Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 8b: Phần mềm chỉnh sửa ảnh

148

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 8b: Phần mềm chỉnh sửa ảnh. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 8b: Phần mềm chỉnh sửa ảnh

Bài giảng Bài 8b: Phần mềm chỉnh sửa ảnh 

A. Lý thuyết Phần mềm chỉnh sửa ảnh

1. Phần mềm chỉnh sừa ảnh

- Chỉnh sửa hình ảnh để truyền tải thông điệp tích cực đến người xem.

- Phần mềm chình sửa ảnh giúp tạo hoặc thay đổi hình ảnh theo ý muốn.

- Chức năng chính của phần mềm chỉnh sửa ảnh: tạo mới, chỉnh sửa, chuyển đổi định dạng và độ phân giải.

- Phần mềm chỉnh sửa ảnh có thể cài đặt trên máy tính hoặc chạy trực tuyến trên Internet.

2. Đối tượng và lớp trong ảnh

- Mỗi ảnh có nội dung riêng, thể hiện qua cảnh nền và các thành phần trong ảnh.

- Phần mềm chỉnh sửa ảnh cho phép thao tác với từng thành phần trong ảnh như các đối tượng.

- Các công cụ chọn đối tượng trong phần mềm giúp chọn và tác động lên các thành phần ảnh cụ thể.

- Xếp chồng 3 tấm nhựa ở Hình 8b.4 sẽ tạo ra Hình 8b.5, một minh hoạ trực quan về các lớp trong ảnh.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 8b (Kết nối tri thức): Phần mềm chỉnh sửa ảnh (ảnh 1)

- Kĩ thuật phân lớp được sử dụng trong xử lí ảnh để hỗ trợ chỉnh sửa. Mỗi bức ảnh được tạo nên từ nhiều lớp ảnh khác nhau.

- Lớp nền là lớp ảnh dưới cùng, các lớp tiếp theo chứa các đối tượng với nền trong suốt.

- Các đối tượng ở lớp trên sẽ che phủ đối tượng ở lớp dưới.

- Các thao tác chỉ có tác dụng trên lớp ảnh đang được chọn.

- Kĩ thuật làm việc với lớp là đặc trưng của các phần mềm xử lí ảnh, cho phép thay đổi và phối trộn các đối tượng để tạo ra bức ảnh theo ý muốn.

3. Đọc thông tin ảnh

- Màn hình máy tính: lưới các điểm ảnh (pixel), mỗi pixel có toạ độ X, Y và màu sắc.

- Ảnh sắc nét hơn với nhiều pixel. Kích thước tính theo inch hoặc pixel, biểu diễn bằng tích số chiều rộng và chiều cao.

- Ví dụ: Hình ảnh có chiều rộng 1280 pixel và chiều cao 960 pixel có độ phân giải 1280 X 960 pixel.

- Những định dạng ảnh khác nhau có những yêu cầu khác nhau trong lưu trữ hình ảnh, ví dụ:

+ Định dạng jpg ưu tiên hiệu quả nén ảnh nhưng khó khôi phục nguyên gốc. 

+ Định dạng jpg không hỗ trợ ảnh không nền (nền trong suốt).

+ Định dạng jpg thường được dùng trong nhiếp ảnh.

+ Định dạng png có hiệu quả nén ảnh thấp, không làm mất dữ liệu gốc; phù hợp với ảnh sử dụng trên web, logo, nền trong suốt, đang chinh sửa, hình ảnh phức tạp.

B. Bài tập Phần mềm chỉnh sửa ảnh

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 9b: Thay đổi khung hình, kích thước ảnh

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 10b: Thêm văn bản, tạo hiệu ứng cho ảnh

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 12: Từ thuật toán đến chương trình

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 13: Biểu diễn dữ liệu

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 14: Cấu trúc điều khiển

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá