SBT Ngữ văn 11 Bài tập viết và nói - nghe trang 9, 10, 11, 12 (Cánh diều)

141

Với giải Bài tập viết và nói - nghe trang 9, 10, 11, 12 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Truyện ngắn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Bài tập viết và nói - nghe trang 9, 10, 11, 12 (Cánh diều)

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện là gì?

Trả lời:

Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện là bài viết trình bày ý kiến phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung, hình thức của truyện bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể.

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định các bước chuẩn bị cho bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện dưới đây là đúng hay sai?

Các bước chuẩn bị

Đúng

Sai

1. Đọc kĩ đề bài, suy nghĩ về các vấn đề đặt ra trong đó.

 

 

2. Đọc kĩ văn bản truyện được nêu lên trong đề bài; tìm và ghi lại những chi tiết đặc sắc về hình thức và nội dung của truyện.

 

 

3. Đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm được nêu lên trong đề bài; ghi lại những ý kiến quan trọng, có thể dùng để trích dẫn hoặc mở rộng bàn luận.

 

 

4. Đọc các truyện hoặc tìm xem các bộ phim, vở kịch nổi tiếng; ghi lại các liên tưởng, cảm nhận của bản thân.

 

 

5. Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi.

 

 

6. Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở bài – thân bài – kết bài.

 

 

7. Đọc lại bài văn đã viết; phát hiện, sửa lỗi về ý và về trình bày, chính tả, dùng từ, diễn đạt.

 

 

Trả lời:

Các bước chuẩn bị

Đúng

Sai

1. Đọc kĩ đề bài, suy nghĩ về các vấn đề đặt ra trong đó.

x

 

2. Đọc kĩ văn bản truyện được nêu lên trong đề bài; tìm và ghi lại những chi tiết đặc sắc về hình thức và nội dung của truyện.

x

 

3. Đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm được nêu lên trong đề bài; ghi lại những ý kiến quan trọng, có thể dùng để trích dẫn hoặc mở rộng bàn luận.

x

 

4. Đọc các truyện hoặc tìm xem các bộ phim, vở kịch nổi tiếng; ghi lại các liên tưởng, cảm nhận của bản thân.

 

x

5. Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi.

 

x

6. Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở bài – thân bài – kết bài.

 

x

7. Đọc lại bài văn đã viết; phát hiện, sửa lỗi về ý và về trình bày, chính tả, dùng từ, diễn đạt.

 

x

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chọn từ thích hợp (điểm nhìn, hình thức, nhan đề, nhân vật, nội dung. ý nghĩa) với mỗi chỗ trống sau đây:

Mỗi yếu tố (1)...... trong một tác phẩm truyện có tác dụng nghệ thuật riêng. Ví dụ, (2)..... có tác dụng gây tò mò, thu hút người đọc đến với một tác phẩm truyện, gợi cho người đọc khả năng phỏng đoán, suy luận về (3)...... truyện, giúp họ khắc sâu ấn tượng và ý nghĩa của một truyện sau khi đọc xong. Người kể chuyện và (4) ....... có tác dụng dẫn dắt câu chuyện đi đến kết thúc; đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tính cách, số phận của (5)......, chủ đề và (6)..... của một tác phẩm truyện.

Trả lời:

(1) hình thức

(2) nhan đề

(3) nội dung

(4) điểm nhìn

(5) nhân vật

(6) ý nghĩa

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn trích dưới đây nhấn mạnh các yếu tố hình thức nào của truyện Tầng hai?

“Phan vẫn có thói quen nằm yên lặng trong bóng đêm, lắng nghe những âm thanh từ tầng hai vọng xuống, tưởng tượng ra những gương mặt. Những lúc ấy, cô lại chợt nhớ nhà đến cồn cào... Nhưng có thể bởi đã lâu, cô không thường mường tượng lại gương mặt của những người thân yêu nên những nét buồn vui trên từng gương mặt ấy đã phần nào phai nhạt trong tâm trí cô. Và cô thì cứ mải mốt kiếm tìm những điều tận đẩu tận đâu...”.

Đây là một đoạn trích trong truyện ngắn mang tên Tầng hai của nhà văn Phong Điệp. Nó phần nào hé lộ một bút pháp, một giọng điệu trẻ trung, hiện đại, phóng khoáng nhưng không kém phần ưu tư, giàu chất ngẫm ngợi...

Tầng hai – cái tiêu đề thật tiết giảm nhưng đầy sức khơi gợi những tầng cảm xúc, suy tư về những vi diệu đang diễn ra xung quanh, thường ngày tưởng như quá đỗi bình thường, thậm chí có vẻ tẻ nhạt, nơi cuộc sống đô thị chật chội...

“Tất cả chỉ có chừng ây. Vậy mà nó có thể tạo nên những âm thanh mới sống động làm sao. Phan thực sự ngạc nhiên. Hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm”... Vâng, có lẽ không chỉ với Phan – nhân vật trong truyện ngăn này, mà mỗi chúng ta, cũng thấy bóng mình phần nào trong đó khi soi vào tác phẩm dễ thương này.

Là một nhà văn trẻ, bút lực dồi dào, tính đến nay, Phong Điệp đã xuất bản 20 đầu sách gồm 10 tập truyện ngắn, 4 tiểu thuyết, 3 tập truyện dài cho thiếu nhi, 2 tập đối thoại văn chương và 1 tập tản văn. Nhiều tác phẩm của chị đã được dịch và xuất bản ở nước ngoài.

Truyện của Phong Điệp được nhiều giới bạn đọc quan tâm, đón nhận, đặc biệt những tác phẩm như: Bloger, Ga kí ức, Biên bản bão,.... Với chị: “Viết để sống, để yêu và trân trọng cuộc đời này”. Hành trình sáng tạo của chị suốt chặng đường qua đã thấm đẫm tâm niệm đó...

(Theo thoibaonganhang.vn)

Trả lời:

Đoạn trích đã nhấn mạnh yếu tố nhan đề và giọng điệu của truyện Tầng hai.

Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề văn Vẻ đẹp của hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kổ” (Trái tim Đan-kô – M. Gorki) theo sơ đồ sau:

Mở bài

 

Đoạn 1

 

Đoạn 2

Mẫu: Trái tim cháy của Đan-kô tượng trưng cho sức mạnh lớn lao và sự sáng suốt phi thường của người anh hùng:

- Trái tim cháy sáng xua tan bóng tối, rọi sáng con đường đoàn người đang đi.

- Trái tim cháy sáng soi tỏ những tăm tối, u mê trong tâm hồn đoàn người, thúc giục đoàn người hướng tới không gian tự do và hạnh phúc.

Đoạn 3

 

Kết bài

 

Trả lời:

Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Giới thiệu ngắn gọn về M. Go-rơ-ki và văn bản Trái tim Đan-kô (trích truyện ngắn Bà lão I-déc-ghin).

- Nêu vấn đề: Hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô” là một biểu tượng vô cùng cao cả về một con người nhân hậu, mạnh mẽ, dũng cảm, dám tận hiến vì cuộc sống tự do và hạnh phúc của cộng đồng.

Đoạn 1

Trái tim nhân hậu, yêu thương luôn có sức mạnh toả sáng:

+ Nhịp đập của trái tim là biểu hiện của sự sống. Trái tim tượng trưng cho phần tình cảm của con người.

+ Trái tim của Đan-kô là trái tim nhân hậu, yêu thương con người vô bờ bến, có khả năng bao dung, tha thứ cho sự yếu đuối và hèn nhát của đoàn người khi họ đối mặt với những khó khăn, thử thách.

Đoạn 2

Trái tim cháy của Đan-kô tượng trưng cho sức mạnh lớn lao và sự sáng suốt phi thường của người anh hùng:

- Trái tim cháy sáng xua tan bóng tối, rọi sáng con đường đoàn người đang đi.

- Trái tim cháy sáng soi tỏ những tăm tối, u mê trong tâm hồn đoàn người, thúc giục đoàn người hướng tới không gian tự do và hạnh phúc.

Đoạn 3

Trái tim Đan-kô gây ấn tượng mạnh mẽ, khiến người đọc nhớ mãi về người anh hùng xả thân vì cộng đồng:

+ Hình ảnh người anh hùng giơ cao trái tim cháy sáng trên đầu thật mạnh mẽ lớn lao.

+ Hình ảnh gợi liên tưởng đến ánh lửa hay vầng hào quang toả ra từ những vị thần thánh như Prô-mê-tê (Prometheus), Mô-sê (Moses) - những anh hùng dám hi sinh thân minh vì cộng đồng, vì nhân loại.

Kết bài

- Đánh giá khái quát vẻ đẹp chói sáng, bất tử của hình ảnh “trái tim cháy hàng vĩ” của Đan-kô.

- Khẳng định tài năng và phong cách lãng mạn độc đáo của Go-rơ-ki.

Câu 6 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Khải và truyện ngắn Một người Hà Nội.

Thân bài:

- Tóm tắt truyện, nhận xét về kết cấu cốt truyện.

- Xác định nhân vật trung tâm của truyện (cô Hiền), phân tích phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền.

- Xác định người kể chuyện, phân tích cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện.

- Nêu và phân tích giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh của truyện.

- Phân tích một số yếu tố nghệ thuật cơ bản của truyện (nghệ thuật đối sánh tương phản trong xây dựng nhân vật, cách quan sát đa chiều; dựng đối thoại sống động, sắc sảo; ngôn ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu tượng; những suy tư sâu sắc song hành, hoà hợp cùng các sự kiện,...).

Kết bài:

- Khẳng định giá trị của truyện.

- Nêu ý nghĩa của truyện, trách nhiệm của bản thân.

Câu 7 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề văn: Vẻ đẹp của quê hương trong truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại” của Trang Thế Hy.

Trả lời:

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nhà văn Trang Thế Hy.

- Nêu vấn đề: Vẻ đẹp của quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại.

Thân bài:

- Con người miền quê ngoại như cô Thơm, người dượng rể,... là những người dân hiền lành, lương thiện, chịu nhiều cay đắng, đau khổ mà vẫn rất bao dung, nghĩa tình. Thiên nhiên miền quê ngoại đẹp đẽ, tươi tắn, sinh động, thanh bình, yên ả, đầy sức sống: “Biển cỏ bao la xanh rờn rợn trải rộng đến chân trời”, “Dòng kinh thẳng băng giống như một tấm lụa dài vô tận màu xanh gợn gợn theo nhịp chèo của cô thôn nữ uốn éo tấm thân tơ trên chiếc xuồng con lắc lẻo trôi xuôi”, “Nắng chiều phủ lên cảnh vật một lớp men vàng lấp lánh”, “Trên đọt dải lau thưa, và con chim non ríu rít gọi đàn.”.

- Trước cái đẹp của con người và thiên nhiên miền quê ngoại, nhân vật “tôi” đã nhận rõ âm mưu và tội ác của giặc; sám hối, nhận tội, tạ tội trước người dượng rể, trước mộ cô Thơm; tự hứa sẽ sống xứng đáng với vẻ đẹp của quê hương.

Kết bài:

- Đánh giá khái quát vẻ đẹp của quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền

quê ngoại.

- Khẳng định tình yêu quê hương là tình cảm cao quý, chính đáng.

Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tìm ý cho đề văn sau:

Trong Trái tim Đan-kô, Go-rơ-ki viết: “Đan-kô là một người trong bọn họ. một chàng trai trẻ đẹp. Những người đẹp bao giờ cũng can đảm.”. Còn nhà văn Nguyễn Khải trong truyện Một người Hà Nội thì viết: “Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi.”.

Từ các nhân vật Đan-kô (Trái tim Đan-kô), cô Hiền (Một người Hà Nội), em hãy phân tích, làm rõ những triết lí trên.

Trả lời:

- Các ý phân tích đề văn trên:

+ Vẻ đẹp con người và nhân cách của Đan-kô: Go-rơ-ki cho rằng những người đẹp luôn can đảm. Có thể hiểu rằng ngoại hình đẹp không chỉ là vẻ bề ngoài hoàn hảo, mà còn phản ánh tính cách mạnh mẽ, sự quyết tâm và sự tự tin trong cuộc sống.

+ Mỗi thế hệ có thời vàng son trong truyện Một người Hà Nội: Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng mỗi thế hệ trong lịch sử đều có thời kỳ đẹp đẽ của riêng mình. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng thành phố Hà Nội luôn giữ được vẻ đẹp của mình qua mọi thời đại. Điều này có thể thể hiện lòng tự hào về lịch sử và văn hóa của Hà Nội, cũng như khẳng định sức sống và sự phát triển liên tục của thành phố này.

+ Độc đáo và sắc nét của vẻ đẹp trong cả hai tác phẩm: Cả Go-rơ-ki và nhà văn Nguyễn Khải đều nhấn mạnh vẻ đẹp riêng biệt của các nhân vật hoặc địa điểm trong tác phẩm của họ. Điều này cho thấy rằng vẻ đẹp không chỉ là vẻ ngoài mà còn phản ánh cái gì đó đặc biệt, độc đáo và sắc nét nằm bên trong con người, sự vật.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

I. Bài tập đọc hiểu

II. Bài tập tiếng Việt trang 7, 8, 9

Đánh giá

0

0 đánh giá