỗ bị ném đến mặt đất. Câu 2: Công thức tính tầm xa của vật bị ném ngang? A.L = v0.√2.HgL = v0.2.Hg . B.L = v0.√HgL = v0.Hg . C. L =√2.HgL =2.Hg . D.L =√2.g.HL =2.g.H . Đáp án đúng là: A. A - đúng vì công thức tính tầm xa của vật bị ném ngang là L = v0.√2.HgL = v0.2.Hg. Câu 3: Nếu từ cùng một độ cao đồng thời ném các vật khác nhau với vận tốc khác nhau thì vật nào có vận tốc ném lớn hơn sẽ có tầm bay xa A. lớn hơn. B. nhỏ hơn. C. bằng nhau. D. còn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. Đáp án đúng là: A. A - đúng vì dựa vào công thức tầm xa của chuyển động ném ngang là L = v0.√2.HgL = v0.2.Hg , tầm xa phụ thuộc vào độ cao và vận tốc ném. Câu 4: Nếu từ các độ cao khác nhau ném ngang các vật với cùng vận tốc thì vật nào ném ở độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa A. lớn hơn. B. lớn hơn. C. bằng nhau. D. còn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. Đáp án đúng là: B. B - đúng vì dựa vào công thức tầm xa của chuyển động ném ngang là L = v0.√2.HgL = v0.2.Hg , tầm xa phụ thuộc vào độ cao và vận tốc ném. Câu 5: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là v0=30v0=30 m/s từ một độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy g=10m/s2g=10m/s2 . Bỏ qua sức cản của không khí. Tính thời gian rơi và tầm xa của vật. A. 2 s; 120 m. B. 4 s; 120 m. C. 8 s; 240 m. D. 2,8 s; 84 m. Đáp án đúng là: B. Thời gian rơi của vật là t=√2.Hg=√2.8010=4(s).t=2.Hg=2.8010=4(s). Tầm xa của vật là L=v0.√2.Hg=30.√2.8010=120(m)L=v0.2.Hg=30.2.8010=120(m) . Câu 6: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g=10m/s2g=10m/s2 . A. 9,7 km. B. 8,6 km. C. 8,2 km. D. 8,9 km. Đáp án đúng là: D. L = v0.√2.Hg=720.1033600.√2.10.10310=8,9.103(m)L = v0.2.Hg=720.1033600.2.10.10310=8,9.103(m). Câu 7: Chọn đáp án đúng. Công thức tính tầm cao của chuyển động ném xiên A. H =v20.sin2α2.gH =v02.sin2α2.g . B. H =v.sin2α2.gH =v.sin2α2.g C. H =v.sin2α2.gH =v.sin2α2.g . D. H =v20.sinα2.gH =v02.sinα2.g . Đáp án đúng là: A. Công thức tính tầm cao của chuyển động ném xiên là H =v20.sin2α2.gH =v02.sin2α2.g . Câu 8: Chọn đáp án đúng. Công thức tính tầm xa của chuyển động ném xiên A. L =v20.sin2αgL =v02.sin2αg . B. L =v20.sin2α2gL =v02.sin2α2g . C. L =v20.sin2α2gL =v02.sin2α2g . D. L =v20.sin2αgL =v02.sin2αg . Đáp án đúng là: A. A - đúng công thức tính tầm xa của chuyển động ném xiên L =v20.sin2αgL =v02.sin2αg . Câu 9: Một vật được ném nghiêng với mặt bàn nằm ngang góc 600600 và vận tốc ban đầu 10 m/s. Tính tầm cao của chuyển động ném. Lấy g=10m/s2g=10m/s2 . A. 3,5 m. B. 4,75 m. C. 3,75 m. D. 10 m. Đáp án đúng là: C. Tầm cao của vật là H =v20.sin2α2.g=102.sin2602.10=3,75(m).H =v02.sin2α2.g=102.sin2602.10=3,75(m). Câu 10: Một vật được ném nghiêng với mặt bàn nằm ngang góc 600600 và vận tốc ban đầu 10 m/s. Tính tầm xa của vật. Lấy g=10m/s2g=10m/s2 . A. 5√353 m. B. 3√535 m. C. 2√525 m. D. 5√252 m. Đáp án đúng là: A. Tầm xa của vật là: L =v20.sin2αg=102.sin12010=5√3L =v02.sin2αg=102.sin12010=53 m
425 4 5
10 câu Trắc nghiệm Bài 10: Sự rơi tự do (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 10: Sự rơi tự do (có đáp án) chọn lọc Câu 1: Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi ? A. Một cái lá cây rụng. B. Một sợi chỉ. C. Một chiếc khăn tay. D. Một mẩu phấn. Đáp án đúng là: D Trọng lượng của mẩu phấn lớn hơn nhiều so với sức cản của không khí tác dụng lên nó, do đó ta bỏ qua sức cản của không khí, coi như mẩu phấn chỉ rơi dưới tác dụng của trọng lực và coi sự rơi của mẩu phấn là rơi tự do. Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật? A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. B. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều. C. Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau. D. Lúc t = 0 thì vận tốc ban đầu theo phương ngang khác không. Đáp án đúng là: D Chuyển động rơi tự do có đặc điểm : Chuyển động theo phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới. Chuyển động rơi tư do là chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu theo phương ngang bằng 0. Ở cùng một nơi trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật rơi tự do đều có cùng một gia tốc g, thường lấy g=9,8m/s2g=9,8m/s2 hoặc g=10m/s2 Câu 3: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung. B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống. Đáp án đúng là: B A- Sai vì: Khi đã buông dù, lực cản của không khí rất lớn tác dụng vào vận động viên. B- Đúng vì: lực cản của không khí tác dụng vào quả táo không đáng kể nên coi là rơi tự do. C- Sai vì: lực cản của không khí tác dụng vào chiếc lá đáng kể nên không thể coi là rơi tự do. D- Sai vì: Thang máy còn chịu thêm tác dụng của lực căng của dây treo nên không coi là rơi tự do. Câu 4: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h xuống đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Công thức tính độ lớn v của vật khi chạm đất là: A. v=2ghv=2gh B. v=√2ghv=2gh C. v=√2hgv=2hg D. v=√ghv=gh Đáp án đúng là: B Áp dụng công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều v=v0+a.tv=v0+a.t với vận tốc ban đầu v0 = 0 và a = g. Thời gian kể từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất là: t=√2hgt=2hg Thay vào biểu thức v=v0+a.t=g.√2hg=√2ghv=v0+a.t=g.2hg=2gh Câu 5: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ đỉnh tháp với gia tốc g=10m/s2g=10m/s2 , sau 3s thì chạm đất. Chiều cao của tháp là? A.35 m. B. 40 m. C. 45 m. D. 50 m. Đáp án đúng là: C Áp dụng công thức tính quãng đường đi được trong rơi tự do s=12gt2s=12gt2 h=s=12gt2=0,5.10.32=45mh=s=12gt2=0,5.10.32=45m Câu 6: Một vật rơi tự do, trong 4 s cuối cùng rơi được 320 m. Tính thời gian rơi của vật. Lấy g=10m/s2g=10m/s2 A. 20 s. B. 10 s. C. 40 s. D. không đủ dữ kiện để tính. Đáp án đúng là: B Gọi: Thời gian rơi cả quãng đường là t. - Quãng đường rơi trong khoảng thời gian t: s=12gt2s=12gt2 - Quãng đường vật rơi được trong khoảng thời gian (t – 4 ): s'=12g(t−4)2s'=12gt−42 Ta có: h−h'=320⇒12gt2−12g(t−4)2=320h−h'=320⇒12gt2−12gt−42=320 Suy ra t = 10 s. Câu 7: Một vật rơi tự do từ độ cao h, g=10m/s2g=10m/s2 . Tính thời gian rơi biết quãng đường vật rơi được trong 7 s cuối cùng là 385 m. A. 7 s B. 4 s. C. 6,5 s. D. 9 s. Đáp án đúng là: D Δs1Δs1 là quãng đường vật rơi được trong 7 s cuối cùng. stst là quãng đường vật rơi trong thời gian t. s(t−7)st−7 là quãng đường vật rơi được trong thời gian (t - 7) s đầu. Δs=st−s(t−7)Δs=st−st−7 ⇒385=12.g.t2−12.g.(t−7)2⇒385=12.g.t2−12.g.t−72 ⇒t=9s⇒t=9 s. Câu 8: Tính đường đi của một vật rơi tự do trong giây thứ 4 kể từ lúc thả. Lấy g=10m/s2g=10m/s2 A. 35 m. B. 45 m. C. 50 m. D. Không đủ dữ kiện để tính. Đáp án đúng là: A Quãng đường vật rơi tự do trong giây thứ 4 bằng quãng đường rơi trong 4s trừ đi quãng đường rơi trong 3 s. ⇒h=h4−h3=12g(42−32)=35m⇒h=h4−h3=12g42−32=35 m . Câu 9. Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy g=10m/s2g=10m/s2 A. 2 s. B. 0,1 s. C. 1 s. D. 3 s. Đáp án đúng là: C Độ cao: h=12.g.t2=12.10.102=500mh=12.g.t2=12.10.102=500 m . Thời gian vật rơi trong 405 m đầu: t1=√2h1g=√2.40510=9st1=2h1g=2.40510=9 s Thời gian rơi trong 95 m cuối cùng: t2=t−t1=10−9=1t2=t−t1=10−9=1 (s) Với là thời gian rơi trong 405 m đầu tiên, là thời gian rơi trong 95 m cuối cùng. Câu 10. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 5 m xuống đất. Tính độ lớn của vận tốc khi vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. A. 5 m/s. B. 25 m/s. C. 10 m/s. D. 100 m/s Đáp án đúng là: C Độ lớn vận tốc khi vật chạm đất: v=√2gh=√2.10.5=10m/s
292 5 2
10 câu Trắc nghiệm Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Câu 1: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véctơ gia tốc tức thời có đặc điểm: A. Hướng thay đổi, độ lớn không đổi. B. Hướng không đổi, độ lớn thay đổi. C. Hướng thay đổi, độ lớn thay đổi. D. Hướng không đổi, độ lớn không đổi. Đáp án đúng là: D. A - sai. B - sai. C - sai. D - đúng vì trong chuyển động thẳng biến đổi đều vận tốc thay đổi đều theo thời gian. Câu 2: Câu nào đúng? A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều. B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn. C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian. D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có hướng và độ lớn không đổi theo thời gian. Đáp án đúng là: D. A – sai vì mỗi trường hợp là khác nhau, về giá trị có thể lớn nhưng xét về mặt độ lớn thì chưa chắc đã đúng. B – sai vì gia tốc biểu thị cho độ thay đổi vận tốc. C – sai vì trong chuyển động thẳng biến đổi đều chỉ có vận tốc thay đổi, còn gia tốc không đổi. D- đúng vì trong chuyển động thẳng biến đổi đều vận tốc thay đổi đều theo thời gian. Câu 3: Công thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều A. v = v0+ at2v = v0+ at2 B. v = v0+ a.Δt.v = v0+ a.Δt. C. v = v0– atv = v0– at. D. v=−v0+atv=−v0+at. Đáp án đúng là: B. Công thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều: v = v0+ a.Δt.v = v0+ a.Δt. Câu 4: Công thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều nếu thời điểm ban đầu vật mới bắt đầu chuyển động. A. v = v0+ at2v = v0+ at2 . B. v=a.t.v=a.t. C. v = v0– atv = v0– at. D. v = - v0+ atv = - v0+ at. Đáp án đúng là: B. Vì Δt = t - 0 = tΔt = t - 0 = t và v0=0.v0=0. Suy ra v=a.t.v=a.t. Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức tính độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều? A. d = v0.t +12.a.t2d = v0.t +12.a.t2 . B. d =12.a.t2d =12.a.t2 . C. d = v0.t + 2.a.t2d = v0.t + 2.a.t2 . D. d = 2v0.t + a.t2d = 2v0.t + a.t2 . Đáp án đúng là: A. Công thức tính độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều: d = v0.t +12.a.t2d = v0.t +12.a.t2 Câu 6: Đồ thị nào sau đây là đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều? A. B. C. D. Đáp án đúng là: A. Đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều là hàm bậc nhất của thời gian nên đồ thị có dạng là đường thẳng xiên góc trong hệ tọa độ vOt. Câu 7: Chọn đáp án đúng. Công thức liên hệ giữa vận tốc tức thời, gia tốc và độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều? A. v2−v20=2.a.dv2-v02=2.a.d . B. v- v0= 2.a.dv- v0= 2.a.d . C. v20- v2= 2.a.dv02- v2= 2.a.d . D. v0- v = 2.a.dv0- v = 2.a.d . Đáp án đúng là: A. A - đúng vì: Rút t từ v = v0+ a.t.v = v0+ a.t. sau đó thay t vào công thức d = v0.t +12.a.t2d = v0.t +12.a.t2 Suy ra v2−v20=2.a.dv2-v02=2.a.d . Câu 8: Đồ thị bên dưới mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một vật đang chuyển động từ A đến B. Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là bao nhiêu? A. 2,5 m/s2. B. – 2,5 m/s2. C. 0 m/s2. D. 5 m/s2. Đáp án đúng là: B Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là: a=ΔvΔt=−20−028−20=−2,5m/s2a=ΔvΔt=−20−028−20=−2,5 m/s2 Câu 9: Một ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Trong 4 s đầu ô tô đi được đoạn đường 10 m và không đổi chiều chuyển động. Tính vận tốc của ô tô ở cuối giây thứ hai. A. 2,5 m/s. B. 3 m/s. C. 5 m/s. D. 4 m/s. Đáp án đúng là: A. Xe bắt đầu chuyển động từ trạng thái đứng yên nên v0 = 0. Độ dịch chuyển của xe: d = v0.t +12a.t2⇒a = 1,25m/s2d = v0.t +12a.t2⇒a = 1,25m/s2. Vận tốc của xe ở cuối giây thứ 2 là:v = v0+ a.t = 0 + 1,25.2 = 2,5(m/s).v = v0+ a.t = 0 + 1,25.2 = 2,5(m/s). Câu 10: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi đi được 1000 m đạt đến vận tốc 10 m/s. Tính vận tốc của tàu sau khi đi được 2000 m. A. 14,14 m/s. B. 15,5 m/s. C. 15 m/s. D. 10 m/s. Đáp án đúng là: A. Gia tốc của tàu là: a=v2−v202.d1=102−022.1000=0,05(m/s2).a=v2−v022.d1=102−022.1000=0,05(m/s2). Vận tốc của tàu sau khi đi được 2000 m là: v22−v20=2.a.d2⇒v2=√2.a.d2+v20=14,14(m/s).
511 6 5
10 câu Trắc nghiệm Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Câu 1: Chọn câu đúng: Gia tốc là đại lượng A. cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của sự thay đổi vận tốc. B. cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. C. cho biết độ nhanh hay chậm của chuyển động. D. cả đáp án B và C. Đáp án đúng là: A. A- đúng. B- sai. C- sai. Câu 2: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của gia tốc trong hệ SI? A. m/s. B. m/s2m/s2 . C. m.s2m.s2. D. m.s. Đáp án đúng là: B. Đơn vị của gia tốc là m/s2m/s2 . Câu 3: Vật chuyển động nhanh dần có đặc điểm nào sao đây? A. a.v = 0 B. a.v > 0 C. a.v < 0 D. a.v≠0a.v≠0 . Đáp án đúng là: B. Vật chuyển động nhanh dần thì vecto gia tốc và vecto vận tốc cùng chiều tức là a.v > 0. Câu 4: Chọn đáp án đúng biểu diễn biểu thức gia tốc? A. ⇀aΔ⇀vΔta⇀Δv⇀Δt . B. a=Δ⇀vΔta=Δv⇀Δt. C. ⇀a=ΔvΔta⇀=ΔvΔt . D. ⇀a=Δ⇀dΔta⇀=Δd⇀Δt . Đáp án đúng là: A. Biểu thức gia tốc là ⇀a=Δ⇀vΔta⇀=Δv⇀Δt . Câu 5: Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4 m/s. B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s. C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8 m/s. D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12 m/s. Đáp án đúng là: C. A - đúng vì 4−01=44−01=4 . B - đúng vì 6−21=46−21=4 . C - sai vì 8−22=38−22=3 . D - đúng vì 12−42=4.12−42=4. Câu 6: Chuyển động có đặc điểm nào sau đây là chuyển động chậm dần? A. ⇀aa⇀ cùng chiều với ⇀vv⇀ . B. ⇀aa⇀ ngược chiều với ⇀vv⇀ . C. Tích a.v >0 a.v >0 . D. Cả đáp án A và C. Đáp án đúng là: B. A, C, D – sai vì đây là đặc điểm của chuyển động nhanh dần. B – đúng. Câu 7: Một xe ô tô đang chuyển động đều, gặp chướng ngại vật xe hãm phanh, sau một khoảng thời gian thì xe dừng lại. Kể từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại, xe đang có trạng thái chuyển động như thế nào? A. ⇀aa⇀ cùng chiều với ⇀vv⇀ . B. chuyển động chậm dần. C. Tích a.v >0 a.v >0 . D. chuyển động nhanh dần. Đáp án đúng là: B. Xe hãm phanh đến khi dừng lại thì đây là chuyển động chậm dần vì vecto gia tốc và vecto vận tốc ngược chiều nhau. Câu 8: Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần, sau 1 phút đạt vận tốc 40 km/h. Gia tốc của đoàn tàu gần giá trị nào sau đây nhất? A. 0,185 m/s2m/s2 . B. 0,285 m/s2m/s2 . C. 0,288 m/s2m/s2. D. 0,188 m/s2m/s2 . Đáp án đúng là: A. Gia tốc của đoàn tàu: a=ΔvΔt=40.1033600−060=0,185a=ΔvΔt=40.1033600−060=0,185 (m/s2m/s2 ). Câu 9: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)? A. 30 s. B. 40 s. C. 50 s. D. 60 s. Đáp án đúng là: B. Gia tốc của tàu là a=Δv1Δt1=15−72.103360010=−0,5m/s2.a=Δv1Δt1=15−72.103360010=−0,5m/s2. Thời gian để tàu dừng hẳn là: Δt2=Δv2a=0−20−0,5=40(s).Δt2=Δv2a=0−20−0,5=40(s). Câu 10: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu. A. 0,5 m/s2m/s2 . B. 2 m/s2m/s2 . C. 1,5 m/s2m/s2 . D. 3 m/s2m/s2 . Đáp án đúng là: A. Gia tốc của đoàn tàu: a=ΔvΔt=36.1033600−020=0,5m/s2
502 4 7
10 câu Trắc nghiệm Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Câu 1: Trường hợp nào sau đây vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau? A. Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi. B. Vật chuyển động thẳng. C. Vật chuyển động theo một chiều. D. Luôn luôn bằng nhau về độ lớn. Đáp án đúng là A. A - đúng vì trong trường hợp này độ dịch chuyển và quãng đường đi được có độ lớn bằng nhau nên vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau. B – sai vì chuyển động thẳng, nếu vật đổi chiều thì vận tốc và tốc độ sẽ khác nhau. C – sai vì nếu không phải là chuyển động thẳng thì độ dịch chuyển và quãng đường khác nhau, dẫn đến tốc độ và vận tốc khác nhau. D – sai. Câu 2: Hãy chỉ ra câu không đúng: A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng. B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau. C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động. D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều. Đáp án đúng là D. D - sai vì chuyển động của một pit-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng nhưng không đều. Câu 3: Khi vật chuyển động thẳng với vận tốc không đổi (v > 0). Hình nào sao đây biểu diễn đồ thị độ dịch chuyển thời gian của vật? A. B. C. D. Đáp án đúng là A. A - đúng vì trường hợp này phương trình độ dịch chuyển thời gian d = v.t có dạng hàm số y = a.x với a > 0. Câu 4: Khi vật đang chuyển động thẳng, theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó đồ thị độ dịch chuyển – thời gian có dạng nào sau đây? A. B. C. D. Câu 5: Chọn câu SAI. Một người đi bộ trên một con đường thẳng. Cứ đi được 10 m thì người đó lại nhìn đồng hồ và đo khoảng thời gian đã đi. Kết quả đo được ghi trong bảng sau: Lần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Dd (m) 10 10 10 10 10 10 10 10 10 Dt(s) 8 8 10 10 12 12 12 14 14 A. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 1 là 1,25 m/s. B. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 3 là 1,00 m/s. C. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 5 là 0,83 m/s. D. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 0,91 m/s. Đáp án đúng là D. Sử dụng công thức tính vận tốc trung bình: v =dtv =dt A - đúng. B - đúng. C - đúng. D - sai vì vận tốc trung bình trên cả quãng đường là v =dtv =dt , đầu bài chưa nói rõ người này có đổi chiều chuyển động ở điểm nào hay không nên ta chưa biết rõ d bằng bao nhiêu. Câu 6: Chuyển động của một xe máy được mô tả bởi đồ thị A. Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 20 s đầu tiên. A. 1 m/s và 1 m/s. B. 1 m/s và 2 m/s. C. 2 m/s và 1 m/s. D. -1 m/s và 2 m/s. Đáp án đúng là A. Trong 20 giây đầu, vật chuyển động thẳng không đổi chiều nên vận tốc và tốc độ có độ lớn bằng nhau: v=2020=1(m/s)v=2020=1(m/s) . Câu 7: Chọn câu đúng: A. Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động. B. Vận tốc có giá trị bằng hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn trong đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng. C. Hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng được tính bằng công thức ΔdΔtΔdΔt . D. Cả A, B, C đều đúng. Đáp án đúng là D. A- đúng. B- đúng. C- đúng. Câu 8: Cho hai vật chuyển động thẳng có đồ thị độ dịch chuyển – thời gian như hình dưới, vật 1 biểu diễn bằng đường màu xanh, vật 2 