SBT Ngữ văn 11 Bài tập tiếng Việt trang 7, 8, 9 (Cánh diều)

190

Với giải Bài tập tiếng Việt trang 7, 8, 9 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Truyện ngắn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Bài tập tiếng Việt trang 7, 8, 9 (Cánh diều)

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy ngôn ngữ thông thường về từ?

a)

Làm người phải đắn phải đo

Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.

(Ca dao)

b)

Biết bao bướm lả ong lơi

Trận vui đầy tháng, trận cười suốt đêm.

(Nguyễn Du)

c)

Biết ai ra ngẩn vào ngơ canh chầy.

(Tản Đà)

d)

Trăng thề còn đó trơ trơ

Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng.

(Nguyễn Du)

Trả lời:

a) Tách rời các tiếng trong từ phức: đắn đo (phải đắn phải đo).

b) Tách rời các tiếng trong từ phức: lả lơi (bướm lả ong lơi).

c) Tách rời các tiếng trong từ phức: ngẩn ngơ / ngơ ngẩn (ra ngẩn vào ngơ).

d) Sử dụng thành ngữ biến thể không theo quy luật thông thường: xa mặt cách lòng (“Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng”).

Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong những câu sau:

a)

Tình thư một bức phong còn kín,

Gió nơi đâu gượng mở xem.

(Nguyễn Trãi)

b)

Lom khom dưới núi tiều vài chủ.

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

c) Đã hết thời, thứ nghệ thuật khéo léo phấn son mà bên trong mục ruỗng nghèo nàn. (Nguyễn Đình Thi)

d) Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới. (Thạch Lam)

Trả lời:

a) Hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong câu: tình thư một bức (Trật tự thông thường: một bức thư tình).

b) Hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong câu: tiều vài chú; chợ mấy nhà (Trật tự thông thường: vài chú tiều; mấy nhà chợ).

c) Hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong câu đảo ngữ: Đã hết thời, thứ nghệ thuật khéo léo phấn son mà bên trong mục ruỗng nghèo nàn. (Trật tự thông thường: Thứ nghệ thuật khéo léo phấn son mà bên trong mục ruỗng nghèo nàn đã hết thời.).

d) Hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong câu đảo ngữ: sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới. (Trật tự thông thường: Những người gầy gò, rách rưới sống một đời khốn nạn.).

Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Bài tập 4, SGK) Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?

a) Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Nam Cao)

b) Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! (Nam Cao)

c) Kéo chăn về phía ây, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thể này. U, không đói thì thôi, Khuya rồi. Ngủ đi, mai còn đi làm sớm, con ạ. (Phong Điệp)

d) Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không?”. Ông chồng trả lời: “Không.” – “Ông có sắp chữ được không?”, – “Không”. (Nguyễn Khái)

Trả lời:

a) Câu đặc biệt: Trông gớm chết!

b) Câu rút gọn: Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao!

c) Câu đặc biệt: Khuya rồi.

d) Câu rút gọn: Không.

=> Việc sử dụng những câu đặc biệt, câu rút gọn trong các ngữ liệu trên có tác dụng miêu tả được rõ ràng hành động, thái độ, tình cảm của nhân vật đối với vấn đề hữu quan.

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét về những cách diễn đạt phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong các ngữ liệu sau:

a)

Say sưa nghĩ cũng hư đời

Hư thì hư vậy say thời cứ say

Đất say đất cũng lăn quay

Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười.

(Tản Đà)

b)

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

(Quang Dũng)

c) Cô Hiền bên ngoại, chị Đại bên nội là những người đàn bà có đầu óc rất thực tế. Mọi sự mọi việc đều được các bà ấy tính toán trước cả. Và luôn luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mộng mơ vớ vẩn. Đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ. Cô tuyên bố thẳng thừng với tôi: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ.”. (Nguyễn Khải)

Trả lời:

a) Kết hợp từ bất thường: Cách dùng từ say trong câu với nhiều lớp nghĩa khác nhau, vừa nghĩa gốc, vừa nghĩa phái sinh đã tạo nên cách nói / diễn đạt hấp dẫn, biểu cảm cao.

b) Thay đổi trật tự từ trong câu: Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Bằng cách này, tác giả đã tạo nên những câu thơ bất hủ với thời đại.

c) Rút gọn thành phần chính của câu và tách một bộ phận câu thành câu độc lập: Mọi sự mọi việc đều được các bà ấy tính toán trước cả. Và luôn luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mộng mơ vớ vẩn. Đã tỉnh là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

I. Bài tập đọc hiểu

Bài tập viết và nói - nghe trang 9, 10, 11, 12

Đánh giá

0

0 đánh giá