biểu diễn bằng đường màu đỏ. Kết luận nào sau đây đúng? A. A. Hai vật đều là vật chuyển động thẳng đều. B. Hai vật có cùng vận tốc. C. Hai vật có cùng độ dịch chuyển. D. Vật 1 đứng yên, vật 2 chuyển động thẳng. Đáp án đúng là A. D – đúng vì nhìn vào đồ thị thấy độ dịch chuyển của vật 1 không thay đổi nên vật 1 đứng yên, vật 2 có đồ thị là đường thẳng hướng lên chứng tỏ vật 2 chuyển động thẳng với tốc độ không đổi. Câu 9: Một chuyển động thẳng đều có đồ thị độ dịch chuyển – thời gian như hình vẽ. Tìm kết luận sai mà một học sinh đã suy ra từ đồ thị. A. A. Vật chuyển động ngược chiều dương. B. Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động. C. Ở thời điểm t1t1 thì vật dừng lại. D. Vật đi được quãng đường có chiều dài x0x0 tính từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t1. Đáp án đúng là D. A – đúng vì đồ thị biểu diễn có độ dốc âm B – đúng C - đúng D - sai vì đồ thị cho biết độ dịch chuyển của chuyển động trong khoảng thời gian từ t0t0 đến t1t1 . Câu 10: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một người đang bơi trong một bể bơi dài 50 m. Trong 20 giây cuối cùng, vận tốc của người đó là bao nhiêu? A. A. 2 m/s. B. – 2 m/s. C. – 1 m/s. D. 1 m/s. Đáp án đúng là: C Trong 20 giây cuối cùng (từ giây 40 đến giây 60), độ dịch chuyển của người đó là: d = 25 – 45 = – 20 m. Vận tốc bơi của người đó là: v=dt=−2020=−1m/s
680 13 9
10 câu Trắc nghiệm Bài 5: Tốc độ và vận tốc (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Nguyễn Trang 10 câu Trắc nghiệm Bài 5: Tốc độ và vận tốc (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10 Câu 1: Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động. Đại lượng này gọi là A. Tốc độ trung bình. B. Tốc độ tức thời. C. Vận tốc trung bình. D. Vận tốc tức thời. Đáp án đúng là: A. Câu 2: Công thức nào sau đây là công thức tính tốc độ trung bình? A. v=stv=st . B. v=ΔsΔtv=ΔsΔt . C. →v=→dtv→ =d→t . D. Cả đáp án A và B. Đáp án đúng là: D. A - đúng. B - đúng. C – sai vì đây là công thức vận tốc trung bình Câu 3: Tốc độ tức thời cho biết A. Mức độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định. B. Tốc độ tại một thời điểm xác định. C. Độ nhanh, chậm của một chuyển động theo một hướng xác định. D. Cả A và B. Đáp án đúng là: D. A - đúng. B - đúng. C - sai vì đây là vận tốc tức thời Câu 4: Vận tốc trung bình là đại lượng được đo bởi: A. Thương số của quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng đường. B. Thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển. C. Tích của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển. D. Tích của quãng đường đi được và thời gian dịch chuyển. Đáp án đúng là: B. A – sai vì đây là công thức tốc độ trung bình. B - đúng vì →v=→dtv→ =d→t . C - sai. D - sai. Câu 5: Hai xe ô tô chạy cùng chiều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 100 km/h và 80 km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ 2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe. A. 20 km/h. B. 180 km/h. C. - 20 km/h. D. - 180 km/h. Đáp án đúng là: A. Gọi v1,3v1,3 : là vận tốc của xe thứ nhất so với đường. v1,2v1,2: là vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ hai. : là vận tốc của xe thứ hai so với đường. →v1,3=→v1,2+→v2,3⇒−−→v1,2=−−→v1,3−−−→v2,3v→1,3=v→1,2+v→2,3⇒v1,2→=v1,3→−v2,3→ Mà →v1,3↑⏐⏐↑⏐⏐→v2,3v→1,3↑↑v→2,3 và cùng chiều dương đã chọn, suy ra: v1,2=v1,3−v2,3=100−80=20v1,2=v1,3−v2,3=100−80=20 (km/h). Câu 6: Hai xe ô tô chạy ngược chiều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc của xe thứ nhất là 100 km/h và xe thứ hai là 80 km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ 2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe thứ nhất. A. 20 km/h. B. 180 km/h. C. -20 km/h. D. -180 km/h. Đáp án đúng là: B. Gọi v1,3v1,3 : là vận tốc của xe thứ nhất so với đường. v1,2v1,2 : là vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ hai. v2,3v2,3 : là vận tốc của xe thứ hai so với đường. →v1,3=→v1,2+→v2,3⇒−−→v1,2=−−→v1,3−−−→v2,3v→1,3=v→1,2+v→2,3⇒v1,2→=v1,3→−v2,3→ Do hai xe chạy ngược chiều nên →v1,3↑⏐⏐⏐⏐↓→v2,3v→1,3↑↓v→2,3 : v1,2=100−(−80)=180v1,2=100−−80=180 (km/h). Câu 7: Hai bên sông AB cách nhau 70 km, một ca nô khi xuôi dòng AB sớm hơn 48 phút so với ca nô khi ngược dòng AB. Vận tốc của ca nô trong nước yên lặng là 30 km/h. Tính vận tốc của dòng nước . A. 5 km/h. B. 10 km/h. C. 12 km/h. D. 100 km/h. Đáp án đúng là: A. Đổi 48 phút = 0,8 giờ. Gọi v1,3v1,3 : là vận tốc của ca nô so với bờ. v1,2v1,2 : là vận tốc của ca nô so với mặt nước. v2,3v2,3 : là vận tốc của nước chảy đối với bờ. Công thức cộng vận tốc: →v1,3=→v1,2+→v2,3v→1,3=v→1,2+v→2,3 Khi xuôi dòng: v1,3=v1,2+v2,3v1,3=v1,2+v2,3 Khi ngược dòng: v1,3=v1,2−v2,3v1,3=v1,2−v2,3 Ta có: tn−tx=0,8⇒ABv1,2−v2,3−ABv1,2+v2,3=0,8tn−tx=0,8⇒ABv1,2−v2,3−ABv1,2+v2,3=0,8 ⇔7030−v2,3−7030+v2,3=0,8⇔7030−v2,3−7030+v2,3=0,8. ⇔v2,3=5(km/h)⇔v2,3=5(km/h) Câu 8: Một ca nô xuôi dòng từ A đến B rồi ngược dòng quay về A. Cho biết vận tốc của ca nô so với nước là 15 km/h, vận tốc của nước so với bờ là 3 km/h. Biết AB = 18 km. Tính thời gian chuyển động của ca nô. A. 2 giờ. B. 2,5 giờ. C. 3 giờ. D. 4 giờ. Đáp án đúng là: B. Công thức cộng vận tốc: →v1,3=→v1,2+→v2,3v→1,3=v→1,2+v→2,3 Khi xuôi dòng: v1,3x=v1,2+v2,3v1,3x=v1,2+v2,3 Khi ngược dòng: v1,3n=v1,2−v2,3v1,3n=v1,2−v2,3 Thay số: Thời gian xuôi dòng: tx=sv1,3x=1815+3=1tx=sv1,3x= 1815+3=1 ( giờ). Thời gian ngược dòng: tn=sv1,3n=1815−3=1,5tn=sv1,3n= 1815−3=1,5 ( giờ ). t=tx+tn=2,5t=tx+ tn=2,5 giờ. Câu 9: Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây - Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính độ lớn vận tốc của thuyền so với dòng sông. A. 5 m/s. B. 7 m/s. C. 1 m/s. D. 2 m/s. Đáp án đúng là: A. Gọi v1,3v1,3 : là vận tốc của ca nô so với bờ. v1,2v1,2 : là vận tốc của ca nô so với mặt nước. v2,3v2,3 : là vận tốc của nước chảy đối với bờ. Ta có: →v1,3=→v1,2+→v2,3v→1,3=v→1,2+v→2,3 Mà →v1,2⊥→v2,3v→1,2⊥v→2,3 nên v1,3=√v21,2+v22,3=√42+32=5v1,3=v1,22+v2,32=42+32=5 (m/s). Câu 10: Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây- Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính quãng đường mà thuyền đã chuyển động được khi sang bên kia sông. A. 125 m. B. 100 m . C. 50 m. D. 150 m. Đáp án đúng là: A.
440 7 6